Lời Chúa Mỗi Ngày : Thứ Sáu, Tuần I TN, Năm lẻ

Thứ Sáu, Tuần I TN, Năm lẻ
Bài đọc: Heb 4:1-5, 11; Mk 2:1-12.
1/ Bài đọc I: (Heb 4:1-5)
1 Vậy chúng ta phải sợ rằng trong khi lời hứa được vào chốn yên nghỉ của Người vẫn còn đó, mà có ai trong anh em bị coi đã mất cơ hội.2 Quả thế, chúng ta đã được nghe loan báo Tin Mừng như những người kia. Nhưng lời họ đã nghe không sinh ích gì cho họ, bởi vì những kẻ đã nghe không lấy đức tin đáp lại lời giảng.3 Còn chúng ta là những người tin, chúng ta đang vào chốn yên nghỉ đó, như lời Thiên Chúa đã phán: Nên Ta mới thịnh nộ thề rằng: chúng sẽ không được vào chốn yên nghỉ của Ta. Công việc của Thiên Chúa đã hoàn thành từ tạo thiên lập địa,
4 như có chỗ Thiên Chúa phán về ngày thứ bảy rằng: Khi đã làm xong mọi công việc, thì ngày thứ bảy Thiên Chúa nghỉ.
5 Trong đoạn thánh vịnh nói trên, lại cũng có lời chép rằng: Chúng sẽ không được vào chốn yên nghỉ của Ta.
11 Vậy, chúng ta hãy cố gắng vào chốn yên nghỉ này, kẻo có ai cũng theo gương bất tuân đó mà sa ngã.
2/ Phúc Âm: (Mk 2:1-12)

1 Vài ngày sau, Đức Giê-su trở lại thành Ca-phác-na-um. Hay tin Người ở nhà,2 dân chúng tụ tập lại, đông đến nỗi trong nhà ngoài sân chứa không hết. Người giảng lời cho họ.3 Bấy giờ người ta đem đến cho Đức Giê-su một kẻ bại liệt, có bốn người khiêng.4 Nhưng vì dân chúng quá đông, nên họ không sao khiêng đến gần Người được. Họ mới dỡ mái nhà, ngay trên chỗ Người ngồi, làm thành một lỗ hổng, rồi thả người bại liệt nằm trên chõng xuống.5 Thấy họ có lòng tin như vậy, Đức Giê-su bảo người bại liệt: “Này con, con đã được tha tội rồi.”6 Nhưng có mấy kinh sư đang ngồi đó, họ nghĩ thầm trong bụng rằng:7 “Sao ông này lại dám nói như vậy? Ông ta nói phạm thượng! Ai có quyền tha tội, ngoài một mình Thiên Chúa? “8 Tâm trí Đức Giê-su thấu biết ngay họ đang thầm nghĩ như thế, Người mới bảo họ: “Sao trong bụng các ông lại nghĩ những điều ấy?9 Trong hai điều: một là bảo người bại liệt: “Con đã được tha tội rồi”, hai là bảo: “Đứng dậy, vác lấy chõng của con mà đi”, điều nào dễ hơn?10 Vậy, để các ông biết: ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội, -Đức Giê-su bảo người bại liệt,-11 Ta truyền cho con: Hãy đứng dậy, vác lấy chõng của con mà đi về nhà! “12 Người bại liệt đứng dậy, và lập tức vác chõng đi ra trước mặt mọi người, khiến ai nấy đều sửng sốt và tôn vinh Thiên Chúa. Họ bảo nhau: “Chúng ta chưa thấy vậy bao giờ! “
________________________________________

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Phải lắng nghe, hiểu thấu, và thực hành Lời Chúa.
Thiên Chúa đã dạy dỗ và hướng dẫn con người mọi sự, ngày xưa cũng như thời nay; nhưng rất ít người chịu lắng nghe, tìm hiểu, và mang ra thực hành. Vì thế, không lạ gì mà con người vẫn tiếp tục cuộc sống triền miên đau khổ trong tội lỗi của mình.
Các Bài Đọc hôm nay tập trung trong việc lắng nghe và đáp trả Lời Chúa. Trong Bài Đọc I, Tác-giả Thư Do-Thái nhấn mạnh đến việc: nếu con người không chịu tuân giữ Lời Chúa dạy, họ sẽ không được vào chốn yên nghỉ của Người. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu dùng uy quyền chữa lành để chứng minh Ngài có quyền tha tội; và như một hiệu quả, Ngài đến từ Thiên Chúa.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Hãy cố gắng vào chốn yên nghỉ của Thiên Chúa.
1.1/ Chốn yên nghỉ của Thiên Chúa: Tác giả Do-Thái dùng chữ “chốn yên nghỉ” để chỉ hai thực tại:
(1) Đất Hứa như thời dân Do-Thái lang thang suốt 40 năm trong sa mạc: Thiên Chúa hứa ban cho dân được vào Đất Hứa sau 40 năm lang thang trong sa mạc. Điều kiện để được vào Đất Hứa là phải lắng nghe và vâng phục Thiên Chúa để vượt qua những thử thách trong cuộc hành trình; nhưng không phải tất cả được vào Đất Hứa, rất nhiều người đã ngã gục dọc đường vì đã không tuân lệnh Thiên Chúa (x/c Num 13 và 14), đến nỗi Chúa đã phải thịnh nộ thề rằng: “Chúng sẽ không được vào chốn yên nghỉ của Ta.” Sau cùng, chỉ có một số trung thành và vâng lời được Joshua hướng dẫn vào Đất Hứa để ổn định cuộc sống trong vùng đất chảy “sữa và mật.” Theo tác-giả Thư Do-Thái, biến cố vào Đất Hứa đã qua rồi, nhưng lời Thiên Chúa nói: “Chúng sẽ không được vào chốn yên nghỉ của Ta” vẫn còn hiệu nghiệm. Đó là lý do tại sao ông đi tìm một biến cố khác mà lời của Chúa phán vẫn còn hiệu nghiệm.
(2) Thiên Chúa nghỉ ngơi ngày Sabbath sau khi đã tạo dựng vũ trụ trong 6 ngày: Tác giả trở về với biến cố tạo dựng của Thiên Chúa trong Sách Sáng Thế Ký để tìm ra “chỗ an nghỉ” của Thiên Chúa: “Công việc của Thiên Chúa đã hoàn thành từ tạo thiên lập địa, như có chỗ Thiên Chúa phán về ngày thứ bảy rằng: Khi đã làm xong mọi công việc, thì ngày thứ bảy Thiên Chúa nghỉ” (x/c Gen 1 và 2). Trong 6 ngày tạo dựng, trình thuật STK đều nói rõ “qua một buổi sáng và một buổi chiều;” nhưng trong ngày Sabbath Chúa nghỉ, không thấy nói tới “một buổi chiều.” Vì điều này, các Rabbi chú giải: ngày nghỉ của Thiên Chúa không có cùng tận. Chốn yên nghỉ không chỉ giới hạn trong Đất Hứa, nhưng được trải rộng ra tới chốn yên nghỉ của Thiên Chúa, mà tác giả Thánh Vịnh 95 gọi là “chốn yên nghỉ của Ta.”
Nếu hiểu theo nghĩa sau này, lời Thiên Chúa nói vẫn còn ứng nghịêm, như tác giả áp dụng vào trong việc nghe rao giảng Tin Mừng: “Vậy chúng ta phải sợ rằng trong khi lời hứa được vào chốn yên nghỉ của Người vẫn còn đó, mà có ai trong anh em bị coi đã mất cơ hội. Quả thế, chúng ta đã được nghe loan báo Tin Mừng như những người kia. Nhưng lời họ đã nghe không sinh ích gì cho họ, bởi vì những kẻ đã nghe không lấy đức tin đáp lại lời giảng. Còn chúng ta là những người tin, chúng ta đang vào chốn yên nghỉ đó, như lời Thiên Chúa đã phán: Nên Ta mới thịnh nộ thề rằng: chúng sẽ không được vào chốn yên nghỉ của Ta.”
1.2/ Điều kiện để được vào chốn yên nghỉ của Thiên Chúa: Phải lấy đức tin đáp lại lời giảng. Nghe giảng là để dẫn tới đức tin, chứ không phải chỉ nghe cho qua lần chiếu lệ. Có rất nhiều cách nghe giảng khác nhau: nghe như nước đổ đầu vịt, nghe như vịt nghe sấm, nghe tai này qua tai kia, nghe để bới lá tìm sâu, chuyên chú lắng nghe để học hỏi… Cách nghe giảng đúng đắn là chuyên chú lắng nghe để học hỏi, để hiểu thấu trọng tâm của lời giảng, và sau đó, đem ra thực hành trong cuộc sống để đạt được mục đích Thiên Chúa muốn. Nếu chỉ nghe cho qua lần chiếu lệ, làm sao con người có thể hiểu Lời Chúa; và nếu không hiểu, làm sao có thể thực hành. Vì thế, không vào được chốn yên nghỉ của Thiên Chúa là hậu quả ắt phải tới.
2/ Phúc Âm: Chúa Giêsu là Thiên Chúa vì Ngài làm được những việc Thiên Chúa làm.
2.1/ Chúa Giêsu có uy quyền chữa bệnh: Trình thuật kể: “Đang khi Người giảng dạy cho họ, người ta đem đến cho Đức Giêsu một kẻ bại liệt, có bốn người khiêng. Nhưng vì dân chúng quá đông, nên họ không sao khiêng đến gần Người được. Họ mới dỡ mái nhà, ngay trên chỗ Người ngồi, làm thành một lỗ hổng, rồi thả người bại liệt nằm trên chõng xuống.” Mái nhà của người Do-Thái không xuôi ra hai bên như mái nhà chúng ta, mà phẳng như hình chữ nhật để người ta có thể dùng làm sân thượng để hóng mát. Vì thế, việc dỡ mái nhà xuống cũng đơn giản và ít gây thiệt hại. Khi thấy cách biểu lộ niềm tin của họ, Chúa Giêsu bảo người bại liệt: “Này con, con đã được tha tội rồi.” Tội này có thể là tội dỡ mái nhà hay tội của người bại liệt.
2.2/ Chúa Giêsu có quyền tha tội:
(1) Tội lỗi và hình phạt: Theo truyền thống Do-Thái, hình phạt là hậu quả của tội lỗi: có thể của cá nhân hay của cha mẹ (Job 4:7, Jn 9:2). Các Rabbi có câu: “Không người bệnh nào được lành bệnh cho tới khi tất cả tội lỗi của anh được tha thứ.”
(2) Lý luận của Chúa Giêsu: Khi Ta tha hình phạt qua việc chữa lành, là Ta tha tội, nguyên nhân của hình phạt.
(3) Lý luận của các Kinh-sư: Trong đám đông, có nhiều các Kinh-sư đến không phải để nghe Thiên Chúa giảng, nhưng để bới lá tìm sâu để có thể kết án Chúa, và họ nghĩ họ đã tìm ra lý do để kết án Chúa phạm thượng: ” Sao ông này lại dám nói như vậy? Ông ta nói phạm thượng! Ai có quyền tha tội, ngoài một mình Thiên Chúa?”
(4) Chúa Giêsu dùng lý luận của các Kinh-sư và việc chữa lành để chứng minh cho họ biết Ngài là Thiên Chúa: “Tâm trí Đức Giêsu thấu biết ngay họ đang thầm nghĩ như thế, Người mới bảo họ: “Sao trong bụng các ông lại nghĩ những điều ấy? Trong hai điều: một là bảo người bại liệt: “Con đã được tha tội rồi,” hai là bảo: “Đứng dậy, vác lấy chõng của con mà đi,” điều nào dễ hơn?” Dĩ nhiên điều dễ làm hơn là bảo “Con đã được tha tội rồi;” vì không ai có thể kiểm chứng được, còn điều khó làm là bảo “Đứng dậy, vác lấy chõng của con mà đi;” phải là người có uy quyền mới làm được và mọi người đều kiểm chứng.
“Vậy, để các ông biết: ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội, Đức Giêsu bảo người bại liệt, Ta truyền cho con: Hãy đứng dậy, vác lấy chõng của con mà đi về nhà!” Người bại liệt đứng dậy, và lập tức vác chõng đi ra trước mặt mọi người, khiến ai nấy đều sửng sốt và tôn vinh Thiên Chúa. Họ bảo nhau: “Chúng ta chưa thấy vậy bao giờ!”
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Nghe giảng là để dẫn tới đức tin hay làm cho đức tin tăng trưởng hơn, chứ không phải nghe cho qua lần chiếu lệ. Cả người rao giảng lẫn các tín hữu, chúng ta phải tôn trọng lúc lắng nghe và chia sẻ Lời Chúa.
– Nếu chúng ta khinh thường hay không chịu chuẩn bị, chúng ta đã hoang phí thời giờ của người rao giảng cũng như người nghe; và nhất là không đạt được mục đích của cuộc đời: được sống với Thiên Chúa muôn đời.

LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP

Friday of the First Week in Ordinary Time
Viết bởi Lan Hương

Readings: Heb 4:1-5, 11; Mk 2:1-12.
1/ Reading I: NAB Hebrews 4:1 Therefore, let us be on our guard while the promise of entering into his rest remains, that none of you seem to have failed. 2 For in fact we have received the good news just as they did. But the word that they heard did not profit them, for they were not united in faith with those who listened. 3 For we who believed enter into (that) rest, just as he has said: “As I swore in my wrath, ‘They shall not enter into my rest,'” and yet his works were accomplished at the foundation of the world. 4 For he has spoken somewhere about the seventh day in this manner, “And God rested on the seventh day from all his works”; 5 and again, in the previously mentioned place, “They shall not enter into my rest.” 11 Therefore, let us strive to enter into that rest, so that no one may fall after the same example of disobedience.
2/ Gospel: NAB Mark 2:1 When Jesus returned to Capernaum after some days, it became known that he was at home. 2 Many gathered together so that there was no longer room for them, not even around the door, and he preached the word to them. 3 They came bringing to him a paralytic carried by four men. 4 Unable to get near Jesus because of the crowd, they opened up the roof above him. After they had broken through, they let down the mat on which the paralytic was lying. 5 When Jesus saw their faith, he said to the paralytic, “Child, your sins are forgiven.” 6 Now some of the scribes were sitting there asking themselves, 7 “Why does this man speak that way? He is blaspheming. Who but God alone can forgive sins?” 8 Jesus immediately knew in his mind what they were thinking to themselves, so he said, “Why are you thinking such things in your hearts? 9 Which is easier, to say to the paralytic, ‘Your sins are forgiven,’ or to say, ‘Rise, pick up your mat and walk’? 10 But that you may know that the Son of Man has authority to forgive sins on earth”– 11 he said to the paralytic, “I say to you, rise, pick up your mat, and go home.” 12 He rose, picked up his mat at once, and went away in the sight of everyone. They were all astounded and glorified God, saying, “We have never seen anything like this.”
________________________________________
Written by: Fr. Anthony Tien M. Dinh, OP.

I. THEME: We need to listen, to understand and to put God’s words in practice.
God constantly teaches and guides people in all things, both in time past and at present; but not many people will to listen, to understand and to practice them. Therefore, it isn’t a surprise when people continue to greatly suffer due to their sins.
Today readings concentrate on the listening and the responding to God’s words. In the first reading, the author of the Letter to the Hebrews emphasized on the fact that if people don’t obey God’s command, they shall not be able to enter into His rest. In the Gospel, Jesus used his power to heal to prove that he has the power to forgive sins; and as a result, he came from God.

II. ANALYSIS:
1/ Reading I: Try to enter into His rest.
1.1/ God’s rest: The author of the Letter to the Hebrews used the noun, “rest” to indicate two realities:
(1) The Promise Land: God promised the Israelites that He shall give them the Promise Land after their forty years journey in the desert. The condition to enter into this land is to listen and to obey God in order for them to overcome all obstacles during their journey. Not all of them can enter the Promise Land, many of them died on the road because they didn’t obey God (cf. Num 13 – 14), to the point God swore in His anger, “They shall not enter into my rest” (Psa 95:11). At the end of the journey, only a loyal and obedient remnant was guided by Joshua to enter into the Promise Land to settle in a land which is full of “milk and honey.” According to the author of Hebrews, the event of the Promise Land had passed; but the sentence, “They shall not enter into my rest” is still in effective. This is the reason why he tried to look for another event which this sentence is still applied.
(2) God rests on the Sabbath after His creation of the universe in six days: The author returned to God’s account of creation in the Book of Genesis to find out God’s “rest,” and he said, “For he has spoken somewhere about the seventh day in this manner, “And God rested on the seventh day from all his works”” (cf. Gen 1 – 2). Some Rabbis commented on this event as follows: In six days of creation, the author of Genesis concluded each day with these words, “Thus evening came, and morning followed;” but the seventh day which God rests, didn’t have these words. Because of this, God’s rest doesn’t have a limit. The rest isn’t only limited in the Promise Land but is extended to God’s rest which the author of Psalm 95 called, “My rest.”
If understanding this way, God’s word is still effective as the author applied it in the preaching of the Gospel: “Therefore, let us be on our guard while the promise of entering into his rest remains, that none of you seem to have failed. For in fact we have received the good news just as they did. But the word that they heard did not profit them, for they were not united in faith with those who listened. For we who believed enter into (that) rest, just as he has said: “As I swore in my wrath, ‘They shall not enter into my rest,'” and yet his works were accomplished at the foundation of the world.”
1.2/ The condition to enter into God’s rest: Listening to the preaching of the Gospel is to lead one to faith, not for anything else. There are many ways of people’s hearing: Some hear God’s words as water pour on a duck’s head; some as a duck listening to a thunder; some as passing from one ear to another; some to find faults of preachers and some to learn. The correct way of hearing God’s words is to carefully listen, to understand their meaning, and then to apply them in one’s life in order to achieve God’s will. If one only perfunctorily hears, how can he understand its meaning; and if one doesn’t understand it, how can he put it in practice? Therefore, he can’t enter into God’s rest.
2/ Gospel: Jesus is God because he did what only God can do.
2.1/ Jesus has power to heal: Mark reported the event as follows, “When Jesus returned to Capernaum after some days, it became known that he was at home. Many gathered together so that there was no longer room for them, not even around the door, and he preached the word to them. They came bringing to him a paralytic carried by four men. Unable to get near Jesus because of the crowd, they opened up the roof above him. After they had broken through, they let down the mat on which the paralytic was lying.” The roof of a Jewish house isn’t slanted in two sides as most of houses, but as a rectangular so people can use it as a place to catch some wind. Therefore, the taking out of the roof is also simple and less damage. When Jesus saw their way of expressing faith, he said to the paralytic, “Child, your sins are forgiven.”
2.2/ Jesus has authority to forgive sins:
(1) Sin and punishment: According to Jewish tradition, punishment is the result of sin, it can be from one’s parent or individual sin (Job 4:7, Jn 9:2). The Rabbi has the sentence: “No one can be healed until all of his sins are forgiven.”
(2) Jesus’ argument: When he forgives punishment through the healing, he forgives sin which is the cause of the punishment.
(3) The scribes’ argument: In the crowd, there are many scribes who came not to listen to Jesus’ teaching but to find faults so that they can condemn Jesus. They thought that they found a reason to condemn him as a blasphemer, saying: “Why does this man speak that way? He is blaspheming. Who but God alone can forgive sins?”
(4) Jesus used the scribes’ argument and the healing to show that he is God: “Jesus immediately knew in his mind what they were thinking to themselves, so he said, “Why are you thinking such things in your hearts? Which is easier, to say to the paralytic, ‘Your sins are forgiven,’ or to say, ‘Rise, pick up your mat and walk’?” Of course, the easier thing is to say, “Your sins are forgiven,” because no one can verify it. The more difficult thing is to say, “Rise, pick up your mat and walk,” because everyone can verify it.
“But that you may know that the Son of Man has authority to forgive sins on earth”– he said to the paralytic, “I say to you, rise, pick up your mat, and go home.” He rose, picked up his mat at once, and went away in the sight of everyone. They were all astounded and glorified God, saying, “We have never seen anything like this.”

III. APPLICATION IN LIFE:

– To listen to God’s words is to lead us to faith or to strengthen our faith, not to perfunctorily hear. Both the preacher and the faithful must respect God’s words.
– If we despise or don’t carefully prepare, we waste time of both the preacher and the listeners; especially we shall not achieve the goal of God’s will, the eternal life.