Lời Chúa Mỗi Ngày : Thứ Sáu Tuần 31 TN2

Thứ Sáu Tuần 31 TN2
Bài đọc: Phil 3:17-4:1; Lk 16:1-8.
1/ Bài đọc I: 17 Thưa anh em, xin hãy cùng nhau bắt chước tôi, và chăm chú nhìn vào những ai sống theo gương chúng tôi để lại cho anh em.
18 Vì, như tôi đã nói với anh em nhiều lần, và bây giờ tôi phải khóc mà nói lại, có nhiều người sống đối nghịch với thập giá Đức Ki-tô:
19 chung cục là họ sẽ phải hư vong. Chúa họ thờ là cái bụng, và cái họ lấy làm vinh quang lại là cái đáng hổ thẹn. Họ là những người chỉ nghĩ đến những sự thế gian.
20 Còn chúng ta, quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giê-su Ki-tô từ trời đến cứu chúng ta.
21 Người có quyền năng khắc phục muôn loài, và sẽ dùng quyền năng ấy mà biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người.
1 Bởi vậy, hỡi anh em thân mến lòng tôi hằng tưởng nhớ, anh em là niềm vui, là vinh dự của tôi. Anh em rất thân mến, anh em hãy kết hợp với Chúa mà sống vững vàng như vậy.
2/ Phúc Âm: 1 Đức Giê-su còn nói với các môn đệ rằng: “Một nhà phú hộ kia có một người quản gia. Người ta tố cáo với ông là anh này đã phung phí của cải nhà ông.
2 Ông mới gọi anh ta đến mà bảo: “Tôi nghe người ta nói gì về anh đó? Công việc quản lý của anh, anh tính sổ đi, vì từ nay anh không được làm quản gia nữa!
3 Người quản gia liền nghĩ bụng: “Mình sẽ làm gì đây? Vì ông chủ đã cất chức quản gia của mình rồi. Cuốc đất thì không nổi, ăn mày thì hổ ngươi.
4 Mình biết phải làm gì rồi, để sau khi mất chức quản gia, sẽ có người đón rước mình về nhà họ!
5 “Anh ta liền cho gọi từng con nợ của chủ đến, và hỏi người thứ nhất: “Bác nợ chủ tôi bao nhiêu vậy?
6 Người ấy đáp: “Một trăm thùng dầu ô-liu. Anh ta bảo: “Bác cầm lấy biên lai của bác đây, ngồi xuống mau, viết năm chục thôi.
7 Rồi anh ta hỏi người khác: “Còn bác, bác nợ bao nhiêu vậy? Người ấy đáp: “Một ngàn giạ lúa. Anh ta bảo: “Bác cầm lấy biên lai của bác đây, viết lại tám trăm thôi.
8 “Và ông chủ khen tên quản gia bất lương đó đã hành động khôn khéo. Quả thế, con cái đời này khôn khéo hơn con cái ánh sáng khi xử sự với người đồng loại.
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Giá trị của tiền bạc
Mục đích của Thiên Chúa khi cho con người sống trên trần gian không phải để đầu cơ tích trữ của cải, nhưng là để làm vinh danh Thiên Chúa, và để xứng đáng lãnh nhận cuộc sống vĩnh cửu mai sau. Tiền bạc là của Thiên Chúa ban cho con người xử dụng, nó chỉ là phương tiện sinh sống chứ không phải đích điểm. Con người cần biết xử dụng tiền của để mưu ích cho mình và tha nhân trong cuộc sống đời này để chuẩn bị cho cuộc sống đời sau. Trong Bài đọc I, Thánh Phaolô nhắc nhở cho các tín hữu Philipphê đừng quên mục đích cao trọng của cuộc đời để chỉ tôn thờ của cải vật chất. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu khen người quản lý bất lương vì ông biết dùng của cải vật chất để mua bạn bè; ông hy vọng họ sẽ giúp ích lại cho ông trong tương lai.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Thái độ sống các tín hữu cần có về cuộc đời.
1.1/ Đừng chỉ nghĩ đến những của cải thế gian: Nếu chết là hết, con người cứ việc làm hết cách để kiếm tiền và hưởng thụ; nhưng vì chết không hết, nên các tín hữu không được sống theo kiểu của thế gian, kiểu của những người không tin Thiên Chúa và cuộc sống đời đời mai sau. Thánh Phaolô khuyên các tín hữu của ngài đề phòng lối sống này vì những lý do sau đây:
(1) Sống theo thế gian là sống đối nghịch với Thập Giá Đức Kitô: “Như tôi đã nói với anh em nhiều lần, và bây giờ tôi phải khóc mà nói lại, có nhiều người sống đối nghịch với Thập Giá Đức Kitô. Chúa họ thờ là cái bụng, và cái họ lấy làm vinh quang lại là cái đáng hổ thẹn. Họ là những người chỉ nghĩ đến những sự thế gian.” Trong đọan văn này, Thánh Phaolô không cắt nghĩa rõ ràng thế nào là lối sống theo thế gian và thế nào là sống đối nghịch với Thập Giá Đức Kitô; nhưng chúng ta có thể thấy ngài cắt nghĩa rõ ràng hơn trong (2 Tim 3:2-4): “Quả thế, người ta sẽ ra ích kỷ, ham tiền bạc, khoác lác, kiêu ngạo, nói lộng ngôn, không vâng lời cha mẹ, vô ân bạc nghĩa, phạm thượng, vô tâm vô tình, tàn nhẫn, nói xấu, thiếu tiết độ, hung dữ, ghét điều thiện, phản trắc, nông nổi, lên mặt kiêu căng, yêu khoái lạc hơn yêu Thiên Chúa.”
(2) Hậu quả của lối sống theo thế gian: Tất cả những ai sống theo lối sống này, sẽ không được thừa hưởng vinh quang Thiên Chúa hứa ban, và “chung cục họ sẽ phải chịu hư vong.”
1.2/ Hãy nghĩ đến những sự trên trời: Là những tín hữu đã được rửa sạch tội lỗi bằng Máu Thánh của Đức Kitô và đã được giao hòa với Thiên Chúa, họ có quyền hy vọng được thừa hưởng những gì Thiên Chúa và Đức Kitô đã dọn sẵn cho họ trên Thiên Đàng: “Còn chúng ta, quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giêsu Kitô từ trời đến cứu chúng ta. Người có quyền năng khắc phục muôn loài, và sẽ dùng quyền năng ấy mà biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người.”
2/ Phúc Âm: Phải biết dùng những của cải thế gian.
Trước khi phân tích dụ ngôn này, chúng ta cần lưu ý một điều: Khi xử dụng dụ ngôn, tác giả chỉ muốn nêu bật một điều chính, và không bao giờ có ý làm thỏa mãn tất cả mọi điều; vì sẽ rất khó để thực hiện. Điểm Chúa Giêsu muốn nêu bật trong dụ ngôn này là cách hành xử của viên quản lý khi anh biết anh sẽ mất việc.
2.1/ Người quản gia bất lương: Ngay từ đầu trình thuật đã cho khán giả biết đây là một quản gia không tốt, và đó là lý do tại sao anh bị thất nghiệp. Một người quản gia tốt không phải chỉ biết cách làm việc mà còn phải biết trung tín với chủ. Người quản lý này có thể rất khôn ngoan, nhưng không trung tín; vì anh bị tố cáo đã phung phí tài sản của chủ. Vì thế, chủ mới gọi anh ta đến mà bảo: “Tôi nghe người ta nói gì về anh đó? Công việc quản lý của anh, anh tính sổ đi, vì từ nay anh không được làm quản gia nữa!”
2.2/ Người quản gia khôn lanh: Ông biết dùng tài sản của chủ như một phương tiện để chuẩn bị cho tương lai của ông: “Mình sẽ làm gì đây? Vì ông chủ đã cất chức quản gia của mình rồi. Cuốc đất thì không nổi, ăn mày thì hổ ngươi. Mình biết phải làm gì rồi, để sau khi mất chức quản gia, sẽ có người đón rước mình về nhà họ!” Ông nghĩ ra cách dùng tài sản của chủ để mua chuộc nhân tâm: Anh ta liền cho gọi từng con nợ của chủ đến, và hỏi người thứ nhất: “Bác nợ chủ tôi bao nhiêu vậy?” Người ấy đáp: “Một trăm thùng dầu ô-liu.” Anh ta bảo: “Bác cầm lấy biên lai của bác đây, ngồi xuống mau, viết năm chục thôi.” Rồi anh ta hỏi người khác: “Còn bác, bác nợ bao nhiêu vậy? Người ấy đáp: “Một ngàn giạ lúa.” Anh ta bảo: “Bác cầm lấy biên lai của bác đây, viết lại tám trăm thôi.” Với 50 thùng dầu ôliu bớt cho con nợ thứ nhất và 200 giạ lúa bớt cho con nợ thứ hai, anh hy vọng sẽ được họ thương chia bớt cho phần nào khi cơn túng cực tới. Anh cũng có thể nghĩ trước, nếu họ không chịu chia chác, anh sẽ tố cáo với chủ và họ sẽ phải hòan lại cho chủ.
2.3/ Chủ khen cách cư xử của người quản lý bất lương: Trước tiên chúng ta cần chú ý là ông chủ không khen tư cách của người quản lý: ông gọi hắn là bất lương. Điều ông chủ khen là cách cư xử khôn khéo của hắn: biết đặt con người trên tiền của; còn người là còn tiền, bao giờ hết người mới hết tiền.
Nhiều người đã xử sự sai khi đặt tiền của trên con người; hậu quả là họ mất cả người lẫn tiền. Ví dụ: Khi tìm được người có tài và tin cậy, chủ phải trả họ đồng lương tương xứng mới có thể giữ họ làm việc cho mình; nếu không họ sẽ làm cho hãng khác và chủ bị thiệt hại vì không kiếm được người đủ khả năng. Hay có những người chồng quá chi li cho việc tiêu xài trong nhà nên mất vợ, vì không biết đánh giá đúng những việc vợ làm cho mình: chăm giữ con, nấu ăn, rửa chén, thu dọn nhà cửa …
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Chúng ta sống trên đời này không phải là để ra sức vơ vét của cải, vì chúng ta biết rất rõ: chúng ta không thể mang theo được gì khi xuôi hai tay nằm xuống.
– Chúng ta phải biết xử dụng của cải Chúa ban để sinh lợi ích cho mình và tha nhân ở đời này; đồng thời biết dùng tiền của để đầu tư sinh lợi cho cuộc sống mai sau.
– Chúng ta đừng bao giờ quên nấc thang giá trị để biết hành xử cho đúng: (1) Thiên Chúa, (2) con người, và (3) của cải vật chất. Đảo lộn thứ tự của nấc thang giá trị này, sẽ mang lại những hậu quả vô cùng tai hại cho người làm nó.

LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP

Friday of the Thirty-first Week in Ordinary Time
Viết bởi Lan Hương

Readings: Phil 3:17-4:1; Lk 16:1-8.
1/ First Reading: NAB Philippians 3:17 Join with others in being imitators of me, brothers, and observe those who thus conduct themselves according to the model you have in us. 18 For many, as I have often told you and now tell you even in tears, conduct themselves as enemies of the cross of Christ. 19 Their end is destruction. Their God is their stomach; their glory is in their “shame.” Their minds are occupied with earthly things. 20 But our citizenship is in heaven, and from it we also await a savior, the Lord Jesus Christ. 21 He will change our lowly body to conform with his glorified body by the power that enables him also to bring all things into subjection to himself. 4:1 Therefore, my brothers, whom I love and long for, my joy and crown, in this way stand firm in the Lord, beloved.
2/ Gospel: NAB Luke 16:1 Then he also said to his disciples, “A rich man had a steward who was reported to him for squandering his property. 2 He summoned him and said, ‘What is this I hear about you? Prepare a full account of your stewardship, because you can no longer be my steward.’ 3 The steward said to himself, ‘What shall I do, now that my master is taking the position of steward away from me? I am not strong enough to dig and I am ashamed to beg. 4 I know what I shall do so that, when I am removed from the stewardship, they may welcome me into their homes.’ 5 He called in his master’s debtors one by one. To the first he said, ‘How much do you owe my master?’ 6 He replied, ‘One hundred measures of olive oil.’ He said to him, ‘Here is your promissory note. Sit down and quickly write one for fifty.’ 7 Then to another he said, ‘And you, how much do you owe?’ He replied, ‘One hundred kors of wheat.’ He said to him, ‘Here is your promissory note; write one for eighty.’ 8 And the master commended that dishonest steward for acting prudently. “For the children of this world are more prudent in dealing with their own generation than are the children of light.
________________________________________

I. THEME: The value of material things
God let people live in the world, not to hoard up material things for themselves, but to glorify God and to prepare for the eternal life. Material things belong to God and He gives them for people to use; it is only a mean for people to live, not the ultimate goal of their life. People must know how to use material things to benefit themselves and others and to prepare for the next life. But countless people set material things as the goal of their life in order to satisfy all their fleshy pleasures .
Today readings remind people the ultimate goal of their life and how to reach that goal. In the first reading, St. Paul reminded the Philippians not to forget their highest goal of life so that they only value material things. In the Gospel, Jesus praised the unfaithful steward because he knew how to use material things to acquire his friends; he hoped that they shall help him when he shall be in needs.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: The faithful need to understand their whole picture of life.

1.1/ Life isn’t only about material things: If death is the end, people have a reason to use all possible ways to acquire material things and to satisfy their pleasures; but death is not the end, the faithful must not live according to worldly people who don’t believe in God and the eternal life. St. Paul advised the Philippians to take precaution of this lifestyle due to the following reasons:
(1) To live according to the worldly style is to oppose with Christ’s cross: St. Paul sincerely shared his thought with the Philippians, “For many, as I have often told you and now tell you even in tears, conduct themselves as enemies of the cross of Christ. Their end is destruction. Their God is their stomach; their glory is in their “shame.” Their minds are occupied with earthly things.” In this passage, St. Paul didn’t specify what he meant about, “their God is their stomach; their glory is in their “shame;”” but he clearly explained this lifestyle in his Second Letter to Timothy, “People will be self-centered and lovers of money, proud, haughty, abusive, disobedient to their parents, ungrateful, irreligious, callous, implacable, slanderous, licentious, brutal, hating what is good, traitors, reckless, conceited, lovers of pleasure rather than lovers of God” (2 Tim 3:2-4). This lifestyle opposes with Christ’s cross because Christ rejected all these things and nailed them to the cross to redeem people.
(2) The result of the worldly lifestyle: All those who live according to this lifestyle shall not inherit salvation and the glory God promises for His children, and they shall be destroyed at the end.
1.2/ Live according to Christ’s teaching: When the faithful are purified from their sins by Christ’s precious blood and reconciled with God, they have a hope to inherit what God and Christ have prepared for them in heaven. St. Paul invited the faithful to look up to heaven, “But our citizenship is in heaven, and from it we also await a savior, the Lord Jesus Christ. He will change our lowly body to conform with his glorified body by the power that enables him also to bring all things into subjection to himself.”
2/ Gospel: Know how to use worldly things.
Before analyzing this parable, we need to know that: when using parables, the author only wants to pay attention to one main point, and not to satisfy all related points because it is impossible to do so. The main point Jesus wanted to highlight in this parable is the steward’s way of solving the problem when he was laid off.
2.1/ The unfaithful steward: From the beginning, the audience already knew this steward was not good because he wasted his owner’s goods, and that was the reason why he was laid off. A good steward must be both wise and faithful to the owner. This steward was very shrewd but not faithful. The owner said to him: “What is this that I hear about you? Turn in the account of your stewardship, for you can no longer be steward.”
2.2/ The shrewd steward: He knew how to use his owner’s goods as the mean to prepare for his future. He debated with himself: “What shall I do, since my master is taking the stewardship away from me? I am not strong enough to dig, and I am ashamed to beg. I have decided what to do, so that people may receive me into their houses when I am put out of the stewardship.”
With 50 measures of oil he discounted for the first debtor and 200 measures of wheat he discounted for the second one, he hoped they will kick back to him some when he is in need. He also might think if they refuse to give, he will accuse them with the owner and they must return all of them back to him.
2.3/ The owner praised the steward’s way of solving his problem: First, we need to note that the owner did not praise him for his unfaithfulness. The thing the owner praised him was his shrewd way of solving his problem. He knew how to win friends and to influence people. He properly valued people more than material things because he knew as long as he had friends, he will have money to live. When he no longer had any friends, he will be in trouble.
Many people did not act properly when they valued material things above people, the result is they lost both people and material things. For example, when an employer found a talent and good employee, he must pay him accordingly in order to keep him. If he didn’t do so, that employee will work for other company, and the employer will suffer because he cannot find such an employee. Many husbands lost their wives because they did not fairly value what their wives did for the family: caring for children, cooking, doing laundry, washing dishes, cleaning.
III. APPLICATION IN LIFE:
– The purpose of life isn’t about to find all possible ways to hoard up material things because we know that we can’t bring them with us when we die.
– We must know how to use material things to benefit ourselves and others in this life, at the same time, to invest for the next life.
– We should never forget the order of values in order to properly make our decisions; that is: Firstly, God; secondly, people; and thirdly, material things. If we inverse this order of values in our decisions, we must suffer terrible damages.