Lời Chúa Mỗi Ngày : Thứ Sáu Tuần 30 TN2, Năm Chẵn

Thứ Sáu Tuần 30 TN2, Năm Chẵn
Bài đọc: Phil 1:1-11; Lk 14:1-6.
1/ Bài đọc I: 1 Chúng tôi, Phao-lô và Ti-mô-thê, là những tôi tớ của Đức Ki-tô Giê-su, kính gửi mọi người trong dân thánh kết hợp với Đức Ki-tô Giê-su ở Phi-líp-phê, cùng kính gửi các vị giám quản và trợ tá.
2 Xin Thiên Chúa là Cha chúng ta và Chúa Giê-su Ki-tô ban cho anh em ân sủng và bình an.
3 Tôi cảm tạ Thiên Chúa của tôi, mỗi lần nhớ đến anh em.
4 Tôi luôn vui sướng mỗi khi cầu nguyện cho anh em hết thảy,
5 vì từ buổi đầu cho đến nay, anh em đã góp phần vào việc rao giảng Tin Mừng.
6 Tôi tin chắc rằng: Đấng đã bắt đầu thực hiện nơi anh em một công việc tốt lành như thế, cũng sẽ đưa công việc đó tới chỗ hoàn thành cho đến ngày Đức Ki-tô Giê-su quang lâm.
7 Tôi có những tâm tình như thế đối với tất cả anh em, đó là điều hợp lý, bởi vì tôi mang anh em trong lòng tôi. Khi tôi bị xiềng xích, cũng như lúc tôi bênh vực và củng cố Tin Mừng, anh em đều thông phần vào ân sủng tôi đã nhận được.
8 Có Thiên Chúa làm chứng cho tôi: tôi hết lòng yêu quý anh em tất cả, với tình thương của Đức Ki-tô Giê-su.
9 Điều tôi khẩn khoản nài xin, là cho lòng mến của anh em ngày thêm dồi dào, khiến anh em được ơn hiểu biết và tài trực giác siêu nhiên,
10 để nhận ra cái gì là tốt hơn. Tôi cũng xin cho anh em được nên tinh tuyền và không làm gì đáng trách, trong khi chờ đợi ngày Đức Ki-tô quang lâm.
11 Như thế, anh em sẽ đem lại hoa trái dồi dào là sống một đời công chính nhờ Đức Giê-su Ki-tô, để tôn vinh và ngợi khen Thiên Chúa.
2/ Phúc Âm: 1 Một ngày sa-bát kia, Đức Giê-su đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Pha-ri-sêu để dùng bữa: họ cố dò xét Người.
2 Và kìa trước mặt Đức Giê-su, có một người mắc bệnh phù thũng.
3 Người lên tiếng nói với các nhà thông luật và những người Pha-ri-sêu: “Có được phép chữa bệnh ngày sa-bát hay không? “
4 Nhưng họ làm thinh. Người đỡ lấy bệnh nhân, chữa khỏi và cho về.
5 Rồi Người nói với họ: “Ai trong các ông có đứa con trai hoặc có con bò sa xuống giếng, lại không kéo nó lên ngay, dù là ngày sa-bát? “
6 Và họ không thể đáp lại những lời đó.
________________________________________

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Cách giải quyết xung đột
Trong cuộc sống, khác biệt ý kiến là điều không thể tránh khỏi vì trăm người trăm ý. Những khác biệt ý kiến là nguyên nhân đưa tới xung đột khi con người phải bảo vệ quyền lợi của mình. Khi xảy ra xung đột con người có thể rơi vào 2 phản ứng: hoặc cố gắng giải quyết xung đột để con người có thể dung hòa chung sống với nhau hoặc tìm cách khai trừ nhau bằng chiến tranh dưới mọi hình thức. Trong Bài đọc I, Thánh Phaolô nêu lên những hành động cần thiết để giúp con người có thể giải quyết những xung đột. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu chấp nhận lời mời dự tiệc tại nhà người Biệt-phái để cho họ có cơ hội nhìn ra sự thật.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Mọi người đều góp phần trong Kế Họach Cứu Độ của Thiên Chúa.
1.1/ Khiêm nhường: Đây là thái độ cần thiết nhất cho việc giải quyết các xung đột vì kiêu ngạo là lý do đưa đến bất hòa. Thánh Phaolô khuyên các tín hữu Philipphê phải duy trì sự hiệp nhất trong tinh thần khiêm nhường: “Đừng làm chi vì ganh tị hay vì hư danh, nhưng hãy lấy lòng khiêm nhường mà coi người khác hơn mình” (Phil 2:3).
1.2/ Mọi người đều góp phần trong Kế Họach Cứu Độ của Thiên Chúa: Các tín hữu cần ý thức được vai trò của mọi người ở đời này là góp phần trong việc mang Kế Họach Cứu Độ của Thiên Chúa tới chỗ tòan hảo. Vì thế, mọi người cần phải vui mừng và cảm tạ Thiên Chúa khi thấy người khác góp phần vào việc rao giảng Tin Mừng, chứ không ghen tị khi thấy người khác thành công hay có được địa vị cao hơn trong Giáo Hội. Hơn nữa, mỗi người còn cần phải cầu nguyện để mọi người luôn có được lòng hăng say rao giảng như gương của Thánh Phaolô: “Tôi cảm tạ Thiên Chúa của tôi, mỗi lần nhớ đến anh em. Tôi luôn vui sướng mỗi khi cầu nguyện cho anh em hết thảy, vì từ buổi đầu cho đến nay, anh em đã góp phần vào việc rao giảng Tin Mừng.”
1.3/ Lấy tình thương lấp đầy mọi khác biệt hay xung đột: Người Việt-Nam có lẽ nhận ra tầm quan trọng hàng đầu của tình thương trong việc giải quyết các xung đột khi nói: “Yêu nhau trăm sự chẳng nề; một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng.” Thánh Phaolô bày tỏ tình yêu của ngài với các tín hữu Philipphê và ước mong họ cũng được thông phần với những đau khổ của ngài: “Tôi có những tâm tình như thế đối với tất cả anh em, đó là điều hợp lý, bởi vì tôi mang anh em trong lòng tôi. Khi tôi bị xiềng xích, cũng như lúc tôi bênh vực và củng cố Tin Mừng, anh em đều thông phần vào ân sủng tôi đã nhận được. Có Thiên Chúa làm chứng cho tôi: tôi hết lòng yêu quý anh em tất cả, với tình thương của Đức Kitô Giêsu.”
Để tránh những xung đột xảy ra trong gia đình hay cộng đòan, cha mẹ và những người lãnh đạo không chỉ chứng tỏ tình yêu của mình bằng hành động, nhưng còn phải giáo dục, cầu nguyện, và tạo bầu khí yêu thương cho mọi thành phần trong cộng đòan. Thánh Phaolô ý thức được tầm quan trọng của đức mến trong sự hiệp nhất nên ngài luôn cầu nguyện cho các tín hữu: “Điều tôi khẩn khoản nài xin, là cho lòng mến của anh em ngày thêm dồi dào, khiến anh em được ơn hiểu biết và tài trực giác siêu nhiên, để nhận ra cái gì là tốt hơn. Tôi cũng xin cho anh em được nên tinh tuyền và không làm gì đáng trách, trong khi chờ đợi ngày Đức Kitô quang lâm. Như thế, anh em sẽ đem lại hoa trái dồi dào là sống một đời công chính nhờ Đức Giê-su Ki-tô, để tôn vinh và ngợi khen Thiên Chúa.”
2/ Phúc Âm: Xung đột giữa Chúa Giêsu và những người Pharisêu
2.1/ Xung đột giữa Chúa Giêsu và những người Pharisêu: Thánh Luca tường thuật 2 thái độ khác nhau:
(1) Thái độ của ông Thủ Lãnh nhóm Pharisêu: Ông mời Chúa Giêsu dùng bữa và xếp đặt sẵn một người bị bệnh phù thủng, để gài bẫy xem Ngài có chữa bệnh trong ngày Sabbath;
(2) Thái độ của Chúa Giêsu: Mặc dù biết rõ ác ý của họ, nhưng Chúa Giêsu vẫn nhận lời mời dự tiệc, vì Chúa muốn cho họ có cơ hội nhìn thấy sự thật để thay đổi lối sống giả hình.
2.2/ Chúa Giêsu trình bày sự thật và chữa lành người bệnh: Không chút do dự, Chúa Giêsu chủ động tiến trình hòa giải bằng việc đặt câu hỏi với các Kinh-sư và những người Biệt-phái: “Có được phép chữa bệnh ngày Sabbath hay không?” Nhưng họ làm thinh không trả lời. Làm thinh có thể vì (1) không biết trả lời; hay (2) giả vờ như chuyện ấy không liên quan gì tới mình. Các Kinh-sư và Biệt-phái có lẽ đang ở trong tình trạng thứ hai.
Không chút sợ hãi, Chúa Giêsu đỡ lấy bệnh nhân, chữa khỏi, và cho về. Rồi Người chất vấn họ: “Ai trong các ông có đứa con trai hoặc có con bò sa xuống giếng, lại không kéo nó lên ngay, dù là ngày Sabbath?” Giếng lộ thiên rất thường xuyên gặp trên đất Palestine và là nguyên nhân các tai nạn cho con người cũng như súc vật (x/c Exo 21:33). Khi tai nạn té xuống giếng xảy ra, không ai thắc mắc có được kéo người hay súc vật dưới đó nên không; vì đó là việc phải làm. Việc Chúa chữa bệnh trong ngày Sabbath cũng vậy, đó là việc cứu người cần làm. Tại sao họ lại đặt thành vấn đề?
2.3/ Lối sống hai mặt của các Kinh-sư và những người Biệt-phái: Chúa mời gọi họ đối thọai để tìm ra sự thật phải theo nhưng họ làm thinh. Chúa chất vấn họ về lối sống hai tiêu chuẩn: một tiêu chuẩn cho những người thân cận hay cho tài sản của họ, và một tiêu chuẩn cho những người dân vô tội; nhưng họ không thể đáp lại những lời chất vấn của Chúa. Thánh Luca không tường thuật phản ứng sau cùng của những người Pharisêu này; nhưng hầu hết sau những lần chất vấn của Chúa, họ trở nên tức giận hơn và tìm cách để bắt bớ Chúa.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Khi có xung đột, chúng ta cần có thái độ khiêm nhường và khách quan để nhìn ra sự thật; đừng để những lợi nhuận làm mờ mắt đến nỗi chúng ta không nhìn ra sự thật.
– Trên hết mọi sự, cần có nhân đức yêu thương để có thể hàn gắn những khác biệt và giải quyết mọi xung đột.
– Để bảo đảm công bằng, cần tiêu diệt lối sống hai tiêu chuẩn: một cho mình để bảo vệ người thân và quyền lợi của mình, một cho tất cả những người khác.

LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP

Friday of the Thirtieth Week in Ordinary Time
Viết bởi Lan Hương
Readings: Phil 1:1-11; Lk 14:1-6.
1/ First Reading: NAB Philippians 1:1 Paul and Timothy, slaves of Christ Jesus, to all the holy ones in Christ Jesus who are in Philippi, with the overseers and ministers: 2 grace to you and peace from God our Father and the Lord Jesus Christ. 3 I give thanks to my God at every remembrance of you, 4 praying always with joy in my every prayer for all of you, 5 because of your partnership for the gospel from the first day until now. 6 I am confident of this, that the one who began a good work in you will continue to complete it until the day of Christ Jesus. 7 It is right that I should think this way about all of you, because I hold you in my heart, you who are all partners with me in grace, both in my imprisonment and in the defense and confirmation of the gospel. 8 For God is my witness, how I long for all of you with the affection of Christ Jesus. 9 And this is my prayer: that your love may increase ever more and more in knowledge and every kind of perception, 10 to discern what is of value, so that you may be pure and blameless for the day of Christ, 11 filled with the fruit of righteousness that comes through Jesus Christ for the glory and praise of God.
2/ Gospel: NAB Luke 14:1 On a Sabbath he went to dine at the home of one of the leading Pharisees, and the people there were observing him carefully. 2 In front of him there was a man suffering from dropsy. 3 Jesus spoke to the scholars of the law and Pharisees in reply, asking, “Is it lawful to cure on the Sabbath or not?” 4 But they kept silent; so he took the man and, after he had healed him, dismissed him. 5 Then he said to them, “Who among you, if your son or ox falls into a cistern, would not immediately pull him out on the Sabbath day?” 6 But they were unable to answer his question.
I. THEME: The way to solve conflicts
In our life, different opinions can’t be avoided because people are shaped in different backgrounds: culture, custom, religion, etc. The difference in opinions is the cause of all conflicts, especially when people must protect their rights. When people face conflicts, there are three main reactions: Some try to eliminate those who are different with them by waging war under all forms. Others try to ignore the opposition and go on with their life. Still others try to solve their conflict by discussion to find an acceptable solution.
Today readings help us to understand conflicts and how to solve them. In the first reading, St. Paul set an example for us by displaying all necessary virtues we need to possess before we can effectively solve a conflict. In the Gospel, Jesus solved his conflict by accepting his enemies’ invitation to their dinner on the Sabbath so he could have an opportunity to educate them.
II. ANALYSIS
1/ Reading I: St. Paul displayed important virtues before he solve his conflicts with the Philippians.
1.1/ Humility: This must be the primary virtue one must have before solving a conflict. He must be humble enough to recognize that he doesn’t possess all the truth and has a willing to learn from others. If he thinks he is always right, he shall not open his mind to any discussion. St. Paul realized the importance of this virtue when he advised the Philippians, “Do nothing from selfishness or empty conceit, but with humility of mind let each of you regard one another as more important than himself” (Phil 2:3); and to learn from Christ this virtue (Phil 2:6).
1.2/ Respect and sincerity: The faithful also need to know the role of each person in bringing God’s salvation plan to perfection; they don’t have to do all the things but to create opportunities for others to contribute in. Therefore, the faithful must be joyful and thank God when they see many contributing in the preaching of the gospel, not to be jealous when seeing others’ success or higher position in the Church. Moreover, each one also needs to pray for others so all shall have an eager heart to preach the gospel as St. Paul expressed his sincerity for the Philippians, “I give thanks to my God at every remembrance of you, praying always with joy in my every prayer for all of you, because of your partnership for the gospel from the first day until now. I am confident of this, that the one who began a good work in you will continue to complete it until the day of Christ Jesus.”
1.3/ Charity: The Vietnamese probably recognize the importance of love in solving conflicts when they said, “When people love each other they shall not mind of anything; even there are hundreds of differences, they shall find a way to level them off.” In opposition, if people don’t have charity, even one difference might draw them apart. St. Paul expressed his sincere love for the Philippians and appreciated their love in sharing his sufferings, “It is right that I should think this way about all of you, because I hold you in my heart, you who are all partners with me in grace, both in my imprisonment and in the defense and confirmation of the gospel. For God is my witness, how I long for all of you with the affection of Christ Jesus.”
To avoid conflicts to happen in their family or community, parents and leaders not only to show their love in actions but also to educate, to pray and to create a loving atmosphere for all of their members. St. Paul also recognized the importance of charity for unity, so he prayed for his faithful, “and this is my prayer: that your love may increase ever more and more in knowledge and every kind of perception, to discern what is of value, so that you may be pure and blameless for the day of Christ, filled with the fruit of righteousness that comes through Jesus Christ for the glory and praise of God.”
2/ Gospel: The way Jesus solved his conflict with the Pharisees.
2.1/ The conflict between Jesus and the Pharisees: St. Luke reported two different attitudes between Jesus and his foes as following:
(1) The Pharisees and the scribes’ attitude: The Pharisee invited Jesus to have dinner with him and his friends on the Sabbath. He also set up a trap by arranging a drowsy in his house to see if Jesus heals him on the Sabbath.
(2) Jesus’ attitude: Though Jesus knew his evil intention; he still accepted his invitation because he wanted them to have an opportunity to learn a truth and to change his hypocritical life.
2.2/ Jesus educated them in the truth and healed the drowsy:
(1) Jesus invited them to dialogue with him: Without any hesitation, Jesus took an active role in his process of solving the conflict with them by posing a question to the Pharisees and the scribes, “Is it lawful to cure on the Sabbath or not?” But they kept silent.
Their silence can be either they didn’t know the answer or they pretended that question has no connection to them. The Pharisees and the scribes might be in the latter case.
(2) Jesus courageously defended the truth: Without showing any fear, Jesus healed the drowsy and set him free. Then Jesus questioned them, “Who among you, if your son or ox falls into a cistern, would not immediately pull him out on the Sabbath day?”
There are many cisterns in Palestine because of lacking of water and they are the cause of accidents for human beings and animals (cf. Exo. 21:33). When a human being or an animal falls to it, no one questions should that person or animal be pulled out from it because it is the right thing to do. The fact that Jesus healed the drowsy on the Sabbath is the right thing to do, why they made a big deal out of that?
2.3/ The hypocrisy of the Pharisees and the scribes: Jesus invited them to dialogue with him to find out the truth; but they kept silence. Jesus wanted to correct their double standards: one standard for their own people and properties, the other standard for others, especially for the poor and the marginalized. They couldn’t provide an answer for Jesus’ question because they know Jesus fathomed their intention. In this passage, St. Luke didn’t tell us the reaction of these Pharisees and scribes; but in many other places, he and Matthew often reported they became angry and look for an opportunity to seize and to kill him.
III. APPLICATION IN LIFE:
– When dealing with conflicts, we need to have a humble attitude and an opened mind to recognize the truth. Don’t let an arrogant attitude and profits obscuring our eyes and to prevent us to recognize the truth.
– Above all, we need to possess charity so that we can recognize the common good for people, not just our individual needs.
– To live righteously, we need to avoid the double-standards attitude: one for ourselves and one for the rest of people.