Lời Chúa Mỗi Ngày : Thứ Sáu Tuần 29 TN2

Thứ Sáu Tuần 29 TN2
Bài đọc: Eph 4:1-6; Lk 12:54-59.
1/ Bài đọc I: Kêu gọi hiệp nhất
1 Vậy, tôi là người đang bị tù vì Chúa, tôi khuyên nhủ anh em hãy sống cho xứng với ơn kêu gọi mà Thiên Chúa đã ban cho anh em.
2 Anh em hãy ăn ở thật khiêm tốn, hiền từ và nhẫn nại; hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau.
3 Anh em hãy thiết tha duy trì sự hiệp nhất mà Thần Khí đem lại, bằng cách ăn ở thuận hoà gắn bó với nhau.
4 Chỉ có một thân thể, một Thần Khí, cũng như anh em đã được kêu gọi để chia sẻ cùng một niềm hy vọng.
5 Chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa.
6 Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người và trong mọi người.
2/ Phúc Âm: 54 Đức Giê-su cũng nói với đám đông rằng: “Khi các người thấy mây kéo lên ở phía tây, các người nói ngay: “Mưa đến nơi rồi”, và xảy ra đúng như vậy.
55 Khi thấy gió nồm thổi, các người nói: “Trời sẽ oi bức”, và xảy ra đúng như vậy.
56 Những kẻ đạo đức giả kia, cảnh sắc đất trời, thì các người biết nhận xét, còn thời đại này, sao các người lại không biết nhận xét?
57 “Sao các người không tự mình xét xem cái gì là phải?
58 Thật vậy, khi anh đi cùng đối phương ra toà, thì dọc đường hãy cố gắng giải quyết với người ấy cho xong, kẻo người ấy lôi anh đến quan toà, quan toà lại nộp anh cho thừa phát lại, và thừa phát lại tống anh vào ngục.
59 Tôi bảo cho anh biết: anh sẽ không ra khỏi đó trước khi trả hết đồng kẽm cuối cùng.”
________________________________________

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Cần biết suy xét để biết sống.
Trăm người trăm ý, hơn nữa còn bao nhiêu tính khí khác nhau. Làm sao con người có thể san bằng khác biệt và sống chung với nhau? Thánh Phaolô trong Bài đọc I đưa ra 5 đức tính tối quan trọng để con người có thể chung sống với nhau, và 7 điểm tương đồng con người cần phát huy để bảo vệ sự hiệp nhất. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu nhấn mạnh đến việc suy xét: quan sát các hiện tượng xảy ra trong trời đất để rút ra những kinh nghiệm sống cho hiện tại và chuẩn bị cho tương lai.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Làm thế nào để bảo vệ sự hiệp nhất?
Sau khi đã phân tích cho các tín hữu biết Mầu Nhiệm Cứu Độ và tình thương của Thiên Chúa, thánh Phaolô thành tâm nói với các tín hữu của ngài: “Vậy, tôi là người đang bị tù vì Chúa, tôi khuyên nhủ anh em hãy sống cho xứng với ơn kêu gọi mà Thiên Chúa đã ban cho anh em.” Để sống xứng đáng với ơn gọi, Thánh Phaolô liệt kê 5 nhân đức tối cần, theo kinh nghiệm của ngài, để duy trì sự hiệp nhất và những điểm tương đồng mọi người đều có để xóa tan những chia rẽ và ngăn cách.
1.1/ Năm nhân đức quan trọng trong cuộc sống để duy trì sự hiệp nhất mà Thánh Thần đem lại:
(1) Khiêm nhường (tapeinofrosuvnh): Đây là chữ không có trong tự điển của Hy-Lạp; vì đối với họ, tĩnh từ “khiêm nhường” đồng nghĩa với yếu kém, không đáng giá, hay không đáng quan tâm, và chỉ dành cho những người nô lệ thấp hèn. Các tác giả của Kitô hữu sáng chế danh từ này (Acts 20:19, Eph 4:2) bằng cách xử dụng tĩnh từ (tapeinov~) và cho thêm vào tiếp vĩ ngữ “frosuvnh,” đến từ động từ “fronevw= hãy coi như.” Đây là một trong những đức tính quan trọng nhất của Kitô hữu tối cần cho sự hiệp nhất; và gương khiêm nhường tuyệt hảo của Đức Kitô là gương sáng cho mọi người noi theo (Phil 2:6-11). Sự “coi mình không ra gì” hay “tự hủy mình ra không” làm con người trông cậy nơi Thiên Chúa và kính trọng tha nhân là con của Chúa.
(2) Hiền từ (prau<thj): Aristotles định nghĩa hiền từ là nhân đức giữa 2 thái cực: nhu nhược và tức giận. Người hiền từ là người biết kiểm sóat tính nóng giận của mình: luôn nóng giận đúng lúc và không bao giờ nóng giận sai lúc.
(3) Nhẫn nại (makroqumi,a): không bao giờ bỏ cuộc trước khó khăn và luôn trung thành cho tới khi đạt được kết quả mong muốn. Danh từ này được xử dụng đặc biệt cho sự kiên nhẫn giữa con người với con người, nhẫn nại để chinh phục người khác.
(4) Bác ái (avga,ph||): Danh từ này chỉ được dùng trong khuôn khổ Kitô Giáo. Bác ái đến từ Thiên Chúa lan rộng đến con người và lan tràn đến mọi người. Khi có đức bác ái này, con người có thể yêu thương kẻ thù và hy sinh cuộc đời cho tha nhân.
(5) Bình an (eivrh,nh): có thể định nghĩa là liên hệ đúng đắn giữa con người với con người. Để có bình an đích thực, con người cần hiểu biết sự thật.
1.2/ Những điểm tương đồng của tất cả: Để mang lại sự hiệp nhất Kitô Giáo, các Đức Giáo Hòang của thế kỷ 20 đã nhấn mạnh đến những gì là “của chung” trong các phiên họp Đại Kết. Những điểm tương đồng cần được phát huy mạnh mẽ để xóa dần đi những điểm dị biệt. Thánh Phaolô liệt kê tài sản chung của các tín hữu:
(1) Chỉ có một thân thể: là Đức Kitô mà mọi người là những chi thể (I Cor 12:12);
(2) một Thánh Thần: họat động nơi Đức Kitô và trong mọi người (I Cor 12:13);
(3) một niềm hy vọng: là được sống đời đời với Thiên Chúa;
(4) Chỉ có một Chúa: là Đức Giêsu Kitô. Ngòai Ngài ra, không có Chúa nào khác;
(5) một niềm tin: vào Đức Kitô là Con Thiên Chúa;
(6) một Phép Rửa: để tuyên xưng đức tin vào Chúa Giêsu;
(7) Chỉ có một Thiên Chúa: Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người và trong mọi người. Ngài làm mọi sự cho mọi người.
2/ Phúc Âm: Phải biết dùng trí khôn để tìm ra sự thật.
2.1/ Kiến thức về thời tiết: Cha ông chúng ta ngày xưa, tuy không có các dụng cụ dùng để tiên đóan thời tiết như chúng ta ngày nay, biết dùng kinh nghiệm để tiên đóan thời tiết; và lưu truyền cho con cháu bằng những câu thơ đơn giản, dễ hiểu, và dễ nhớ. Chẳng hạn: “Cơn đàng Đông vừa trông vừa chạy,Cơn đàng Nam vừa làm vừa chơi.” Ý nghĩa: Khi thấy mây đen kéo tới từ phía Đông của Việt Nam, nghĩa là từ Biển Nam Hải đi tới, là chắc chắn sẽ có mưa. Vì thế, phải chạy cho nhanh chóng kẻo bị ướt; nhưng khi thấy mây đen kéo tới từ phía Nam, thì sẽ không có mưa, cứ việc thong thả làm hay chơi.
Đức Giêsu cũng dùng kinh nghiệm như thế khi nói với đám đông rằng: “Khi các người thấy mây kéo lên ở phía Tây, các người nói ngay: “Mưa đến nơi rồi,” và xảy ra đúng như vậy. Khi thấy gió Nồm thổi, các người nói: “Trời sẽ oi bức,” và xảy ra đúng như vậy. Ý nghĩa: Khi mây đen kéo tới từ phía Tây của Do-Thái, nghĩa là từ Biển Mediterranean đưa tới, là chắc chắn sẽ có mưa; khi gió Nồm (gió từ phía Nam) thổi tới là trời sẽ oi bức.
2.2/ Kiến thức về thời gian: Vào thời đại của Chúa Giêsu, mọi người đều trông đợi Đấng Thiên Sai tới để giải phóng dân tộc. Theo các Sách Tiên Tri, Thiên Chúa sẽ cho những dấu để dân nhận biết khi nào Đấng Thiên Sai tới; chẳng hạn, theo Sách Tiên tri Isaiah: “Đức Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, sai đi báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó những tấm lòng tan nát, công bố lệnh ân xá cho kẻ bị giam cầm, ngày phóng thích cho những tù nhân” (Isa 61:1). Nhưng khi Chúa Giêsu nhắc cho họ biết, chính Ngài là Đấng tiên tri Isaiah đã loan báo (Lc 4:21), họ vẫn không tin vào Ngài. Đó là lý do tại sao hôm nay Chúa trách họ: “Những kẻ đạo đức giả kia, cảnh sắc đất trời, thì các người biết nhận xét, còn thời đại này, sao các người lại không biết nhận xét?”
2.3/ Dùng kiến thức tâm lý để chuẩn bị cuộc sống tương lai: Để chuẩn bị đối diện với sự công bằng của Thiên Chúa trong Ngày Phán Xét, Chúa trưng dẫn một ví dụ về kiện cáo mà con người vẫn thường làm: “Thật vậy, khi anh đi cùng đối phương ra toà, thì dọc đường hãy cố gắng giải quyết với người ấy cho xong, kẻo người ấy lôi anh đến quan toà, quan toà lại nộp anh cho thừa phát lại, và thừa phát lại tống anh vào ngục. Tôi bảo cho anh biết: anh sẽ không ra khỏi đó trước khi trả hết đồng xu cuối cùng.” Ý nghĩa: công bằng là phải trả cho người khác những gì thuộc về họ. Nếu đã đối xử bất công với người khác thì hãy đền trả họ càng sớm càng tốt; nếu không, sẽ phải đền trả nơi tòa án và sẽ phải chịu tù đày nữa.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Để sống hiệp nhất với nhau, chúng ta cần có 5 nhân đức: khiêm nhường, hiền lành, nhẫn nại, bác ái, và an bình; và phát huy những “điểm chung” để có thể cùng nhau tiến tới.
– Con người là con vật biết suy xét: biết dùng kinh nghiệm quá khứ để rút ra kinh nghiệm sống cho hiện tại; đồng thời, biết dùng những gì xảy ra trong hiện tại để mưu ích cho tương lai.

LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP

Friday of the Twenty-Ninth Week in Ordinary Time
Viết bởi Lan Hương
Reading 1 (Eph 4:1-6):

Brothers and sisters:
I, a prisoner for the Lord,
urge you to live in a manner worthy of the call you have received,
with all humility and gentleness, with patience,
bearing with one another through love,
striving to preserve the unity of the spirit
through the bond of peace;
one Body and one Spirit,
as you were also called to the one hope of your call;
one Lord, one faith, one baptism;
one God and Father of all,
who is over all and through all and in all.
Gospel (Lk 12:54-59):

Jesus said to the crowds,
“When you see a cloud rising in the west
you say immediately that it is going to rain–and so it does;
and when you notice that the wind is blowing from the south
you say that it is going to be hot–and so it is.
You hypocrites!
You know how to interpret the appearance of the earth and the sky;
why do you not know how to interpret the present time?

“Why do you not judge for yourselves what is right?
If you are to go with your opponent before a magistrate,
make an effort to settle the matter on the way;
otherwise your opponent will turn you over to the judge,
and the judge hand you over to the constable,
and the constable throw you into prison.
I say to you, you will not be released
until you have paid the last penny.”
________________________________________
Written by: Fr. Tien M. Dinh, OP.
I. THEME: We need to be wise in order to live with others.
Many people complain that if there are hundred people, there shall be hundred opinions; in addition to that, there are many different temperaments, how can people adjust their differences and live in peace with each others?
Today readings help us to learn how to live with others and to overcome obstacles in our life. In the first reading, St. Paul listed out five necessary virtues which people need to have in order to live with others. In addition to that, people need to pay attention to what they have in common, not their differences in order to protect the unity among them. In the Gospel, Jesus paid a special attention to observe the phenomena which happen on the earth to draw out good experience for the present life and to prepare for the future life.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: How to protect unity?
After analyzed for the faithful to know the mystery of salvation and God’s love, St. Paul sincerely said to his faithful the following words: “I, then, a prisoner for the Lord, urge you to live in a manner worthy of the call you have received.” God calls all the faithful to live in unity with each others. In order to live up to God’s call, Paul prescribes for his faithful five necessary virtues which they must have and seven things they already had in common:
1.1/ Five important virtues people need to have to live in unity:
(1) Humility (tapeinofrosuvê): This is the word that doesn’t exist in Greek dictionary at that time; because according to them, humility is similar to weakness, having no value and needing no concern; it is only used for lowly servants. The Christian authors devised this noun (Cf. Acts 20:19; Eph 4:2; Phi 2:3; Col 2:18, 23; 3:12; 1 Pet 5:5) by using the adjective “tapeinon,” which means “low, base, poor;” and added the suffix “frosuvê,” which comes from the verb “fronevô” which means “let regard as.” This is one of the most important virtues and necessary for unity; and the excellent example of Christ must be an example for all the faithful to imitate (Phil 2:6-11). The “kenosis” which means to empty out of oneself, helps people to rely on God and to respect others as God’s children.
(2) Meekness or gentleness (prautês): Aristotle defines meekness is the virtue between the two extremes, lifelessness and anger. The gentle is the one who knows how to control his anger, to be angry at the proper time and to never get angry at the wrong time.
(3) Perseverance (makrothumía): The people who possess this virtue never give up because of difficulties and are patient until they get the desired result. This noun is used specically for the patience with people in order to win over others.
(4) Charity (agapê): This is another word which is only used by Christian authors. Charity is God’s love, originates from God and comes to human beings. When people have this theological virtue, they can love their enemies and sacrifice their life for others.
(5) Peace (eirếnê): can be defined as the right relationship between human and human or between human and God. To attain the true peace, people need to live according to the truth.
1.2/ What the faithful have in common: In order to bring unity between all Chritian denominations, all the recent popes of the twenty century emphasized on what are common between all Christians. They hope that if all denominations pay attention to what they have in common, they can gradually eliminate the differences. St. Paul listed seven great things which all the Christians had in common:
(1) One body: which is Christ’s body; and all the faithful are members of Christ’s body (1 Cor 12:12);
(2) One Spirit: who acts in Christ and in all the faithful (1 Cor 12:13);
(3) One hope which is to be lived for ever with God;
(4) One Lord is Jesus Christ; beside him, there is no other Lord;
(5) One faith: Every faithful believes in the same Christ, the Son of God;
(6) One baptism which is for the forgiveness of sins and the attainment of salvation;
(7) One God: Who is the Father of all, who is over all and through all and in all.
2/ Gospel: Let use our intellect to search for the truth.
2.1/ Knowledge about the weather: Our ancestors, though they did not have instruments used to predict weather as we have now, used their experience to predict weather and to teach future generation by simple maxims, easy to understand and to memorize. For example, “When you see a cloud comes from the east of Vietnam, you must run; but if you see it comes from the south, you can either continue to work or to play.” Their meanings are: If a cloud comes from the east of Vietnam, that is, from the sea of Nam Hai, then rain will certainly come; therefore, people must run as fast as possible to avoid rain. If a cloud comes from the south of Vietnam, it will not rain, people can continue what they are doing, either working or playing.
Jesus also used their ancestors’ experience when he said to the crowd: “When you see a cloud rising in the west, you say at once, `A shower is coming’; and so it happens. And when you see the south wind blowing, you say, `There will be scorching heat’; and it happens.” Their meanings are: If a dark cloud comes from the west of Palestine, that is, from the Mediterranean Sea, it is certainly that rain will come. If a wind comes from the south of Palestine, that is, from the Arabian desert, the weather will be hot.
2.2/ Knowledge about time: In the time period closed to the coming of Christ, almost every one of the Jews was looking for the Messiah, who will come to set them free from the foreign empire. According to prophets, God will give people signs to recognize when the Messiah comes; for example, according to the prophet Isaiah: “The Spirit of the Lord God is upon me, because the Lord has anointed me to bring good tidings to the afflicted; he has sent me to bind up the brokenhearted, to proclaim liberty to the captives, and the opening of the prison to those who are bound” (Isa 61:1). But when Jesus reminded them that he is the one who Isaiah fortold (Lk 4:21), they were still not believed in him. This is the reason why Jesus scolded them: “You hypocrites! You know how to interpret the appearance of earth and sky; but why do you not know how to interpret the present time? And why do you not judge for yourselves what is right?”
2.3/ Use knowledge about psychology to prepare for one’s future life: To prepare to face God’s justice on the Judgment Day, Jesus illustrated a case which people are so familiar: “As you go with your accuser before the magistrate, make an effort to settle with him on the way, lest he drag you to the judge, and the judge hand you over to the officer, and the officer put you in prison. I tell you, you will never get out till you have paid the very last copper.” The meaning is that according to justice, we must render to people what belong to them. If we treat them unjust, we must compensate for them the sooner the better; if not, we will have to pay them back by the judge’s order and to endure possible jail time.
III. APPLICATION IN LIFE:
– To live in unity, we need to have five important virtues: humility, meekness, perserverance, charity and peace; at the same time, to develop what we have in common with each other.
– Human beings are animals with thinking; we need to use past experience to draw out good lesson for our present life; and know to use what is happening to store up good things for our future life.