Thứ Sáu Tuần 23 TN2
Bài đọc: I Cor 9:16-19, 22-27; Lk 6:39-42.
1/ Bài đọc I: 16 Thật vậy, đối với tôi, rao giảng Tin Mừng không phải là lý do để tự hào, mà đó là một sự cần thiết bắt buộc tôi phải làm. Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng!
17 Tôi mà tự ý làm việc ấy, thì mới đáng Thiên Chúa thưởng công; còn nếu không tự ý, thì đó là một nhiệm vụ Thiên Chúa giao phó.
18 Vậy đâu là phần thưởng của tôi? Đó là khi rao giảng Tin Mừng, tôi rao giảng không công, chẳng hưởng quyền lợi Tin Mừng dành cho tôi.
19 Phải, tôi là một người tự do, không lệ thuộc vào ai, nhưng tôi đã trở thành nô lệ của mọi người, hầu chinh phục thêm được nhiều người.
22 Tôi đã trở nên yếu với những người yếu, để chinh phục những người yếu. Tôi đã trở nên tất cả cho mọi người, để bằng mọi cách cứu được một số người.
23 Vì Tin Mừng, tôi làm tất cả những điều đó, để cùng được thông chia phần phúc của Tin Mừng.
24 Anh em chẳng biết sao: trong cuộc chạy đua trên thao trường, tất cả mọi người đều chạy, nhưng chỉ có một người đoạt giải. Anh em hãy chạy thế nào để chiếm cho được phần thưởng.
25 Phàm là tay đua, thì phải kiêng kỵ đủ điều, song họ làm như vậy là để đoạt phần thưởng chóng hư; trái lại chúng ta nhằm phần thưởng không bao giờ hư nát.
26 Vậy tôi đây cũng chạy như thế, chứ không chạy mà không xác tín; tôi đấm như thế, chứ không phải đấm vào không khí.
27 Tôi bắt thân thể phải chịu cực và phục tùng, kẻo sau khi rao giảng cho người khác, chính tôi lại bị loại.
2/ Phúc Âm: 39 Đức Giê-su còn kể cho môn đệ dụ ngôn này: “Mù mà lại dắt mù được sao? Lẽ nào cả hai lại không sa xuống hố?
40 Học trò không hơn thầy, có học hết chữ cũng chỉ bằng thầy mà thôi.
41 Sao anh thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của chính mình thì lại không để ý tới?
42 Sao anh lại có thể nói với người anh em: “Này anh, hãy để tôi lấy cái rác trong con mắt anh ra”, trong khi chính mình lại không thấy cái xà trong con mắt của mình? Hỡi kẻ đạo đức giả! Lấy cái xà ra khỏi mắt ngươi trước đã, rồi sẽ thấy rõ, để lấy cái rác trong con mắt người anh em!
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Cách lãnh đạo.
Các Bài đọc hôm nay tập trung vào những người lãnh đạo tôn giáo nhưng vẫn có thể mở rộng để áp dụng cho tất cả mọi người. Để rao giảng Lời Chúa có hiệu quả, trước hết và trên hết người rao giảng cần biết mình trong mối tương quan với Chúa, sau đó người rao giảng cần biết tha nhân với những điểm mạnh cũng như điểm yếu của họ.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Ơn gọi rao giảng của Phaolô.
Biến cố Damascus đã ghi đậm trong cuộc đời thánh nhân đến nỗi ngài luôn luôn nhìn lại biến cố này để đánh giá những việc mình làm. Trong biến cố đó, Phaolô đang trên đường bách hại các tín hữu, nhưng Chúa đã thay đổi hòan tòan cuộc đời ông bằng cách chọn ông để rao giảng Tin Mừng cho Dân Ngọai. Đó là lý do tại sao người nói hôm nay: “Thật vậy, đối với tôi, rao giảng Tin Mừng không phải là lý do để tự hào, mà đó là một sự cần thiết bắt buộc tôi phải làm. Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng! Tôi mà tự ý làm việc ấy, thì mới đáng Thiên Chúa thưởng công; còn nếu không tự ý, thì đó là một nhiệm vụ Thiên Chúa giao phó.”
Vì không tự ý xin để rao giảng Tin Mừng nên Phaolô tìm cách khác để lập công. Ngài từ chối để hưởng thụ những đặc quyền dành cho người rao giảng Tin Mừng như Chúa nói “thợ làm việc đáng hưởng công.” Ngài vừa rao giảng Tin Mừng vừa kiếm ăn với sức lao động của mình. Hơn nữa, ngài còn nhiệt thành hy sinh chịu đựng tất cả để Tin Mừng được lan rộng khắp nơi.
Rao giảng Tin Mừng không thuần túy chỉ nói những gì đã học được rồi để mặc người nghe muốn làm gì thì làm. Để việc rao giảng Tin Mừng có hiệu quả, người rao giảng cần biết người nghe với tất cả các ưu và khuyết điểm của họ. Chẳng hạn nơi cộng đòan Hy-Lạp ở Corintô, thánh Phaolô biết họ rất mở lòng để tiếp nhận những điều hay, nhưng cũng đã bị ảnh hưởng nhiều bởi lối sống tình dục thác lọan. Vì thế, ngài phải nghiên cứu cách rao giảng làm sao để thuyết phục các tín hữu không những chỉ tin vào Chúa Kitô mà còn sẵn sàng sửa đổi các nết xấu sao cho thích hợp với đòi hỏi của Tin Mừng: “Tôi đã trở nên yếu với những người yếu, để chinh phục những người yếu. Tôi đã trở nên tất cả cho mọi người, để bằng mọi cách cứu được một số người. Vì Tin Mừng, tôi làm tất cả những điều đó, để cùng được thông chia phần phúc của Tin Mừng.”
2/ Phúc Âm: Sửa mình trước khi sửa người.
Vì khán giả không chỉ có hai tai nhưng còn hai mắt để nhìn, nên những người lãnh đạo bị đòi hỏi không chỉ rao giảng bằng lời nói mà còn bằng hành động. Để việc rao giảng có hiệu quả, người lãnh đạo cần chứng minh điều mình rao giảng với các việc làm của mình, và việc làm tốt dễ tác động trên khán giả hơn những lời khôn ngoan của họ. Tuy nhiên, như Chúa Giêsu nhận định: “Các người Kinh-sư và Biệt-phái ngồi trên tòa Môisê giảng dạy, hãy nghe những gì họ rao giảng, nhưng đừng làm những gì họ làm, vì họ nói mà không làm.” Nếu không tìm được người rao giảng hòan tòan thì những người rao giảng chỉ bằng lời nói vẫn có giá trị tối thiểu của họ.
Không ai có thể cho cái mình không có, và không ai có thể sửa lỗi người khác khi chính mình cũng có những khuyết điểm đó. Nhiều khi những khuyết điểm của mình còn to lớn nặng nề hơn là khuyết điểm của người mình muốn sửa, như ví dụ Chúa đưa ra hôm nay: “Sao anh thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của chính mình thì lại không để ý tới?” Trước khi sửa lỗi tha nhân cần phải sửa mình trước. Điều làm cho nhiều người dễ chỉ trích và sửa dạy tha nhân là họ không chịu xét mình để nhận ra những khuyết điểm của họ, nên dễ cho là họ thánh thiện hơn những người khác. Họ cần biết là không thể giấu được tất cả mọi người và nhất là không bao giờ giấu được Thiên Chúa, Đấng biết rõ tất cả các tội lỗi của mọi người.
Để việc sửa lỗi người có hiệu quả người lãnh đạo cần biết tha nhân, biết ưu và khuyết điểm của họ, và biết lý do cùng hòan cảnh đưa đến dịp phạm tội, và nhất là biết kiên nhẫn để sửa dạy. Lại một lần nữa, bằng việc luôn luôn xét mình, người lãnh đạo nhận ra chính mình đã phải cố gắng chừng nào để thắng vượt được tội lỗi và những thói quen xấu; điều này sẽ giúp họ dễ thông cảm với tha nhân và kiên nhẫn trong việc sửa lỗi.
Chúa cảnh cáo nguy hiểm của những nhà lãnh đạo đui mù: “Mù mà lại dắt mù được sao? Lẽ nào cả hai lại không sa xuống hố?” Người lãnh đạo đui mù không nhận mình đui mù còn nguy hiểm hơn; khi sa xuống hố họ lại còn đổ tội cho người dưới quyền họ.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Mỗi người chúng ta đều mang trong mình những ưu và khuyết điểm, những tính tốt và xấu. Để phát triển gia đình và cộng đòan, người lãnh đạo cần nhận ra tất cả những điều này, để biết dùng những ưu điểm và tính tốt trong việc xây dựng cộng đòan; cũng như biết cách đề phòng và sửa sai những khuyết điểm và tội lỗi để cộng đòan ngày càng tốt đẹp hơn.
– Trước khi có thể biết và sửa người, mọi người cần biết và sửa mình trước. Việc luôn nhìn lại quá khứ để nhận ra những lỗi lầm mình đã phạm và tiến trình tự sửa để trở nên tốt sẽ giúp các nhà lãnh đạo sáng suốt để nhận ra những lầm lỗi của những người dưới quyền mình và kiên nhẫn để sửa sai họ.
– Tiến trình lãnh đạo cần theo thứ tự như sau: (1) Nhìn nhận mọi người đều có ưu và khuyết điểm; (2) Biết ưu và khuyết điểm của mình; và (3) Biết dùng ưu điểm và kiên nhẫn sửa chữa khuyết điểm của tha nhân.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP
Friday of the Twenty-third Week in Ordinary Time
Viết bởi Lan Hương
Readings: I Cor 9:16-19, 22-27; Lk 6:39-42.
1/ First Reading: NAB 1 Corinthians 9:16 If I preach the gospel, this is no reason for me to boast, for an obligation has been imposed on me, and woe to me if I do not preach it! 17 If I do so willingly, I have a recompense, but if unwillingly, then I have been entrusted with a stewardship. 18 What then is my recompense? That, when I preach, I offer the gospel free of charge so as not to make full use of my right in the gospel. 19 Although I am free in regard to all, I have made myself a slave to all so as to win over as many as possible. 22 To the weak I became weak, to win over the weak. I have become all things to all, to save at least some. 23 All this I do for the sake of the gospel, so that I too may have a share in it. 24 Do you not know that the runners in the stadium all run in the race, but only one wins the prize? Run so as to win. 25 Every athlete exercises discipline in every way. They do it to win a perishable crown, but we an imperishable one. 26 Thus I do not run aimlessly; I do not fight as if I were shadowboxing. 27 No, I drive my body and train it, for fear that, after having preached to others, I myself should be disqualified.
2/ Gospel: NAB Luke 6:39 And he told them a parable, “Can a blind person guide a blind person? Will not both fall into a pit? 40 No disciple is superior to the teacher; but when fully trained, every disciple will be like his teacher. 41 Why do you notice the splinter in your brother’s eye, but do not perceive the wooden beam in your own? 42 How can you say to your brother, ‘Brother, let me remove that splinter in your eye,’ when you do not even notice the wooden beam in your own eye? You hypocrite! Remove the wooden beam from your eye first; then you will see clearly to remove the splinter in your brother’s eye.
—————————————————————————————–
I. THEME: The art of leadership
Leadership isn’t easy; it is an art. First, a leader must know the purpose of what he and others aim at. The goal already existed, a leader doesn’t need to invent the goal. This goal must always be before his eyes when he decides to do anything; if not, it is a waste of time because he doesn’t know why he is doing his tasks for. Secondly, he must know the way how to attain the purpose. There can be different ways but a good leader must find an effective and agreeable with his own and his follower’s talents.
Today readings emphasize on the religious leadership, but can still be appliable for other leaderships. In the first reading, St. Paul reflected on his task of preaching the Gospel. He realized that it is a duty which God charged him to do, not an option. So, he must find a way how he can benefit from this task and make his preaching effectively. In the Gospel, Jesus listed out two important qualities of a leader. First, he must know where he heads to. Secondly, he must be good before he can help people to be good.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: St. Paul was charged to preach the Gospel.
1.1/ Preaching the Gospel is a duty: The Damascus event deeply marked in St. Paul’s soul so that he always comes back to this event to evaluate his tasks. In that event, he was on his way to persecute the faithful but Jesus completely changed his life by choosing him as a preacher of the Gospel to the Gentiles. This is the reason for his declaration in today passage: “If I preach the Gospel, this is no reason for me to boast, for an obligation has been imposed on me, and woe to me if I do not preach it! If I do so willingly, I have a recompense, but if unwillingly, then I have been entrusted with a stewardship.”
1.2/ How to profit from the preaching of the Gospel: Since Paul didn’t ask to preach the Gospel, but was charged to do it, he must find other way to be benefited from this task. He refused priviledges for a preacher; for example, to be fed by the faithful. Instead, he both preached the Gospel and labored to earn his living. Moreover, he also eagerly sacrificed all things so that the Gospel might extend to all places.
1.3/ Preaching the Gospel with a purpose:
(1) To save others’ soul: Preaching the Gospel isn’t meant to say what a preacher knew and let the hearers do what they want to do. The effect preaching must lead to repentance and to believe in God. A preacher must know their hearers’ good and bad habits. For example, the Corinthians. Paul knew they are very open to welcome something good and new; but they also are affected by their immoral life. Therefore, he must do a research and come up with an effective way to preach to them so that not only he can convince them to believe in Christ but also to persuade them to correct their bad habits to accomodate the Gospel’s demands, as he said, “Although I am free in regard to all, I have made myself a slave to all so as to win over as many as possible. To the weak I became weak, to win over the weak. I have become all things to all, to save at least some. All this I do for the sake of the Gospel, so that I too may have a share in it.”
(2) To save one’s own soul: What good if a preacher can save others but can’t save himself? This must be a constant reflection for all preachers; they must find a way to save themselve first. Paul also worried about this, “No, I drive my body and train it, for fear that, after having preached to others, I myself should be disqualified.”
2/ Gospel: A leader must be good before he can help others to be good.
2.1/ Two important qualities of a leader:
(1) A leader must know the way: Jesus forewarned the danger of a blind leader, “Can a blind person guide a blind person? Will not both fall into a pit?” Therefore, when we choose a leader, we must choose a wise leader. If we neglect this duty, we shall have to suffer the same consequence with him. A blind leader who doesn’t know he is blind can be more dangerous, he shall blame his followers for his failure.
(2) A leader must be good: Since the audience not only have two ears to hear, they also have two eyes to see, so a leader is required to preach not only by words but also by deeds. In order for his preaching to be effective, a leader needs to show what he preaches with what he does, and good deeds are easy to attract the audience more than a leader’s wise words. However, words also have their limited effects as Jesus taught us, “The scribes and the Pharisees have taken their seat on the chair of Moses. Therefore, do and observe all things whatsoever they tell you, but do not follow their example. For they preach but they do not practice” (Mt 23:2-3).
2.2/ The need to correct oneself first:
(1) No one can give what they don’t have; no one can correct others when he also has the same sin. Especially when his sin is bigger and heavier then the sin of the one he wants to correct, as Jesus said in today passage, “Why do you notice the splinter in your brother’s eye, but do not perceive the wooden beam in your own? How can you say to your brother, ‘Brother, let me remove that splinter in your eye,’ when you do not even notice the wooden beam in your own eye? You hypocrite! Remove the wooden beam from your eye first; then you will see clearly to remove the splinter in your brother’s eye.”
Before one can correct other, he must correct himself first. When one doesn’t often examime his conscience, he has a feeling that he is better than others; this feeling leads him to criticize and to correct others’ sin. He must know that even he can hide his sins from others, he can’t hide them from God who knows all of his sins.
(2) In order for the correction to be effective, a leader needs to know others’ good and bad habits, the circumstance which leads them to sin and must be patient to correct. Again, the examine of conscience helps a leader to know how hard he must try to overcome his sin. This shall help him to understand others and to be patient in his correction of them.
III. APPLICATION IN LIFE:
– Every one of us carries in ourselves good and bad habits. To develop an individual, a family or a community, a leader need to recognize all these habits so that he knows how to use their good habits in building up the community, and also to be cautious and to correct the bad habits so that every individual and community can get better everyday.
– Before we can know and correct others, we need to know and to correct ourselves first. The frequent examine of our conscience helps to recognize our sins and the progress of self-correction to be better shall help us to understand bad habits of those who we are responsible and have patience to correct them.
– The progress of leadership needs to be in order as follows: First, we need to recognize everyone has good and bad habits. Next, we should recognize our own good and bad habits. Finally, we must use others’ good habits and be patient to correct their bad habits.