Lời Chúa Mỗi Ngày : Thứ Năm Tuần 7 TN1, Năm Lẻ

28.02.2019Thứ Năm Tuần 7 TN1, Năm Lẻ
Bài đọc: Sir 5:1-8; Mk 9:41-50.
1/ Bài đọc I: 1 Đừng cậy vào tài sản của con, và đừng nói: “Tôi có đủ cả rồi!”
2 Đừng chiều theo ước muốn và sức lực của con,
mà thoả mãn những đam mê của lòng mình.
3 Đừng nói: “Ai làm gì được tôi?”
Vì Đức Chúa là Đấng công minh sẽ trừng phạt.
4 Đừng nói: “Tôi đã phạm tội nhưng nào có sao?”
Bởi vì Đức Chúa nhẫn nại đó!
5 Đừng ỷ được tha thứ mà khinh nhờn,
rồi cứ chồng chất tội này lên tội khác.
6 Đừng nói: “Người rất mực cảm thương,
tôi có phạm tội nhiều, Người cũng tha thứ cả!”
Vì Người thương xót, Người cũng nổi lôi đình,
và cơn lôi đình của Người ập xuống quân tội lỗi.
7 Đừng trì hoãn, hãy trở về với Đức Chúa đi;
đừng lần lữa hết ngày này qua ngày khác,
vì thình lình Đức Chúa sẽ nổi cơn thịnh nộ,
và trong thời trừng phạt, con sẽ phải tiêu vong.
8 Đừng cậy dựa vào của cải bất chính,
vì điều đó chẳng ích gì cho con ngày con gặp bất hạnh.
2/ Phúc Âm: 41 “Ai cho anh em uống một chén nước vì lẽ anh em thuộc về Đấng Ki-tô, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu.
42 “Ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin đây phải sa ngã, thì thà buộc cối đá lớn vào cổ nó mà ném xuống biển còn hơn.
43 Nếu tay anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một tay mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai tay mà phải sa hoả ngục, phải vào lửa không hề tắt.
45 Nếu chân anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một chân mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai chân mà bị ném vào hoả ngục.
47 Nếu mắt anh làm cớ cho anh sa ngã, thì móc nó đi; thà chột mắt mà được vào Nước Thiên Chúa còn hơn là có đủ hai mắt mà bị ném vào hoả ngục,
48 nơi giòi bọ không hề chết và lửa không hề tắt.
49 Quả thật, ai nấy sẽ được luyện bằng lửa như thể ướp bằng muối.
50 Muối là cái gì tốt. Nhưng muối mà hết mặn, thì anh em sẽ lấy gì ướp cho mặn lại? Anh em hãy giữ muối trong lòng anh em, và sống hoà thuận với nhau.”
________________________________________

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Những điều nên làm và nên tránh trong cuộc đời.
Thế gian này chỉ là chỗ tạm dung, không phải là chỗ định cư đời đời. Mục đích Thiên Chúa cho con người sống trong thế gian khoảng một thời gian là để cho con người luyện tập đức tin và tình yêu vào Thiên Chúa, trước khi cho con người về hưởng hạnh phúc muôn đời với Người trên Thiên Đàng. Nhiều người đã không nắm vững mục đích này, nên họ lấy thế gian làm chỗ định cư, và họ sống như không có nguồn cội và đích điểm. Nhiều tín hữu tuy biết đích điểm, lại không biết cách làm sao để đạt đích.
Các bài đọc hôm nay nhắc nhở các tín hữu nhớ lại đích điểm của cuộc đời, và cho họ những bài học cụ thể cần phải làm để đạt đích. Trong bài đọc I, Sách Huấn Ca nhắc nhở cho con người biết Đấng nắm giữ vận mạng con người. Ngài cho con người rất nhiều cơ hội để nhận ra mục đích của cuộc đời, nhưng họ phải biết lợi dụng những cơ hội để làm lành tránh dữ, trước khi tới ngày Ngài cất họ ra khỏi thế gian. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu dạy các tín hữu những gì cần làm và cần tránh trong cuộc đời.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Đừng khinh thường lòng thương xót và những cơ hội Thiên Chúa ban.
1.1/ Đừng cậy dựa vào của cải thế gian hay sức lực của con người: Ba điều tác giả Sách Huấn Ca khuyên con người phải tránh.
(1) Cậy dựa vào tiền bạc của cải: “Đừng cậy vào tài sản của con, và đừng nói: “Tôi có đủ cả rồi!”… Đừng cậy dựa vào của cải bất chính, vì điều đó chẳng ích gì cho con ngày con gặp bất hạnh.” Ai cũng biết sức mạnh của kim tiền, nó có khả năng làm tối mặt mọi người để con người quên đi mục đích của cuộc đời. Người tín hữu cần nhắc nhở mình, tiền bạc là của thế gian, khi chết họ phải để lại cho thế hệ sau hưởng dùng. Tại sao phí cả cuộc đời để vơ vét những gì mình không mang theo được? Tại sao không dành thời gian để phát triển và học hỏi những gì mình có thể mang theo?
(2) Ước muốn, đam mê: “Đừng chiều theo ước muốn và sức lực của con, mà thoả mãn những đam mê của lòng mình.” Thiên Chúa ban cho con người những ước muốn để thực hiện những điều Ngài dựng nên và quan phòng. Con người không được dùng nó cho những mục đích bất chính, để rồi trí óc con người không còn ham muốn những mục đích cao quí mà Thiên Chúa đã quan phòng.
(3) Sức riêng mình: “Đừng nói: “Ai làm gì được tôi?” Vì Đức Chúa là Đấng công minh sẽ trừng phạt. Đừng nói: “Tôi đã phạm tội nhưng nào có sao?” Bởi vì Đức Chúa nhẫn nại đó! Đừng ỷ được tha thứ mà khinh nhờn, rồi cứ chồng chất tội này lên tội khác.” Con người không dựng nên và điều khiển trái đất này. Họ cần khiêm nhường nhận ra uy quyền của Thiên Chúa, Đấng dẫn đưa mọi vật tới mục đích như Ngài mong ước.
1.2/ Đừng khinh thường cơn thịnh nộ của Thiên Chúa: Cả hai khuynh hướng cực đoan con người cần tránh xa: thứ nhất, Thiên Chúa rất từ bi nhân hậu, Ngài sẽ xóa bỏ mọi tội lỗi con người mà không cần con người phải ăn năn sám hối; thứ hai, Thiên Chúa rất công bằng, Ngài sẽ không tha thứ những tội lỗi quá nặng nề của con người đã xúc phạm tới Ngài. Điều chúng ta có thể đoan chắc là Thiên Chúa rất từ bi nhân hậu; nhưng cũng rất mực công bằng. Ngài sẽ trả cho mỗi người theo việc làm của họ.
Vì vậy, mọi người cần phải trở về với Thiên Chúa càng sớm càng tốt, đừng đánh bạc cuộc đời của mình để rồi sẽ mất tất cả. Hơn nữa, càng trở về sớm với Thiên Chúa bao nhiêu, con người càng thấy cuộc đời có ý nghĩa và đáng sống bấy nhiêu. Tác giả khuyên mọi người: “Đừng trì hoãn, hãy trở về với Đức Chúa đi; đừng lần lữa hết ngày này qua ngày khác, vì thình lình Đức Chúa sẽ nổi cơn thịnh nộ, và trong thời trừng phạt, con sẽ phải tiêu vong.”
2/ Phúc Âm: Hãy làm lành và tránh tội.
2.1/ Thiên Chúa kể những gì chúng ta làm cho anh/chị/em là chúng ta làm cho chính Ngài: Chúng ta thực sự chẳng thêm được gì cho Thiên Chúa; nhưng Ngài kể những gì chúng ta làm cho tha nhân là làm cho Ngài, và Ngài sẽ thưởng công cho chúng ta. Tại sao chúng ta cần công trạng? Thưa bởi vì những hình phạt do tội lỗi gây nên. Khi xưng tội, Thiên Chúa tha tội; nhưng hình phạt chúng ta vẫn phải đền. Vì thế, chúng ta cần phải ra sức giúp đỡ tha nhân để đền bù hình phạt do tội lỗi gây nên. Việc đền tội các linh mục ra chỉ là tượng trưng. Chúng ta không biết hình phạt do tội lỗi gây ra nặng tới mức nào; nên cứ làm việc lành nhiều cho chắc ăn.
2.2/ Điều xấu chúng ta làm cho anh/chị/em, chúng ta cũng phải lãnh nhận mọi hình phạt tương xứng. Có hai điều Chúa Giêsu muốn nói tới ở đây:
1) Gương mù cho những người bé mọn: “Ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin đây phải sa ngã, thì thà buộc cối đá lớn vào cổ nó mà ném xuống biển còn hơn.” Danh-từ Hy-lạp để chỉ “bé mọn” dùng ở đây là “mikros;” nó có thể hiểu cả bé mọn về phần xác như trẻ em, hay bé mọn về phần linh hồn như những người không hiểu biết nhiều. Chúa Giêsu có ý muốn nói gương mù ảnh hưởng trên hai loại người này rất nặng nề, vì trí khôn hay đức tin của họ chưa vững vàng đủ để có thể vượt qua. Họ có thể mất đức tin vì gương mù của chúng ta.
2) Hậu quả của tội: Chúng ta không thể hiểu những câu này theo nghĩa đen vì: (1) Nếu cứ mỗi lần phạm tội và phải làm những điều này, con người sẽ không còn gì để cắt hay móc mà vứt đi. (2) Hỏa ngục là nơi ở của các linh hồn phải hư đi. Hình phạt nặng nhất là họ không được nhìn thấy Thiên Chúa. Vì xác loài người chưa sống lại, nên hồn con người không có thân xác để có thể cảm thấy sức nóng của lửa. Những câu này là một lối diễn tả của Chúa để nói lên hình phạt nặng nề của tội nếu con người không biết làm chủ các giác quan của mình. Thiên Chúa ban cho con người một thân xác để sinh ích cho bản thân và cho tha nhân, chứ không phải dùng nó để phạm tội.

2.3/ Cần luyện tập các nhân đức trong cuộc đời: Bản dịch của Việt-nam hơi tối nghĩa và dài dòng, nguyên nghĩa Hy-lạp có thể dịch “Quả thật, ai nấy sẽ được muối bằng lửa.” Trình thuật của Matthew sáng sủa tuy dài hơn, vì phân biệt hai biểu tượng “muối” và “ánh sáng” (Mt 5:13-15). Mục đích của việc Chúa dùng biểu tượng để chỉ những đức tính của người Kitô hữu. Họ đã được trang bị để có những đức tính này. Họ phải luyện tập và thực hành để những người chưa tin nhận ra những tốt lành của đạo và tin vào Cha trên trời. Trong trình thuật hôm nay, muối được ví với nhân đức hiền hòa: “Anh em hãy giữ muối trong lòng anh em, và sống hoà thuận với nhau.”
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Cuộc đời mỗi người chúng ta đi về một hướng nhất định dù chúng ta có biết hay không. Tại sao chúng ta không để giờ học hỏi để nhận ra mục đích cao trọng này?
– Biết đích điểm thôi chưa đủ, chúng ta còn phải biết những gì nên làm và những gì nên tránh nữa thì mới mong đạt đích. Chịu khó đọc Kinh Thánh mỗi ngày và thi hành những gì Thiên Chúa dạy sẽ giúp chúng ta phải chuẩn bị thế nào cho ngày về với Ngài.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP

Thursday of the seventh week in Ordinary Time1
Viết bởi LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP
THURSDAY OF THE 7 OT1
Readings: Sir 5:1-8; Mk 9:41-50.

1/ First Reading: RSV Sirach 5:1 Do not set your heart on your wealth, nor say, “I have enough.” 2 Do not follow your inclination and strength, walking according to the desires of your heart. 3 Do not say, “Who will have power over me?” for the Lord will surely punish you. 4 Do not say, “I sinned, and what happened to me?” for the Lord is slow to anger. 5 Do not be so confident of atonement that you add sin to sin. 6 Do not say, “His mercy is great, he will forgive the multitude of my sins,” for both mercy and wrath are with him, and his anger rests on sinners. 7 Do not delay to turn to the Lord, nor postpone it from day to day; for suddenly the wrath of the Lord will go forth, and at the time of punishment you will perish. 8 Do not depend on dishonest wealth, for it will not benefit you in the day of calamity.
2/ Gospel: NAU Mark 9:41 “For whoever gives you a cup of water to drink because of your name as followers of Christ, truly I say to you, he will not lose his reward. 42 “Whoever causes one of these little ones who believe to stumble; it would be better for him if, with a heavy millstone hung around his neck, he had been cast into the sea. 43 “If your hand causes you to stumble, cut it off; it is better for you to enter life crippled, than, having your two hands, to go into hell, into the unquenchable fire, 44 where their worm does not die, and the fire is not quenched. 45 “If your foot causes you to stumble, cut it off; it is better for you to enter life lame, than, having your two feet, to be cast into hell, 46 where their worm does not die, and the fire is not quenched. 47 “If your eye causes you to stumble, throw it out; it is better for you to enter the kingdom of God with one eye, than, having two eyes, to be cast into hell, 48 where their worm does not die, and the fire is not quenched. 49 “For everyone will be salted with fire. 50 “Salt is good; but if the salt becomes unsalty, with what will you make it salty again? Have salt in yourselves, and be at peace with one another.”
________________________________________
I. THEME: What we need to do and to avoid in life.
The world we are living is only temporal, not an everlasting place. God’s purpose for people to live in this world in a period of time is for them to practice their faith and love for Him before He welcomes them to live a happy life with Him forever. Many people don’t understand this purpose so they consider this world as their only home; they live as though they have no origin and purpose. Many faithful though they know their purpose, but don’t know how to live to attain that purpose.
Today readings remind everyone the ultimate destination of their life and give them concrete lessons to attain that end. In the first reading, the author of the Book of Sirach reminds people to know the One who holds all people’s destiny. He gives everyone many opportunities to recognize the goal of their life, and wants them to take advantage of these opportunities to do good and to avoid evil before He takes them out of this world. In the Gospel, Jesus teaches his audience what they need to do and to avoid in their life.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: Don’t despise God’s mercy and His given opportunities.
1.1/ Don’t rely on material things or human power: The author of Sirach advises people three things to avoid.
(1) Don’t rely on material belonging: He said, “Do not set your heart on your wealth, nor say, “I have enough”… Do not depend on dishonest wealth, for it will not benefit you in the day of calamity.” Everyone knows the power of money, it has the ability to blacken people’s mind so that they forget the ultimate goal of their life. The faithful need to remind themselves that money belongs to the world, when they die, they must leave behind for people to use them. Why do they waste their time to accumulate things that they can’t bring with them? Why don’t they use time to learn and to accumulate things that they can bring with them to the next world?
(2) Don’t live according to their own desire and passion: The author continues, “Do not follow your inclination and strength, walking according to the desires of your heart.” This sentence is meant that people must control their desire and passion; they must regulate them according to their intellect and will. God gives people the desires to do things according to His providence; they can’t use them for illegal purposes or their own pleasures so that they no longer desire lofty goals which God destines for them.
(3) Don’t trust on their own power: The author advises, “Do not say, “Who will have power over me?” for the Lord will surely punish you. Do not say, “I sinned, and what happened to me?” for the Lord is slow to anger. Do not be so confident of atonement that you add sin to sin.” People don’t create and control this world, these things belong to God. People need to be humble to recognize God’s power. He shall lead all things to the purpose according to His will.
1.2/ Don’t despise God’s wrath: There are the two extremes which people need to avoid: Firstly, God is merciful, He shall wipe out all of one’s sins without repentance. Secondly, God is just, He shall not forgive one’s serious sins because they are so heavy. What we can confirm is that God is both very merciful and just, He shall return to everyone as their deeds are deserved.
Therefore, all need to return to God as soon as possible; do not gamble one’s life so that he can lose all things. Moreover, the sooner one returns to God the better he could find the meaning of his life. The author gives people a serious advise: “Do not delay to turn to the Lord, nor postpone it from day to day; for suddenly the wrath of the Lord will go forth, and at the time of punishment you will perish.”
2/ Gospel: Let do good and avoid evil.
2.1/ God counts what we do for others as we do for Him: We can’t really add nothing to God; but He considers what we do for others as for Him and He shall accordingly reward us. Why do we need merits? Because of punishment caused by our sins. When we confess, God forgives our sins; but we must endure punishments. We must make an effort to help others to compensate our punishments. The Catechism of the Catholic Church explains this process as followings: “Absolution takes away sin, but it does not remedy all the disorders sin has caused. Raised up from sin, the sinner must still recover his full spiritual health by doing something more to make amends for the sin: he must “make satisfaction for” or “expiate” his sins. This satisfaction is also called “penance”” (CCC #1459b). The compensation gives by a priest is only a nominal one because no one knows how heavy is one’s sins. It is better to do more penance than to do less than that.
2.2/ The corresponding punishments: There are two things which Jesus wants to mention in this passage:
1) Causing scandal for the small: Jesus said, “Whoever causes one of these little ones who believe to stumble, it would be better for him if, with a heavy millstone hung around his neck, he had been cast into the sea.” The Greek’s noun used here is “mikros;” it can be understood both in body as children and in spirit as those who don’t have enough knowledge. Jesus wants to say that the results caused by sins on these people are heavy because their mind and their faith aren’t firm enough to overcome. They can lose their faith due to others’ sin.
2) The results of sins: We can’t understand these five sentences according to the literal sense because: Firstly, if people must cut the part that caused them to sin, they shall not have any part to cut! Secondly, the hell is a place for the unrepented souls. The most heavy punishment for them is that they can’t see God. Since human bodies aren’t resurrected yet, their souls have no body to feel heat from fire. These sentences are described by Jesus to emphasize the heavy punishment of sins if people don’t control their senses. God gives people a body to profit themselves and others, not to use it to sin.
2.3/ People need to practice their virtues: Mark continues, “”For everyone will be salted with fire.” Salt is good; but if the salt becomes unsalty, with what will you make it salty again?” Matthew’s passage (Mt 5:13-15) is more clear but longer because he explains the two symbols of salt and light. Jesus uses these two symbols to indicate two important virtues of a Christian. They were prepared with these two virtues. They must train and practice them so that the unbelievers might recognize them and believe in God. In Mark’s passage, salt is liken to the virtue of meekness, “Have salt in yourselves, and be at peace with one another.”
III. APPLICATION IN LIFE:
– Our life has an ultimate goal whether we know it or not. Why don’t we spend some time to learn about this very important goal?
– To know about this goal isn’t enough, we need to learn what we must do and avoid to attain this goal. Learning the Scripture and practice what God teaches us are two important tasks to do in preparing for the day we come back to God.