Thứ Năm Tuần 32 TN2
Bài đọc: Phm 7-20; Lk 17:20-25.
1/ Bài đọc I: 7 Thật thế, tôi rất vui mừng và lấy làm an ủi, khi thấy đức bác ái của anh, bởi vì, thưa anh, anh đã làm cho lòng trí các người trong dân thánh được phấn khởi.
8 Vì thế, mặc dầu nhờ kết hợp với Đức Ki-tô, tôi có đủ mạnh dạn để truyền cho anh làm điều anh phải làm.
9 Nhưng tôi thích kêu gọi lòng bác ái của anh hơn, để xin anh làm điều đó. Tôi, Phao-lô, một người đã già và hơn nữa, một người đang bị tù vì Đức Ki-tô Giê-su,
10 tôi van xin anh cho đứa con của tôi, đứa con tôi đã sinh ra trong cảnh xiềng xích, đó là Ô-nê-xi-mô,
11 kẻ xưa kia đối với anh là vô dụng, thì nay đã thành người hữu ích cho cả anh lẫn tôi,
12 tôi xin gửi nó về cho anh; xin anh hãy đón nhận nó như người ruột thịt của tôi.
13 Phần tôi, tôi cũng muốn giữ nó ở lại với tôi, để nó thay anh mà phục vụ tôi trong khi tôi bị xiềng xích vì Tin Mừng.
14 Nhưng tôi chẳng muốn làm gì mà không có sự chấp thuận của anh, kẻo việc nghĩa anh làm có vẻ miễn cưỡng, chứ không phải tự nguyện.
15 Nó đã xa anh một thời gian, có lẽ chính là để anh được lại nó vĩnh viễn,
16 không phải được lại một người nô lệ, nhưng thay vì một người nô lệ, thì được một người anh em rất thân mến; đối với tôi đã vậy, phương chi đối với anh lại càng thân mến hơn biết mấy, cả về tình người cũng như về tình anh em trong Chúa.
17 Vậy, nếu anh coi tôi là bạn đồng đạo, thì xin anh hãy đón nhận nó như đón nhận chính tôi.
18 Nếu nó đã làm thiệt hại anh hoặc mắc nợ anh điều gì, thì xin để tôi nhận cả.
19 Chính tôi, Phao-lô, tự tay viết điều này: tôi sẽ hoàn trả lại. Tôi khỏi cần nói với anh là anh còn mắc nợ tôi: món nợ đó là chính anh.
20 Phải, thưa anh, xin anh cho tôi được hưởng niềm vui đó trong Chúa. Anh hãy làm cho lòng trí tôi được phấn khởi trong Đức Ki-tô.
2/ Phúc Âm: 20 Người Pha-ri-sêu hỏi Đức Giê-su bao giờ Triều Đại Thiên Chúa đến. Người trả lời: “Triều Đại Thiên Chúa không đến như một điều có thể quan sát được.
21 Và người ta sẽ không nói: “Ở đây này! hay Ở kia kìa! vì này Triều Đại Thiên Chúa đang ở giữa các ông.”
22 Rồi Đức Giê-su nói với các môn đệ: “Sẽ đến thời anh em mong ước được thấy một trong những ngày của Con Người thôi, mà cũng không được thấy.
23 Người ta sẽ bảo anh em: “Người ở kia kìa! hay “Người ở đây này! Anh em đừng đi, đừng chạy theo.
24 Vì ánh chớp chói loà chiếu sáng từ phương trời này đến phương trời kia thế nào, thì Con Người cũng sẽ như vậy trong ngày của Người.
25 Nhưng trước đó, Người phải chịu đau khổ nhiều và bị thế hệ này loại bỏ.
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Những dấu chỉ để nhận ra Triều Đại của Thiên Chúa trong tâm hồn.
Con người thường phán xét theo những gì họ xem thấy bên ngòai. Họ muốn dùng những tiêu chuẩn bên ngòai để xác định khi nào Đấng Thiên Sai và khi nào Ngày Phán Xét tới. Khác với con người, Thiên Chúa phán xét theo những gì Ngài thấy bên trong. Ngài mời gọi con người nhìn sâu vào tâm hồn bên trong, để nhận ra những tiêu chuẩn của Nước Trời. Trong Bài đọc I, Thánh Phaolô cố gắng thuyết phục Philemon nhận lại người nô lệ của ông đã lỡ dại trốn đi. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu cho biết để nhận ra triều đại của Thiên Chúa đến hay chưa, con người không thể dựa vào những sự kiện bên ngòai, nhưng phải dựa vào những thay đổi trong tâm hồn.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Phải lấy tình bác ái mà đối xử với nhau.
Thư Thánh Phaolô gởi cho Philemon, cộng sự viên của ngài, chỉ vỏn vẹn trong hai trang và liên quan chỉ một vấn đề chính: Ngài xin ông nhận lại người nô lệ, Oneximo, đã trót dại bỏ trốn qua Roma tìm tự do. Nhiều người đã so sánh việc Phaolô bầu cử cho Oneximo như việc Chúa Giêsu bầu cử cho con người trước tòa Thiên Chúa. Đức bác ái của Kitô Giáo được nhấn mạnh trong tòan thể thư này:
(1) Thánh Phaolô khen đức bác ái của Philemon: Ngay từ đầu thư, Phaolô đã đề cao đức bác ái của Philemon: “Thật thế, tôi rất vui mừng và lấy làm an ủi, khi thấy đức bác ái của anh, bởi vì, thưa anh, anh đã làm cho lòng trí các người trong dân thánh được phấn khởi.”
(2) Ngài nhân danh đức bác ái xin Philemon làm cho Ngài một chuyện: nhận lại Oneximo. Theo luật của Roma thời đó, người chủ có tòan quyền trên nô lệ của mình. Nếu người nô lệ trốn đi và bị chủ bắt lại, anh có thể bị chủ giết chết. Thánh Phaolô rất hiểu tâm lý: Con người không thích bị bắt buộc phải làm, nhưng muốn có tự do để quyết định, nên Ngài nói với Philemon: “Mặc dầu nhờ kết hợp với Đức Kitô, tôi có đủ mạnh dạn để truyền cho anh làm điều anh phải làm; nhưng tôi thích kêu gọi lòng bác ái của anh hơn, để xin anh làm điều đó. Tôi, Phaolô, một người đã già và hơn nữa, một người đang bị tù vì Đức Kitô Giêsu.”
(3) Thánh Phaolô đối xử bác ái với Oneximo: Ngài không coi anh như một người nô lệ nhưng như một người con ruột thịt. Ngài nói với Philemon: “Tôi van xin anh cho đứa con của tôi, đứa con tôi đã sinh ra trong cảnh xiềng xích, đó là Oneximo, kẻ xưa kia đối với anh là vô dụng, thì nay đã thành người hữu ích cho cả anh lẫn tôi, tôi xin gửi nó về cho anh; xin anh hãy đón nhận nó như người ruột thịt của tôi.”
(4) Thánh Phaolô quan tâm đến người khác nhiều hơn mình: Mặc dù ngài muốn giữ Oneximo ở lại để giúp đỡ ngài trong lúc già yếu và tù đày, nhưng Oneximo thuộc về Philemon; vì thế chỉ Philemon mới có quyền quyết định: “Phần tôi, tôi cũng muốn giữ nó ở lại với tôi, để nó thay anh mà phục vụ tôi trong khi tôi bị xiềng xích vì Tin Mừng. Nhưng tôi chẳng muốn làm gì mà không có sự chấp thuận của anh, kẻo việc nghĩa anh làm có vẻ miễn cưỡng, chứ không phải tự nguyện.”
(5) Thánh Phaolô khuyên Philemon nên đối xử tốt với Oneximo: không phải như một người nô lệ nữa, mà như một người anh em trong gia đình và trong Chúa: “Nó đã xa anh một thời gian, có lẽ chính là để anh được lại nó vĩnh viễn, không phải được lại một người nô lệ, nhưng thay vì một người nô lệ, thì được một người anh em rất thân mến; đối với tôi đã vậy, phương chi đối với anh lại càng thân mến hơn biết mấy, cả về tình người cũng như về tình anh em trong Chúa.”
(6) Thánh Phaolô coi việc tiếp nhận Oneximo là tiếp nhận chính ngài: “Vậy, nếu anh coi tôi là bạn đồng đạo, thì xin anh hãy đón nhận nó như đón nhận chính tôi.” Và Ngài xin Philemon cho ngài được hưởng ân huệ này nhờ Đức Kitô: “Xin anh cho tôi được hưởng niềm vui đó trong Chúa. Anh hãy làm cho lòng trí tôi được phấn khởi trong Đức Kitô.”
2/ Phúc Âm: Triều Đại của Thiên Chúa đang ở giữa các ông.
2.1/ Khi nào triều đại của Thiên Chúa đến? Các động từ chính liên quan đến “triều đại của Thiên Chúa” trong câu 21 và 22 đều được dùng ở thời hiện tại. Điều này chứng tỏ Thánh Luca muốn phân biệt triều đại của Thiên Chúa đến trong trần gian với Ngày Đức Kitô sẽ đến lần thứ hai trong 4 câu kế tiếp. Triều đại của Thiên Chúa đã đến trong trần gian, nhưng để nhận ra con người không thể:
– dựa vào những dấu chỉ bên ngòai như lời Chúa Giêsu tuyên bố: “Triều Đại Thiên Chúa không đến như một điều có thể quan sát được. Và người ta sẽ không nói: Ở đây này! hay Ở kia kìa!” nhưng phải nhận ra nhờ những dấu chỉ bên trong như đức tin vào Thiên Chúa, sống bác ái với mọi người.
– triều đại của Thiên Chúa đang ở giữa (hiện tại) các ông: Chúa Kitô là Đấng Thiên Sai của Thiên Chúa. Nhận ra Đức Kitô và tin vào Ngài là dấu hiệu Triều Đại của Thiên Chúa đã đến trong lòng mỗi tín hữu.
2.2/ Khi nào Đức Kitô sẽ đến lần thứ hai? Các động từ chính của cả 3 câu 22, 23, 24 đều được dùng ở thời tương lai. Câu 25 là lời tiên tri: Chúa Giêsu báo trước những gì sắp xảy ra cho Ngài trong tương lai gần. Về Ngày Chúa Giêsu sẽ đến lần thứ hai:
– Không ai biết được thời gian: “Vì thế, khi người ta sẽ bảo anh em: Người ở kia kìa! hay Người ở đây này! Anh em đừng đi, đừng chạy theo.”
– Không ai biết được nơi chốn: “Vì như ánh chớp chói loà chiếu sáng từ phương trời này đến phương trời kia thế nào, thì Con Người cũng sẽ như vậy trong Ngày của Người.”
– Các môn đệ biết những gì sắp xảy ra cho Chúa Giêsu trong tương lai gần: “Nhưng trước đó, Người phải chịu đau khổ nhiều và bị thế hệ này loại bỏ.” Khi chứng kiến những sự kiện này, các môn đệ sẽ biết triều đại của Thiên Chúa đã đến trong thế gian. Sau đó, Chúa Giêsu sẽ được cất đi khỏi các ông. Lúc đó, các ông sẽ mong sống lại những ngày với Chúa Giêsu, nhưng không còn nữa: “Sẽ đến thời anh em mong ước được thấy một trong những ngày của Con Người thôi, mà cũng không được thấy.”
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Chúng ta có thể nhận ra Triều Đại của Thiên Chúa đã đến với chúng ta bằng niềm tin của chúng ta vào Đức Kitô, biểu lộ qua việc bác ái chúng ta đối xử với những người chung quanh, nhất là những người kém may mắn, như Phaolô khuyên Philemon đối xử với Onesimo, người nô lệ.
– Triều đại của Thiên Chúa đến không từ bên ngòai để chúng ta có thể nhận ra như những vương quốc của trần gian; nhưng chúng ta có thể nhận ra triều đại của Thiên Chúa đã đến trong tâm hồn nhờ vào những dấu chỉ bên trong như ăn năn xám hối, tin vào Đức Kitô, và sống bác ái với mọi người.
– Về Ngày Chúa đến lần hai, Chúa Giêsu đã nói rõ: Chắc chắn Ngày đó sẽ xảy ra, nhưng không ai biết được thời gian và nơi chốn. Vì thế, đừng tiên đóan hay tin ai cho biết về Ngày đó. Tốt hơn, chúng ta nên chuẩn bị và sẵn sàng chờ đợi.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP
Thursday of the Thirty-second Week in Ordinary Time
Viết bởi Lan Hương
Reading 1: (Phlm 7-20)
Beloved:
I have experienced much joy and encouragement from your love,
because the hearts of the holy ones
have been refreshed by you, brother.
Therefore, although I have the full right in Christ
to order you to do what is proper,
I rather urge you out of love,
being as I am, Paul, an old man,
and now also a prisoner for Christ Jesus.
I urge you on behalf of my child Onesimus,
whose father I have become in my imprisonment,
who was once useless to you but is now useful to both you and me.
I am sending him, that is, my own heart, back to you.
I should have liked to retain him for myself,
so that he might serve me on your behalf
in my imprisonment for the Gospel,
but I did not want to do anything without your consent,
so that the good you do might not be forced but voluntary.
Perhaps this is why he was away from you for a while,
that you might have him back forever,
no longer as a slave but more than a slave, a brother,
beloved especially to me, but even more so to you,
as a man and in the Lord.
So if you regard me as a partner, welcome him as you would me.
And if he has done you any injustice
or owes you anything, charge it to me.
I, Paul, write this in my own hand: I will pay.
May I not tell you that you owe me your very self.
Yes, brother, may I profit from you in the Lord.
Refresh my heart in Christ.
Gospel: (Lk 17:20-25)
Asked by the Pharisees when the Kingdom of God would come,
Jesus said in reply,
“The coming of the Kingdom of God cannot be observed,
and no one will announce, ‘Look, here it is,’ or, ‘There it is.’
For behold, the Kingdom of God is among you.”
Then he said to his disciples,
“The days will come when you will long to see
one of the days of the Son of Man, but you will not see it.
There will be those who will say to you,
‘Look, there he is,’ or ‘Look, here he is.’
Do not go off, do not run in pursuit.
For just as lightning flashes
and lights up the sky from one side to the other,
so will the Son of Man be in his day.
But first he must suffer greatly and be rejected by this generation.”
________________________________________
Written by: Fr. Anthony Dinh M. Tien, OP.
I. THEME: The signs to recognize the kingdom of God has come.
People often judge according to what they see; they want to use outside standards to determine when the Messiah and the Last Day shall come. In opposition with human beings, God judges according to what He sees in humand mind. He invites people to look deeply in their mind to recognize these days according to the kingdom of heaven’s standards.
Today readings advise people to judge according to inside standards. In the first reading, St. Paul advised Philemon to welcome back his slave who ran away from him. Though Paul had the authority to command Philemon to do so, he didn’t want to use that authority but let Philemon to freely decide it with charity. In the Gospel, Jesus taught people that the kingdom of God can’t be recognized according to outside factors, but on inside changes of people’s life.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: People must treat others with charity.
The Letter to Philemon has only two pages and concerned about one main thing. St. Paul petitioned Philemon, one of his companions, to welcome back Onesimus, his slaves who ran away from him to Rome for freedom. Many commentators compared Paul’s petition for Onesimus as Christ’s petition for human beings before God. Christianity’s charity was emphasized through the whole Letter.
(1) St. Paul praised Philemon’s charity: Right from the beginning of the Letter, St. Paul praised Philemon’s charity: “For I have experienced much joy and encouragement from your love (agápê), because the hearts of the holy ones have been refreshed by you, brother.”
(2) In the name of charity, he petitioned Philemon to receive back Onesimus: According to Roman law at that time, the master has a full authority on his slave. If a slave runs away and is found, he could be killed by his master. St. Paul understood that people don’t like to be commanded, but to have freedom to decide, so he said to Philemon, “Although I have the full right in Christ to order you to do what is proper, I rather urge you out of love, being as I am, Paul, an old man, and now also a prisoner for Christ Jesus.”
(3) St. Paul treated Onesimus with charity: He didn’t consider him as a slave but as a son. He said to Philemon, “I urge you on behalf of my child Onesimus, whose father I have become in my imprisonment, who was once useless to you but is now useful to both you and me. I am sending him, that is, my own heart, back to you. ”
(4) St. Paul concerned for Philemon more than him: Eventhough St. Paul wanted to keep Onesimus so he could help him in his old age and imprisonment, but Onesimus belonged to Philemon; therefore, only Philemom has a right to decide. Paul said to him, “I should have liked to retain him for myself, so that he might serve me on your behalf in my imprisonment for the gospel, but I did not want to do anything without your consent, so that the good you do might not be forced but voluntary.”
(5) St. Paul advised Philemon to treat Onesimus with charity: Paul advised Philemon to treat Onesimus, no longer as a slave but a brother in Christ, “Perhaps this is why he was away from you for a while, that you might have him back forever, no longer as a slave but more than a slave, a brother, beloved especially to me, but even more so to you, as a man and in the Lord.”
(6) St. Paul considered Philemon’s welcome of Onesimus as welcoming of himself: Paul made a final appeal, “So if you regard me as a partner, welcome him as you would me. If he has done you any injustice or owes you anything, charge it to me.” And he asked Philemon to grant him this favor in Christ’s name: “Yes, brother, may I profit from you in the Lord. Refresh my heart in Christ.”
2/ Gospel: “Behold, the kingdom of God is in the midst of you.”
2.1/ When does the kingdom of God come? First of all, we need to pay attention to the way the author used of the tense in this passage: All the main verbs in verses 20 and 21 were used in the present tense. This shows that Luke wanted his readers to differentiate between the kingdom of God coming into the world and the second coming of Christ in the next four verses. The kingdom of God has come in the world with Christ’s coming; that is why Luke used the present tense.
(1) To recognize the kingdom of God, one can’t rely on the outside signs as Jesus declared: “The kingdom of God is not coming with signs to be observed; nor will they say, `Lo, here it is!’ or `There!’”
(2) The kingdom of God is in the midst of people: Christ is God’s Messiah. When one recognizes Christ and believes in him, the kingdom of God has come to that person.
2.2/ When will be Christ’s second coming? The main verbs of the next three verses, 22-24, were used in the future tense. Verse 25 is the prediction, Jesus fortold what will be happening to him in the near future. About the second coming of Christ, Jesus declared:
(1) No one knows the time when it will happen: “The days are coming… they will say to you, `Lo, there!’ or `Lo, here!’ Do not go, do not follow them.”
(2) No one knows the place where it will happen: “For as the lightning flashes and lights up the sky from one side to the other, so will the Son of man be in his day.”
(3) The disciples knew what will happen to Jesus in the near future: “But first he must suffer many things and be rejected by this generation.” When the disciples witness these things which happened to Jesus, they knew the kingdom of God has come to the world. After that, Jesus was taken away from them. Then, at that time, they desire to see one of the days of the Son of man, and they will no longer see it.
III. APPLICATION IN LIFE:
– We can recognize the kingdom of God has come to us by our faith in Christ, expressed through our charitable works for others, especially for the unfortunate, as St. Paul advised Philemon to treat Onesimus, his slave.
– The kingdom of God doesn’t come from outside signs, such as: victory, power and glory as wordly kingdoms; but we can recognize the kingdom of God has come to us by inside indications, such as: repentance, believing in Christ and treating others with charity.
– We don’t know when Christ shall come the second time because he clearly told us: That day shall certainly happen, but no one knows of the time or the place. Therefore, we shouldn’t predict that day or believe someone who tell us about that day. It is better for us to always be ready and prepared.