Thứ Năm Tuần 22 TN2
Bài đọc: I Cor 3:18-23; Lk 5:1-11.
1/ Bài đọc I: 18 Đừng ai tự lừa dối mình. Nếu trong anh em có ai tự cho mình là khôn ngoan theo thói đời, thì hãy trở nên như điên rồ, để được khôn ngoan thật.
19 Vì sự khôn ngoan đời này là sự điên rồ trước mặt Thiên Chúa, như có lời chép rằng: Chúa bắt được kẻ khôn ngoan bằng chính mưu gian của chúng.
20 Lại có lời rằng: Tư tưởng kẻ khôn ngoan, Chúa đều biết cả: thật chỉ như cơn gió thoảng ngoài.
21 Vậy đừng ai dựa vào phàm nhân mà tự hào. Vì tất cả đều thuộc về anh em;
22 dù là Phao-lô, hay A-pô-lô, hay Kê-pha, dù cả thế gian này, sự sống, sự chết, hiện tại hay tương lai, tất cả đều thuộc về anh em,
23 mà anh em thuộc về Đức Ki-tô, và Đức Ki-tô lại thuộc về Thiên Chúa.
2/ Phúc Âm: 1 Một hôm, Đức Giê-su đang đứng ở bờ hồ Ghen-nê-xa-rét, dân chúng chen lấn nhau đến gần Người để nghe lời Thiên Chúa.
2 Người thấy hai chiếc thuyền đậu dọc bờ hồ, còn những người đánh cá thì đã ra khỏi thuyền và đang giặt lưới.
3 Đức Giê-su xuống một chiếc thuyền, thuyền đó của ông Si-môn, và Người xin ông chèo thuyền ra xa bờ một chút. Rồi Người ngồi xuống, và từ trên thuyền Người giảng dạy đám đông.
4 Giảng xong, Người bảo ông Si-môn: “Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá.”
5 Ông Si-môn đáp: “Thưa Thầy, chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả. Nhưng vâng lời Thầy, tôi sẽ thả lưới.”
6 Họ đã làm như vậy, và bắt được rất nhiều cá, đến nỗi hầu như rách cả lưới.
7 Họ làm hiệu cho các bạn chài trên chiếc thuyền kia đến giúp. Những người này tới, và họ đã đổ lên được hai thuyền đầy cá, đến gần chìm.
8 Thấy vậy, ông Si-môn Phê-rô sấp mặt dưới chân Đức Giê-su và nói: “Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi! “
9 Quả vậy, thấy mẻ cá vừa bắt được, ông Si-môn và tất cả những người có mặt ở đó với ông đều kinh ngạc.
10 Cả hai người con ông Dê-bê-đê, là Gia-cô-bê và Gio-an, bạn chài với ông Si-môn, cũng kinh ngạc như vậy. Bấy giờ Đức Giê-su bảo ông Si-môn: “Đừng sợ, từ nay anh sẽ là người thu phục người ta.”
11 Thế là họ đưa thuyền vào bờ, rồi bỏ hết mọi sự mà theo Người.
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Khôn ngoan của Thiên Chúa và khôn ngoan của con người.
Khôn ngoan là một đặc tính cần thiết cho sự sống còn trong cuộc đời. Người khôn ngoan biết suy nghĩ, đắn đo, lựa chọn sao cho đạt được kết quả như lòng mong ước. Nhưng khôn ngoan cũng có nhiều loại, chứ không phải khôn ngoan nào cũng tốt cũng hay; người Việt-nam phân biệt khôn ngoan với ma lanh.
Các bài đọc hôm nay phân biệt khôn ngoan của Thiên Chúa với khôn ngoan của con người. Trong bài đọc I, thánh Phaolô phân biệt rõ ràng sự khôn ngoan của Thiên Chúa khác xa sự khôn ngoan của con người. Ngài cũng liệt kê một số các đặc tính để giúp các tín hữu thấu hiểu và tìm kiếm sự khôn ngoan của Thiên Chúa hơn là bằng lòng với sự khôn ngoan của con người. Trong Phúc Âm, khi thánh Phêrô bị thử thách để sống theo lối suy nghĩ khôn ngoan nghề nghiệp của mình hay làm theo lời truyền khôn ngoan của Chúa Giêsu, thánh nhân đã chọn làm theo lời truyền khôn ngoan của Thiên Chúa. Hậu quả là Phêrô thu lượm được một mẻ cá lạ lùng vượt quá lòng mong đợi của ông.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Khôn ngoan của Thiên Chúa và khôn ngoan của con người.
Khôn ngoan của Thiên Chúa là thứ khôn ngoan cao nhất. Lý do đơn giản là vì nó đến từ Thiên Chúa. Khôn ngoan của Thiên Chúa khác với con người ở chỗ nó nhắp tới mục đích tối hậu của cuộc đời và tất cả các suy nghĩ và lựa chọn phải đặt căn bản trên mục đích này; trong khi khôn ngoan của thế gian chỉ nhắm tới các mục đích trần thế. Vì mục đích nhắm tới khác nhau nên nhiều khi khôn ngoan Thiên Chúa hoàn toàn trái ngược với khôn ngoan của con người. Ví dụ: khôn ngoan Thiên Chúa đòi hy sinh mạng sống để theo Chúa trong khi khôn ngoan con người tìm mọi cách để bảo vệ mạng sống mình. Lý do của sự khác biệt này là đích điểm nhắm tới.
Thánh Phaolô cho sự khôn ngoan đời này là sự điên rồ trước mặt Thiên Chúa. Điều này cũng được Chúa Giêsu khẳng định: “Được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn, hỏi được lợi ích gì?” Thánh Phaolô chỉ cách cho các tín hữu của ngài để có được sự khôn ngoan của Thiên Chúa: “Nếu trong anh em có ai tự cho mình là khôn ngoan theo thói đời, thì hãy trở nên như điên rồ, để được khôn ngoan thật.”
Khôn ngoan của con người Chúa đều biết cả vì Chúa đã dựng nên con người. Hơn nữa Chúa còn biết con người hơn cả chính con người. Vì thế, khôn ngoan của con người chỉ đánh lừa được con người, nhưng không bao giờ đánh lừa được Thiên Chúa, như thánh Phaolô và sách Job khẳng định: “Chúa bắt được kẻ khôn ngoan bằng chính mưu gian của chúng.”
Đức Kitô chính là sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Vì vậy, biết được Chúa Kitô là biết được sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Sự khôn ngoan Thiên Chúa bao trùm cả thế gian này: sự sống hay sự chết, hiện tại hay tương lai, tất cả đều thuộc về những người tin vào Chúa Kitô.
2/ Phúc Âm: Khôn ngoan của Phêrô và khôn ngoan của Chúa Giêsu.
Mặc khải và giảng dạy chiếm một vai trò quan trọng trong sứ vụ của Chúa Giêsu khi Ngài xuống trần gian, vì qua đó Ngài mặc khải và dạy dỗ cho dân biết những mầu nhiệm và sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Phúc Âm tường thuật: Một hôm, Đức Giêsu đang đứng ở bờ hồ Gennesareth, dân chúng chen lấn nhau đến gần Ngài để nghe lời Thiên Chúa. Người thấy hai chiếc thuyền đậu dọc bờ hồ, còn những người đánh cá thì đã ra khỏi thuyền và đang giặt lưới. Đức Giêsu xuống một chiếc thuyền, thuyền đó của ông Simon, và Ngài xin ông chèo thuyền ra xa bờ một chút. Rồi Ngài ngồi xuống, và từ trên thuyền Ngài giảng dạy đám đông.
Kinh nghiệm khôn ngoan đánh cá của Phêrô bị Chúa Giêsu thử thách khi Ngài bảo ông Simon: “Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá.” Ông Simon đáp: “Thưa Thầy, chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả. Nhưng vâng lời Thầy, tôi sẽ thả lưới.” Câu trả lời cho thấy ông Phêrô ít nhất muốn Chúa hiểu: “Con là dân chài lưới và hành nghề thường xuyên trên biển này, cả đêm đã chài lưới mà chẳng bắt được con nào. Giờ đây, lưới đã giặt sạch mà Thầy thì chẳng có kinh nghiệm gì về đánh cá, mà lại bảo con quăng lưới lần nữa. Vì vâng lời Thầy con sẽ làm, nhưng chắc chắn sẽ chẳng được con nào!” Nhưng Phêrô đã lầm to, không những có cá mà còn bắt được rất nhiều cá, đến nỗi hầu như rách cả lưới. Họ làm hiệu cho các bạn chài trên chiếc thuyền kia đến giúp. Những người này tới, và họ đã đổ lên được hai thuyền đầy cá, đến gần chìm.
Phản ứng của Phêrô sau khi đã học được bài học quan trọng nhất: Đừng bao giờ tự hào thử thách Chúa vì không có điều gì là không thể với Thiên Chúa. Ông biết Chúa Giêsu đã nhìn thấu tâm hồn khi ông khi ông trả lời Ngài. Vì thế, với tấm lòng khiêm nhường, ông Simon Phêrô sấp mặt dưới chân Đức Giê-su và nói: “Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi!” Quả vậy, thấy mẻ cá vừa bắt được, ông Simon và tất cả những người có mặt ở đó với ông đều kinh ngạc. Cả hai người con ông Zebedee, là Giacôbê và Gioan, bạn chài với ông Simon, cũng kinh ngạc như vậy. Bấy giờ Đức Giê-su bảo ông Simon: “Đừng sợ, từ nay anh sẽ là người thu phục người ta.”
Đánh cá đã khó, đánh cá người còn khó hơn gấp bội, nhưng với sự trợ giúp của Thiên Chúa thì không có chi là khó với Ngài. Vì thế, các ông đã từ bỏ mọi sự theo Chúa để học nghề mới: nghề chinh phục các linh hồn về cho Thiên Chúa.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Chúng ta đừng bao giờ tự hào về sự khôn ngoan của con người trước Thiên Chúa. Khi có sự xung đột giữa hai lọai khôn ngoan, chúng ta phải làm theo sự khôn ngoan của Thiên Chúa.
– Khi phải làm những quyết định quan trọng, đích điểm của cuộc đời phải luôn là lý do nền tảng cho mọi quyết định của chúng ta.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP
Thursday of the Twenty-second Week in Ordinary Time
Viết bởi Lan Hương
Reading 1 (1 Cor 3:18-23)
Brothers and sisters:
Let no one deceive himself.
If anyone among you considers himself wise in this age,
let him become a fool, so as to become wise.
For the wisdom of this world is foolishness in the eyes of God,
for it is written:
God catches the wise in their own ruses,
and again:
The Lord knows the thoughts of the wise, that they are vain.
So let no one boast about human beings, for everything belongs to you,
Paul or Apollos or Cephas,
or the world or life or death,
or the present or the future:
all belong to you, and you to Christ, and Christ to God.
Gospel (Lk 5:1-11)
While the crowd was pressing in on Jesus and listening to the word of God,
he was standing by the Lake of Gennesaret.
He saw two boats there alongside the lake;
the fishermen had disembarked and were washing their nets.
Getting into one of the boats, the one belonging to Simon,
he asked him to put out a short distance from the shore.
Then he sat down and taught the crowds from the boat.
After he had finished speaking, he said to Simon,
“Put out into deep water and lower your nets for a catch.”
Simon said in reply,
“Master, we have worked hard all night and have caught nothing,
but at your command I will lower the nets.”
When they had done this, they caught a great number of fish
and their nets were tearing.
They signaled to their partners in the other boat
to come to help them.
They came and filled both boats
so that the boats were in danger of sinking.
When Simon Peter saw this, he fell at the knees of Jesus and said,
“Depart from me, Lord, for I am a sinful man.”
For astonishment at the catch of fish they had made seized him
and all those with him,
and likewise James and John, the sons of Zebedee,
who were partners of Simon.
Jesus said to Simon, “Do not be afraid;
from now on you will be catching men.”
When they brought their boats to the shore,
they left everything and followed him.
________________________________________
Fr. Anthony Dinh Minh Tien, O.P.
I. THEME: Divine wisdom versus human wisdom
Wisdom is a necessary virtue for human survival. The wise know how to think, to reason and to decide so that they shall attain their desire. There are many kinds of wisdom, and not all of them are good. The Vietnamese even differentiate between wisdom and craftiness or cunning.
Today readings make a difference between divine and human wisdom. In the first reading, St. Paul said that divine wisdom is much better than human wisdom. He also listed out some characteristics of divine wisdom to help the faithful to search for it instead of to be pleasing with human wisdom. In the Gospel, when Peter was tested to choose between doing Jesus’ will and following his experimental prudence, he chose to follow Jesus’ command. By doing that, he gathered a great catch which exceeded his expectation.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: For the wisdom of this world is foolishness in the eyes of God.
1.1/ The difference between the divine and human wisdom: Divine wisdom is different with human wisdom because it aims the ultimate purpose of life, and all thinking and decisions must be based on this ultimate purpose; while human wisdom aims only worldly purposes. Since their purposes are different, divine wisdom is often opposed to human wisdom. For examples, the wisdom of the cross which St. Paul later expounded on it. According to the divine wisdom, the cross is God’s wisdom and power because it takes away all human sins and brings salvation for human beings. According to human wisdom, the cross is foolish to the Gentiles and scandalous to the Jews because they can’t understand why a powerful God chose the way of the cross to save people. Or Jesus said that if anyone wants to follow him, he must give up his will, carry his cross and follow him while people try all possible ways to protect their will and to avoid the cross. Again, the difference is in the goal or the end which a person aims at. If he aims at the ultimate goal of life, he shall do according to Jesus’ teaching; but if he aims at worldly goals, he shall not do it.
– “Let him become a fool so as to become wise”: At first, this sentence seems to be contradictory; but if one understands Paul’s context, it becomes clear. Paul wanted to say if one realizes that he is a fool (môros) according to the divine standard, he shall try to learn God’s wisdom so that he can become truly wise; but if he thinks he is already wise, he shall not bother to learn it. St. Paul thought that human wisdom is foolish before God, so he advised the Corinthians, “If any one among you considers himself wise in this age, let him become a fool so as to become wise. For the wisdom of this world is foolishness in the eyes of God.”
1.2/ Why does divine wisdom exceeds human wisdom? The certain answer is because God creates human beings; moreover, God also knows all what they think of. The creatures can’t be wiser than the Creator. Human wisdom can only win over human beings, never over God. St. Paul used a verse in Job to affirm this fact as follows, “He catches the wise in their own ruses”
– Christ is God’s wisdom: This affirmation is very important. Both St. John and St. Paul affirmed this by different ways. According to John, “And the Word became flesh and made his dwelling among us, and we saw his glory, the glory as of the Father’s only Son, full of grace and truth” (Jn 1:14). He is the Father’s wisdom and everything he revealed and taught us are the divine wisdom which we must learn and live according to them. St. Paul expressed in a different way, “So let no one boast about human beings, for everything belongs to you, Paul or Apollos or Kephas, or the world or life or death, or the present or the future: all belong to you, and you to Christ, and Christ to God.” This means that if anyone lives according to Christ’s teaching, he has God’s wisdom and shall attain what God predestines for him.
2/ Gospel: Jesus’ wisdom versus Peter’s experimental prudence
Revelation and teaching had an important part in Jesus’ earthly mission because through them he reveals and teaches people about God’s wisdom and mysteries. In today passage, St. Luke reported a typical time of Jesus’ teaching and people’s reaction to it, “While the crowd was pressing in on Jesus and listening to the word of God, he was standing by the Lake of Gennesaret. He saw two boats there alongside the lake; the fishermen had disembarked and were washing their nets. Getting into one of the boats, the one belonging to Simon, he asked him to put out a short distance from the shore. Then he sat down and taught the crowds from the boat.”
2.1/ Peter’s prudence was tested by Jesus’ wisdom: First of all, we need to make a difference between wisdom and prudence. According to St. Thomas, wisdom is the knowledge which one has while prudence is the application of one’s knowledge in a practical situation. Let us analyze Peter’s reaction to recognize the difference between the two.
Peter had experimental prudence because he is a fisherman. He also had some of divine wisdom because he had heard Jesus’ teaching. His prudence was tested by Jesus’ wisdom when Jesus commnanded him, “Put out into deep water and lower your nets for a catch.” Simon said in reply, “Master, we have worked hard all night and have caught nothing, but at your command I will lower the nets.”
Peter’s answer wanted Jesus to understand what he implied: I am the fisherman and frequently catch fishes in this sea. I have worked hard all night and have caught nothing. Now, the net has been washed and you have no experience about fishing, command me to lower the net one more time. I obey you out of my respect for you, but I can guarantee that it is a waste of time.
Peter was wrong in his thinking, this time he caught many fishes to the point that he couldn’t haul in and the net was almost torn. He got two boats full of fish!
2.2/ Peter recognized Jesus’ wisdom and his unworthiness: The first thing Peter recognized is his experimental wisdom of fishing is nothing before Jesus’ wisdom. The second thing he recognized is that Jesus knew all of his insulted thoughts toward him. Peter confessed his sin and his unworthiness by falling at the knees of Jesus and said, “Depart from me, Lord, for I am a sinful man.”
Jesus didn’t rebuke Peter but charged him for a more important task, “Do not be afraid; from now on you will be catching men.” Peter and his friends must recognized that there is no one who is wiser than Jesus and they decided to leave everything to follow Jesus.
III. APPLICATION IN LIFE:
– We must always remember that our wisdom is very limited and we don’t know all. Therefore, we must open ourselves to learn the divine wisdom and from others.
– We should never be proud of our human wisdom before God and human beings. Wherever there is a conflict between the divine and the human wisdom, we must choose to follow the divine wisdom.
– When we must make important decisions, the ultimate goal of our life must be the foundation for our making a decision.