Thứ Năm Tuần 19 TN2
Bài đọc: Eze 12:1-12; Mt 18:21-19:1
1/ Bài đọc I: 1 Ngày mồng năm tháng tư năm thứ ba mươi, lúc tôi đang ở giữa những người lưu đày, bên bờ sông Cơ-va, thì trời mở ra và tôi nhìn thấy thị kiến Thiên Chúa cho xem.2 Ngày mồng năm trong tháng – vào năm thứ năm kể từ khi vua Giô-gia-khin bị đi đày -,3 có lời ĐỨC CHÚA phán với tư tế Ê-dê-ki-en, con ông Bu-di, trong xứ Can-đê, bên bờ sông Cơ-va. Ở đó, tay ĐỨC CHÚA đặt trên ông.
4 Tôi nhìn, thì kìa một cơn gió bão từ phương Bắc thổi đến; có đám mây lớn, có lửa loé ra và ánh sáng chiếu toả chung quanh; ở chính giữa như có một kim loại lấp lánh, ở chính giữa lửa.5 Ở chính giữa, có cái gì tựa như bốn sinh vật. Đây là dáng vẻ của chúng: chúng trông giống như người ta.6 Mỗi sinh vật có bốn mặt và bốn cánh.7 Còn chân của chúng thì thẳng; bàn chân tựa bàn chân con bê, lấp lánh như đồng sáng loáng.8 Bên dưới cánh, có những bàn tay giống tay người quay về bốn phía; mặt và cánh của bốn sinh vật cũng đều như thế.9 Cánh của chúng giáp vào nhau. Lúc đi, chúng không quay mặt vào nhau, nhưng cứ thẳng phía trước mặt mà tiến.10 Còn bộ mặt của chúng, thì chúng đều có mặt người, cả bốn đều có mặt sư tử bên phải, cả bốn đều có mặt bò rừng bên trái, cả bốn đều có mặt phượng hoàng.11 Đó là mặt của chúng. Còn cánh của chúng thì giương lên cao. Mỗi sinh vật có hai cánh giáp vào nhau và hai cánh khác phủ thân mình.12 Chúng cứ thẳng phía trước mặt mà đi, thần khí đẩy phía nào, chúng đi phía đó; lúc đi chúng không quay mặt vào nhau.
2/ Phúc Âm: 21 Bấy giờ, ông Phê-rô đến gần Đức Giê-su mà hỏi rằng: “Thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần? Có phải bảy lần không? “
22 Đức Giê-su đáp: “Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy.”
23 Vì thế, Nước Trời cũng giống như chuyện một ông vua kia muốn đòi các đầy tớ của mình thanh toán sổ sách.
24 Khi nhà vua vừa bắt đầu, thì người ta dẫn đến một kẻ mắc nợ vua mười ngàn yến vàng.
25 Y không có gì để trả, nên tôn chủ ra lệnh bán y cùng tất cả vợ con, tài sản mà trả nợ.
26 Bấy giờ, tên đầy tớ ấy sấp mình xuống bái lạy: “Thưa Ngài, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả hết.”
27 Tôn chủ của tên đầy tớ ấy liền chạnh lòng thương, cho y về và tha luôn món nợ.
28 Nhưng vừa ra đến ngoài, tên đầy tớ ấy gặp một người đồng bạn, mắc nợ y một trăm quan tiền. Y liền túm lấy, bóp cổ mà bảo: “Trả nợ cho tao! “
29 Bấy giờ, người đồng bạn sấp mình xuống năn nỉ: “Thưa anh, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả anh.”
30 Nhưng y không chịu, cứ tống anh ta vào ngục cho đến khi trả xong nợ.
31 Thấy sự việc xảy ra như vậy, các đồng bạn của y buồn lắm, mới đi trình bày với tôn chủ đầu đuôi câu chuyện.
32 Bấy giờ, tôn chủ cho đòi y đến và bảo: “Tên đầy tớ độc ác kia, ta đã tha hết số nợ ấy cho ngươi, vì ngươi đã van xin ta,
33 thì đến lượt ngươi, ngươi không phải thương xót đồng bạn, như chính ta đã thương xót ngươi sao? “
34 Rồi tôn chủ nổi cơn thịnh nộ, trao y cho lính hành hạ, cho đến ngày y trả hết nợ cho ông.
35 Ấy vậy, Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế, nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình.”
1 Khi Đức Giê-su giảng dạy những điều ấy xong, Người rời khỏi miền Ga-li-lê và đi đến miền Giu-đê, bên kia sông Gio-đan.
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Tha thứ như đã được tha thứ
Đọc lịch sử của Cựu Ước, một người có thể thấy rõ tiến trình: tội lỗi -> sửa trị -> ăn năn -> tha thứ, trong mối liên hệ giữa Thiên Chúa và con cái Israel. Tội lỗi là điều không tránh khỏi khi con người còn mang trong mình tính xác thịt. Khi có tội, con người phải được sửa trị để nhận ra tội lỗi của mình trước khi có thể ăn năn thống hối. Mục đích của việc sửa trị không phải là để hành hạ con người, nhưng là để làm cho họ trở nên tốt đẹp hơn. Khi con người đã biết ăn năn, Thiên Chúa sẽ tha thứ, Ngài sẽ quên mọi tội lỗi, phục hồi quyền làm con, và nối lại tình nghĩa với họ. Nhưng nếu con người cứ ngoan cố trong tội lỗi của mình và không chịu ăn năn quay về, tha thứ sẽ không thể xảy ra.
Các bài đọc hôm nay xoay quanh tiến trình: tội lỗi -> sửa trị -> ăn năn -> tha thứ. Trong bài đọc I, con cái Israel đã phạm tội lỗi nghĩa với Đức Chúa. Ngài đã gởi ngôn sứ Ezekiel đến để tố cáo tội lỗi của họ, và đe dọa chiến tranh và lưu đày sẽ xảy ra bằng việc đóng kịch; nhưng họ vẫn không ăn năn sám hối. Đức Chúa gọi họ là giống nòi phản loạn, có mắt không nhìn, có tai không nghe; vì thế họ sẽ bị tiêu diệt bởi chiến tranh và đói khát. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu dạy các môn đệ phải biết tha thứ cho tha nhân bao lâu họ còn biết ăn năn quay về. Nếu người nào không chịu tha thứ cho anh em khi họ đã ăn năn sám hối, Thiên Chúa cũng sẽ không tha thứ cho người không biết thứ tha.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Chỉ với hai câu rất ngắn, Chúa cho tiên tri Ezekiel thấy sự cứng lòng của dân Do-thái, không chịu ăn năn trở lại để được tha thứ.
Để hiểu rõ nghĩa hơn, chúng ta cần đọc thêm những câu kế tiếp. Vì tuy họ có tai nhưng đã không chịu nghe những lời dạy bảo của Thiên Chúa nói qua các tiên tri, nên Chúa truyền cho tiên tri làm những hành động như đang diễn kịch đi lưu đày với hy vọng cho họ nhìn thấy trước những gì sẽ xảy ra mà ăn năn trở lại. Ông mang hành lý đi lưu đày ra giữa ban ngày cho dân xem thấy rồi xếp lại vào bao; chiều đến ông lấy tay khóet vách đi ra, đầu trùm kín, vác hành lý lưu đày trên vai… Nếu dân tò mò hỏi tại sao làm những điều kỳ dị như thế, ông sẽ cắt nghĩa cho họ biết những gì cũng sẽ xảy ra tương tự như vậy cho họ nếu họ không biết ăn năn hối cải.
Dẫu đã nghe và đã nhìn, nhưng dân vẫn ngoan cố không chịu ăn năn để được tha thứ nên Chúa đã nói với tiên tri những lời như sau: “Hỡi con người, ngươi đang sống giữa một nòi phản loạn, giữa những kẻ có mắt để nhìn mà không thấy, những kẻ có tai để nghe mà không nghe, vì chúng là một nòi phản loạn.” Tuy thế, Đức Chúa vẫn mở đường cho dân đang sống trong nơi lưu đày: Ai biết hối cải quay về, Ngài sẽ cho hồi hương và tái thiết đất nước.
2/ Phúc Âm: Vấn nạn tha thứ.
2.1/ Phải tha thứ bao nhiêu lần? Chúng ta phải biết ơn sự mau miệng và tính thành thật của Phêrô, vì nhờ thánh nhân mà chúng ta có được sự giảng giải rõ ràng của Chúa Giêsu về một vấn đề hết sức tế nhị và rất khó thi hành. Phải tha thứ bao nhiêu lần? Tục ngữ Việt-nam có câu “quá tang ba bận,” và phong tục của người Do-thái cũng thế “tối đa là 7 lần.” Phêrô lặp laại truyền thống lần khi hỏi Chúa: “Có phải là 7 lần chăng?” Nhưng câu trả lời của Chúa Giêsu đã làm cho Phêrô và chúng ta giật mình: “Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy.” Các nhà chú giải thường tranh luận “bảy mươi lần bảy là bao nhiêu lần?” Có người cho là 70*7= 490 lần; người khác cho là 707 hay 777, một con số rất to lớn. Điều quan trọng Chúa muốn nhấn mạnh nơi đây là bất cứ lúc nào anh chị em nói lời xin lỗi là chúng ta phải tha. Nhiều người đã lắc đầu và cho rằng: Nếu thánh trên bàn thờ còn phải nhảy xuống để can thiệp thì làm sao con người có thể tha thứ mãi, nhất là với những người cứ tái đi tái lại? Nhưng nếu chúng ta biết trở nên tốt là một tiến trình tập luyện lâu dài thì việc phải kiên nhẫn tha thứ là chuyện tất nhiên phải làm.
2.2/ Tại sao phải tha thứ? Thay vì đưa ra câu trả lời, Chúa kể một ví dụ rất rõ ràng và có thể giải quyết nhiều vấn nạn khác chung quanh vấn đề tha thứ. Người nói: “Vì thế, Nước Trời cũng giống như chuyện một ông vua kia muốn đòi các đầy tớ của mình thanh toán sổ sách. Khi nhà vua vừa bắt đầu, thì người ta dẫn đến một kẻ mắc nợ vua mười ngàn yến vàng. Y không có gì để trả, nên tôn chủ ra lệnh bán y cùng tất cả vợ con, tài sản mà trả nợ. Bấy giờ, tên đầy tớ ấy sấp mình xuống bái lạy: “Thưa Ngài, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả hết.” Tôn chủ của tên đầy tớ ấy liền chạnh lòng thương, cho y về và tha luôn món nợ.”
Sự tương phản giữ hai món nợ và cách xử cho ta thấy rõ sự ác độc của kẻ đã được tha thứ này. Số tiền anh được tha là mười ngàn yến vàng (tálanton) tương xứng với khỏang 4.8 triệu Mỹ-kim (một yến vàng giá 5000-6000 quan tiền) trong khi bạn anh chỉ nợ 100 quan tiền (khỏang 10 Mỹ-kim). Nếu so sánh giữa hai món nợ, số tiền bạn anh nợ chưa đáng số lẻ của món nợ anh được tha. Chúng ta hãy xem cách xử của anh với người bạn nợ: Y liền túm lấy, bóp cổ mà bảo: “Trả nợ cho tao!” Bấy giờ, người đồng bạn sấp mình xuống năn nỉ: “Thưa anh, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả anh.” Nhưng y không chịu, cứ tống anh ta vào ngục cho đến khi trả xong nợ.
Tại sao anh làm như thế? Vì anh nghĩ rằng sẽ không ai biết cách cư xử của anh, nhất là vị vua đã tha nợ cho anh. Nhưng tất cả những gì anh làm đã không giấu được các bạn của anh vì những người này có thể cũng là bạn với con nợ của anh. Họ buồn lắm và đến thuật lại cùng vị vua tất cả mọi điều xảy ra. Chúng ta thử tưởng tượng xem phản ứng của nhà vua sẽ ra sao khi biết được tin này: Vua đòi đầy tớ đến mà phán rằng: “Hỡi đầy tớ độc ác kia! Ta đã tha hết nợ cho ngươi vì ngươi cầu xin Ta; tại sao ngươi không thương xót đồng bạn ngươi như Ta đã thương ngươi?” Chủ nội giận, trao anh cho kẻ giữ ngục cho đến khi anh trả xong hết nợ.
Cũng vậy, trong mối tương quan của chúng ta với Chúa: Nếu chúng ta không chịu tha thứ những khuyết điểm nhỏ bé của anh em phạm đến chúng ta như kẻ bất lương hôm nay, làm sao Thiên Chúa có thể tha thứ những tội lớn chúng ta đã xúc phạm đến Ngài? Vì thế, tha thứ không còn là chuyện có thể làm hay không làm, nhưng là một bổn phận phải làm kèm theo hình phạt nếu không làm như Chúa đã báo hôm nay: “Nếu mỗi người trong các ngươi không hết lòng tha lỗi cho anh em mình, thì Cha Ta ở trên trời cũng sẽ xử với các ngươi như vậy.”
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Một trong những lý do chính đưa đến ly dị và đổ vỡ trong gia đình hiện nay là rất nhiều người đã không thể tha thứ cho nhau. Tha thứ giúp chúng ta hàn gắn đổ vỡ và giúp gia đình được sống bình an.
– Để có thể tha thứ, chúng ta cần thường xuyên nhìn lại quá khứ và xét mình để nhận biết yếu đuối và tội lỗi của mình. Nếu mình không hoàn toàn, tại sao bắt người khác phải hoàn toàn? Vì thế, thường xuyên lãnh nhận bí-tích Hòa Giải trong gia đình là điều tối cần để giữ hạnh phúc của gia đình.
– Nếu không năng xét mình, con người dễ rơi vào chỗ kiêu ngạo, tự cho mình là công chính. Một khi họ cảm thấy bản thân tốt lành, họ sẽ dễ dàng xét tội và buộc tội tha nhân.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP
Thursday of the Nineteenth Week in Ordinary Time
Viết bởi Lan Hương
Reading 1 (Eze 12:1-12)
God’s temple in heaven was opened,
The word of the LORD came to me:
Son of man, you live in the midst of a rebellious house;
they have eyes to see but do not see,
and ears to hear but do not hear,
for they are a rebellious house.
Now, son of man, during the day while they are looking on,
prepare your baggage as though for exile,
and again while they are looking on,
migrate from where you live to another place;
perhaps they will see that they are a rebellious house.
You shall bring out your baggage like an exile in the daytime
while they are looking on;
in the evening, again while they are looking on,
you shall go out like one of those driven into exile;
while they look on, dig a hole in the wall and pass through it;
while they look on, shoulder the burden and set out in the darkness;
cover your face that you may not see the land,
for I have made you a sign for the house of Israel.
I did as I was told.
During the day I brought out my baggage
as though it were that of an exile,
and at evening I dug a hole through the wall with my hand
and, while they looked on, set out in the darkness,
shouldering my burden.
Then, in the morning, the word of the LORD came to me:
Son of man, did not the house of Israel, that rebellious house,
ask you what you were doing?
Tell them: Thus says the Lord GOD:
This oracle concerns Jerusalem
and the whole house of Israel within it.
I am a sign for you:
as I have done, so shall it be done to them;
as captives they shall go into exile.
The prince who is among them shall shoulder his burden
and set out in darkness,
going through a hole he has dug out in the wall,
and covering his face lest he be seen by anyone.
Gospel (Mt 18:21-19:1)
Peter approached Jesus and asked him,
“Lord, if my brother sins against me,
how often must I forgive him?
As many as seven times?”
Jesus answered, “I say to you, not seven times but seventy-seven times.
That is why the Kingdom of heaven may be likened to a king
who decided to settle accounts with his servants.
When he began the accounting,
a debtor was brought before him who owed him a huge amount.
Since he had no way of paying it back,
his master ordered him to be sold,
along with his wife, his children, and all his property,
in payment of the debt.
At that, the servant fell down, did him homage, and said,
“Be patient with me, and I will pay you back in full.”
Moved with compassion the master of that servant
let him go and forgave him the loan.
When that servant had left, he found one of his fellow servants
who owed him a much smaller amount.
He seized him and started to choke him, demanding,
“Pay back what you owe.”
Falling to his knees, his fellow servant begged him,
“Be patient with me, and I will pay you back.”
But he refused.
Instead, he had the fellow servant put in prison
until he paid back the debt.
Now when his fellow servants saw what had happened,
they were deeply disturbed,
and went to their master and reported the whole affair.
His master summoned him and said to him, ‘You wicked servant!
I forgave you your entire debt because you begged me to.
Should you not have had pity on your fellow servant,
as I had pity on you?’
Then in anger his master handed him over to the torturers
until he should pay back the whole debt.
So will my heavenly Father do to you,
unless each of you forgives his brother from his heart.”
When Jesus finished these words, he left Galilee
and went to the district of Judea across the Jordan.
________________________________________
Fr. Anthony Dinh Minh Tien, O.P.
I. THEME: Forgive others as be forgiven by God.
When reading the Old Testament, one can clearly recognize the process: sin -> punish -> repent -> forgive, in the relationship between God and the Israelites. Sin can’t be avoided when people are still in the flesh. When people sinned, they need to be punished so that they can recognize their sin before they can repent. The purpose of punishment isn’t to destroy people, but to help them to be better. When people repented, God shall forgive them; He shall forget all of their sins, recover their right as God’s children, and continue His relationship with them. But if people are stubborn in their sins and refuse to repent, forgiveness shall not be happened.
Today readings rotate around the process: sin -> punish -> repent -> forgive. In the first reading, the Israelites sinned against God and others. God sent the prophet Ezekiel to accuse of their sins and to threaten them that war and exile shall be happened; but they refused to repent. God called them the rebellious house, they have eyes to see but do not see, and ears to hear but do not hear; therefore they shall be destroyed by war and famine. In the Gospel, Jesus taught his disciples to forgive others as many times as they repent. If anyone refuses to forgive others when they repented, God shall not forgive him.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: “They have eyes to see but do not see, and ears to hear but do not hear.”
With only two short verses, God let the prophet Ezekiel see the Israelites’ stubborness, they refused to repent to be forgiven.
In order to clearly understand the situation of the Israelites, we need to read the whole chapter. Though the Israelites have ears, they refused to listen to God’s commands through His prophets. God used other way to teach them by commanding Ezekiel to act as he is going to be on exile, with a hope that they will see and repent. Ezekiel displayed his exilic luggage during the day for the Israelites to see and then put them back in the bag. When the evening came, he used his hands to make an opening on the wall to get out, his head was covered, and his luggage on his shoulder, etc. If anyone asks him that why he does such strange acts, he shall explain for them that the same thing shall happen to them if they don’t repent.
Though they heard and saw, the Israelites were still stubborn, refused to repent in order to receive forgiveness, so God said to the prophet Ezekiel these following words: “Son of man, you live in the midst of a rebellious house; they have eyes to see but do not see, and ears to hear but do not hear, for they are a rebellious house.” However, God still opens the way for the exilic people: Whoever repents and returns, He shall let them back to their country and to re-establish their nation and temple.
2/ Gospel: The hardness of forgiveness
2.1/ How many times one must forgive his opponent? We must be grateful for Peter’s fast reaction and his sincerity; because of him, we had Jesus’ clear explanation about the touchy and very difficult problem to handle.
How many times must we forgive others? A Vietnamese adage said, “The maximum is three times.” The Jewish custom said, “The maximum is seven times.” St. Peter based on the tradition when he asked Jesus, “As many as seven times?” Jesus’ answer are startled us, “I say to you, not seven times but seventy-seven times.”
The commentators used to argue with each other, what is Jesus meant of “seventy-seven times?” Some said it is 70 times 7, which equal to 490 times. Others said it is 707 or 777, a huge number. The important point which Jesus wanted to emphasize is that whenever our opponent said that he is sorry, we must forgive him. Many people shook their head and joked: Even the saints in the altar must come down to solve the problem, how can we forgive to those who keep sinning against us? But if we know that to become good is a progress which needs to be practiced many times, we must patiently forgive others.
2.2/ Why must we forgive? Instead of giving the answer, Jesus gave a clear example which can solve many other problems related to forgiveness. He said, “That is why the kingdom of heaven may be likened to a king who decided to settle accounts with his servants. When he began the accounting, a debtor was brought before him who owed him a huge amount. Since he had no way of paying it back, his master ordered him to be sold, along with his wife, his children, and all his property, in payment of the debt. At that, the servant fell down, did him homage, and said, ‘Be patient with me, and I will pay you back in full.’ Moved with compassion the master of that servant let him go and forgave him the loan.”
The contrast between the two debts and the manner of solving showed the wickedness of the one who was forgiven. The amount he was forgiven is ten thousand talents (tálanton) which is corresponding to 4.8 million dollars (one talent is about 5000-6000 denarii); while the amount his friend owed him was only 100 denarii (about 10 dollars). If we compare the two debts, this amout is so small. We were told of his action toward his friend, “He seized him and started to choke him, demanding, ‘Pay back what you owe.’ Falling to his knees, his fellow servant begged him, ‘Be patient with me, and I will pay you back.’ But he refused. Instead, he had him put in prison until he paid back the debt.”
Why did he act as such? Because he thought that no one shall know his action, especially the one who forgave him. But all the things he did couldn’t be hidden from his friends since these people could also be his debtor’s friends. “They were deeply disturbed, and went to their master and reported the whole affair. His master summoned him and said to him, ‘You wicked servant! I forgave you your entire debt because you begged me to. Should you not have had pity on your fellow servant, as I had pity on you?’ Then in anger his master handed him over to the torturers until he should pay back the whole debt.”
Similarly in our relationship with God, if we refuse to forgive the small sins of our brothers and sisters as the wicked in today passage, how can we expect God to forgive the serious sin which we committed against Him? Therefore, forgiveness isn’t an option, but a duty and the punishment if we don’t, as Jesus warned us: “So will my heavenly Father do to you, unless each of you forgives his brother from his heart.”
III. APPLICATION IN LIFE:
– One of main reasons which leads to divorce and division in today family is because people can’t forgive others. Forgiveness helps us to heal all division and to live in peace.
– In order to forgive, we need to frequently examine our conscience to recognize our sins and weaknesses. If we aren’t perfect, why do we expect others to be perfect? Therefore, to receive frequently the sacrament of Reconcilliation is the key to keep our family happy.
– If we don’t often examine our conscience, we easily fall to prideful attitude or self-righteousness. When we think we are perfect, we are easily to condemn others.