Lời Chúa Mỗi Ngày : Thứ Hai Tuần VII PS

Thứ Hai Tuần VII PS
Bài đọc: Acts 19:1-8: Jn 16:29-33.
1/ Bài đọc I: 1 Trong khi ông A-pô-lô ở Cô-rin-tô thì ông Phao-lô đi qua miền thượng du đến Ê-phê-xô. Ông Phao-lô gặp một số môn đệ
2 và hỏi họ: “Khi tin theo, anh em đã nhận được Thánh Thần chưa?” Họ trả lời: “Ngay cả việc có Thánh Thần, chúng tôi cũng chưa hề được nghe nói.”
3 Ông hỏi: “Vậy anh em đã được chịu phép rửa nào?” Họ đáp: “Phép rửa của ông Gio-an.”
4 Ông Phao-lô nói: “Ông Gio-an đã làm một phép rửa tỏ lòng sám hối, và ông bảo dân tin vào Đấng đến sau ông, tức là Đức Giê-su.”
5 Nghe nói thế, họ chịu phép rửa nhân danh Chúa Giê-su.
6 Và khi ông Phao-lô đặt tay trên họ, thì Thánh Thần ngự xuống trên họ, họ nói tiếng lạ và nói tiên tri.
7 Cả nhóm có chừng mười hai người.
8 Ông Phao-lô vào hội đường, và trong vòng ba tháng, ông mạnh dạn rao giảng, thảo luận về Nước Thiên Chúa và cố gắng thuyết phục họ.
2/ Phúc Âm: 29 Các môn đệ Người thưa: “Đấy, bây giờ Thầy nói rõ, chứ không còn dùng dụ ngôn nào nữa.
30 Giờ đây, chúng con nhận ra là Thầy biết hết mọi sự, và Thầy không cần phải có ai hỏi Thầy. Vì thế, chúng con tin Thầy từ Thiên Chúa mà đến.”
31 Đức Giê-su đáp: “Bây giờ anh em tin à?
32 Này đến giờ – và giờ ấy đã đến rồi – anh em sẽ bị phân tán mỗi người mỗi ngả và để Thầy cô độc một mình. Nhưng Thầy không cô độc đâu, vì Chúa Cha ở với Thầy.
33 Thầy nói với anh em những điều ấy, để trong Thầy anh em được bình an. Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian.”
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Ngôn ngữ xử dụng trong việc rao giảng Tin Mừng.
Người rao giảng phải xử dụng ngôn ngữ nào để việc rao giảng Tin Mừng có hiệu quả? Trước tiên, xét về phía người rao giảng, vì họ là người đem lời chân lý của Chúa đến cho con người; nên lời của họ phải chứa đựng sự thật. Thứ đến, xét về phía người nghe, đại đa số là thường dân và không có vốn liếng văn chương nhiều để hiểu biết những lời nói bóng bảy, chải chuốt. Vì thế, ngôn ngữ các nhà giảng thuyết dùng phải làm sao cho đơn giản, trong sáng, và dễ hiểu. Hơn nữa, mục đích của việc rao giảng Tin Mừng là đưa khán giả tới niềm tin vào Thiên Chúa và thúc đẩy việc ăn năn xám hối; chứ không phải là để thưởng thức những áng văn hay phân tích văn chương. Vì thế, nhà giảng thuyết phải dùng những lời chân tình, do Thánh Thần hướng dẫn, để đánh động tâm hồn khán giả, giúp họ nhận ra tình thương Thiên Chúa, và nhận ra những yếu đuối và tội lỗi của họ, sẵn sàng cho sự hoán cải tâm hồn.
Các Bài Đọc hôm nay cho chúng ta những ví dụ cụ thể trong việc loan truyền Tin Mừng. Trong Bài Đọc I, khi Phaolô đến Ephesô và hỏi các tín hữu ở đây họ đã lãnh nhận Thánh Thần chưa, họ trả lời: “Ngay cả việc có Thánh Thần, chúng tôi cũng chưa hề được nghe nói.” Phaolô giải thích cho họ về sự khác nhau giữa hai Phép Rửa, và khi họ đã hiểu, ông làm Phép Rửa nhân danh Đức Kitô cho họ, và họ được lãnh nhận Thánh Thần. Trong Phúc Âm, khi Chúa Giêsu biết Cuộc Thương Khó đã gần kề, Ngài xử dụng ngôn ngữ chân thành của tình yêu để giúp các Tông-đồ hiểu rõ những gì sắp xảy ra; để các ông biết cách đối phó khi phải đương đầu với tình thế.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Phaolô kiên nhẫn giáo dục các tín hữu tại Ephêsô.
1.1/ Phaolô phân biệt hai Phép Rửa: Trong thời kỳ đầu tiên của Giáo Hội, nhiều tín hữu nghĩ chỉ có một Phép Rửa duy nhất là Phép Rửa bằng nước của Gioan Tẩy Giả. Họ chưa bao giờ nghe tới Phép Rửa bằng Thánh Thần nhân danh Đức Kitô, và tại sao phải chịu Phép Rửa này, như lời các tín hữu tại Ephesô trả lời Phaolô hôm nay: “Ngay cả việc có Thánh Thần, chúng tôi cũng chưa hề được nghe nói.” Hiểu biết sự thiếu thốn của dân, Phaolô kiên nhẫn mở trí cho họ:
(1) Phép Rửa bằng nước của Gioan Tẩy Giả: là Phép Rửa tỏ lòng sám hối. Ông Gioan làm Phép Rửa này để tha thứ và chuẩn bị tâm hồn cho dân để họ tin vào Đấng đến sau ông, tức là Đức Giêsu. Phép Rửa này cần thiết, nhưng không phải là Phép Rửa duy nhất.
(2) Phép Rửa bằng Thánh Thần của Chúa Giêsu: Chúa Giêsu chịu Phép Rửa bởi Gioan, nhưng không để được tha tội, vì Ngài chẳng có tội gì để được tha. Các Giáo Phụ cắt nghĩa, Chúa Giêsu chịu Phép Rửa bởi Gioan để thánh hiến Nước của sông Jordan và tất cả nước mà Giáo Hội dùng để rửa tội cho các tín hữu. Nhưng điều khác biệt chính giữa hai Phép Rửa là sự hiện diện của Thánh Thần đậu xuống trên Ngài.
Khi các tín hữu chịu Phép Rửa, họ không chỉ được tha tội, nhưng còn được thánh hóa bởi Thánh Thần. Thánh Thần thánh hóa con người bằng cách làm cho họ hiểu biết Lời Chúa, và ban những ơn thánh cần thiết để giúp họ sống xứng đáng ơn gọi của những người làm con Chúa. Chúng ta có thể nhận thấy điều này khi chứng kiến anh chị em tân tòng gia nhập đạo: họ không chỉ chịu Phép Rửa bằng nước, nhưng còn lãnh nhận Thánh Thần qua việc xức dầu, và sau cùng được lãnh nhận Bí-tích Thánh Thể trong cùng một nghi lễ. Đối với các em bé, Giáo Hội chia ra làm ba Bí-tích riêng biệt trong quá trình thành người trưởng thành của em: Rửa Tội khi ra đời, lãnh nhận Mình Chúa khi đến tuổi biết phân biệt, và Thêm Sức khi đến tuổi biết làm chứng.
1.2/ Phaolô làm Phép Rửa ban Thánh Thần cho các tín hữu: “Khi ông Phaolô đặt tay trên họ, thì Thánh Thần ngự xuống trên họ, họ nói tiếng lạ và nói tiên tri. Cả nhóm có chừng mười hai người.” Nói tiếng lạ không chỉ giới hạn vào việc nói các ngôn ngữ khác nhau như các Tông-đồ trong ngày Lễ Ngũ Tuần; nhưng trải rộng trong việc nói ngôn ngữ làm cho người khác hiểu những gì mình nói: ngôn ngữ của sự thật và của tình yêu. Nói tiên tri cũng không giới hạn vào việc tiên báo những sự kiện sẽ xảy đến trong tương lai; nhưng là nói thay Chúa, loan truyền những Tin Mừng cho những người chưa được nghe Thiên Chúa nói trong cuộc đời của họ. Khi các tín hữu được nói tiếng lạ và nói tiên tri, họ không nói những lời vô nghĩa và lộn xộn như những người mất trí; nhưng là những lời sự thật và xây dựng mà các tín hữu khác có thể hiểu. Sau khi làm Phép Rửa, ông Phao-lô vào hội đường, và trong vòng ba tháng, ông mạnh dạn rao giảng, thảo luận về Nước Thiên Chúa và cố gắng thuyết phục họ.
2/ Phúc Âm: Chúng con tin Thầy từ Thiên Chúa mà đến.
2.1/ Đức tin và sự thử luyện:
(1) Chúa Giêsu nói từ tâm lòng với các môn đệ: Như chúng tôi đã đề cập trong những lần chia sẻ trước, trình thuật hôm nay nằm trong phần giáo dục dành riêng cho các môn đệ của Chúa Giêsu. Khán giả khác thì ngôn ngữ và lối suy luận dùng cũng phải khác, nhất là Chúa Giêsu không cón nhiều thời gian để dạy dỗ các ông, nên Ngài dùng ngôn ngữ của trái tim để chuẩn bị cho các ông những gì sắp xảy đến. Không lạ gì mà các ông hiểu và thưa Ngài: “Đấy, bây giờ Thầy nói rõ, chứ không còn dùng dụ ngôn nào nữa. Giờ đây, chúng con nhận ra là Thầy biết hết mọi sự, và Thầy không cần phải có ai hỏi Thầy. Vì thế, chúng con tin Thầy từ Thiên Chúa mà đến.”
(2) Giờ các môn đệ có đức tin là giờ mà cả Thầy trò phải chịu thử thách. Đức Giêsu đáp: “Bây giờ anh em tin à? Này đến giờ – và giờ ấy đã đến rồi – anh em sẽ bị phân tán mỗi người mỗi ngả và để Thầy cô độc một mình. Nhưng Thầy không cô độc đâu, vì Chúa Cha ở với Thầy.” Chúa Giêsu không có ý mỉa mai các môn đệ khi nói những lời này, nhưng Ngài muốn các ông hiểu hai sự thực quan trọng: Thứ nhất, đức tin cần phải được thử luyện để biết đâu là đức tin vững chắc. Thứ hai, người nào có đức tin vững chắc không bao giờ cô độc; người ấy luôn có Thiên Chúa đồng hành và vượt qua mọi thử thách của cuộc đời.
2.2/ Chúa Giêsu để lại hai nguồn bình an của Ngài cho các môn đệ.
(1) Các môn đệ được bình an khi phản bội Thầy: Làm sao chúng ta hiểu câu tuyên bố của Chúa: “Thầy nói với anh em những điều ấy, để trong Thầy anh em được bình an.” Chúa biết các ông sẽ phản bội Ngài vì sợ hãi và yếu đuối trong Cuộc Thương Khó; nhưng Chúa vẫn yêu thương và trung thành với các ông. Chúa muốn nói những lời này trước khi sự phản bội xảy ra, để các ông đừng thất vọng đến chỗ tìm quyên sinh như Judah, nhưng biết tin vào sự tha thứ của Ngài.
(2) Lời hứa chiến thắng trước khi đụng trận: “Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian.” Không có gì kích thích lòng nhiệt thành của các môn đệ hơn là lời hứa sẽ chiến thắng. Một khi đã nắm chắc phần thắng lợi trong tay, người môn đệ sẽ lao vào chiến trường mà không gian nguy nào có thể làm chùn chân ông.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Chúng ta không cần dùng những lời lẽ văn chương bóng bảy hay chải chuốt trong việc loan báo Tin Mừng; nhưng cần những lời sự thật, đơn sơ mà mọi người đều có thể hiểu.
– Quan trọng hơn nữa là chúng ta nên dùng những lời chân tình phát xuất từ trái tim, và được sưởi ấm bởi Thánh Thần. Khán giả dễ nhận ra và đồng cảm với những người quan tâm đến cuộc sống của họ, vì Thánh Thần cũng là Người đang hoạt động trong khán giả.
– Chúng ta đừng sợ bất cứ điều gì trong hành trình rao giảng Tin Mừng, vì chúng ta tin tưởng Ba Ngôi Thiên Chúa luôn đồng hành để soi sáng, nâng đỡ và bảo vệ chúng ta.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP

Monday of the Seventh Week of Easter
Viết bởi Lan Hương

Reading 1 (Acts 19:1-8)

While Apollos was in Corinth,
Paul traveled through the interior of the country
and down to Ephesus where he found some disciples.
He said to them,
“Did you receive the Holy Spirit when you became believers?”
They answered him,
“We have never even heard that there is a Holy Spirit.”
He said, “How were you baptized?”
They replied, “With the baptism of John.”
Paul then said, “John baptized with a baptism of repentance,
telling the people to believe in the one who was to come after him,
that is, in Jesus.”
When they heard this,
they were baptized in the name of the Lord Jesus.
And when Paul laid his hands on them,
the Holy Spirit came upon them,
and they spoke in tongues and prophesied.
Altogether there were about twelve men.

He entered the synagogue, and for three months debated boldly
with persuasive arguments about the Kingdom of God.

Gospel (Jn 16:29-33)

The disciples said to Jesus,
“Now you are talking plainly, and not in any figure of speech.
Now we realize that you know everything
and that you do not need to have anyone question you.
Because of this we believe that you came from God.”
Jesus answered them, “Do you believe now?
Behold, the hour is coming and has arrived
when each of you will be scattered to his own home
and you will leave me alone.
But I am not alone, because the Father is with me.
I have told you this so that you might have peace in me.
In the world you will have trouble,
but take courage, I have conquered the world.”
________________________________________
Written by: Fr. Anthony Dinh Minh Tien, O.P.
I. THEME: The language is used in preaching of the Good News.
What kind of language that must a preacher use to effectively preach the Good News? First, on the account of the preacher, he must speak the truth because he brings God’s message to people. Secondly, on the account of the audience, since the majority of them are plain people who don’t have much literature background to understand stylish words or deeply thought, the preacher must use a simple style, clear and easy to understand. Moreover, the purpose of preaching the Good News is to lead the audience to have faith in God and to repentance, not to enjoy stylish talking or literary analysis. Therefore, the preacher must use sincere words which guided by the Holy Spirit to touch the audience’s mind and heart, to help them to recognize God’s love for them and to recognize their weaknesses and sins which shall lead to repentance.
Today readings give us concrete examples in preaching of the Good News. In the first reading, when Paul came to Ephesus, he asked the faithful there if they received the Holy Spirit yet. They answered him, “We have never even heard that there is a Holy Spirit.” Then, Paul explained to them about the difference between two kinds of baptism; and when they understood it, he baptized them in the name of Christ so they would receive the Holy Spirit. In the Gospel, when Jesus knew his Passion is near, he used the language of heart to help his disciples to know the meaning of what are going to happen, so that they know how to react when they happen.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: Paul patiently educated the faithful at Ephesus.
1.1/ Paul explained the difference between two kinds of baptism: In the beginning of the Church, many believers thought that there is only one baptism in water of John Baptist. They never hear of the baptism in the Holy Spirit by Christ’s name and why they must receive this baptism, as the Ephesians answered Paul, “We have never even heard that there is a Holy Spirit.” Understanding their lacking of knowledge, Paul explained for them the difference between the two kinds of baptism.
(1) Baptism by water of John Baptist: is the baptism to show one’s repentance. John Baptist did this baptism to prepare for people so that they shall believe in Christ, the one comes after him. This baptism is necessary, but not the only baptism.
(2) Baptism by the Holy Spirit of Christ: Jesus received his baptism by John, but not for the forgiveness of sin because he has no sin to be forgiven. The Church Father, Jerome, explained: Jesus received John’s baptism to sanctify the water of Jordan river and all water which the Church uses to baptize the faithful. The main difference between the two baptism is the presence of the Holy Spirit which came up from heaven and descended on him.
When people receive baptism, they are forgiven not only of their sins, but also are sanctified by the Holy Spirit. The Holy Spirit sanctifies people by helping them to understand God’s words and by giving them necessary grace so that they deservedly live their vocation of God’s children. We can recognize this when an adult is received into the Church. He receives not only baptism in water, but also the Holy Spirit through the anointing of Chrism oil, and then the sacrament of the Eucharist in the one rite. To children, the Church separates them into three sacraments according to their progress of becoming adults: they receive baptism at birth, the Eucharist when they know how to differentiate between right and wrong, and the Confirmation when they are ready to be Christ’s witnesses.
1.2/ Paul baptized the faithful in the Holy Spirit: “When Paul laid (his) hands on them, the Holy Spirit came upon them, and they spoke in tongues and prophesied.” Speaking of language isn’t only limited to different languages as the apostles did on the Pentecost, but also extended to speak the language that help others to understand what God wants to convey, namely truth and love. Prophecy isn’t also limited to the prediction of what shall happen in the future, but to speak on the behalf of God, to preach the Good News to those who never know about God. When the faithful speak language and prophecy, they don’t speak confused and senseless words as mad people, but the meaningful word of truth and for upbuiding which others can understand them.
2/ Gospel: We believe that you come from the Father.
2.1/ Faith and trials:
(1) Jesus used the language of heart with his disciples: Today passage belongs to Christ’s teaching, specially preserved for his disciples. To different audience, Jesus used different language and style. Jesus had not much time to educate his disciples, he used language of the heart to prepare for them what shall happen. The disciples understood what he said and spoke to him: “Now you are talking plainly, and not in any figure of speech.Now we realize that you know everything and that you do not need to have anyone question you. Because of this we believe that you came from God.”
(2) Trials are needed to test the disciples’ faith: Jesus said to them: “Do you believe now?Behold, the hour is coming and has arrived when each of you will be scattered to his own home and you will leave me alone. But I am not alone, because the Father is with me.” Jesus didn’t intend to correct his disciples when he said these words, but he wanted them to know two truths: First, faith must be tested to know the true faith. Secondly, the one who has a firm faith is never lonely because he always has God to accompany and to help him through all dangers of life.
2.2/ Jesus left two sources of peace to his disciples.
(1) The disciples have peace when they betrayed their master: How can we understand Jesus’ statement, “I have told you this so that you might have peace in me”? He knew they shall betray him because of their fear and weakness in his coming Passion, but he still loves and forgives them. He wanted to say these words before their betrayals happen, so that they shouldn’t be hopeless to the point of commiting a suicide as Judas, but to believe in his forgiveness.
(2) The promise of victory before fighting: Jesus continued, “In the world you will have trouble, but take courage, I have conquered the world.” Nothing that motivates the disciples more than Jesus’ promise of victory. Once he is guaranteed a victory, the disciple shall thrust into the battle and nothing can hinder his step.
III. APPLICATION IN LIFE:
– We don’t need to use literary words in preaching of the Good News, but the simple truth which everybody can understand.
– More importance, we should use words from our heart, guided and warmed by the Holy Spirit. Our audience are easy to recognize and to understand those who has concern for their needs because the Holy Spirit acts in both the preacher and the audience.
– We shouldn’t fear of anything in our preaching of the Good News because the Holy Trinity always accompany us to enlighten, to support and to protect us.