Thứ Hai Tuần VI TN
Bài đọc: Gen 4:1-5:25; Jam 1:1-11; Mk 8:11-13.
1/ Bài đọc I (năm lẻ): 1 Con người ăn ở với E-và, vợ mình. Bà thụ thai và sinh ra Ca-in. Bà nói: “Nhờ Đức Chúa, tôi đã được một người.” 2 Bà lại sinh ra A-ben, em ông. A-ben làm nghề chăn chiên, còn Ca-in làm nghề cày cấy đất đai. 3 Sau một thời gian, Ca-in lấy hoa màu của đất đai làm lễ vật dâng lên Đức Chúa. 4 A-ben cũng dâng những con đầu lòng của bầy chiên cùng với mỡ của chúng. Đức Chúa đoái nhìn đến A-ben và lễ vật của ông, 5 nhưng Ca-in và lễ vật của ông thì Người không đoái nhìn. Ca-in giận lắm, sa sầm nét mặt. 6 Đức Chúa phán với Ca-in: “Tại sao ngươi giận dữ? Tại sao ngươi sa sầm nét mặt? 7 Nếu ngươi hành động tốt, có phải là ngươi sẽ ngẩng mặt lên không? Nếu ngươi hành động không tốt, thì tội lỗi đang nằm phục ở cửa, nó thèm muốn ngươi; nhưng ngươi phải chế ngự nó.” 8 Ca-in nói với em là A-ben: “Chúng mình ra ngoài đồng đi! ” Và khi hai người đang ở ngoài đồng thì Ca-in xông đến giết A-ben, em mình. 9 Đức Chúa phán với Ca-in: “A-ben em ngươi đâu rồi? ” Ca-in thưa: “Con không biết. Con là người giữ em con hay sao?” 10 Đức Chúa phán: “Ngươi đã làm gì vậy? Từ dưới đất, tiếng máu của em ngươi đang kêu lên Ta! 11 Giờ đây ngươi bị nguyền rủa bởi chính đất đã từng há miệng hút lấy máu em ngươi, do tay ngươi đổ ra. 12 Ngươi có canh tác đất đai, nó cũng không còn cho ngươi hoa màu của nó nữa. Ngươi sẽ lang thang phiêu bạt trên mặt đất.”
13 Ca-in thưa với Đức Chúa: “Hình phạt dành cho con quá nặng không thể mang nổi.
14 Đây, hôm nay Ngài xua đuổi con khỏi mặt đất. Con sẽ phải trốn tránh để khỏi giáp mặt Ngài, sẽ phải lang thang phiêu bạt trên mặt đất, và bất cứ ai gặp con sẽ giết con.” 15 Đức Chúa phán với ông: “Không đâu! Bất cứ ai giết Ca-in sẽ bị trả thù gấp bảy.” Đức Chúa ghi dấu trên Ca-in, để bất cứ ai gặp ông khỏi giết ông. 25 Ông A-đam lại ăn ở với vợ. Bà sinh một con trai và đặt tên là Sết; bà nói: “Thiên Chúa đã sắp đặt cho tôi một dòng dõi khác thay cho A-ben, vì Ca-in đã giết nó.”
2/ Bài đọc I (năm chẵn): 1 Tôi là Gia-cô-bê, tôi tớ của Thiên Chúa và của Chúa Giê-su Ki-tô, kính gửi mười hai chi tộc đang sống tản mác khắp nơi. Chúc anh em được an vui mạnh khoẻ! 2 Thưa anh em, anh em hãy tự cho mình là được chan chứa niềm vui khi gặp thử thách trăm chiều. 3 Vì như anh em biết: đức tin có vượt qua thử thách mới sinh ra lòng kiên nhẫn. 4 Chớ gì anh em chứng tỏ lòng kiên nhẫn đó ra bằng những việc hoàn hảo, để anh em nên hoàn hảo, không có chi đáng trách, không thiếu sót điều gì.
5 Nếu ai trong anh em thiếu đức khôn ngoan, thì hãy cầu xin Thiên Chúa, Người sẽ ban cho. Vì Thiên Chúa ban cho mọi người cách rộng rãi, không quở trách.
6 Nhưng người ấy phải cầu xin với lòng tin không chút do dự, vì kẻ do dự thì giống như sóng biển bị gió đẩy lên vật xuống. 7 Người ấy đừng tưởng mình sẽ nhận được cái gì của Chúa: 8 họ là kẻ hai lòng, hay thay đổi trong mọi việc họ làm.
9 Người anh em phận hèn hãy tự hào khi được Chúa nâng lên;
10 còn người giàu có hãy tự hào khi bị Chúa hạ xuống, vì họ sẽ qua đi như hoa cỏ.
11 Quả thế, mặt trời mọc lên toả ra sức nóng làm cho cỏ khô, khiến hoa rụng xuống, vẻ đẹp tiêu tan. Người giàu có cũng sẽ héo tàn như vậy trong các việc họ làm.
3/ Phúc Âm: 11 Những người Pha-ri-sêu kéo ra và bắt đầu tranh luận với Đức Giê-su, họ đòi Người một dấu lạ từ trời để thử Người. 12 Người thở dài não nuột và nói: “Sao thế hệ này lại xin một dấu lạ? Tôi bảo thật cho các ông biết: thế hệ này sẽ không được một dấu lạ nào cả.” 13 Rồi bỏ họ đó, Người lại xuống thuyền qua bờ bên kia.
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Cần khiêm nhường biết mình trong mối liên hệ với Thiên Chúa.
Thiên Chúa không mắc nợ gì với con người; trái lại, con người mắc nợ mọi sự với Thiên Chúa. Khi con người tin tưởng nơi Thiên Chúa, con người không thêm điều gì cho Ngài; nhưng niềm tin nơi Thiên Chúa sẽ giúp con người đạt tới cuộc sống đời đời. Cũng thế, khi con người làm việc thờ phượng như tham dự Thánh Lễ, đọc kinh, dâng lễ vật, con người chẳng thêm gì cho Thiên Chúa; nhưng con người sẽ nhận được những lợi ích từ các việc làm này.
Các Bài Đọc hôm nay cho thấy những quan niệm sai của con người trong mối liên hệ với Thiên Chúa. Trong Bài Đọc I, năm lẻ, khi Cain dâng lễ vật cho Thiên Chúa và không được Ngài đoái nhìn tới; ông tức giận với Thiên Chúa và ghen tị với em mình là Abel, vì Ngài đoái nhìn lễ vật của em ông. Hậu quả là ông đã giết đứa em ruột của mình. Trong Bài Đọc I, năm chẵn, tác giả Thư Giacôbê quả quyết đức tin của con người cần bị thử thách trăm bề để đức tin càng ngày càng vững mạnh, toàn hảo, và không gì có thể lay chuyển được. Trong Phúc Âm, các kinh-sư thách thức Chúa Giêsu hãy làm phép lạ để họ có thể tin Ngài là Thiên Chúa; Chúa Giêsu thở dài vì thái độ thách thức của họ. Ngài từ chối không làm bất cứ phép lạ nào cho họ.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I (năm lẻ): Cain giết Abel, em mình.
1.1/ Nguyên nhân của việc Cain giết Abel: Cain ghen tị với Abel vì Đức Chúa đoái nhìn đến lễ vật của Abel, và không đoái nhìn đến lễ vật của ông. Trình thuật không nêu lý do tại sao Đức Chúa không đoái nhìn lễ vật của Cain, chúng ta chỉ có thể suy đoán qua truyền thống. Của lễ dâng cho Thiên Chúa phải kèm theo một tấm lòng yêu mến, chứ không chỉ dâng cho qua lần chiếu lệ như Lề Luật buộc. Trong thực tế, Abel không phải là nguyên nhân chính sự tức giận của Cain; nhưng vì sự tức giận của Cain với Thiên Chúa, đã đưa đến sự tức giận của Cain với em ông. “Giận cá chém thớt” là vậy; vì không làm gì được Thiên Chúa, nên giết người em yếu đuối để bù lại. Tội giết người này cũng xác nhận bản tính tội lỗi của con người sau lần sa ngã đầu tiên, tội tổ tông.
Thiên Chúa cắt nghĩa cho Cain lý do tại sao con người phạm tội: “Tại sao ngươi giận dữ? Tại sao ngươi sa sầm nét mặt? Nếu ngươi hành động tốt, có phải là ngươi sẽ ngẩng mặt lên không? Nếu ngươi hành động không tốt, thì tội lỗi đang nằm phục ở cửa, nó thèm muốn ngươi; nhưng ngươi phải chế ngự nó.” Tội lỗi luôn rình chờ con người, nhưng con người phải sẵn sàng khắc phục nó bằng sự tự chủ và ý hướng luôn làm điều tốt. Giận dữ và ghen tị sẽ đưa con người đến những tội lỗi lớn hơn.
1.2/ Cain giết Abel và bản án của Thiên Chúa: Khi con người muốn phạm tội, họ tìm nơi hoang vắng để không ai biết việc làm của họ. Cain cũng thế, ông nói với em là Abel: “Chúng mình ra ngoài đồng đi!” Và khi hai người đang ở ngoài đồng thì Cain xông đến giết Abel. Nhưng Cain đã quên đi một Đấng, Người luôn thấu suốt mọi tư tưởng và hành động của ông. Đức Chúa phán với Cain: “Abel em ngươi đâu rồi?” Cain thưa: “Con không biết. Con là người giữ em con hay sao?” Giống như sự sa ngã ban đầu, phản ứng đầu tiên của con người không bao giờ dám nhận trách nhiệm, họ phủ nhận hành động đã làm như Cain, hay tìm cách tổ tội cho người khác như ông Adam và bà Evà.
Đức Chúa phán: “Ngươi đã làm gì vậy? Từ dưới đất, tiếng máu của em ngươi đang kêu lên Ta! Giờ đây ngươi bị nguyền rủa bởi chính đất đã từng há miệng hút lấy máu em ngươi, do tay ngươi đổ ra. Ngươi có canh tác đất đai, nó cũng không còn cho ngươi hoa màu của nó nữa. Ngươi sẽ lang thang phiêu bạt trên mặt đất.” Đối với người Do-Thái, sự sống có được là từ máu, và bắt nguồn từ Thiên Chúa (Lev 17:11-14). Vì Thiên Chúa làm chủ sự sống (Gen 2:7), máu của người vô tội đổ ra sẽ kêu thấu tới Thiên Chúa. Đất có mối liên hệ mật thiết với con người: con người sinh ra từ bụi đất và sẽ trở về bụi đất; đất sẽ sinh thực phẩm cho con người; và tội của con người là lý do làm đất đai sinh gai góc (J).
1.3/ Lòng thương xót của Đức Chúa cho Cain: Con người phải chịu trách nhiệm về hành động của mình. Cain suy nghĩ về các hậu quả của việc giết em và thưa với Đức Chúa: “Hình phạt dành cho con quá nặng không thể mang nổi. Đây, hôm nay Ngài xua đuổi con khỏi mặt đất. Con sẽ phải trốn tránh để khỏi giáp mặt Ngài, sẽ phải lang thang phiêu bạt trên mặt đất, và bất cứ ai gặp con sẽ giết con.”
Hình phạt đầu tiên Cain phải chịu là trốn tránh Thiên Chúa và con người. Xua đuổi khỏi mặt đất là xua đuổi khỏi nơi hoang vắng, chỗ ở của ma quỉ và tội nhân. Kẻ giết người sẽ luôn ở trong tình trạng lẩn trốn: trốn Thiên Chúa, con người, và chính mình. Truyền thống tin Đức Chúa hiện diện cách đặc biệt với dân của Ngài. Không có sự hiện diện của Đức Chúa, mạng sống con người sẽ luôn bị đe doạ.
(1) Đức Chúa vẫn thương xót Cain: Người đời đòi “mắt đền mắt, răng đền răng;” và Cain cũng biết luật vay trả này “bất cứ ai gặp con sẽ giết con.” Nhưng Đức Chúa vẫn tỏ lòng thương xót cho Cain, Ngài phán: “Bất cứ ai giết Cain sẽ bị trả thù gấp bảy.” Đức Chúa ghi dấu trên Cain, để bất cứ ai gặp ông khỏi giết ông. Dấu đặc biệt trên trán này chỉ sự bảo vệ của Thiên Chúa.
(2) Đức Chúa đoái thương đến gia đình Adam: Ông Adam lại ăn ở với vợ. Bà sinh một con trai và đặt tên là Seth. Bà nói: “Thiên Chúa đã sắp đặt cho tôi một dòng dõi khác thay cho Abel, vì Cain đã giết nó.”
2/ Bài đọc I (năm chẵn): Anh em hãy tự cho mình là được chan chứa niềm vui khi gặp thử thách trăm chiều.
2.1/ Đức tin cần được thử thách: Giống như người lực sĩ trong tiến trình tập luyện cần được thử thách, hay một học sinh trong tiến trình học tập cần phải qua những kỳ thi cử, đức tin của con người cũng cần phải trải qua những thử thách. Mục đích của việc thử luyện đức tin không phải để con người ngã gục trước thử thách nhưng là:
(1) Để tạo lòng kiên nhẫn: Tác giả khuyến khích các tín hữu Do-thái khắp nơi: “Thưa anh em, anh em hãy tự cho mình là được chan chứa niềm vui khi gặp thử thách trăm chiều. Vì như anh em biết: đức tin có vượt qua thử thách mới sinh ra lòng kiên nhẫn.” Đức kiên nhẫn là nhân đức đầu tiên phải tập luyện và là mẹ các nhân đức, vì khi một khi đã có nhân đức này, con người sẽ luyện tập các nhân đức khác một cách dễ dàng hơn.
(2) Để kiện toàn lòng tin: Đức tin là quà tặng Thiên Chúa ban cho con người; nhưng để kiện toàn, con người phải kiên nhẫn luyện tập, sao cho tới chỗ toàn bích như tác-giả ao ước cho các tín hữu: “Chớ gì anh em chứng tỏ lòng kiên nhẫn đó ra bằng những việc hoàn hảo, để anh em nên hoàn hảo, không có chi đáng trách, không thiếu sót điều gì.” Mục đích của việc luyện tập là để có một đức tin hoàn hảo: vững bền, toàn hảo, không thiếu một điều gì. Khi một người đã có đức tin như thế, họ có thể vượt qua mọi thử thách của cuộc đời.
2.2/ Để kiện toàn đức tin, con người cần đến ơn thánh của Thiên Chúa: Khi phải đương đầu với thử thách đau khổ, con người thường có khuynh hướng trốn tránh hay xin Chúa làm phép lạ cất đi. Để tránh rơi vào những thái độ này, tác-giả khuyên: “Nếu ai trong anh em thiếu đức khôn ngoan, thì hãy cầu xin Thiên Chúa, Người sẽ ban cho. Vì Thiên Chúa ban cho mọi người cách rộng rãi, không do dự.” Sự khôn ngoan giúp con người nhìn ra thử thách là điều cần thiết để luyện tập đức tin. Tuy nhiên, khi cầu xin cho có khôn ngoan, con người cần phải có lòng tin vững mạnh. Tác giả khuyên: “Nhưng người ấy phải cầu xin với lòng tin không chút do dự, vì kẻ do dự thì giống như sóng biển bị gió đẩy lên vật xuống.” Khi đã được Chúa ban khôn ngoan để nhận ra phải vượt qua thử thách, người ấy cứ mạnh dạn tiến tới; đừng đổi ý lại cầu xin Chúa cất thử thách đi cho.
Một trong những thử thách của đức tin là những thăng trầm trong cuộc sống con người. Tác giả khuyên các tín hữu hãy tự hào trong Chúa, cả khi được nâng lên cũng như khi bị hạ xuống. Đừng ai tự hào về của cải mình có vì: “họ sẽ qua đi như hoa cỏ. Quả thế, mặt trời mọc lên toả ra sức nóng làm cho cỏ khô, khiến hoa rụng xuống, vẻ đẹp tiêu tan. Người giàu có cũng sẽ héo tàn như vậy trong các việc họ làm.”
3/ Phúc Âm: Niềm tin dựa trên phép lạ.
3.1/ Niềm tin dựa trên các phép lạ: Mỗi quốc gia trên địa cầu đều có những sắc thái riêng của mỗi dân tộc; Thánh Phaolô nói rất đúng về người Do-thái: “Người Do-thái tìm kiếm dấu lạ; trong khi người Hy-lạp tìm kiếm sự khôn ngoan.” Truyền thống Do-thái đã thêu dệt sẵn kiểu mẫu một Đấng Thiên Sai: Ngài là Đấng uy quyền, có khả năng làm những dấu lạ lùng trong trời đất. Ngài là Chúa của người Do-thái, nên Ngài sẽ giúp họ đánh đuổi ngoại bang, và cai trị toàn thế giới. Với kiểu mẫu có sẵn của Đấng Thiên Sai, những người Pharisees kéo đến với Chúa Giêsu, để thách thức Người làm một dấu lạ từ trời.
3.2/ Niềm tin dựa trên sự hiểu biết chắc chắn về Thiên Chúa: Tại sao Chúa Giêsu không chịu làm phép lạ? Thứ nhất, Ngài đã làm không biết bao nhiêu phép lạ rồi. Những người Pharisees này hoặc đã từng chứng kiến, hoặc đã nghe biết về những phép lạ Ngài đã làm. Thứ đến, phép lạ chỉ giúp khai mở niềm tin. Khi Chúa Giêsu chữa lành các bệnh nhân, Ngài nhắc nhở cho họ những gì tiên-tri Isaiah nói về Đấng Thiên Sai, giờ đây được hiện thực nơi Ngài; mục đích là để giúp họ tin vào Ngài. Hơn nữa, niềm tin chỉ dựa trên dấu lạ sẽ không vững chắc. Họ cần một sự hiểu biết chắc chắn về Thiên Chúa và sự quan phòng của Ngài; chứ không phải theo một Thiên Chúa và các kế hoạch do họ dựng nên. Nếu niềm tin chỉ dựa trên phép lạ, niềm tin sẽ lung lay và biến mất khi không nhìn thấy phép lạ nữa. Sau cùng, Chúa Giêsu không muốn con người điều khiển Thiên Chúa: khi con người cần gì, Thiên Chúa có bổn phận làm phép lạ ban cho họ điều đó; mà không cần biết điều họ xin có tốt hay không!
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Chúng ta cần khiêm nhường biết mình trong mối tương quan với Thiên Chúa. Tất cả những việc thờ phượng chúng ta làm là cho lợi ích của cá nhân chúng ta, chứ không thêm gì cho Thiên Chúa.
– Đức tin Thiên Chúa ban cho chúng ta có tiềm năng vươn cao vô hạn; nhưng cũng có thể bị đánh mất. Chúng ta cần lợi dụng mọi cơ hội xảy ra trong cuộc đời để luyện tập đức tin sao cho đến độ toàn hảo, vững bền, để có thể vượt qua mọi thử thách trong cuộc đời.
– Khi cầu xin điều gì không được, chúng ta hãy xét xem điều đó có đúng ý Thiên Chúa không. Đừng bao giờ có thái độ giận dữ trả thù bằng cách bỏ đạo hay làm hại những người được Thiên Chúa phù hộ.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP
Monday in the Sixth Week of the Ordinary Time2
Viết bởi Lan Hương
MONDAY OF THE 6 OT2
Readings: Jam 1:1-11; Mk 8:11-13.
1/ First Reading: RSV James 1:1 James, a servant of God and of the Lord Jesus Christ, To the twelve tribes in the Dispersion: Greeting. 2 Count it all joy, my brethren, when you meet various trials, 3 for you know that the testing of your faith produces steadfastness. 4 And let steadfastness have its full effect, that you may be perfect and complete, lacking in nothing. 5 If any of you lacks wisdom, let him ask God, who gives to all men generously and without reproaching, and it will be given him. 6 But let him ask in faith, with no doubting, for he who doubts is like a wave of the sea that is driven and tossed by the wind. 7 For that person must not suppose that a double-minded man, 8 unstable in all his ways, will receive anything from the Lord. 9 Let the lowly brother boast in his exaltation, 10 and the rich in his humiliation, because like the flower of the grass he will pass away. 11 For the sun rises with its scorching heat and withers the grass; its flower falls, and its beauty perishes. So will the rich man fade away in the midst of his pursuits.
2/ Gospel: RSV Mark 8:11 The Pharisees came and began to argue with him, seeking from him a sign from heaven, to test him. 12 And he sighed deeply in his spirit, and said, “Why does this generation seek a sign? Truly, I say to you, no sign shall be given to this generation.” 13 And he left them, and getting into the boat again he departed to the other side.
________________________________________
I. THEME: People need to be humble before God.
God doesn’t own men anything; in opposition, men owed everything from God. When people trust in God, they don’t add anything to what He has; but the faith in God shall help people to reach the eternal life. Similarly, when people worship God through Mass, prayers and offering, they don’t add anything to God; but they will get many benefits from their worship.
Today readings want to show human wrong understanding in their relationship with God. In the first reading, the author of the Letter of James confirmed that faith needs to be tested. The more it is tested the more it shall be firm, perfect and nothing can shake it. In the Gospel, the scribes challenged Jesus to work more miracles so that they might believe him coming from God. Jesus discouraged because of their attitude; he refused to do any more miracles for them to witness.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: “Count it all joy, my brethren, when you meet various trials, for you know that the testing of your faith produces steadfastness.”
1.1/ Faith needs to be tested: Like an athlete in his training needs to be tested by failures, or a student in his learning needs to be tested by exams, human faith also needs to be tested by trials and sufferings. The purpose of testing one’s faith isn’t meant to destroy him, but:
(1) To causesteadfastness: The author encouraged his faithful: “To the twelve tribes in the Dispersion: Greeting. Count it all joy, my brethren, when you meet various trials, for you know that the testing of your faith produces steadfastness.” Patience is the first virtue which people need to have; it is the mother of all human virtues because when one possessed this virtue, it will help him to acquire other virtues more easily.
(2) To perfect one’s faith: Though faith is a gift that God bestows on men; but to make it perfect, people need to be patiently trained so that he can bring it to perfection, as Jame desired for his faithful: “And let steadfastness have its full effect, that you may be perfect and complete, lacking in nothing.” The goal of the training of one’s faith is to have a perfect faith which is firm, perfect, lacking of nothing. When one possesses such a faith, he can overcome all obstacles in his life.
1.2/ To perfect his faith, one needs to have God’s grace: When people face trial and suffering, they have a tendency to avoid or to pray to God so He can take them away. To keep oneself from this kind of attitude, the author advised: “If any of you lacks wisdom, let him ask God, who gives to all men generously and without reproaching, and it will be given him.” Wisdom helps people to recognize trials are necessary to form the perfect faith. However, when one prays to God to have wisdom, he must have a firm faith. James continued: “But let him ask in faith, with no doubting, for he who doubts is like a wave of the sea that is driven and tossed by the wind. For that person must not suppose that a double-minded man, unstable in all his ways, will receive anything from the Lord.”
When God granted him wisdom to recognize that he must overcome trials, he should bravely go forth. Don’t change his mind and pray to God to take them away.
One of the faith’s trials is the up and down of human life. The author advised people to boast in God, both when he is raised up and when is thrown down: “Let the lowly brother boast in his exaltation, and the rich in his humiliation, because like the flower of the grass he will pass away. For the sun rises with its scorching heat and withers the grass; its flower falls, and its beauty perishes. So will the rich man fade away in the midst of his pursuits.”
2/ Gospel: The true faith
2.1/ Faith that is based on miracles: Each nation on earth has its own traits. St. Paul correctly said about one of the Jews’ traits: “For Jews demand signs and Greeks seek wisdom, but we preach Christ crucified, a stumbling block to Jews and folly to Gentiles” (1 Cor 1:22-23).
The Jewish tradition already had a model for their Messiah: He is powerful, able to do miracles. He is the Lord of the Jews only; he will help them to expel foreigners, and they shall dominate the world. With this model in their mind, the Pharisees came to Jesus and challenged him to perform some miracles so they might believe in him.
2.2/ Faith that is based on the true knowledge of God: Why did Jesus refuse to perform miracles for them. There are at least three reasons.
(1) He did many miracles already. In the Gospel according to Mark, there were so many miracles done by Jesus. These Pharisees must witness or hear about these miracles.
(2) Miracle is only needed to light up one’s faith from beginning; once one already had faith, miracle is no longer needed. When Jesus healed the sick, he reminded them what the prophet Isaiah foretold about the Messiah, was now fulfilled in him. His purpose is to help them to believe in him. Moreover, the faith which is based on miracles isn’t a firm faith, because people will loose their faith when they no longer see miracles. They need to acquire a firm understanding about God and His providence for the world, not a model of God according to their imagination.
(3) Lastly,Jesus didn’t want people to control God. People have a tendency to think that when they need something, God has a duty to do miracle to grant them that thing, no matter if it is good or bad!
III. APPLICATION IN LIFE:
– We need to be humble in order to know ourselves in our relationship with God. All the worship we do are for our own benefits, not to add a single thing for God’s glory.
– The faith which God bestows on us has an unlimited potential; but it can be lost if we don’t treasure it. We need to take advantage of all opportunities which happen in our life to train our faith, so that we might have a firm and perfect faith.
– When we didn’t receive what we asked from God, we must review to see if what we ask is according to God’s will. We need to absolutely avoid improper attitude by apostasy or by persecuting those who believe in God.