Thứ Hai Tuần 10 TN1, Năm lẻ
Bài đọc: 2 Cor 1:1-7; Mt 5:1-12.
1/ Bài đọc I:1 Tôi là Phao-lô, bởi ý Thiên Chúa được làm Tông Đồ của Đức Giê-su Ki-tô, và Ti-mô-thê là người anh em, kính gửi Hội Thánh của Thiên Chúa ở Cô-rin-tô, cùng với mọi người trong dân thánh trong khắp miền A-khai-a.2 Xin Thiên Chúa là Cha chúng ta và xin Chúa Giê-su Ki-tô ban cho anh em ân sủng và bình an.3 Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta. Người là Cha giàu lòng từ bi lân ái, và là Thiên Chúa hằng sẵn sàng nâng đỡ ủi an.4 Người luôn nâng đỡ ủi an chúng ta trong mọi cơn gian nan thử thách, để sau khi đã được Thiên Chúa nâng đỡ, chính chúng ta cũng biết an ủi những ai lâm cảnh gian nan khốn khó.5 Vì cũng như chúng ta chia sẻ muôn vàn nỗi khổ đau của Đức Ki-tô, thì nhờ Người, chúng ta cũng được chứa chan niềm an ủi.6 Chúng tôi có phải chịu gian nan, thì đó là để anh em được an ủi và được cứu độ. Chúng tôi có được an ủi, thì cũng là để anh em được an ủi, khiến anh em có sức kiên trì chịu đựng cùng những nỗi thống khổ mà chính chúng tôi phải chịu.7 Chúng tôi lấy làm an tâm về anh em, vì biết rằng anh em thông phần thống khổ với chúng tôi thế nào, thì cũng sẽ được thông phần an ủi như vậy.
2/ Phúc Âm:1 Thấy đám đông, Đức Giê-su lên núi. Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần bên.2 Người mở miệng dạy họ rằng:
3 “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.
4 Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp.
5 Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an.
6 Phúc thay ai khát khao nên người công chính,
vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thoả lòng.
7 Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.
8 Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.
9 Phúc thay ai xây dựng hoà bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.
10 Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ.
11 Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa.
12 Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao.
Quả vậy, các ngôn sứ là những người đi trước anh em cũng bị người ta bách hại như thế.
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Nghịch lý giữa Thiên Chúa và con người.
Con người đi tìm vinh quang sang giầu, Chúa dạy: Phúc cho những ai có tâm hồn nghèo khó. Con người dùng mọi khôn ngoan mánh lới để vượt khỏi người khác, Chúa dạy: Phúc cho những ai hiền lành. Con người trốn tránh đau khổ và dùng mọi cách để thoát khỏi buồn sầu, Chúa dạy: Phúc cho những ai sầu khổ.
Bay mối phúc là những điều dạy của một nhà cách mạng trên tất cả các nhà cách mạng; chúng là một thách đố lớn lao cho những ai tin vào Chúa Giêsu. Phải chăng Chúa Giêsu quá lý tưởng? Phải chăng những lời dạy của Chúa Giêsu cung cấp cơ hội cho những nhà tư bản bóc lột dân nghèo và để cho những bất công xã hội tha hồ xảy ra? Hai ví dụ giúp chúng ta nhận định vấn đề: (1) Mẹ Têrêxa, tuy có rất nhiều người ngưỡng mộ, nhưng cũng có nhiều người chỉ trích là lấy của nhà giàu bóc lột người nghèo để giúp đỡ người nghèo. Tại sao Mẹ không lên tiếng chống bất công và cải tổ xã hội để đừng có hai giai cấp giầu và nghèo nữa? Một phản ứng như thế sẽ trị tuyệt gốc sự phân chia giữa gai giai cấp và loại bỏ các bất công xã hội! (2) Chúa Giêsu, tuy có dư uy quyền để đáp ứng nguyện vọng của người Do-thái trông đợi nơi Đấng Thiên Sai; nhưng lại chọn làm một Đấng Thiên Sai hiền lành và đau khổ để chuộc tội cho con người! Ma quỉ đã từng cám dỗ Ngài trong sa mạc hãy làm những điều mà con người khao khát: Hãy biến đá thành bánh ăn! Hãy làm phép lạ như gieo mình xuống vực thẳm! Hãy cho con người những vinh quang sang giầu! Nếu Ngài làm như thế, con người sẽ tin vào Ngài. Chúng ta có bao giờ tự hỏi: Nếu Chúa Giêsu làm như thế, có bao nhiêu người tin Chúa đến bây giờ?
Các Bài Đọc hôm nay cung cấp cho chúng ta những chất liệu để suy tư. Trong Bài Đọc I, thánh Phaolô cho chúng ta hai lý do để chịu đựng đau khổ: để được Thiên Chúa an ủi, và để chúng ta an ủi những ai cần được chúng ta an ủi. Trong Phúc Âm thánh Mathew, Chúa Giêsu cho con người biết Tám Mối Phúc trong cuộc đời; những điều này hoàn toàn ngược lại với những gì mà con người thường hay suy nghĩ.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Tại sao con người phải chịu đựng gian khổ.
1.1/ Chịu đựng gian khổ là cho hai mục đích: Sau khi chào thăm các tín hữu ở Corintô, thánh Phaolô tuyên xưng: “Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Người là Cha giàu lòng từ bi lân ái, và là Thiên Chúa hằng sẵn sàng nâng đỡ ủi an.” Tại sao một Thiên Chúa uy quyền và giàu lòng thương xót như thế, đã không ban cho con cái những gì họ ưa thích; lại còn bắt họ phải trải qua những gian nan, thử thách, đau khổ? Thánh Phaolô liệt kê hai lý do chính:
(1) Để Thiên Chúa có cơ hội nâng đỡ và ủi an chúng ta: Một điều trước tiên chúng ta cần hiểu rõ: Thiên Chúa không ác tâm đến độ bắt con người chịu gian khổ để Ngài có cơ hội an ủi con người; nhưng Ngài để những gian khổ xảy ra vì những thay đổi trong trời đất hay vì sự lạm dụng tự do của con người. Thứ đến, không có điều gì quan trọng hơn trong cuộc đời cho bằng mối liên hệ giữa con người với Thiên Chúa: Phải yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự; và đau khổ là cơ hội hết sức thuận tiện để con người phát triển mối liên hệ này. Thánh Phaolô quả quyết: “Người luôn nâng đỡ ủi an chúng ta trong mọi cơn gian nan thử thách.” Tình yêu thường phát triển trong hoàn cảnh túng thiếu và đau khổ; và rất ít khi phát triển lúc con người sung sướng hạnh phúc.
(2) Để chúng ta biết nâng đỡ và ủi an nhau: Điều răn thứ hai là yêu người: Đau khổ không những giúp chúng ta phát triển mối liên hệ với Thiên Chúa, mà còn chuẩn bị cho chúng ta có cơ hội yêu tha nhân như thánh Phaolô nói: “để sau khi đã được Thiên Chúa nâng đỡ, chính chúng ta cũng biết an ủi những ai lâm cảnh gian nan khốn khó.” Tục ngữ Việt-nam có câu “Có đau mắt thì mới biết thương người mù.” Câu này có ý muốn nói mặc dù ai bị đau mắt, người ấy sẽ cảm thấy rất khó chịu; nhưng không thể so sánh với người bị mù, vì họ hoàn toàn quờ quạng trong đêm tối. Cũng thế, khi chúng ta đã trải qua những gian nan thử thách; ví dụ: đói khát, chúng ta biết phải đau khổ thế nào; vì thế, khi chúng ta nhìn thấy một người mẹ bồng con ăn xin, chúng ta dễ thông cảm và giúp đỡ cho mẹ con bà.
1.2/ Thánh Phaolô chịu đựng gian khổ cho các tín hữu ở Corintô: Cuộc đời thánh Phaolô là một ví dụ tuyệt vời để dẫn chứng lý do tại sao Chúa để cho con người chịu đau khổ. Trước khi trở lại, Phaolô là một người nhiệt thành đến độ quá khích: Ngài không dung thứ cho những ai sống ngược lại với Lề Luật và truyền thống. Sau biến cố trên đường đi Damascus, Phaolô đã dần dần thay đổi hoàn toàn, vì Chúa Giêsu muốn Phaolô chịu đau khổ cho việc rao giảng và bành trướng Tin Mừng. Phaolô phải chịu nhiều hiểu lầm, đánh đòn, bắt bớ, tù đày… nhưng thánh nhân vẫn can đảm tiến tới, vì Chúa Giêsu luôn đồng hành và an ủi Ngài. Những điều này giúp Phaolô nhận ra tình thương của Thiên Chúa và giúp ngài đại lượng hơn trong việc giảng dạy và giúp đỡ các tín hữu.
2/ Phúc Âm: Bay mối phúc thật
2.1/ “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.” Đây là một lời dạy không dễ hiểu, chúng ta cần xem xét bằng những ví dụ thực tế để hiểu Chúa Giêsu thực sự muốn nói gì: Nghèo khó là có phúc? Người nghèo khó không đủ của ăn nên sinh tật ăn cắp làm ô danh Chúa? Người nghèo khó quá đay nghiến Thiên Chúa vì đã bỏ rơi mình? Nhiều người ví sống trong nghèo khó, thiếu thốn như là sống trong hỏa ngục! Ngược lại, có phải giàu có là vô phúc? Người giàu có lấy của Thiên Chúa ban để giúp cho việc mở mang Nước Chúa như bà Lydia giúp Phaolô có nơi ăn ở để rao giảng Tin Mừng?
Nói chung, nghèo khó giúp con người biết trông cậy nơi Thiên Chúa, giàu có làm con người tin tưởng nơi quyền năng và sức lực của mình, nên dễ bỏ quên Thiên Chúa. Khi con người đã có đầy đủ mọi sự trên trần gian, họ sẽ không màng tới việc tìm kiếm Nước Trời; trong khi những người nghèo có hoàn cảnh thuận tiện hơn để tìm Nước Trời và tin tưởng nơi Thiên Chúa.Ví dụ: Ở Việt-nam, các nhà thờ lúc nào cũng đầy người; họ vẫn sống và có thời giờ cho Thiên Chúa, tuy rằng họ nghèo khó. Bên Âu Mỹ, các nhà thờ chỉ còn lại những người già; họ lo kiếm tiền cho cuộc sống đến nỗi không còn giờ cho Thiên Chúa. Ở Việt-nam, ơn gọi làm tu sĩ và linh mục nhiều đến nỗi các chủng viện và dòng tu không có chỗ để nhận; bên Âu Mỹ, ơn gọi làm linh mục và tu sĩ khan hiếm đến độ các dòng tu phải đóng cửa, và hầu hết các dòng tu và giáo phận phải qua Việt-nam hay Phi Châu để tuyển mộ ơn gọi.
2.2/ “Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an.” Một vị thánh đã nói: Thiên Chúa thương ai càng nhiều, Ngài càng gởi nhiều đau khổ đến cho người ấy. Vì thế, chẳng thà chịu đau khổ để được Thiên Chúa an ủi yêu thương; hơn là sống trong hạnh phúc mà không cảm nhận được tình thương Thiên Chúa.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Của cải của chúng ta ở đâu, lòng trí của chúng ta sẽ ở đó. Nếu Nước Trời là kho tàng mà chúng ta ước ao, chúng ta hãy sống theo Mối Phúc Thứ Nhất như Chúa Giêsu dạy.
– Chúa thương ai càng nhiều, Ngài càng gởi nhiều đau khổ cho kẻ ấy; vì họ sẽ được Ngài an ủi, và họ sẽ biết ủi an những ai đồng cảnh ngộ. Nếu chúng ta mong được mến Chúa yêu người, đừng kêu ca khi Chúa gởi đau khổ tới như Mối Phúc Thứ Ba mà Chúa dạy.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP
Monday in the tenth week of the OT1
Viết bởi LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP
MONDAY OF THE 10 OT1
Readings: 2 Cor 1:1-7; Mt 5:1-12.
1/ First Reading: RSV 2 Corinthians 1:1 Paul, an apostle of Christ Jesus by the will of God, and Timothy our brother. To the church of God which is at Corinth, with all the saints who are in the whole of Achaia: 2 Grace to you and peace from God our Father and the Lord Jesus Christ. 3 Blessed be the God and Father of our Lord Jesus Christ, the Father of mercies and God of all comfort, 4 who comforts us in all our affliction, so that we may be able to comfort those who are in any affliction, with the comfort with which we ourselves are comforted by God. 5 For as we share abundantly in Christ’s sufferings, so through Christ we share abundantly in comfort too. 6 If we are afflicted, it is for your comfort and salvation; and if we are comforted, it is for your comfort, which you experience when you patiently endure the same sufferings that we suffer. 7 Our hope for you is unshaken; for we know that as you share in our sufferings, you will also share in our comfort.
2/ Gospel: RSV Matthew 5:1 Seeing the crowds, he went up on the mountain, and when he sat down his disciples came to him. 2 And he opened his mouth and taught them, saying: 3 “Blessed are the poor in spirit, for theirs is the kingdom of heaven. 4 “Blessed are those who mourn, for they shall be comforted. 5 “Blessed are the meek, for they shall inherit the earth. 6 “Blessed are those who hunger and thirst for righteousness, for they shall be satisfied. 7 “Blessed are the merciful, for they shall obtain mercy. 8 “Blessed are the pure in heart, for they shall see God. 9 “Blessed are the peacemakers, for they shall be called sons of God. 10 “Blessed are those who are persecuted for righteousness’ sake, for theirs is the kingdom of heaven. 11 “Blessed are you when men revile you and persecute you and utter all kinds of evil against you falsely on my account. 12 Rejoice and be glad, for your reward is great in heaven, for so men persecuted the prophets who were before you.
________________________________________
I. THEME: Oppositions between God and human beings
There exists many oppositions between God and people: While people are looking for prosperity, God teaches “Blessed are the poor in spirit.” While people find all possible ways to dominate others, God teached “Blessed are the meek.” While people try to avoid suffering and find all possible way to escape sadness, God teaches, “Blessed are those who mourn.”
Jesus’ homily on the Mount is considered by many “a revolution over all revolutions.” They are the greatest challenge for those who believe in Jesus. Is Jesus’ teaching so ideal? Does his teaching provide an opportunity for the capitalism to exploit the poor and the reason of social injustice? Two examples help us to understand these problems. First, Mother Teresa, though are admired by many for her good deeds; but they criticized that she took the rich’s exploited money to help the poor. They questioned why didn’t she voice her opinion to oppose the social injustice so that there is no more a gap between the rich and the poor? Such a solution shall wipe out forever classes and social injustice! Secondly, Jesus, though he has power to meet the Israelites’ expectation in the Messiah; but he chose to be a meek and suffered Messiah to redeem people’s sins. The devil tempted him in the desert to do what people are thirsting for, such as: to convert stones to bread; to perform lots of miracles and to give them glory and riches. If he could do as such, people shall believe in him. But do these people ever ask this question: if Jesus felt in the devil’s temptation and did as such, how many people of this world still believe in him! In reality, the more people have a satisfied life the further they are from God.
Today readings provide us material to meditate about God’s plan of salvation. In the first reading, St. Paul gives us two reasons for people’s suffering: to be consoled by God and to have sympathy for those who need it. In the Gospel according to Matthew, Jesus gave people seven beatitudes to practice in their life; these beatitudes are totally opposed with what people used to think about them.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: Why do people need to suffer?
1.1/ There are two reasons for suffering: After greeting the faithful in Corinthians, St. Paul praised God as follow: “Blessed be the God and Father of our Lord Jesus Christ, the Father of mercies and God of all comfort,who comforts us in all our affliction.” Why such a powerful God and rich in mercy doesn’t give to His children what they are looking for; instead, He makes them to go through all trials, pain and suffering! St. Paul gives us two main reasons.
(1) So that God has an opportunity to support and to console us: First of all, we need to understand that God isn’t wicked as He causes us to suffer so that He might have an opportunity to console us; but He let suffering happen due to changes in the universe or our abuse of freedom. Secondly, nothing is more important than the relationship between God and us; we must love God above all things, and suffering is the apt time for us to develop this relationship. St. Paul confirmed that, “He comforts us in all our afflictions.” Love used to develop and increase in time of needy and suffering, but be still or less developed when we are rich and happy.
(2) So that we might support and console each other: The second most important commandment is to love others. Suffering is helping us not only to develop our relationship with God but also our relationship with others, as Paul writes: “so that we may be able to comfort those who are in any affliction, with the comfort with which we ourselves are comforted by God.”
A Vietnamese adage said, “If you hurt your eye, then you shall have compassion for the blind.” This sentence wants to say that the one who has a hurt eye shall feel very irritate; but can’t compare with the blind because they can’t see anything; all things to them are darkness. Similarly, when we passed through trials and sufferings; for example, hungry and thirsty, we know what these meant; therefore, when we see a mother with her child begs for food, we are easily compassionate with them and give them food.
1.2/ St. Paul suffered for the Corinthian faithful: Paul’s life is the good example to illustrate why God let people suffer. Before his conversion, Paul is so eager to the point of jealousy; he didn’t tolerate for those who lived against the law and the tradition. After that event, Paul gradually and completely changed because Christ wants him to suffer for preaching the Good News and extending it to Gentiles’ countries. Paul must endure misunderstanding, scourging, persecuting and even death; but he is still courageous to go forward because Jesus always accompanied and consoled him. These things help Paul to recognize God’s love and to be more generous in helping the faithful everywhere.
2/ Gospel: The Beatitudes
2.1/ “Blessed are the poor in spirit, for theirs is the kingdom of heaven.” This is a hard and difficult to understand teaching, we need to carefully study to find out what Jesus wants to say. Is poverty good? What happen if one is so poor that he steals or robs to have his food and to dishonor God’s name? Or he rebukes God for forsaking him? Many people compare living in poverty as in hell! In opposition, is richness bad? What happen if the rich use their God’s given richness to help messengers in their missionary as Lydia helped Paul to have a place to live and to preach the Gospel?
In general, poverty helps people to hope in God, whereas richness makes people to believe in their power and effort so it is easy for them to forget about God. When people have everything they need in this world, they shall not look for God’s kingdom. The poor have a better condition to look for God’s kingdom and to believe in God. An example shall illustrate my point. In Vietnam, all the churches are full of the faithful; they still live though poor and have time for God. In many developed countries, the churches are empty or have only the elders; they use time to work for money to the point that they have no time for God. In Vietnam, there are so many vocations for priesthood and consecrated life to the point that the seminaries and religious orders don’t have rooms for all. In Europe and North America, the vocations are scarce to the point that many seminaries and religious orders closed their places. Many of them, in order to survive, must come to Vietnam or Africa to get vocation.
2.2/ “Blessed are those who mourn, for they shall be comforted.” A female saint said that whomever God loves more, He shall send more suffering to that person. Therefore, she wished that it is better for her to have suffering and to be consoled by God than to live happy without feeling of God’s love and consolation.
III. APPLICATION IN LIFE:
– Where our material things are, our mind shall be. If the kingdom of God is our desired treasure, we shall live as Jesus teaches us in the first beatitude.
– Whomever God loves more, He shall send to that one more suffering. He shall be consoled by Him and easily to sympathize with those who are in the same situation. If we desire to love God and others, we shouldn’t complain when God gives suffering to us as the third beatitude teaches us.