Lời Chúa Mỗi Ngày : Thứ Bảy Tuần 4 TN, Năm lẻ

Thứ Bảy Tuần 4 TN, Năm lẻ

Bài đọc: Heb 13:15-17, 20-21; Mk 6:30-34.
1/ Bài đọc I: 15 Vậy nhờ Người, chúng ta hãy luôn luôn dùng lời ngợi khen làm lễ tế dâng lên Thiên Chúa, tức là dùng miệng lưỡi mà ca tụng Danh Thánh.
16 Anh em chớ quên làm việc từ thiện, giúp đỡ lẫn nhau, vì Thiên Chúa ưa thích những hy lễ như thế.
17 Anh em hãy vâng lời những người lãnh đạo anh em và hãy phục tùng họ, vì họ chăm sóc linh hồn anh em như những người sẽ phải trả lẽ với Thiên Chúa. Như thế, họ sẽ vui vẻ thi hành phận sự của mình mà không than thở, bởi vì điều đó chẳng ích gì cho anh em.
20 Thiên Chúa là nguồn mạch bình an đã đưa Đức Giê-su, Chúa chúng ta ra khỏi cái chết. Đức Giê-su là vị Mục Tử cao cả của đoàn chiên, là Đấng đã đổ máu mình ra để thiết lập giao ước vĩnh cửu.
21 Xin Thiên Chúa ban cho anh em mọi ơn lành để có sức thi hành thánh ý Người. Xin Người thực hiện nơi anh em điều đẹp lòng Người, nhờ Đức Giê-su Ki-tô. Kính dâng Đức Ki-tô vinh quang đến muôn thuở muôn đời. A-men.
2/ Phúc Âm: 30 Các Tông Đồ tụ họp chung quanh Đức Giê-su, và kể lại cho Người biết mọi việc các ông đã làm, và mọi điều các ông đã dạy.
31 Người bảo các ông: “Chính anh em hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút.” Quả thế, kẻ lui người tới quá đông, nên các ông cũng chẳng có thì giờ ăn uống nữa.
32 Vậy, thầy trò xuống thuyền đi lánh riêng ra một nơi hoang vắng.
33 Thấy các ngài ra đi, nhiều người hiểu ý, nên từ khắp các thành, họ cùng nhau theo đường bộ chạy đến nơi, trước cả các ngài.
34 Ra khỏi thuyền, Đức Giê-su thấy một đám người rất đông thì chạnh lòng thương, vì họ như bầy chiên không người chăn dắt. Và Người bắt đầu dạy dỗ họ nhiều điều.
________________________________________

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Liên hệ giữa mục-tử và đòan chiên
Trong cuộc đời không ai là một hòn đảo để tự mình sinh sống. Con người cần sự giúp đỡ của tha nhân, và chính họ cũng phải giúp đỡ người khác. Một em bé chào đời không thể tự mình sinh sống. Về phương diện vật chất, em cần sự thương yêu và chăm sóc của cha mẹ cho đến khi em đủ khả năng để tự sinh sống một mình. Về phương diện tri thức, em cần sự giáo dục trong gia đình cũng như nhà trường, để giúp em thâu thập những kiến thức cần thiết để biết đối xử, suy luận, và làm việc với mọi người. Về phương diện tâm linh, em cần được hướng dẫn để nhận ra Đấng Tạo Thành, và sống mối tương quan với Ngài.
Các Bài Đọc hôm nay nhấn mạnh đến những mối liên hệ này, đặc biệt mối liên hệ giữa mục-tử và đòan chiên. Trong Bài Đọc I, tác-giả Thư Do-Thái nhấn mạnh đến việc cả hai bên phải giúp đỡ lẫn nhau, và đòan chiên phải vâng lời vị mục tử. Trong Phúc Âm, tuy Chúa Giêsu muốn các môn đệ phải biết quí trọng sự yên tĩnh để nghỉ ngơi và sống mối liên hệ với Thiên Chúa, chính Ngài đã không thể cầm được lòng thương xót khi thấy dân Ngài vất vả “như chiên không người chăn dắt.”
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Cùng giúp đỡ nhau để thi hành thánh ý Chúa.
1.1/ Bổn phận tương thân, tương trợ: Mục đích của tôn giáo là đưa con người tới Thiên Chúa. Để thể hiện điều này, con người phải thực hiện 2 điều:
(1) Thờ phượng và ngợi khen Thiên Chúa qua Đức Kitô: “Vậy nhờ Người, chúng ta hãy luôn luôn dùng lời ngợi khen làm lễ tế dâng lên Thiên Chúa, tức là dùng miệng lưỡi mà ca tụng Danh Thánh.” Việc thờ phượng biểu lộ qua cầu nguyện cá nhân và thờ phượng cộng đồng.
(2) Giúp cho mọi người có cơ hội đến với Thiên Chúa: “Anh em chớ quên làm việc từ thiện, giúp đỡ lẫn nhau, vì Thiên Chúa ưa thích những hy lễ như thế.” Trong cấu trúc của Giáo Hội, những người lãnh đạo tinh thần tại địa phương như các giám-mục, linh-mục, là những người có trách nhiệm trực tiếp lo cho phần linh hồn của các tín hữu. Tác giả khuyên các tín hữu hãy vâng lời những người lãnh đạo tinh thần này: “Anh em hãy vâng lời những người lãnh đạo anh em và hãy phục tùng họ, vì họ chăm sóc linh hồn anh em như những người sẽ phải trả lẽ với Thiên Chúa. Như thế, họ sẽ vui vẻ thi hành phận sự của mình mà không than thở, bởi vì điều đó chẳng ích gì cho anh em.” Ngòai việc vâng lời, các tín hữu còn phải tích cực hơn bằng cách biểu lộ sự biết ơn bằng cách cầu nguyện và săn sóc đến nhu cầu vật chất, để họ có sức khỏe và thời gian để phục vụ đòan chiên. Giúp đỡ họ là giúp đỡ chính mình vậy.
1.2/ Phải thi hành thánh ý Thiên Chúa: Đây là mục đích chính của con người trong cuộc đời, vì tất cả mọi lòai Thiên Chúa dựng nên là cho một mục đích. Đâu là mục đích hay thánh ý của Thiên Chúa cho con người? Tác-giả Thư Do-Thái đã vạch ra rất rõ ràng: đó là được chung hưởng hạnh phúc với Thiên Chúa. Như vậy, tuy là ý của Thiên Chúa, nhưng là vì lợi ích cho con người; vì thế, ý của Thiên Chúa cũng phải là ý của con người.
(1) Đức Kitô thi hành thánh ý Thiên Chúa Cha: Để đạt mục đích của Thiên Chúa, Đức Kitô đã vâng lời Thiên Chúa trong mọi sự ngay cả chấp nhận cái chết để thực hiện thánh ý Thiên Chúa: “Thiên Chúa là nguồn mạch bình an đã đưa Đức Giêsu, Chúa chúng ta ra khỏi cái chết. Đức Giêsu là vị Mục Tử cao cả của đoàn chiên, là Đấng đã đổ máu mình ra để thiết lập giao ước vĩnh cửu.”
(2) Chúng ta cũng phải trung thành thi hành thánh ý của Ngài: Nếu Đức Kitô đã sẵn sàng hy sinh đổ máu cho chúng ta được sống, lẽ nào chúng ta lại để cho máu cực thánh của Ngài trở nên vô hiệu nơi bản thân chúng ta. Tác giả cầu xin cho các tín hữu: “Xin Thiên Chúa ban cho anh em mọi ơn lành để có sức thi hành thánh ý Người. Xin Người thực hiện nơi anh em điều đẹp lòng Người, nhờ Đức Giêsu Kitô. Kính dâng Đức Kitô vinh quang đến muôn thuở muôn đời. Amen.”
2/ Phúc Âm: Hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút.
2.1/ Người tông-đồ cần quí trọng sự thanh vắng để được nghỉ ngơi bồi dưỡng: Các Tông-đồ cũng giống như chúng ta dễ cảm thấy mừng vui khi nhìn thấy kết quả những gì mình đã hy sinh và được dân chúng hoan nghênh nhiệt liệt. Những lúc như thế, đa số sẽ sẵn sàng hy sinh, ngay cả việc ăn uống, ngủ nghỉ, để có thời giờ làm việc hơn nữa để đáp ứng mọi nhu cầu của dân chúng. Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã khôn ngoan nhắc nhở các ông: “Chính anh em hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút.” Có nhiều lý do cho lời khuyên khôn ngoan này:
– Thân xác con người có giới hạn của nó: Khi con người làm việc mệt mỏi, họ cần được nghỉ ngơi dưỡng sức; nếu không họ sẽ dễ dàng bị quá tải, và làm việc sẽ không có hiệu năng.
– Họat động tông đồ cần được thăng bằng qua đời sống cầu nguyện: Nếu không dành thời giờ cho việc cầu nguyện, người tông-đồ sẽ không có sức mạnh tinh thần cho những đòi hỏi của việc tông-đồ. Thánh phụ Đa-minh đã thăng bằng 2 cuộc sống bằng cách rao giảng ban ngày và cầu nguyện ban đêm.
2.2/ Con người khao khát được dạy dỗ và lắng nghe Tin Mừng: Tuy đã cùng với các Tông-đồ xuống thuyền để xa cách dân chúng để Thầy trò có thể nghỉ ngơi dưỡng sức, nhưng khi ra khỏi thuyền, Đức Giêsu thấy một đám người rất đông đã chờ đợi sẵn, Ngài chạnh lòng thương, vì họ như bầy chiên không người chăn dắt. Người lại bắt đầu dạy dỗ họ nhiều điều.
Xưa cũng như nay, nhu cầu săn sóc phần hồn cho dân chúng luôn khẩn trương cần thiết, vì:
(1) Chiên không người chăn sẽ không biết đường đi: Người mục-tử tinh thần cần chỉ cho đòan chiên của mình đường đi tới Thiên Chúa, đích điểm của cuộc đời. Không có đích điểm này, con người sẽ dễ lạc hướng, và sẽ bị cuốn hút vào những mời gọi bất chính của quỉ thần và thế gian.
(2) Chiên không người chăn sẽ không kiếm được thức ăn bổ dưỡng: Người mục-tử tinh thần cần chính mình nuôi dân hay chỉ cho dân tới những thức ăn tinh thần như Lời Chúa, các Bí-tích, và đời sống cầu nguyện kết hợp với Thiên Chúa.
(3) Chiên không người chăn sẽ làm mồi cho thú dữ: Người mục-tử tinh thần cần sớm nhận ra và chỉ cho đòan chiên biết những cám dỗ nguy hiểm và cạm bẫy của cuộc đời: lối sống ích kỷ, hưởng thụ, tôn thờ vật chất, giết hại thai nhi, thay vợ đổi chồng, tự do quá trớn …
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Mối liên hệ giữa mục-tử và đòan chiên đòi hai chiều: Mục-tử cần yêu thương và lo lắng cho đòan chiên; trong khi đòan chiên cần vâng lời và giúp đỡ mục tử chu tòan nhiệm vụ.
– Cả hai cần phải thi hành thánh ý của Thiên Chúa sao cho mọi người dều đạt được ơn cứu độ mà Chúa Giêsu đã chuẩn bị.
– Các họat động tông đồ cần được thăng bằng với đời sống cầu nguyện. Một đời họat động tông đồ không có cầu nguyện sẽ lạc hướng và dễ rơi vào chán chường, thất vọng.

LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP

Saturday of the 4 OT1

Readings: Heb 13:15-17, 20-21; Mk 6:30-34.
1/ Reading I: NAB Hebrews 13:15 Through him (then) let us continually offer God a sacrifice of praise, that is, the fruit of lips that confess his name. 16 Do not neglect to do good and to share what you have; God is pleased by sacrifices of that kind. 17 Obey your leaders and defer to them, for they keep watch over you and will have to give an account, that they may fulfill their task with joy and not with sorrow, for that would be of no advantage to you. 20 May the God of peace, who brought up from the dead the great shepherd of the sheep by the blood of the eternal covenant, Jesus our Lord, 21 furnish you with all that is good, that you may do his will. May he carry out in you what is pleasing to him through Jesus Christ, to whom be glory forever (and ever). Amen.
2/ Gospel: NAB Mark 6:30 The apostles gathered together with Jesus and reported all they had done and taught. 31 He said to them, “Come away by yourselves to a deserted place and rest a while.” People were coming and going in great numbers, and they had no opportunity even to eat. 32 So they went off in the boat by themselves to a deserted place. 33 People saw them leaving and many came to know about it. They hastened there on foot from all the towns and arrived at the place before them. 34 When he disembarked and saw the vast crowd, his heart was moved with pity for them, for they were like sheep without a shepherd; and he began to teach them many things.
________________________________________
Written by: Fr. Anthony Tien M. Dinh, O.P.

I. THEME: The relationship between the pastor and his sheep

In life, no one is an isle and can live by himself. He needs help from others and must provide help for them in return. For example, a newborn child can’t live by himself. On material aspect, he needs his parents’ love and care until he can provide for himself. On intellectual aspect, he needs to be educated in his family and in school so that he can have necessary knowledge to think, to behave, to reason and to interact with others. On spiritual aspect, he needs to be guided to recognize the Creator and to live his relationship with Him.
Today readings emphasize on the special relationship between the pastor and his sheep. In the first reading, the author of the Letter to the Hebrews wrote about the duties of both sides: the pastor must help his sheep and the sheep must respect and obey their pastor. In the Gospel, though Jesus wanted his disciples to value time to rest and to live their relationship with God, however he couldn’t prevent his compassion when he saw people wandered as sheep without a shepherd; and he began to teach them many things.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: We must help each other to do God’s will.
1.1/ The duties of the faithful: The purpose of the religion is to lead people to God. To achieve this goal, people must do three things:
(1) To worship and to praise God through Christ: The author said, “Through him (then) let us continually offer God a sacrifice of praise, that is, the fruit of lips that confess his name.” Worshipping God is our first duty and can be done either by individual or communal worship.
(2) To lead others to God: Religion isn’t purely in words; but must also be in deeds. The author continued, “Do not neglect to do good and to share what you have; God is pleased by sacrifices of that kind.”
(3) To obey and to help spiritual leaders: According to the Church’s structure, the spiritual leaders in a local area such as the bishop and the priests are those who have a direct duty for the faithful. The author advised the faithful to obey these spiritual leaders, “Obey your leaders and defer to them, for they keep watch over you and will have to give an account, that they may fulfill their task with joy and not with sorrow, for that would be of no advantage to you.”
Beside obedience, the faithful should express their gratitude more positively by praying and caring for the material need of their spiritual leaders so that they might have time and health to serve the sheep. Helping them is to help themselves.
1.2/ We must help each other to do God’s will: This must be our main purpose in life because all things which God creates are for a purpose. What is God’s purpose or will for human beings? The author of the Letter clearly described: that is to share in God’s happiness. So, though it is God’s will, but for the sake of people; therefore, God’s will must also be our will.
(1) Christ fulfilled God’s will: To achieve God’s will, Christ obeyed God in all things, even accepted death to fulfill God’s will, as the author said: “The God of peace, who brought up from the dead the great shepherd of the sheep by the blood of the eternal covenant.”
(2) We must also be loyal in doing God’s will: If Christ was ready to pour out blood for us to live, we shouldn’t let his precious blood be ineffective in us. The author prayed for the faithful: “May Jesus our Lord,furnish you with all that is good, that you may do his will. May he carry out in you what is pleasing to him through Jesus Christ, to whom be glory forever (and ever). Amen.”
2/ Gospel: : “Come away by yourselves to a lonely place, and rest a while.”
2.1/ An apostle needs tranquility to rest and to refresh: An apostle is easily to get high when he sees the results of his apostolic works and is praised by people. These shall lead him to try harder, even ready to sacrifice his time of eating and drinking, resting and recreating, to satisfy people’s need. However, Jesus wisely reminded them: “Come away by yourselves to a lonely place, and rest a while.” There are many reasons of this wise advise:
– Human body has its own limitation: When people works hard and are tired, they need to be rested and recouperated. If they don’t, they shall be burdened and their future works shall not be effective.
– The apostolic works must be balanced by the prayer life: If an apostle doesn’t spend time to pray, he shall not have spiritual power to meet requirements of the apostolic life. St. Dominic wisely established the Dominican Order that balances these two dimensions: to do apostolic works in daytime and to communicate with God in night time.
2.2/ People are thirsting for the Gospel: Though Jesus and his disciples got on a boat to be away from people and rested for a while, but when Jesus got out of the boat, “he saw a great throng, and he had compassion on them, because they were like sheep without a shepherd; and he began to teach them many things.” The need to care for people is always urgent because:
(1) Sheep without a shepherd don’t know the way: The shepherd needs to show his people the way to God, the ultimate goal of their life. Without this goal, people are led astray and easy to be led into immoral activities of the devils and the world.
(2) Sheep without a shepherd can’t find nutritous food: The shepherd needs to provide spiritual food for his people through God’s words, sacraments and a prayer life with God.
(3) Sheep without a shepherd will be preys for wolves: The shepherd needs to early recognize signs of danger and traps to warn his people, such as: individualism, materialism, divorce, abortion, wrong understanding of freedom, etc.
III. APPLICATION IN LIFE:
– The relationship between the pastor and his sheep requires both dimensions: The pastor loves and cares for his sheep and the sheep obey and help the pastor to fulfill his duty.
– Both of them must help each other to do God’s will and to reach the salvation which Jesus, the good pastor, has prepared for them.
– The apostolic works need to be balanced with the prayer life. An apostolic life without prayer shall easily be disoriented and fell into hopelessness.