Thứ Bảy Tuần 29 TN2
Bài đọc: Eph 4:7-16; Lk 13:1-9.
1/ Bài đọc I: 7 Nhưng mỗi người chúng ta đã nhận được ân sủng tuỳ theo mức độ Đức Ki-tô ban cho.
8 Vì thế, có lời Kinh Thánh nói: Người đã lên cao, dẫn theo một đám tù; Người đã ban ân huệ cho loài người.
9 Người đã lên nghĩa là gì, nếu không phải là Người đã xuống tận các vùng sâu thẳm dưới mặt đất?
10 Đấng đã xuống cũng chính là Đấng đã lên cao hơn mọi tầng trời để làm cho vũ trụ được viên mãn.
11 Và chính Người đã ban ơn cho kẻ này làm Tông Đồ, người nọ làm ngôn sứ, kẻ khác làm người loan báo Tin Mừng, kẻ khác nữa làm người coi sóc và dạy dỗ.
12 Nhờ đó, dân thánh được chuẩn bị để làm công việc phục vụ, là xây dựng thân thể Đức Ki-tô,
13 cho đến khi tất cả chúng ta đạt tới sự hiệp nhất trong đức tin và trong sự nhận biết Con Thiên Chúa, tới tình trạng con người trưởng thành, tới tầm vóc viên mãn của Đức Ki-tô.
14 Như vậy, chúng ta sẽ không còn là những trẻ nhỏ, bị sóng đánh trôi giạt theo mọi chiều gió đạo lý, giữa trò bịp bợm của những kẻ giảo quyệt khéo dùng mưu ma chước quỷ để làm cho kẻ khác lầm đường.
15 Nhưng, sống theo sự thật và trong tình bác ái, chúng ta sẽ lớn lên về mọi phương diện, vươn tới Đức Ki-tô vì Người là Đầu.
16 Chính Người làm cho các bộ phận ăn khớp với nhau và toàn thân được kết cấu chặt chẽ, nhờ mọi thứ gân mạch nuôi dưỡng và mỗi chi thể hoạt động theo chức năng của mình. Như thế Người làm cho toàn thân lớn lên và được xây dựng trong tình bác ái.
2/ Phúc Âm: 1 Cùng lúc ấy, có mấy người đến kể lại cho Đức Giê-su nghe chuyện những người Ga-li-lê bị tổng trấn Phi-la-tô giết, khiến máu đổ ra hoà lẫn với máu tế vật họ đang dâng.
2 Đức Giê-su đáp lại rằng: “Các ông tưởng mấy người Ga-li-lê này phải chịu số phận đó vì họ tội lỗi hơn mọi người Ga-li-lê khác sao?
3 Tôi nói cho các ông biết: không phải thế đâu; nhưng nếu các ông không sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết như vậy.
4 Cũng như mười tám người kia bị tháp Si-lô-ác đổ xuống đè chết, các ông tưởng họ là những người mắc tội nặng hơn tất cả mọi người ở thành Giê-ru-sa-lem sao?
5 Tôi nói cho các ông biết: không phải thế đâu; nhưng nếu các ông không chịu sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết y như vậy.”
6 Rồi Đức Giê-su kể dụ ngôn này: “Người kia có một cây vả trồng trong vườn nho mình. Bác ta ra cây tìm trái mà không thấy,
7 nên bảo người làm vườn: “Anh coi, đã ba năm nay tôi ra cây vả này tìm trái, mà không thấy. Vậy anh chặt nó đi, để làm gì cho hại đất?
8 Nhưng người làm vườn đáp: “Thưa ông, xin cứ để nó lại năm nay nữa. Tôi sẽ vun xới chung quanh, và bón phân cho nó.
9 May ra sang năm nó có trái, nếu không thì ông sẽ chặt nó đi.”
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Phải hiểu biết kế họach của Thiên Chúa để sinh hoa quả cho Ngài.
Khi nhìn vào một sự kiện xảy ra, mỗi người có một nhận xét khác nhau: có người cho là hay, có người cho là dở, có người chẳng cho là hay và cũng chẳng cho là dở. Hay hoặc dở tùy vào trình độ hiểu biết của mỗi người; vì thế, cần phải nghiên cứu để hiểu rõ vấn đề trước khi phê phán. Trong Bài đọc I, Thánh Phaolô dạy cho các tín hữu hiểu biết Mầu Nhiệm Cứu Độ của Thiên Chúa và vai trò của mỗi người trong kế họach Cứu Độ của Thiên Chúa. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu khiển trách sự hiểu biết sai về liên hệ giữa tội lỗi và hình phạt của một số người qua 2 sự kiện: (1) những người Galilee bị Tổng Trấn Philatô giết, và (2) 18 người bị tháp Siloah đè chết.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Kế Họach Cứu Độ của Thiên Chúa
1.1/ Thiên Chúa ban cho mỗi người một ơn gọi khác nhau: Thánh Phaolô quả quyết: “Mỗi người chúng ta đã nhận được ân sủng tuỳ theo mức độ Đức Kitô ban cho.” Để dẫn chứng thực tại này, Thánh Phaolô trích dẫn lời của Thánh Vịnh 68:18 với một sửa đổi quan trọng: “Người đã lên trên cao, dẫn theo một đám tù; Người đã ban ân huệ cho loài người.” Trong khi vế hai của Thánh Vịnh 68:18 viết, “… Người đã nhận lễ vật giữa lòai người.” W. Barclay cho một nhận xét rất hay về sự sửa đổi này: “Trong Cựu Ước, Vua chiến thắng khải hòan về có quyền đòi hỏi và nhận quà từ dân. Trong Tân Ước, Đức Kitô sau khi đã chiến thắng khải hòan lại dâng và ban quà cho dân. Đây chính là sự khác biệt nền tảng giữa 2 Giao Ước: Trong Cựu Ước, một Thiên Chúa ghen tương nhấn mạnh đến nhận lễ vật từ dân; trong Tân Ước, một Chúa tình thương tuôn đổ tình yêu của Ngài xuống trên dân. Đó mới thực sự là Tin Mừng.”
Đâu là quà tặng mà Đức Kitô ban thêm cho con người? Thánh Phaolô liệt kê một số những ơn gọi chính:
(1) Kẻ này làm Tông Đồ: Ngòai Nhóm Mười Hai, Chúa còn chọn nhiều môn đệ và các Tông Đồ khác để sai đi như Phaolô, Barnabas …
(2) Người nọ làm ngôn sứ: Ngôn sứ là những người nói thay cho Thiên Chúa. Mặc dù ngôn sứ theo nghĩa hẹp đã chấm dứt sau khi Gioan Tẩy Giả đến, nhưng theo nghĩa rộng tất cả những ai nói Lời Chúa đều là những ngôn sứ của Ngài.
(3) Kẻ khác làm người viết Tin Mừng: là 4 Thánh Ký: Matthew, Marco, Luca, và Gioan. Cũng có thể mở rộng để bao gồm Phaolô và những tác giả khác của Tân Ước.
(4) Kẻ khác nữa làm người coi sóc và dạy dỗ: Đây là nhiệm vụ của các chủ chăn trong Giáo Hội: Đức Giáo Hòang, các Giám Mục, các linh mục.
1.2/ Cho một mục đích: Mặc dù ơn gọi Chúa ban cho mỗi người khác nhau, nhưng tất cả đều nhắm một mục đích: “là xây dựng thân thể Đức Kitô, cho đến khi tất cả chúng ta đạt tới sự hiệp nhất trong đức tin và trong sự nhận biết Con Thiên Chúa, tới tình trạng con người trưởng thành, tới tầm vóc viên mãn của Đức Kitô.” Đứng trước Kế Họach Cứu Độ của Thiên Chúa, con người có tự do lựa chọn hai lối sống:
(1) Sống theo sự gian dối và chia rẽ: Thánh Phaolô ước mong các tín hữu đừng chọn lối sống này: “Chúng ta sẽ không còn là những trẻ nhỏ, bị sóng đánh trôi giạt theo mọi chiều gió đạo lý, giữa trò bịp bợm của những kẻ giảo quyệt khéo dùng mưu ma chước quỷ để làm cho kẻ khác lầm đường.” Chẳng hạn: vì ham danh, một số người đòi quyền để làm những gì người khác làm.
(2) Sống theo sự thật và trong tình bác ái: Thánh Phaolô mong ước cho các tín hữu: “Chúng ta sẽ lớn lên về mọi phương diện, vươn tới Đức Kitô vì Người là Đầu. Chính Người làm cho các bộ phận ăn khớp với nhau và toàn thân được kết cấu chặt chẽ, nhờ mọi thứ gân mạch nuôi dưỡng và mỗi chi thể hoạt động theo chức năng của mình. Như thế Người làm cho toàn thân lớn lên và được xây dựng trong tình bác ái.”
2/ Phúc Âm: Nếu các ông không sám hối, các ông cũng sẽ chết hết như vậy.
2.1/ Xét mình thay vì xét người: Đâu là sự liên quan giữa đau khổ và tội lỗi? Có 2 cách nhìn: của thế gian và của Thiên Chúa. Theo cách nhìn của thế gian: đau khổ phải chịu là do tội lỗi gây lên, “Ác giả ác báo, tội càng lớn đau khổ càng nhiều.” Theo cách nhìn của Thiên Chúa: đau khổ có thể không do tội lỗi. Chẳng hạn, có người hy sinh chịu đau khổ cho người khác được sống (Chúa Giêsu), hay để vinh quang Thiên Chúa được tỏ hiện (Job, người mù từ lúc mới sinh). Chúa Giêsu dẫn chứng 2 ví dụ:
(1) Những người Galilê bị tổng trấn Philatô giết, khiến máu đổ ra hoà lẫn với máu tế vật họ đang dâng. Chúa Giêsu hỏi khán giả: “Các ông tưởng mấy người Galilê này phải chịu số phận đó vì họ tội lỗi hơn mọi người Galilê khác sao? Tôi nói cho các ông biết: không phải thế đâu; nhưng nếu các ông không sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết như vậy.”
(2) Mười tám người bị tháp Silôác đổ xuống đè chết. Chúa Giêsu cũng đặt câu hỏi cho khán giả: “Các ông tưởng họ là những người mắc tội nặng hơn tất cả mọi người ở thành Jerusalem sao? Tôi nói cho các ông biết: không phải thế đâu; nhưng nếu các ông không chịu sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết y như vậy.”
2.2/ Con người phải sinh hoa trái cho Thiên Chúa: Thay vì làm việc vô ích như xét đóan tội lỗi của người khác, Chúa Giêsu muốn con người làm việc ích lợi hơn là xét đóan chính mình qua dụ ngôn cây vả không sinh trái: “Người kia có một cây vả trồng trong vườn nho mình. Bác ta ra cây tìm trái mà không thấy, nên bảo người làm vườn: “Anh coi, đã ba năm nay tôi ra cây vả này tìm trái, mà không thấy. Vậy anh chặt nó đi, để làm gì cho hại đất? Nhưng người làm vườn đáp: “Thưa ông, xin cứ để nó lại năm nay nữa. Tôi sẽ vun xới chung quanh, và bón phân cho nó. May ra sang năm nó có trái, nếu không thì ông sẽ chặt nó đi.””
Thiên Chúa sẽ kiên nhẫn chờ đợi để con người sinh hoa kết quả; nhưng nếu con người vẫn không sinh trái, Ngài sẽ chặt đi và lấy chỗ cho người khác để sinh trái cho Ngài.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Chúng ta cần hiểu biết tường tận Kế Họach Cứu Độ của Thiên Chúa và vai trò của mỗi người chúng ta trong Kế Họach này.
– Đừng ghen tị đòi làm những gì người khác làm, nhưng biết chu tòan ơn gọi Chúa ban, để cùng với mọi người, đưa Kế Họach Cứu Độ của Thiên Chúa tới chỗ viên mãn.
– Đừng nhìn chung quanh để dò xét và kết án người khác, nhưng hãy tự xét mình để xem mình đã sinh hoa kết trái tương xứng với những hồng ân Thiên Chúa đã ban chưa?
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP
Saturday of the Twenty-ninth Week in Ordinary Time
Viết bởi Lan Hương
Reading 1 (Eph 4:7-16):
Brothers and sisters:
Grace was given to each of us
according to the measure of Christ’s gift.
Therefore, it says:
He ascended on high and took prisoners captive;
he gave gifts to men.
What does “he ascended” mean except that he also descended
into the lower regions of the earth?
The one who descended is also the one who ascended
far above all the heavens,
that he might fill all things.
And he gave some as Apostles, others as prophets,
others as evangelists, others as pastors and teachers,
to equip the holy ones for the work of ministry,
for building up the Body of Christ,
until we all attain to the unity of faith
and knowledge of the Son of God, to mature manhood
to the extent of the full stature of Christ,
so that we may no longer be infants,
tossed by waves and swept along by every wind of teaching
arising from human trickery,
from their cunning in the interests of deceitful scheming.
Rather, living the truth in love,
we should grow in every way into him who is the head, Christ,
from whom the whole Body,
joined and held together by every supporting ligament,
with the proper functioning of each part,
brings about the Body’s growth and builds itself up in love.
Gospel (Lk 13:1-9):
Some people told Jesus about the Galileans
whose blood Pilate had mingled with the blood of their sacrifices.
He said to them in reply,
“Do you think that because these Galileans suffered in this way
they were greater sinners than all other Galileans?
By no means!
But I tell you, if you do not repent,
you will all perish as they did!
Or those eighteen people who were killed
when the tower at Siloam fell on them–
do you think they were more guilty
than everyone else who lived in Jerusalem?
By no means!
But I tell you, if you do not repent,
you will all perish as they did!”
And he told them this parable:
“There once was a person who had a fig tree planted in his orchard,
and when he came in search of fruit on it but found none,
he said to the gardener,
‘For three years now I have come in search of fruit on this fig tree
but have found none.
So cut it down.
Why should it exhaust the soil?’
He said to him in reply,
‘Sir, leave it for this year also,
and I shall cultivate the ground around it and fertilize it;
it may bear fruit in the future.
If not you can cut it down.’”
________________________________________
Written by: Fr. Tien M. Dinh, OP.
I. THEME: We need to understand our role in God’s plan of salvation to bear fruit for Him.
Looking at what happened, each person has a different viewpoint. Some think it is good; others say it is bad; still others think it is neither good or bad. Good or bad depends on people’s level of understanding; therefore, people need to clearly understanding the thing before thay can give a good evaluation of it.
Today readings give some examples to illustrate that we must clearly understanding the thing before we can have our proper evaluation and avoid hostile attitude with others. In the first reading, St. Paul revealed God’s plan of salvation for the faithful and their role in this plan, so that they know how to use God’s grace to fulfill their role and to build up Christ’s body. In the Gospel, Jesus rebuked the wrong understanding of some of his audience about the relationship between sin and punishment and he advised them instead of busying themselves with criticism and condemnation, they should look deeply into their conscience to repent and to bear fruit for themselves and others.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: Our role in God’s plan of salvation
1.1/ God gave us grace to fulfill our vocation: St. Paul declared, “But grace was given to each of us according to the measure of Christ’s gift.” To illustrate this, St. Paul used Psalm 68:18 with one important change in the second expression: “He ascended on high and took prisoners captive; he gave gifts to men;” while the psalm states: RSV“Thou didst ascend the high mount, leading captives in thy train, and receiving gifts among men.”
W. Barclay in his Commentary on the Ephesians, gave a reason for the change: In the Old Testament, the victorious king has a right to demand gifts from people. In the New Testament, Christ, after his glorious victory, gives gifts to people. This is the basic difference between the two covenants. In the Old Testament, the just God emphasized on receiving gifts from people; while in the New Testament, the loving God outpours His grace on people. This is truly the Good News.”
Where are the gifts which Christ gives to people? St. Paul gave a list of different vocations:
(1) Some are the apostles: Besides the Twelve, Jesus also chose many disciples and other “apostles” to be sent out as Paul and Barnabas.
(2) Others are the prophets: The prophets are those who speak for God. Although the prophetic vocation, in a strict sense, terminated with John Baptist; but in a wider sense, all those who proclaim the Gospel are also prophets.
(3) Some are the evangelists: The four evangelists we have are: Matthew, Mark, Lucas and John. We can also open up to St. Paul, St. James and other authors of the New Testament.
(4) Others are pastors and teachers: These are positions of the Church’s leaders such as: the pope, bishops, priests and teachers. They are also opened up to all parents.
1.2/ These different vocations are for one purpose: Although God gives each one a different vocation, but all vocations aim one purpose which is “for building up the body of Christ, until we all attain to the unity of faith and knowledge of the Son of God, to mature manhood, to the extent of the full stature of Christ.” Standing before God’s plan of salvation, people can choose between the two ways:
(1) Living according to falseness and division: St. Paul prayed that the faithful don’t choose this way because: “We may no longer be infants, tossed by waves and swept along by every wind of teaching arising from human trickery, from their cunning in the interests of deceitful scheming.” For example, out of the desire for power or fame, one wants to do what other is doing.
(2) Living according to the truth and charity: St. Paul prayed for his faithful, “Rather, living the truth in love, we should grow in every way into him who is the head, Christ, from whom the whole body, joined and held together by every supporting ligament, with the proper functioning of each part, brings about the body’s growth and builds itself up in love.”
2/ Gospel: Unless you repent you will all likewise perish.
2.1/ People must frequently examine their conscience in order to repent: What is the relationship between suffering and sin? There are two positions: The position of God and the world. According to the latter, suffering is the result of sin “whoever did evil will be punished by God, the more heavy of the sin the more severe of the punishment.” According to the former, suffering might not be a result of sin. For example, there are some who would like to suffer to give life to others as in the case of Jesus, or to give glory to God as in the case of Job or the man born blind in John 9. Jesus illustrated by two examples:
(1) The Galileans whose blood Pilate had mingled with their sacrifices. Jesus asked his audience: “Do you think that these Galileans were worse sinners than all the other Galileans, because they suffered thus. I tell you, No; but unless you repent you will all likewise perish.” The Jewish tradition believed those were killed because they opposed Pilate when he collected the Temple tax to build the water system for people who lived at Jerusalem.
(2) Those eighteen upon whom the tower in Siloam fell and killed them: Jesus also asked them: “Do you think that they were worse offenders than all the others who dwelt in Jerusalem? I tell you, No; but unless you repent you will all likewise perish.”
The important thing Jesus wanted to point out is that instead of arguing to find out a relationship between suffering and sin, they should look deep into themselves to recognize their sins and to repent.
2.2/ People must bear fruit for God: Jesus gave them a parable: “A man had a fig tree planted in his vineyard; and he came seeking fruit on it and found none. And he said to the vinedresser, `Lo, these three years I have come seeking fruit on this fig tree, and I find none. Cut it down; why should it use up the ground?’ And he answered him, `Let it alone, sir, this year also, till I dig about it and put on manure. And if it bears fruit next year, well and good; but if not, you can cut it down.’”
(1) If the fig tree continues to bear no fruit, it will be cut off to plant another tree to bear fruits for people. Same thing will happen to people, if they don’t bear fruits as God wants, He will take them away and give their places to others so that they will bear fruits for Him.
(2) God gives all people many opportunities to bear fruits; but if they don’t take advantage of opportunities, He will give them no more opportunities. Of course, God will be patient to wait for people to yield profit; but He cannot wait forever. He will give those opportunities to those who will bear good fruits.
III. APPLICATION IN LIFE:
– We need to clearly understand God’s plan of salvation and our role in this plan so that we should not be jealous with others or demand to do what others do; but to fulfill our duty and together with everybody, bring God’s plan to fulfillment.
– We should avoid the nosy attitude and the condemnation of others, but examine own own conscience to see if we bear fruit corresponding with God’s grace.