Thứ Bảy Tuần 24 TN2
Bài đọc: I Cor 15:35-37, 42-49; Lk 8:4-15.
1/ Bài đọc I: Nhưng có người sẽ nói: kẻ chết trỗi dậy thế nào? Họ lấy thân thể nào mà trở về? Đồ ngốc! Ngươi gieo cái gì, cái ấy phải chết mới được sống. Cái ngươi gieo không phải là hình thể sẽ mọc lên, nhưng là một hạt trơ trụi, chẳng hạn như hạt lúa hay một thứ nào khác.
Việc kẻ chết sống lại cũng vậy: gieo xuống thì hư nát, mà trỗi dậy thì bất diệt; gieo xuống thì hèn hạ, mà trỗi dậy thì vinh quang; gieo xuống thì yếu đuối, mà trỗi dậy thì mạnh mẽ, gieo xuống là thân thể có sinh khí, mà trỗi dậy là thân thể có thần khí.
Như có lời đã chép: con người đầu tiên là A-đam được dựng nên thành một sinh vật, còn A-đam cuối cùng là thần khí ban sự sống. Loài xuất hiện trước không phải là loài có thần khí, nhưng là loài có sinh khí; loài có thần khí chỉ xuất hiện sau đó. Người thứ nhất bởi đất mà ra thì thuộc về đất; còn người thứ hai thì từ trời mà đến. Những kẻ thuộc về đất thì giống như kẻ bởi đất mà ra; còn những kẻ thuộc về trời thì giống như Đấng từ trời mà đến. Vì thế, cũng như chúng ta đã mang hình ảnh người bởi đất mà ra, thì chúng ta cũng sẽ được mang hình ảnh Đấng từ trời mà đến.
2/ Phúc Âm: Người ta tụ họp đông đảo. Từ khắp các thành thị, người ta kéo đến cùng Đức Giê-su. Bấy giờ Người dùng dụ ngôn mà nói rằng: “Người gieo giống đi ra gieo hạt giống của mình. Trong khi người ấy gieo, thì có hạt rơi xuống vệ đường, người ta giẫm lên và chim trời ăn mất. Hạt khác rơi trên đá, và khi mọc lên, lại héo đi vì thiếu ẩm ướt. Có hạt rơi vào giữa bụi gai, gai cùng mọc lên, làm nó chết nghẹt. Có hạt lại rơi nhằm đất tốt, và khi mọc lên, nó sinh hoa kết quả gấp trăm”. Nói xong, Người hô lên rằng: “Ai có tai nghe thì nghe.”
Các môn đệ hỏi Người dụ ngôn ấy có ý nghĩa gì. Người đáp: “Anh em thì được ơn hiểu biết các mầu nhiệm Nước Thiên Chúa; còn với kẻ khác thì phải dùng dụ ngôn để chúng nhìn mà không nhìn, nghe mà không hiểu.”
Đây là ý nghĩa dụ ngôn: Hạt giống là lời Thiên Chúa. Những kẻ ở bên vệ đường là những kẻ đã nghe nhưng rồi quỷ đến cất Lời ra khỏi lòng họ, kẻo họ tin mà được cứu độ. Còn những kẻ ở trên đá là những kẻ khi nghe thì vui vẻ tiếp nhận Lời, nhưng họ không có rễ. Họ tin nhất thời, và khi gặp thử thách, họ bỏ cuộc. Hạt rơi vào bụi gai: đó là những kẻ nghe, nhưng dọc đường bị những nỗi lo lắng và vinh hoa phú quý cùng những khoái lạc cuộc đời làm cho chết ngộp và không đạt tới mức trưởng thành. Hạt rơi vào đất tốt là những kẻ nghe Lời Chúa với một tâm lòng tốt lành và quảng đại, giữ Lời Chúa trong lòng, và kiên nhẫn sinh hoa kết quả.
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Hạt giống.
Nhìn một hạt giống nhiều người chúng ta không thể đóan nổi nó là hạt giống gì; khi nó bắt đầu có lá chúng ta có thể đóan dễ hơn; khi nó bắt đầu nở hoa và sinh trái thì đã quá rõ ràng. Tương tự, nhìn một thai nhi trong lòng mẹ, chúng ta không thể đóan đứa trẻ sẽ giống ai; khi nó được sinh ra chúng ta có thể đóan nó giống ai trong gia đình; nhưng vẫn không đóan nổi cuộc đời đứa bé sẽ ra sao cho đến khi chúng thành nhân. Các Bài đọc hôm nay đều nói về hạt giống: Trong Bài đọc I, thánh Phaolô ví việc con người chết như hạt giống gieo xuống đất; làm sao biết được con người sẽ giống ai khi sống lại trong vinh quang Nước Chúa? Trong Phúc Âm, Chúa ví Lời Chúa như hạt giống nhà nông gieo vãi; chúng có thể bị cướp mất, có thể lớn lên tí chút rồi khô héo, có thể lớn lên mà chẳng sinh hoa kết quả, và có thể sinh quả gấp trăm.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Hình dạng thân thể con người sẽ như thế nào sau khi sống lại?
Mặc dù Phaolô và các Tông Đồ đã được chứng kiến Chúa Kitô Phục Sinh, họ có thể mô tả tổng quát Chúa Phục Sinh như thế nào; nhưng thể mô tả chi tiết vì họ chưa được mang lấy thi thể đó. Trong Bài đọc này, thánh Phaolô dùng niềm tin, ý tưởng, và ngôn ngữ của con người để cố gắng mô tả điều rất khó mô tả. Câu trả lời của ngài bao gồm 3 điều chính yếu sau:
(1) Như một hạt giống gieo xuống lòng đất, nó phải chết đi trước khi mọc lên, hình thể khi mọc lên khác xa với hình thể khi gieo xuống, tuy hình thể khác xa như vậy, nhưng bản thể vẫn giống nhau để có thể được phân biệt với các giống khác; thân xác con người cũng vậy, phải chết đi trước khi sống lại, thân thể khi sống lại rất khác với thân thể khi chết, nhưng bản thể vẫn giống nhau để có thể nhận ra đó là cùng một người.
(2) Thân thể khi sống lại khác với thân thể khi chết ở 4 điểm sau: (1) Thân thể trước khi chết sẽ bị hủy họai còn thân thể khi sống lại sẽ không bao giờ bị hủy họai. (2) Thân thể trước khi chết thì hèn hạ còn thân thể khi sống lại thì vinh quang. Có lẽ điều thánh Phaolô muốn nói ở đây là các giác quan và dục vọng của con người khi còn sống, chúng làm cho con người trở thành nô lệ cho tội lỗi. (3) Thân thể trước khi chết thì yếu đuối còn thân thể khi sống lại thì mạnh mẽ. Có lẽ ở đây thánh Phaolô nói về sức mạnh thể lý. Bao lâu còn ở trong thân xác đời này là còn bị chi phối bởi các thứ bệnh tật và môi trường sống. Thân thể khi sống lại sẽ không còn bệnh tật và bị ảnh hưởng bởi môi trường. (4) Thân thể trước khi chết là thân thể có sinh khí còn thân thể sống lại là thân thể có thần khí. Có lẽ ở đây thánh Phaolô muốn chú trọng đến tính vững bền của thần khí: thân xác con người trước khi chết muốn sống theo thần khí nhưng có khi được khi không vì vẫn còn bị chi phối bởi dục vọng; một khi dục vọng hết, con người sẽ hòan tòan sống theo thần khí.
(3) Con người là một tổng thể của cả sinh khí và thần khí: Thánh Phaolô tổng hợp 2 biến cố: Thiên Chúa tạo dựng Adam, con người đầu tiên, và biến cố Nhập Thể của Chúa Giêsu; để suy luận về thân thể con người khi sống lại như sau: “Con người đầu tiên là Adam được dựng nên thành một sinh vật, còn Adam cuối cùng là thần khí ban sự sống. Loài xuất hiện trước không phải là loài có thần khí, nhưng là loài có sinh khí; loài có thần khí chỉ xuất hiện sau đó. Người thứ nhất bởi đất mà ra thì thuộc về đất; còn người thứ hai thì từ trời mà đến. Những kẻ thuộc về đất thì giống như kẻ bởi đất mà ra; còn những kẻ thuộc về trời thì giống như Đấng từ trời mà đến. Vì thế, cũng như chúng ta đã mang hình ảnh người bởi đất mà ra, thì chúng ta cũng sẽ được mang hình ảnh Đấng từ trời mà đến.”
2/ Phúc Âm: Lời Chúa được ví như hạt giống gieo xuống đất.
Chúa Giêsu dùng dụ ngôn để nói lên trách nhiệm mỗi người phải có khi nghe Lời Chúa, Ngài nói: “Người gieo giống đi ra gieo hạt giống của mình. Trong khi người ấy gieo, thì có hạt rơi xuống vệ đường, người ta giẫm lên và chim trời ăn mất. Hạt khác rơi trên đá, và khi mọc lên, lại héo đi vì thiếu ẩm ướt. Có hạt rơi vào giữa bụi gai, gai cùng mọc lên, làm nó chết nghẹt. Có hạt lại rơi nhằm đất tốt, và khi mọc lên, nó sinh hoa kết quả gấp trăm.”
Các môn đệ hỏi Người dụ ngôn ấy có ý nghĩa gì. Người đáp: “Anh em thì được ơn hiểu biết các mầu nhiệm Nước Thiên Chúa; còn với kẻ khác thì phải dùng dụ ngôn để chúng nhìn mà có lẽ không nhìn thấy, nghe mà có lẽ không hiểu.” Câu trả lời này hơi khó hiểu. Phải chăng mầu nhiệm Nước Thiên Chúa chỉ được hiểu bởi một số người được chọn? Chắc chắn một Thiên Chúa công bằng sẽ không làm điều đó; và mục đích của dụ ngôn này là nói lên trách nhiệm mỗi người phải có khi nghe Lời Chúa. Không phải mọi người có mắt là nhìn thấy, vì có những việc xảy ra ngay trước mắt mà có người vẫn không nhìn thấy; lý do vì họ không muốn nhìn thấy hoặc họ không cố gắng chú ý để nhìn. Không phải ai có tai để nghe cũng hiểu, vì có bao nhiêu giáo dân hiểu được bài giảng các cha giảng mỗi tuần? Họ không hiểu là vì họ không chịu chú ý nghe hay không chịu dùng đầu óc để suy nghĩ những gì các cha cắt nghĩa.
Và Chúa cắt nghĩa dụ ngôn như sau: Hạt giống là lời Thiên Chúa.
(1) Hạt rơi bên vệ đường là những kẻ đã nghe, nhưng quỷ đến cất Lời Chúa ra khỏi lòng họ, kẻo họ tin mà được cứu độ. Đây là lọai người mà chúng ta mới nói tới: họ nghe mà không hiểu.
(2) Hạt rơi trên đá là những kẻ khi nghe thì vui vẻ tiếp nhận Lời Chúa, nhưng họ không có rễ. Họ tin nhất thời, và khi gặp thử thách, họ bỏ cuộc. Họ quên rằng Lời Chúa phải được mang ra thực hành để đức tin của họ luôn được vững mạnh, có thể đương đầu với mọi hòan cảnh.
(3) Hạt rơi vào bụi gai là những kẻ nghe, nhưng bị những nỗi lo lắng và vinh hoa phú quý cùng những khoái lạc cuộc đời làm cho chết ngộp và không đạt tới mức trưởng thành. Họ muốn làm điều mà Chúa đã cảnh cáo: “Các con không thể làm tôi hai chủ.”
(4) Hạt rơi vào đất tốt là những kẻ nghe Lời Chúa với một tâm lòng tốt lành và quảng đại, giữ Lời Chúa trong lòng, và kiên nhẫn sinh hoa kết quả.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Chúng ta tuy không biết hòan tòan những gì sẽ xảy ra cho con người sau khi chết; nhưng một điều chúng ta biết chắc chắn là con người sẽ sống lại. Một khi đã sống lại, chúng ta sẽ không bao giờ phải chết nữa, thân xác con người sẽ trở nên mạnh khỏe, luôn hướng thiện, luôn sống trong thần khí và sẽ không còn bị ảnh hưởng bởi bệnh tật hay các dục vọng thấp hèn.
– Để Lời Chúa có thể sinh lợi ích cho cuộc đời mỗi người, chúng ta phải chuẩn bị tâm hồn cho sốt sắng mỗi khi nghe Lời Chúa, nghiền gẫm Lời Chúa hằng ngày, mang ra áp dụng trong cuộc sống để đức tin ngày càng trở nên vững mạnh hơn. Đức tin vững mạnh sẽ giúp chúng ta can đảm vượt qua mọi trở ngại trong cuộc sống và sẵn sàng làm chứng cho Chúa: bằng lời giảng cũng như bằng chính cuộc sống.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP
Saturday in the twenty-fourth week of the Ordinary Time2
Viết bởi Lan Hương
Reading 1 (1 Cor 15:35-37; 42-49)
Brothers and sisters:
Someone may say, “How are the dead raised?
With what kind of body will they come back?”
You fool!
What you sow is not brought to life unless it dies.
And what you sow is not the body that is to be
but a bare kernel of wheat, perhaps, or of some other kind.
So also is the resurrection of the dead.
It is sown corruptible; it is raised incorruptible.
It is sown dishonorable; it is raised glorious.
It is sown weak; it is raised powerful.
It is sown a natural body; it is raised a spiritual body.
If there is a natural body, there is also a spiritual one.
So, too, it is written,
“The first man, Adam, became a living being,”
the last Adam a life-giving spirit.
But the spiritual was not first;
rather the natural and then the spiritual.
The first man was from the earth, earthly;
the second man, from heaven.
As was the earthly one, so also are the earthly,
and as is the heavenly one, so also are the heavenly.
Just as we have borne the image of the earthly one,
we shall also bear the image of the heavenly one.
Gospel (Lk 8:4-15)
When a large crowd gathered, with people from one town after another
journeying to Jesus, he spoke in a parable.
“A sower went out to sow his seed.
And as he sowed, some seed fell on the path and was trampled,
and the birds of the sky ate it up.
Some seed fell on rocky ground, and when it grew,
it withered for lack of moisture.
Some seed fell among thorns,
and the thorns grew with it and choked it.
And some seed fell on good soil, and when it grew,
it produced fruit a hundredfold.”
After saying this, he called out,
“Whoever has ears to hear ought to hear.”
Then his disciples asked him
what the meaning of this parable might be.
He answered,
“Knowledge of the mysteries of the Kingdom of God
has been granted to you;
but to the rest, they are made known through parables
so that they may look but not see, and hear but not understand.
“This is the meaning of the parable.
The seed is the word of God.
Those on the path are the ones who have heard,
but the Devil comes and takes away the word from their hearts
that they may not believe and be saved.
Those on rocky ground are the ones who, when they hear,
receive the word with joy, but they have no root;
they believe only for a time and fall away in time of temptation.
As for the seed that fell among thorns,
they are the ones who have heard, but as they go along,
they are choked by the anxieties and riches and pleasures of life,
and they fail to produce mature fruit.
But as for the seed that fell on rich soil,
they are the ones who, when they have heard the word,
embrace it with a generous and good heart,
and bear fruit through perseverance.”
________________________________________
Fr. Anthony Dinh Minh Tien, O.P.
I. THEME: The seed and the resurrection
When looking at a seed, many of us can’t guess what seed of the tree is it; when it begins to have leaves, we can guess it easier; when it begins to bloom and to bear fruit, it is so clear that we don’t have to guess. Similarly, when looking at a foetus in a mother’s womb through a machine, we can’t guess who does the child look alike; when the child is born, we can see the child looks like someone in the family; but we can’t guess what the child’s life shall be until he become a mature man.
Today readings talk about the different seeds. In the first reading, St. Paul compared human death as a seed sowing on the earth, how can people know what it shall turn out when it is resurrected in God’s glorious heaven? In the Gospel, Jesus compared God’s word as seeds sowing by a farmer. They can turn out differently depending on the land which they fall in. They could be eaten by birds of the air, or grown up a little and died, or grown up and never bore fruits, or bore many fruits depending on the fertile land.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: What shall human body be after resurrection?
Though St. Paul and other apostles saw the resurrected Christ, they could generally describe what does he look alike; but couldn’t describe in details because they didn’t live in that body. In today passage, St. Paul used his faith, idea and human language to describe the things which are very hard to describe. His answer had three main things as followed:
1.1/ As a seed sowing on the earth, it must die before it can grow. The body when it grows up is very different with the seed when it is sown. Though their bodies are different, the substance is the same so it can be differentiated with other seeds. Similarly, a human body must die before it can be resurrected. The resurrected body is very different with the natural body, but the substance is the same so that one could recognize that it is the same person and can be differentiated with others.
1.2/ The resurrected body is different with the natural body in four points:
(1) The natural body shall be destroyed but the resurrected boby shall never be destroyed.
(2) The natural body is lowly while the resurrected body is glorious. St. Paul might want to say that all human senses and passion of the natural body make people vulnerable for sins. The glorious body shall not be vulnerable for sins.
(3) The natural body is weak while the resurrected body is powerful. St. Paul might think about the physical strength here. As long as people live in their human boby, they are susceptible by all kind of sickness and the environmental conditions. The resurrected body shall not be susceptible by sickness or influenced by the environmental conditions.
(4) The natural body has the human spirit while the resurrected body has the divine or Holy Spirit. St. Paul might want to emphasize on the lasting of the divine Spirit because the natural body can have the divine spirit in this life, but one can’t always live according to it because he is influenced by passion; once he is no longer has passion, he shall completely live according to the Holy Spirit.
1.3/ Human being is the combination of both human and divine spirit: St. Paul used two events: the creation event when God created Adam, the first human person, and the Incarnation event of Jesus, to reason about the resurrected body as follows: “The first man, Adam, became a living being, the last Adam a life-giving spirit. But the spiritual was not first; rather the natural and then the spiritual. The first man was from the earth, earthly; the second man, from heaven. As was the earthly one, so also are the earthly, and as is the heavenly one, so also are the heavenly. Just as we have borne the image of the earthly one, we shall also bear the image of the heavenly one.”
2/ Gospel: God’s word is compared as a seed sowing on the earth.
Jesus used a parable to teach people what duty they must have when hearing the words of God. He said, “A sower went out to sow his seed. And as he sowed, some seed fell on the path and was trampled, and the birds of the sky ate it up. Some seed fell on rocky ground, and when it grew, it withered for lack of moisture. Some seed fell among thorns, and the thorns grew with it and choked it. And some seed fell on good soil, and when it grew, it produced fruit a hundredfold.”
His disciples asked him what the meaning of this parable might be. He answered, “Knowledge of the mysteries of the kingdom of God has been granted to you; but to the rest, they are made known through parables so that ‘they may look but not see, and hear but not understand.’” This answer is difficult to understand. Is it mean that the mysteries of the kingdom of God can only be understood by some chosen people? A just God shall never do that, and the purpose of this parable emphasizes the duty which each one must have when hearing God’s word. It is not necessary that whoever have eyes, they shall see. There are many things which happen before their eyes and they still don’t see them. The reason might be that they don’t want to see or to pay attention to them. It is not necessary that whoever have ears, they shall understand. How many parishioners understand their pastor’s sermon weekly? They don’t understand because they don’t pay attention or use their mind to follow what their pastor explains.
And Jesus explained the parable for his disciples as follows: The seed is God’s word.
(1) “Those on the path are the ones who have heard, but the devil comes and takes away the word from their hearts that they may not believe and be saved.” They are those whom we have just mentioned, they listen but don’t understand.
(2) “Those on rocky ground are the ones who, when they hear, receive the word with joy, but they have no root; they believe only for a time and fall away in time of trial.” They forget that they must put God’s word into practice so that their faith shall be firmed and can confront with all obstacles of their life.
(3) “The seed that fell among thorns, they are the ones who have heard, but as they go along, they are choked by the anxieties and riches and pleasures of life, and they fail to produce mature fruit.” They stubbornly do the thing which Jesus forwarned: “You cannot serve both God and mammon.”
(4) “The seed that fell on rich soil, they are the ones who, when they have heard the word, embrace it with a generous and good heart, and bear fruit through perseverance.”
III. APPLICATION IN LIFE:
– Though we don’t completely know what shall happen for the dead, but we know one certain thing that the dead shall be resurrected. Once resurrected, we shall no longer have to die, we shall be strong and powerful, oriented to good, always live by the Holy Spirit’s guidance and not to be affected by lowly passion.
– In order for God’s word to benefit us, we must prepare our mind before hearing God’s word, meditate it day and night, and put it into practice so that our faith can be firm everyday. A strong faith shall help us to courageously overcome all obstacles in life and to be ready to witness for God by our words and deeds.