Thứ Bảy Tuần 22 TN2, Năm Chẵn
Bài đọc: 1 Cor 4:9-15; Lk 6:1-5.
1/ Bài đọc I: 9 Thật vậy, tôi thiết nghĩ: Thiên Chúa đã đặt chúng tôi làm Tông Đồ hạng chót như những kẻ bị án tử hình, bởi vì chúng tôi đã nên trò cười cho thế gian, cho thiên thần và loài người!
10 Chúng tôi điên dại vì Đức Ki-tô, còn anh em thì khôn ngoan trong Đức Ki-tô; chúng tôi yếu đuối, còn anh em thì mạnh mẽ; anh em được kính trọng, còn chúng tôi thì bị khinh khi.
11 Cho đến giờ này, chúng tôi vẫn chịu đói khát, trần truồng, bị hành hạ và lang thang phiêu bạt;
12 chúng tôi phải vất vả tự tay làm lụng. Bị nguyền rủa, chúng tôi chúc lành; bị bắt bớ, chúng tôi cam chịu;
13 bị vu khống, chúng tôi đem lời an ủi. Cho đến bây giờ, chúng tôi đã nên như rác rưởi của thế gian, như phế vật đối với mọi người.
14 Tôi viết những lời đó không phải để làm anh em xấu hổ, nhưng là để sửa dạy anh em như những người con yêu quý của tôi.
15 Thật thế, cho dầu anh em có ngàn vạn giám thị trong Đức Ki-tô, anh em cũng không có nhiều cha đâu, bởi vì trong Đức Ki-tô Giê-su, nhờ Tin Mừng, chính tôi đã sinh ra anh em.
2/ Phúc Âm: 1 Vào một ngày sa-bát, Đức Giê-su đi băng qua một cánh đồng lúa; các môn đệ bứt lúa, vò trong tay mà ăn.
2 Nhưng có mấy người Pha-ri-sêu nói: “Tại sao các ông làm điều không được phép làm ngày sa-bát?”
3 Đức Giê-su trả lời: “Các ông chưa đọc chuyện này trong Sách sao? Ông Đa-vít đã làm gì khi ông và thuộc hạ đói bụng?
4 Ông vào nhà Thiên Chúa lấy bánh tiến mà ăn và cho thuộc hạ ăn. Thứ bánh này, chỉ có tư tế mới được ăn mà thôi.”
5 Rồi Người nói: “Con Người làm chủ ngày sa-bát.”
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Chịu đau khổ vì Tin Mừng.
Người đời có thể hy sinh chịu đau khổ, thời giờ, sức lực… với hy vọng họ sẽ lãnh nhận lại uy quyền, danh vọng, và những lợi lộc vật chất; nhưng vì động lực nào các môn đệ của Chúa dám hy sinh chịu đau khổ, thời giờ, sức lực, tiền của? Nhiều tín hữu bị khinh thường là làm việc không công!
Các bài đọc hôm nay giúp chúng ta nhận ra những động lực thúc đẩy Phaolô và các tín hữu làm việc. Trong bài đọc I, thánh Phaolô thú nhận ngài đã trở nên điên dại vì Đức Kitô với một mục đích duy nhất là làm cho mọi người nhận ra tình yêu của Đức Kitô đã dành cho họ và tin tưởng nơi Ngài. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu bảo vệ các môn đệ bằng cách nhắc nhở cho các Kinh-sư và Biệt-phái biết họ đừng vụ luật; nhưng phải biết giữ ngày Sabbath cho lợi ích của linh hồn và thân xác họ.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Những động lực thúc đẩy Phaolô chịu đau khổ.
(1) Chịu đau khổ vì Đức Kitô: Cũng như các tiên tri của Cựu Ước, một khi đã chấp nhận làm tiên tri của Chúa là phải chịu đau khổ; các Tông Đồ của Tân Ước cũng vậy, họ phải chịu mọi gian nan thử thách vì Tin Mừng của Đức Kitô. Lý do là vì thế gian không luôn muốn đón nhận Sự Thật và lối sống theo Tin Mừng. Thánh Phaolô cũng không ra ngoài trường hợp này. Ngài phải chịu đau khổ trăm chiều vì Đức Kitô như lời ngài viết: “Thật vậy, tôi thiết nghĩ: Thiên Chúa đã đặt chúng tôi làm Tông Đồ hạng chót như những kẻ bị án tử hình, bởi vì chúng tôi đã nên trò cười cho thế gian, cho thiên thần và loài người!”
Nhưng những gian khổ họ chịu không vô nghĩa vì nếu chung phần đau khổ với Chúa Kitô họ sẽ cùng chung phần vinh quang với Ngài trong vương quốc của Ngài đời sau.
(2) Chịu đau khổ cho người khác được lợi ích: Ngoài hy vọng được chung hưởng vinh quang đời sau, đau khổ sẽ giúp ích cho tha nhân ngay khi còn ở đời này. Những hy sinh cố gắng của các nhà truyền giáo sẽ mang hạt giống đức tin đến cho những người chưa nhận biết Chúa. Những giọt máu đào đổ ra sẽ giúp cho hạt giống đức tin sinh hoa kết quả nơi những người đã lãnh nhận, gia đình của họ, và giáo hội địa phương. Thánh Phaolô liệt kê một số các đau khổ ngài đã chịu, có lẽ để nhắc nhở các tín hữu biết quí trọng những gì ngài đã hy sinh cho họ: “Chúng tôi điên dại vì Đức Kitô, còn anh em thì khôn ngoan trong Đức Kitô; chúng tôi yếu đuối, còn anh em thì mạnh mẽ; anh em được kính trọng, còn chúng tôi thì bị khinh khi. Cho đến giờ này, chúng tôi vẫn chịu đói khát, trần truồng, bị hành hạ và lang thang phiêu bạt; chúng tôi phải vất vả tự tay làm lụng. Bị nguyền rủa, chúng tôi chúc lành; bị bắt bớ, chúng tôi cam chịu; bị vu khống, chúng tôi đem lời an ủi. Cho đến bây giờ, chúng tôi đã nên như rác rưởi của thế gian, như phế vật đối với mọi người.”
Như cha mẹ phải vất vả lo lắng, làm việc, và dạy dỗ con cái, thánh Phaolô cũng coi mình như một người cha tinh thần của các tín hữu. Vì thế, ngài không ngại chấp nhận mọi hy sinh và đau khổ với hy vọng cho những người con tinh thần của ngài được lớn lên trong đức tin và được hưởng muôn vàn lợi ích thiêng liêng qua việc tin tưởng vào Đức Kitô. Ngài tâm sự: “Tôi viết những lời đó không phải để làm anh em xấu hổ, nhưng là để sửa dạy anh em như những người con yêu quý của tôi. Thật thế, cho dầu anh em có ngàn vạn giám thị trong Đức Kitô, anh em cũng không có nhiều cha đâu, bởi vì trong Đức Kitô Giêsu, nhờ Tin Mừng, chính tôi đã sinh ra anh em.”
2/ Phúc Âm: Biệt-phái xét đoán các môn đệ Chúa.
Các Kinh-sư và Biệt-phái không tố cáo các môn đệ của Chúa lỗi đức công bằng, vì luật cho phép có thể bứt bông lúa ăn bằng tay, nhưng không được tra liềm cắt lúa (Dt 23:26). Họ tố cáo các môn đệ vì dám vi phạm ngày Sabbath. Những việc cấm làm trong ngày Sabbath là gặt hái, đập lúa, sàng xẩy, và chuẩn bị đồ ăn. Theo họ, các môn đệ vi phạm tất cả các điều này khi bứt lúa, vò trong tay (coi như đập lúa), thổi vỏ trấu (sàng lúa), và chuẩn bị đồ ăn trước khi cho vào miệng. Chúng ta có thể cười thầm vì lối nhìn của họ, nhưng đối với họ, những người vi phạm ngày Sabbath như thế có thể bị tử hình!
Đức Giêsu trả lời họ bằng việc nhắc nhở họ biến cố được ghi chép lại trong I Sam 21:1-6. “Các ông chưa đọc chuyện này trong Sách sao? Ông Đavid đã làm gì khi ông và thuộc hạ đói bụng? Ông vào nhà Thiên Chúa lấy Bánh Tiến mà ăn và cho thuộc hạ ăn. Thứ bánh này, chỉ có tư tế mới được ăn mà thôi.” Ở đây Chúa Giêsu muốn nói: Luật nào cũng có luật trừ. Luật ăn Bánh Tiến được vi phạm để bảo vệ sự sống cho Đavid và thuộc hạ của ông.
Chính những Rabbi cũng công nhận “Ngày Sabbath được làm ra cho con người, chứ không phải con người cho ngày Sabbath.” Điều này chứng tỏ khi sự sống bị đe dọa, con người có thể vi phạm các luật ngày Sabbath.
Và Chúa Giêsu kết luận: “Thiên Chúa làm chủ ngày Sabbath.” Nếu ngày Sabbath được làm ra vì con người, luật lệ ngày đó chỉ để áp dụng cho con người, chứ không cho Thiên Chúa. Chúa Giêsu chữa bệnh trong ngày Sabbath vì (1) Ngài làm chủ ngày Sabbath, và (2) bệnh tật đe dọa sự sống con người.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Chúng ta sẵn sàng chịu đau khổ vì Đức Kitô vì biết chúng ta sẽ cùng được hưởng vinh quang đời sau với Ngài.
– Chúng ta sẵn sàng chịu đau khổ cho tha nhân được sống. “Nếu hạt giống rơi xuống đất mà không thối đi, nó chỉ trơ trọi một mình; nhưng nếu nó chịu thối đi, nó sẽ trổ sinh nhiều bông hạt khác.”
– Đừng cố vạch lá tìm sâu bằng cách bắt tha nhân giữ tỉ mỉ các lề luật, nhưng hãy lo cho sao có lòng nhân từ và bảo vệ công lý.
SATURDAY OF THE 22 OT2
Readings: 1 Cor 4:6b-15; Lk 6:1-5
1/ Reading I: RSV 1 Corinthians 4:6 brethren, that you may learn by us not to go beyond what is written, that none of you may be puffed up in favor of one against another. 7 For who sees anything different in you? What have you that you did not receive? If then you received it, why do you boast as if it were not a gift? 8 Already you are filled! Already you have become rich! Without us you have become kings! And would that you did reign, so that we might share the rule with you! 9 For I think that God has exhibited us apostles as last of all, like men sentenced to death; because we have become a spectacle to the world, to angels and to men. 10 We are fools for Christ’s sake, but you are wise in Christ. We are weak, but you are strong. You are held in honor, but we in disrepute. 11 To the present hour we hunger and thirst, we are ill-clad and buffeted and homeless, 12 and we labor, working with our own hands. When reviled, we bless; when persecuted, we endure; 13 when slandered, we try to conciliate; we have become, and are now, as the refuse of the world, the off-scouring of all things. 14 I do not write this to make you ashamed, but to admonish you as my beloved children. 15 For though you have countless guides in Christ, you do not have many fathers; for I became your father in Christ Jesus through the gospel.
2/ Gospel: RSV Luke 6:1 On a Sabbath, while he was going through the grain fields, his disciples plucked and ate some heads of grain, rubbing them in their hands. 2 But some of the Pharisees said, “Why are you doing what is not lawful to do on the Sabbath?” 3 And Jesus answered, “Have you not read what David did when he was hungry, he and those who were with him: 4 how he entered the house of God, and took and ate the bread of the Presence, which it is not lawful for any but the priests to eat, and also gave it to those with him?” 5 And he said to them, “The Son of man is lord of the Sabbath.”
I. THEME: To endure sufferings for the Gospel.
People can endure sufferings and sacrifice their time and efforts for success, power, fame and material benefits; but what is the motivation for those who sacrificed for the sake of Gospel? Many Christians are criticized as fools, working with no benefits.
Today readings help us to recognize the motivations which push the faithful to work for the sake of the Gospel. In the first reading, St. Paul confessed the only reason that made him to be a fool for Christ is for people to recognize Christ’s love for them and to believe in him. In the Gospel, Jesus protected his disciples by reminding the scribes and the Pharisees that they shouldn’t keep the law for the sake of the law; but to keep the Sabbath for their bodily and spiritual benefits.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: The motivations that helped St. Paul to endure sufferings:
1.1/ To suffer for Christ’s sake: Like all prophets of the Old Testament, once they accepted to be God’s prophets, they must suffer to announce God’s messages; Christ’s disciples must endure the same fate. They must endure all sufferings and trial to preach Christ’s Gospel. The reason for it is because the world doesn’t always accept the truths and the lifestyle according to the Gospel. St. Paul’s life is an illustration. He must endure all kinds of sufferings for Christ’s sake as he wrote, “For I think that God has exhibited us apostles as last of all, like men sentenced to death; because we have become a spectacle to the world, to angels and to men. We are fools for Christ’s sake.”
But his sufferings are not meaningless because he believed that if he shared in Christ’s suffering, he shall also share in Christ’s glory in his Father’s kingdom.
1.2/ To suffer for others’ salvation: Beside the hope for future glory, sufferings also benefit others right on this life. For examples, the missionaries’ efforts sow the seed of faith in those who don’t believe in God; their poured out blood help the seed of faith to bear fruits for believers, their family and the local church. St. Paul listed out some of his sufferings to remind the faithful to value what he has done for them, “We are fools for Christ’s sake, but you are wise in Christ. We are weak, but you are strong. You are held in honor, but we in disrepute. To the present hour we hunger and thirst, we are ill-clad and buffeted and homeless, and we labor, working with our own hands. When reviled, we bless; when persecuted, we endure; when slandered, we try to conciliate; we have become, and are now, as the refuse of the world, the off-scouring of all things.”
Like parents who are constantly worry and tiredly work and educate their children, St. Paul also considered him as the spiritual father of his faithful. Therefore, he wasn’t hesitated to accept all sacrifices and sufferings with the hope that his spiritual children are grown in faith and enjoyed countless benefits through their faith in Christ. He confessed, “I do not write this to make you ashamed, but to admonish you as my beloved children. For though you have countless guides in Christ, you do not have many fathers; for I became your father in Christ Jesus through the gospel.”
2/ Gospel: The law of the Sabbath is to serve people.
2.1/ Jesus’ disciples were accused of violating the Sabbath: The Gospel reports, “On a Sabbath, while he was going through the grain fields, his disciples plucked and ate some heads of grain, rubbing them in their hands. But some of the Pharisees said, “Why are you doing what is not lawful to do on the Sabbath?””
According to the Jewish tradition, the Sabbath has its origin on the Book of Genesis. After God finished His creation in six days, He rests on the Sabbath and commands people to also rest on that day. Why did God command people to rest on the Sabbath? There are two main reasons:
(1) For people to rest after six days of hard working: God is the One Who created people; He knows people’s limit and wants them to have time to rest. Resting is needed not only for people, but also for animal, trees and land, so all can effectively work and bear fruits. If people don’t rest, they shall be very tired, get sick and not have good results by constant working.
(2) For people to develop their spiritual life: People are the combination of soul and body. On the Sabbath, when the body is rested, the soul needs to be nourished by the spiritual food, such as: hearing God’s word and receiving Christ’s body, to increase the soul’s strength. If people don’t know how to use the Sabbath properly, they shall overwork or waste their time on useless recreations, so not only their body is dead tired but their soul is also hungry of the spiritual food. The Jewish tradition uses the Sabbath to learn Scripture and to pray in the synagogues.
The Sabbath laws are made for these two purposes, not aiming at the tedious questions such as: what can or can’t be done on this day. All the tedious laws were added later by human beings.
2.2/ Jesus’ answer to the Pharisees: The Sabbath’s law isn’t absolute; there are some exceptional cases which can be dispensed:
(1) For people who are so poor: The Church permits those who are so poor and need to work on Sunday to earn their food. Jesus also mentioned a case when people must eat even the forbidden food to protect their life, “Have you not read what David did when he was hungry, he and those who were with him: how he entered the house of God, and took and ate the bread of the Presence, which it is not lawful for any but the priests to eat, and also gave it to those with him?” What Jesus’ disciples must do on the Sabbath to protect their life is legal on the Sabbath while the Pharisees accused them of working because they “plucked and ate some heads of grain, rubbing them in their hands.”
(2) The Sabbath’s law isn’t applied for God: Jesus declared to them, “The Son of man is lord of the Sabbath.” Though God rests from creation, but He still controls all things in the universe. He controls it by His wise providence, and His wisdom is Christ, the Word. Jesus has a reason to declare, “The Son of man is lord of the Sabbath.”
III. APPLICATION IN LIFE:
– We should be ready to suffer for Christ’s sake for we believe that we shall also share in his eternal glory.
– We should be ready to suffer for others to live, as Christ teaches us, “Unless a grain of wheat falls into the earth and dies, it remains alone; but if it dies, it bears much fruit” (Jn 12:24).
– We shouldn’t imitate the scribes and the Pharisees to find faults in others, but to help them to grow in love for others and to protect common goods.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP