Lời Chúa Mỗi Ngày : Thứ Bảy Tuần 15 TN2

Thứ Bảy Tuần 15 TN2
Bài đọc: Mic 2:1-5; Mt 12:14-21
1/ Bài đọc I: 1 Khốn thay những kẻ nằm trên giường
toan tính chuyện xấu xa, lập mưu làm điều ác!
Vừa tảng sáng đã đem ra thực hiện
vì nắm sẵn quyền bính trong tay.
2 Muốn cánh đồng nào là chúng cướp lấy,
muốn ngôi nhà nào là chúng chiếm đoạt.
Chúng bắt giữ cả chủ lẫn nhà, cả người lẫn gia nghiệp.
3 Vì vậy, ĐỨC CHÚA phán như sau:
Ta toan tính giáng hoạ xuống gia tộc này
khiến các ngươi không rút cổ ra được,
cũng không thể ngẩng đầu bước đi, vì thời đó sẽ là thời tai hoạ.
4 Ngày ấy, người ta sẽ ngâm thơ chế giễu các ngươi,
sẽ cất lên bài ca than vãn: “Chúng tôi đã bị huỷ diệt hoàn toàn,
phần đất của dân tôi đã vào tay kẻ khác.
Than ôi, người ta lại tước đoạt của tôi,
và chia đồng ruộng của chúng tôi cho quân phản nghịch! “
5 Vì vậy, trong đại hội của ĐỨC CHÚA
sẽ chẳng ai chăng dây chia phần cho ngươi.
2/ Phúc Âm: 14 Ra khỏi đó, nhóm Pha-ri-sêu bàn bạc để tìm cách giết Đức Giê-su.
15 Biết vậy, Đức Giê-su lánh khỏi nơi đó. Dân chúng theo Người đông đảo và Người chữa lành hết.
16 Người còn cấm họ không được tiết lộ Người là ai.
17 Như thế là để ứng nghiệm lời ngôn sứ I-sai-a đã nói:
18 “Đây là người Tôi Trung Ta đã tuyển chọn, đây là người Ta yêu dấu: Ta hài lòng về Người. Ta cho Thần Khí Ta ngự trên Người. Người sẽ loan báo công lý trước muôn dân.
19 Người sẽ không cãi vã, không kêu to, chẳng ai nghe thấy Người lên tiếng giữa phố phường.
20 Cây lau bị giập, Người không đành bẻ gãy, tim đèn leo lét, chẳng nỡ tắt đi, cho đến khi Người đưa công lý đến toàn thắng,
21 và muôn dân đặt niềm hy vọng nơi danh Người.
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Lãnh đạo trong công bằng và thương yêu.
Tiên tri Micah, người đương thời với Isaiah, Amos và Hosea (trước lưu đày, 721 BC). Trái với Amos nói tiên tri ở miền Bắc, Micah nói tiên tri ở miền Nam vùng Judah. Ông là người nông dân sinh trưởng ở Moresheth, kế cận Lakish, khoảng 25 miles Tây Nam của Jerusalem, vùng biên giới giữa Judah và Gaza hiện giờ. Có người cho ông là môn đệ của Isaiah vì nhiều chỗ trong sứ điệp của ông giống với Isaiah; ví dụ, Isa 2:2-4 and Mic 4:1-3 gần như giống nhau hoàn toàn. Có lẽ ông là người đầu tiên nói tiên tri về sự sụp đổ của Jerusalem và Judah (Mic 1:9, 12). Micah cũng là người nêu đích danh nơi sinh của Đấng Cứu Thế (Mic 5:2). Khi Đấng Cứu Thế đến, Ngài sẽ san bằng mọi bất công và khôi phục lại Jerusalem và Israel (Mic 5:4). Điểm khác biệt ông hoạt động và nói tiên tri trong giới thường dân trong khi Isaiah với giới vua chúa.
Cuộc sống ông gắn liền với đất đai và đã chứng kiến nhiều cảnh bóc lột và tước đoạt đất đai của dân nghèo như chúng ta nghe trong Bài đọc I hôm nay; nên điểm chính trong sứ điệp của ông là tranh đấu cho công bằng, trả đất cho những người bị tước đoạt. Trong Phúc Âm, Matthew đồng nhất Chúa Giêsu với Người Tôi Trung của Thiên Chúa. Ngài đến để cai trị dân chúng trong công bằng và thương yêu.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Micah tố cáo các bất công trong xã hội.
1.1/ Các nhà lãnh đạo lạm dụng quyền hành: Chữ công bằng (krisis) dịch từ Do Thái (mishpat). Tĩnh từ hay đúng hơn phân từ này đến từ động từ (shapat) có nghĩa: xét xử, cai trị và danh từ (shopet) có nghĩa: quan án, thống đốc, nhà làm luật, kẻ cai trị, vua chúa. Người này có quyền lập pháp (ra và sửa luật), hành pháp (thi hành luật) và tư pháp (xét xử những người vi phạm luật); chứ không phân biệt làm 3 nghành và có những người khác nhau như ta hiện giờ.
Thường dân đến với họ để xin xét xử mỗi khi có tranh chấp kiện tụng và họ hy vọng sẽ được xét xử đúng hay công bằng. Vấn đề lạm dụng quyền thế để xét xử bất công khi người cai trị muốn bảo vệ quyền lợi của họ hay đã bị mua chuộc để được phần thắng. Để che giấu sự bất công họ phải nghĩ ra các luật khác hay viện vào sự sơ hở của luật lệ (các luật gia rất rành về điều này). Đó là lý do tại sao Micah luận tội họ: “Khốn thay những kẻ nằm trên giường toan tính chuyện xấu xa, lập mưu làm điều ác! Vừa tảng sáng đã đem ra thực hiện vì nắm sẵn quyền bính trong tay.” Họ dùng luật và quyền để tước đoạt không những đất đai và nhà cửa của dân nghèo, mà còn bỏ tù những ai dám chống lại họ.
1.2/ Các nhà lãnh đạo phải đối diện với Thiên Chúa: Quyền hành đến từ Thiên Chúa, Ngài ban quyền hành để con người cùng cai trị với Ngài; vì thế, Ngài sẽ đòi các nhà cầm quyền phải trả lời với Ngài về việc cai trị. Nếu nhà cầm quyền biết cai trị dân trong công bằng và thương yêu, Ngài sẽ cho tiếp tục cai trị; nếu không, Ngài sẽ lấy lại và trao cho người khác. Tiên tri Micah sau khi đã chứng kiến quá nhiều những bất công nơi nhà vua và các quan của Judah, ông được Chúa sai đi loan báo: Thời tai họa sẽ đến; Judah và Jerusalem sẽ bị hủy diệt hoàn toàn; vua chúa và quần thần sẽ bị lưu đày. Đất và nhà cửa đã tước đoạt của dân nghèo sẽ bị quân xâm lăng đoạt lấy.
2/ Phúc Âm: Đây là người Tôi Trung Ta đã tuyển chọn, đây là người Ta yêu dấu.
2.1/ Hai thái độ tương phản: Trình thuật của Matthew hôm nay tiếp tục hai biến cố mà các kinh sư tranh luận với Chúa Giêsu về việc giữ ngày Sabbath: các môn đệ bứt lúa ăn và Chúa chữa lành người có cánh tay bị khô bại trong hội đường. Hai thái độ được ghi nhận bởi Matthew:
(1) Thái độ muốn tiêu diệt sự sống của các kinh-sư: “Ra khỏi đó, nhóm Pharisees bàn bạc để tìm cách giết Đức Giêsu.” Có nhiều lý do để các kinh-sư muốn giết Chúa: Họ bị mất mặt với dân chúng: Từ trước tới nay, ít có ai dám cãi lời họ; thế mà một người mà họ coi là vô danh, dám làm mất thể diện của họ ngay trong hội đường. Họ muốn tiêu diệt Đức Giêsu để bảo vệ quyền lợi: Khi họ thấy dân chúng đến với Chúa để được nghe những lời dạy dỗ và để được chữa lành, họ cảm thấy bị tổn thương danh dự và mất quyền lợi. Trong Tin Mừng Gioan, họ nói với nhau: Xem kìa, tất cả dân chúng đã đi theo ông ấy. Họ bị tố cáo lạm dụng Lề Luật để mưu cầu lợi nhuận và tiêu diệt: Là những người thông luật và có thế giá trong xã hội, họ có thể tìm kẽ hở và phiên dịch Lề Luật theo cách thức họ muốn; nhưng Chúa Giêsu đã vạch trần những âm mưu đen tối của họ khiến dân chúng không còn tin tưởng nơi họ nữa.
(2) Thái độ luôn bảo vệ sự sống của Đức Kitô: “Biết vậy, Đức Giêsu lánh khỏi nơi đó. Dân chúng theo Người đông đảo và Người chữa lành hết. Người còn cấm họ không được tiết lộ Người là ai.” Chúng ta có thể nhận ra sự vô cùng nghịch lý ở đây: trong khi Đấng tạo thành sự sống đang vất vả lang thang đó đây để chữa lành và bảo vệ sự sống cho tất cả, thì nhóm kinh sư lại ích kỷ hội họp để tìm cách tiêu diệt Đấng ban sự sống và chữa lành! Lợi nhuận vật chất có sức mạnh làm con người mù quáng đến độ không còn nhìn ra sự thánh thiêng của sự sống! Vì sự sống đáng quí trọng, nên có những lúc con người phải lánh khỏi những người muốn tiêu diệt sự sống; chứ không phải lúc nào cũng phải ra mặt để đương đầu với những con người khát máu. Chúa Giêsu lánh mặt không phải vì Ngài sợ họ; nhưng có nhiều sứ vụ Ngài cần phải thi hành trước khi từ giã cuộc đời về với Chúa Cha. Khi giờ đã tới, Chúa Giêsu sẽ can đảm đổ máu và làm chứng cho sự thật. Chúa Giêsu cấm không cho họ tiết lộ tông tích để Ngài có thể đi lại dễ dàng và thi hành sứ vụ của Ngài. Rao truyền sự hiện diện và quyền năng của Người chỉ làm lợi cho những người quấy phá.
2.2/ Người Tôi Trung của Yahveh: Matthew nhìn sứ vụ của Chúa Giêsu như ứng nghiệm sứ vụ của Người Tôi Trung mà ngôn sứ Isaiah đã nói trong Bài Ca Thứ Nhất (Isa 42:1-4). Những điểm quan trọng về Người Tôi Trung được hiện thực nơi Đức Kitô:
Chúa Giêsu được Thiên Chúa tuyển chọn, yêu dấu, và hài lòng. Trong biến cố chịu Phép Rửa của Chúa Giêsu tại sông Jordan, tiếng của Chúa Cha từ trời làm chứng cho Chúa Giêsu: “Đây là Con Ta yêu dấu, đẹp lòng Ta mọi đàng” (Mt 3:17). Sứ vụ của Chúa Giêsu là loan báo công lý trước mặt muôn dân. Con người được công chính hóa nhờ niềm tin vào Ngài. Chúa Giêsu sẽ đưa công lý đến chỗ toàn thắng, và muôn dân sẽ đặt niềm hy vọng nơi danh Người. Cách thi hành sứ vụ của Chúa Giêsu: Khác với cách thế của các kinh-sư, những người luôn quan tâm đến danh dự, uy quyền, địa vị, và lợi lộc vật chất; Chúa Giêsu không cãi vã, không kêu to, chẳng ai nghe thấy Người lên tiếng giữa phố phường. Khác với sự mong đợi của dân Do-thái một Đấng Thiên Sai uy quyền để giải phóng dân khỏi quyền lực của ngoại bang; Chúa Giêsu dùng con đường đau khổ để giải phóng con người khỏi tội lỗi và sự chết.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Mỗi người chúng ta được kêu gọi để dự phần trong việc lãnh đạo với Thiên Chúa. Bổn phận của chúng ta là bắt chước Người Mục Tử Nhân Lành để lãnh đạo dân Chúa trong công bằng và thương yêu.
– Chúng ta cũng thấy rõ nguy hiểm của việc lạm dụng quyền hành để bảo vệ quyền lợi và bị mua chuộc. Lãnh đạo như thế, chắc chắn chúng ta cũng sẽ phải chịu trách nhiệm trước TC.

LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP

Saturday of the Fifteenth Week in Ordinary Time
Viết bởi Lan Hương

Reading 1 (Mic 2:1-5)

Woe to those who plan iniquity,
and work out evil on their couches;
In the morning light they accomplish it
when it lies within their power.
They covet fields, and seize them;
houses, and they take them;
They cheat an owner of his house,
a man of his inheritance.
Therefore thus says the LORD:
Behold, I am planning against this race an evil
from which you shall not withdraw your necks;
Nor shall you walk with head high,
for it will be a time of evil.

On that day a satire shall be sung over you,
and there shall be a plaintive chant:
“Our ruin is complete,
our fields are portioned out among our captors,
The fields of my people are measured out,
and no one can get them back!”
Thus you shall have no one
to mark out boundaries by lot
in the assembly of the LORD.

Gospel (Mt 12:14-21)

The Pharisees went out and took counsel against Jesus
to put him to death.

When Jesus realized this, he withdrew from that place.
Many people followed him, and he cured them all,
but he warned them not to make him known.
This was to fulfill what had been spoken through Isaiah the prophet:

Behold, my servant whom I have chosen,
my beloved in whom I delight;
I shall place my Spirit upon him,
and he will proclaim justice to the Gentiles.
He will not contend or cry out,
nor will anyone hear his voice in the streets.
A bruised reed he will not break,
a smoldering wick he will not quench,
until he brings justice to victory.
And in his name the Gentiles will hope.
________________________________________
Fr. Anthony Dinh Minh Tien, O.P.
I. THEME: Leadership in justice and love
Prophet Micah, is the contemporary with Isaiah, Amos and Hosea (before the exile, 721 BC). In opposing with Amos who carried his mission in the north, Micah carried his mission in the south, Judah region. He is a peasant, born at Moresheth, near Lakish, about 25 miles SW of Jerusalem, the boundary between Judah and Gaza now. Some people think that he is Isaiah’s disciple because many of his messages are similar with those of Isaiah; for example, Isa 2:2-4 and Mic 4:1-3 are completely similar. He might be the first one who prophesied about the destruction of Jerusalem and Judah (Mic 1:9, 12). Micah is also the one who mentioned the Messiah’s exact birthplace (Mic 5:2). When the Messiah comes, he shall destroy all the injustice and recover Jerusalem and Israel (Mic 5:4). The difference between him and Isaiah is that he carried his mission in the midst of lowly people while Isaiah in the royal class.
His life closely connected with land and he witnessed many of exploiting and seizing the poor’s properties as we heard in the first reading. The major point of Micah’s message was that people must respect social justice and return land to the poor. In the Gospel, Matthew identified Jesus with the Lord’s Suffering Servant. He came to govern people in love and justice.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: Micah accused all social injustice.
1.1/ The leaders abused their power: The Greek noun for justice is “krisis,” which comes from Hebrew “mishpat.” This adjective, or more correct, participle comes from the verb, “shapat” which means to judge or to govern, and the noun “shopet” means a judge, a governor, a lawmaker, a leader or a king. This person has the power to make law (legistative), to execute law (executive) and to judge those who violate law (judiciary); not to separate as three branches and to have different people as the modern government.
People come to them for judgment when they have a litigation and hope that they shall be judged correctly or with justice. The abuse of power to judge unjustly shall happen when a judge wants to protect his right or he is already bribed by one party. To hide unjustice, a judge must think about other law or to find a loophole of law. This is why the prophet Micah condemned the Israel leaders, “Woe to those who plan iniquity, and work out evil on their couches; in the morning light they accomplish it when it lies within their power. They covet fields, and seize them; houses, and they take them; they cheat an owner of his house, a man of his inheritance.” They use law and power to take away the poor’s properties and put in prison those who dare to oppose them.
1.2/ The leaders must face God’s judgment: Power comes from God. He gives power so that people co-govern with Him; therefore, all leaders must be responsible before God about their government. If a leader governs people in justice and love, He shall let him continue to govern; if not, He shall take it back and give to other. The prophet Micah, after witnessed so many injustice from the Judah’s king and officers, he was sent by God to announce that the punishment shall come, Judah and Jerusalem shall be completely destroyed; the king and his officers shall be on exile. All the land and houses which they seized from the poor shall be in the enemy’s hand.
2/ Gospel: Behold, my servant whom I have chosen, my beloved in whom I delight.
2.1/ Two opposite attitudes: Today passage of Matthew continues the two events which the Pharisees argued with Jesus about keeping the Sabbath, Jesus healed the one with withered hand in the synagogue and the disciples picked the heads of grain and ate them. Matthew recorded two attitudes:
(1) The Pharisees’ attitude to destroy life: “But the Pharisees went out and took counsel against him to put him to death.” There are many reasons for the Pharisees to kill Jesus. First, they were losen face with people. Before these events, there weren’t many people who dare to oppose the Pharisees, but Jesus, an unknown figure, had the audacity to oppose them right in the synagogue. Secondly, they wanted to protect their power. When they saw people coming to Jesus to listen to his teaching and to be healed, they felt that they were going to lose their power. In the Fourth Gospel, they talked to each other, “You see that you are gaining nothing. Look, the whole world has gone after him” (Jn 12:19). Lastly, they thought that they can abuse power to acquire material gain and to destroy people. Being the ones who know the law and having high positions in the society, they can find a loophole in the law and interpret the law according to their way; but Jesus pointed out their evil intentions and people were no longer to believe in them.
(2) Jesus’ attitude to protect life: “When Jesus realized this, he withdrew from that place. Many people followed him, and he cured them all, but he warned them not to make him known.” We can recognize an extremely irrational act here, while the Creator of life wandered around to heal and to protect life for all, the selfish group of Pharisees gathered together to plot a plan to destroy the Giver of life and the Healer! Material gains have power to blind people so that they no longer saw the sacredness of life.
Because life is so sacred, so there is time that a person must hide away from those who want to destroy his life, not to oppose to them all the time to get kill. Jesus hid from them, not because he feared them, but he was having so many things to be accomplished before he leaves this world to return to the Father. When time comes, Jesus shall be courage to pour out his blood for the truth. Jesus prohibited people to reveal his origin so that he could easily come and go to carry out his mission. Advertising his presence and power only benefit those who want to destroy him.
2.2/ The Lord’s Suffering Servant: Matthew looked at Jesus’ mission as the fulfillment of the Suffering Servant’s mission which Isaiah mentioned in the first song (Isa 42:1-4). Some important description about the Suffering Servant was fulfilled in Christ.
First, Jesus was chosen, beloved and delight by God. In Jesus’ baptism at the Jordan river, there is the Father’s voice from heaven which witnessed for Jesus, “His is my beloved Son, with whom I am well pleased” (Mt 3:17). Secondly, Jesus’ mission is to announce justice before all humandkind. People are justified by their faith in Christ. Jesus shall bring justice to victory because all people shall put their hope in his name. Lastly is the way which Jesus carried out his mission. It is different with the Pharisees who always concerned with fame, power, position and material gains, Jesus didn’t fight, shout or scream in the city. The Jews expect a powerful Messiah who shall liberate them by power; Jesus used the suffering way to set people free from sins and death.
III. APPLICATION IN LIFE:
– Each one of us is called to participate in leadership with God. Our duty is to imitate the Good Shepherd to lead God’s people in justice and love.
– We saw the danger of abusing power to protect right and to be bribed. If we lead people like that, we shall certainly be responsible before God.