Thứ Bảy Tuần 14 TN2, Năm Chẵn
Bài đọc: Isa 6:1-8; Mt 10:24-33.
1/ Bài đọc I: 1 Năm vua Út-di-gia-hu băng hà, tôi thấy Chúa Thượng ngự trên ngai rất cao; tà áo của Người bao phủ Đền Thờ.
2 Phía bên trên Người, có các thần Xê-ra-phim đứng chầu. Mỗi vị có sáu cánh: hai cánh để che mặt, hai cánh để che chân và hai cánh để bay.
3 Các vị ấy đối đáp tung hô: “Thánh! Thánh! Chí Thánh! ĐỨC CHÚA các đạo binh là Đấng Thánh! Cả mặt đất rạng ngời vinh quang Chúa!”
4 Tiếng tung hô đó làm cho các trụ cửa rung chuyển; khắp Đền Thờ khói toả mịt mù.
5 Bấy giờ tôi thốt lên: “Khốn thân tôi, tôi chết mất!
Vì tôi là một người môi miệng ô uế, tôi ở giữa một dân môi miệng ô uế,
thế mà mắt tôi đã thấy Đức Vua là ĐỨC CHÚA các đạo binh!”
6 Một trong các thần Xê-ra-phim bay về phía tôi, tay cầm một hòn than hồng người đã dùng cặp mà gắp từ trên bàn thờ.
7 Người đưa hòn than ấy chạm vào miệng tôi và nói:
“Đây, cái này đã chạm đến môi ngươi,
ngươi đã được tha lỗi và xá tội.”
8 Bấy giờ tôi nghe tiếng Chúa Thượng phán:
“Ta sẽ sai ai đây? Ai sẽ đi cho chúng ta?”
Tôi thưa: “Dạ, con đây, xin sai con đi.”
2/ Phúc Âm: 24 “Trò không hơn thầy, tớ không hơn chủ.
25 Trò được như thầy, tớ được như chủ, đã là khá lắm rồi. Chủ nhà mà người ta còn gọi là Bê-en-dê-bun, huống chi là người nhà.
26 “Vậy anh em đừng sợ người ta. Thật ra, không có gì che giấu mà sẽ không được tỏ lộ, không có gì bí mật, mà người ta sẽ không biết.
27 và điều anh em nghe rỉ tai, thì hãy lên mái nhà rao giảng.
28 “Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn. Đúng hơn, anh em hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hoả ngục.
29 Hai con chim sẻ chỉ bán được một hào phải không? Thế mà, không một con nào rơi xuống đất ngoài ý của Cha anh em.
30 Thì đối với anh em cũng vậy, ngay đến tóc trên đầu anh em, Người cũng đếm cả rồi.
31 Vậy anh em đừng sợ, anh em còn quý giá hơn muôn vàn chim sẻ.
32 “Phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời.
33 Còn ai chối Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ chối người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời.
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Ngôn sứ phải nói những gì Thiên Chúa truyền.
Các bài đọc hôm nay tập trung trong ơn gọi ngôn sứ và những gì ngôn sứ phải làm. Trong bài đọc I, Isaiah tường thuật ơn gọi ngôn sứ của chính mình. Ơn gọi ngôn sứ bắt nguồn từ Thiên Chúa, không do bởi con người, nhưng họ có tự do đáp trả. Họ được thánh hiến và giáo huấn trước khi được sai đi để làm phát ngôn viên cho Thiên Chúa. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu dạy dỗ các môn đệ những gì phải làm và những gì không được làm trước khi sai các ông lên đường.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Thiên Chúa gọi Isaiah làm ngôn sứ cho Ngài.
1.1/ Ngôn sứ nhận thức được sự thánh thiện của Thiên Chúa và tội lỗi của mình.
Ngôn sứ Isaiah hoạt động tích cực tại Jerusalem trong 4 đời vua: Uzziah, Jotham, Ahaz và Hezekiah. Triều đại của vua Uzziah cai trị trong 50 năm chấm dứt một triều đại an lành và hạnh phúc. Từ đó trở đi, các vua Judah kế tiếp và toàn thể dân chúng cũng chẳng khác gì các vua của Israel. Họ sống kiêu ngạo xa Thiên Chúa, sống hưởng thụ, và sống bất công với người nghèo.
Một trong những điểm đặc biệt trong Sách của ngôn sứ Isaiah là muốn làm nổi bật sự thánh thiện của Thiên Chúa và sự tội lỗi của con người. Trình thuật hôm nay là một điển hình. Thị kiến hôm nay có lẽ xảy ra trong Đền Thờ Jerusalem. Hình ảnh các Seraphim có 6 cánh rất phổ thông trong các quốc gia vùng Cận Đông. Khi các Seraphim tung hô “Thánh! Thánh! Chí Thánh! Đức Chúa các đạo binh là Đấng Thánh! Cả mặt đất rạng ngời vinh quang Chúa!” các Ngài tuyên dương sự thánh thiện tuyệt đỉnh của Thiên Chúa, không một ai trên bầu trời này thánh thiện như Ngài. Đền Thờ tỏa khói mịt mù nói lên sự hiện diện của Thiên Chúa với loài người, như Ngài đã từng hiện diện với con cái Israel trong Cột Mây và Lều Hội Ngộ, khi họ lang thang 40 năm trong sa mạc.
Khi nhận diện ra sự thánh thiện vô cùng của Thiên Chúa cũng là lúc Isaiah nhận ra sự tội lỗi bất xứng của mình, đến nỗi Isaiah phải thốt lên: “Khốn thân tôi, tôi chết mất! Vì tôi là một người môi miệng ô uế, tôi ở giữa một dân môi miệng ô uế, thế mà mắt tôi đã thấy Đức Vua là Đức Chúa các đạo binh!” Truyền thống Do-thái tin không một ai nhìn thấy Thiên Chúa mà còn sống (Exo 33:20). Isaiah tin chắc ông sẽ phải chết nếu Thiên Chúa không can thiệp.
1.2/ Ngôn sứ được thánh hiến bằng lửa: Trình thuật kể: “Một trong các thần Seraphim bay về phía tôi, tay cầm một hòn than hồng người đã dùng cặp mà gắp từ trên bàn thờ.” Thánh hiến bằng than hồng có lẽ là một hành động biểu trưng cho sự thánh hiến tâm hồn của Isaiah. Chính hành động này đã làm cho ngôn sứ Isaiah được sạch tội và khỏi phải chết, như lời sứ thần Seraphim tuyên bố: “Đây, cái này đã chạm đến môi ngươi, ngươi đã được tha lỗi và xá tội.” Miệng lưỡi của ngôn sứ là khí cụ quan trọng nhất trong sứ vụ của ngôn sứ; có lẽ đây là lý do sứ thần đưa hòn than ấy chạm vào miệng ngôn sứ.
Ơn gọi ngôn sứ là ơn gọi hoàn toàn tự nguyện: Thiên Chúa gọi và người được gọi đáp trả. Thiên Chúa mời gọi ngôn sứ qua việc đặt câu hỏi: “Ta sẽ sai ai đây? Ai sẽ đi cho chúng ta?” Isaiah được sự thúc đẩy từ bên trong đã mạnh dạn thưa: “Dạ, con đây, xin sai con đi.”
2/ Phúc Âm: Điều Thầy nói với anh em lúc đêm hôm, thì hãy nói ra giữa ban ngày.
2.1/ Ba thái độ phải có của người môn đệ Đức Kitô: Để trở thành môn đệ trung thành của Đức Kitô, một người phải có ba thái độ sau:
(1) Sẵn sàng chấp nhận gian khổ: “Nếu họ bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ anh em.” Người môn đệ Đức Kitô chắc chắn sẽ bị người đời bắt bớ, vì họ đã từng bắt bớ và giết Ngài. Chúa Giêsu muốn các môn đệ Ngài phải nhớ rõ điều này: “Trò không hơn thầy, đầy tớ không hơn chủ. Trò được như thầy, đầy tớ được như chủ, đã là khá lắm rồi. Chủ nhà mà người ta còn gọi là Beel-zebul, huống chi là người nhà.”
Trong khi rao giảng hay làm việc tông đồ, người môn đệ chắc chắn sẽ gặp những người phê bình, chống đối, đe dọa và bắt bớ. Lý do đơn giản là người môn đệ nói những điều người đời không muốn nghe, và sự thật thì hay mất lòng. Một vài ví dụ dẫn chứng: người môn đệ nói phải tuyệt đối trung thành trong ơn gọi gia đình đang khi khán giả ngồi dưới đã từng ly dị; người môn đệ dạy phải hy sinh để báo hiếu cha mẹ đang khi khán giả gởi cha mẹ vào các viện dưỡng lão; người môn đệ dạy phải sinh con cái cho nhiều đang khi khán giả không muốn sinh thêm con.
(2) Không được sợ hãi người đời: Nếu người môn đệ sợ làm người đời mất lòng, sợ bị phê bình hay bị chống đối, người môn đệ sẽ không dám nói sự thật mà ông được kêu gọi để rao giảng; ngược lại, ông sẽ tìm cách nói những gì mà khán giả thích, cho dẫu những điều này không phải là những gì Chúa dạy. Đó là lý do Chúa Giêsu răn dạy các môn đệ: “Vậy anh em đừng sợ người ta. Thật ra, không có gì che giấu mà sẽ không được tỏ lộ, không có gì bí mật, mà người ta sẽ không biết. Điều Thầy nói với anh em lúc đêm hôm, thì hãy nói ra giữa ban ngày; và điều anh em nghe rỉ tai, thì hãy lên mái nhà rao giảng.”
Khi làm chứng cho sự thật, các môn đệ sẽ phải trả giá đắt, có thể phải hy sinh cả tính mạng như trường hợp của các thánh tử đạo; nhưng các ngài sẵn sàng đổ máu để làm chứng cho sự thật, vì các ngài tin Thiên Chúa sẽ trả lại thân xác vinh quang, và cho linh hồn các ngài được sống đời đời.
(3) Phải tin tưởng nơi sự quan phòng của Thiên Chúa: Để dạy các môn đệ điều này, Chúa Giêsu đưa ra hai ví dụ: Thứ nhất, chim sẻ: Ngài nói: “Hai con chim sẻ chỉ bán được một hào phải không? Thế mà, không một con nào rơi xuống đất ngoài ý của Cha anh em. Vậy anh em đừng sợ, anh em còn quý giá hơn muôn vàn chim sẻ.” Thứ hai, tóc trên đầu: Ngài nói: “Ngay đến tóc trên đầu anh em, Người cũng đếm cả rồi.” Tóc trên đầu con người quá nhiều và rụng xuống hàng ngày. Nếu một sợi tóc vô nghĩa rơi xuống hàng ngày như vậy còn được Thiên Chúa quan tâm tới, huống hồ là số phận của những người môn đệ Chúa.
Trong sự quan phòng của Thiên Chúa, đau khổ là phương tiện Thiên Chúa dùng để thử thách niềm tin yêu của con người dành cho Ngài. Nếu con người sợ hãi và trốn tránh đau khổ, con người không chứng minh niềm tin yêu của họ dành cho Ngài.
2.2/ Phần thưởng cho những môn đệ sống trung thành và làm chứng cho sự thật: Chúa Giêsu nói rõ ràng với các môn đệ: “Phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời.” Ngược lại, “Ai chối Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ chối người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời.” Người nào không dám tuyên xưng danh Thầy mình, không dám nói những sự thật Thầy dạy, người ấy không phải là môn đệ Đức Kitô. Trong Ngày Chung Thẩm, Đức Kitô cũng không nhận những người như thế trước mặt Cha của Ngài.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Ngôn sứ phải nói những gì Thiên Chúa truyền, cho dù lời ấy người đời không thích. Khi người ngôn sứ nói ngược lại những lời Thiên Chúa truyền, ông tuyên án cho chính mình.
– Mỗi tín hữu đều nhận ơn gọi làm ngôn sứ cho những người có trách nhiệm. Chúng ta phải chu toàn bổn phận được giao bằng việc trao ban cho tha nhân những lời dạy của Ngài.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP
Saturday of the Fourteenth Week in Ordinary Time
Viết bởi Lan Hương
Readings: Isa 6:1-8; Mt 10:24-33.
1/ First Reading: NAB Isaiah 6:1 In the year King Uzziah died, I saw the Lord seated on a high and lofty throne, with the train of his garment filling the temple. 2 Seraphim were stationed above; each of them had six wings: with two they veiled their faces, with two they veiled their feet, and with two they hovered aloft. 3 “Holy, holy, holy is the LORD of hosts!” they cried one to the other. “All the earth is filled with his glory!” 4 At the sound of that cry, the frame of the door shook and the house was filled with smoke. 5 Then I said, “Woe is me, I am doomed! For I am a man of unclean lips, living among a people of unclean lips; yet my eyes have seen the King, the LORD of hosts!” 6 Then one of the seraphim flew to me, holding an ember which he had taken with tongs from the altar. 7 He touched my mouth with it. “See,” he said, “now that this has touched your lips, your wickedness is removed, your sin purged.” 8 Then I heard the voice of the Lord saying, “Whom shall I send? Who will go for us?” “Here I am,” I said; “send me!”
2/ Gospel: NAB Matthew 10:24 No disciple is above his teacher, no slave above his master. 25 It is enough for the disciple that he becomes like his teacher, for the slave that he becomes like his master. If they have called the master of the house Beelzebul, how much more those of his household! 26 “Therefore do not be afraid of them. Nothing is concealed that will not be revealed, nor secret that will not be known. 27 What I say to you in the darkness, speak in the light; what you hear whispered, proclaim on the housetops. 28 And do not be afraid of those who kill the body but cannot kill the soul; rather, be afraid of the one who can destroy both soul and body in Gehenna. 29 Are not two sparrows sold for a small coin? Yet not one of them falls to the ground without your Father’s knowledge. 30 Even all the hairs of your head are counted. 31 So do not be afraid; you are worth more than many sparrows. 32 Everyone who acknowledges me before others I will acknowledge before my heavenly Father. 33 But whoever denies me before others, I will deny before my heavenly Father.
________________________________________
I. THEME: Prophets must say what God commands.
Today readings center on the prophetic vocation and what the prophets must do. In the first reading, the prophet Isaiah reported his own prophetic vocation. The prophetic vocation originates from God, not from human beings, but they have freedom to respond to God’s calling. They are consecrated and trained before were sent out to be God’s speakers. In the Gospel, Jesus taught his disciples what they must and must not do before he sent them on the way.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: God called Isaiah to be His prophet.
1.1/ The prophet recognized God’s holiness and his sinfulness: The prophet Isaiah publicly carried out his prophetic mission in four reigns: Uzziah, Jotham, Ahaz and Hezekiah. The reign of king Uzziah lasted 50 years, and was a prosperous and safety reign. From that time on, the king of Judah and his people weren’t different with the king of Israel and his people. They were prideful, far away from God, paid attention to enjoyment, and unjust toward the poor.
One of the special characteristics of the Book of Isaiah which the prophet wanted to highlight is God’s holiness versus human sinfulness. Today passage is one exemplar. The vision in today passage might happen in the temple of Jerusalem. The image of the seraphim with six wings is very popular with nations in Ancient Neas East. When the Seraphim cried one to the other, “Holy, holy, holy is the Lord of hosts! All the earth is filled with his glory!” They acclaimed God’s extreme holiness, no one of this world is holy like Him. The temple filled of smoke signified God’s presence with human beings, as He presented with the Israelites in the column of clouds and the Tabernacle when they wandered around during their forty years in the desert.
When Isaiah recognized God’s extreme holiness, he also recognized his sinfulness to the point he cried out: “Woe is me, I am doomed! For I am a man of unclean lips, living among a people of unclean lips; yet my eyes have seen the King, the Lord of hosts!” The Jewish tradition believes that no one who saw God and alives (Exo 33:20). Isaiah believed that he shall die if God doesn’t interfere.
1.2/ The prophet was consecrated by fire: Isaiah reported: “Then one of the seraphim flew to me, holding an ember which he had taken with tongs from the altar.” Consacrating by ember might be a symbol for consacrating Isaiah’ mind. It is because of this act that made Isaiah free of sins and escaped death, as the seraphim declared, “”See,” he said, “now that this has touched your lips, your wickedness is removed, your sin purged.”” Mouth and tongue are two most important instruments of a prophet. This might be a reason why the seraphim touched the ember in Isaiah’ mouth.
The prophetic vocation is completely voluntary, God calls and the called responds. God invited the prophet by asking the question, “Whom shall I send? Who will go for us?” Isaiah, was urged from inside, reponded: “Here I am, send me!”
2/ Gospel: “What I say to you in the darkness, speak in the light; what you hear whispered, proclaim on the housetops.”
2.1/ Three necessary attitudes of Christ’s disciples: To be Jesus’ loyal disciples, a person needs to have the three following attitudes:
(1) He must be ready to accept sufferings: Jesus said to his disciples, “If they persecute me, they shall also persecute you.” Christ’s disciples shall certainly be persecuted because the world persecuted Jesus and killed him. Jesus wanted his disciples to clearly remember this point as he said, “No disciple is above his teacher, no slave above his master. It is enough for the disciple that he becomes like his teacher, for the slave that he becomes like his master. If they have called the master of the house Beelzebul, how much more those of his household!”
While doing his preaching or carrying out his apostolic work, the disciple shall meet those who criticize, oppose, threaten or seize him. The simple reason why they do these because the disciple says things they don’t want to hear. For examples, the disciple says that married people must be loyal in their vocation while his audience are some of those who were divorced or separated; he says children must sacrifice and care for old parents while his audience are some of those who sent their parents to the nursing homes; he says that children are gifts from God while his audience are full of those who don’t want to have more children.
(2) He can’t be afraid of men: If the disciple is afraid of discontent, criticism or opposition, he shall not preach the truth which he was called to preach; in opposition, he shall say the things which shall please his audience even though these things aren’t God’s teaching. This is the reason Jesus forewarned his disciples, “Therefore do not be afraid of them. Nothing is concealed that will not be revealed, nor secret that will not be known. What I say to you in the darkness, speak in the light; what you hear whispered, proclaim on the housetops. And do not be afraid of those who kill the body but cannot kill the soul; rather, be afraid of the one who can destroy both soul and body in Gehenna.”
When witnessing for the truth, a disciple might pay a dearly cost, he might be sacrificed his life for the truth as the case of the martyrs; but God shall give back his life with glory and his soul shall live for ever.
(3) He must believe in God’s providence: To teach this lesson, Jesus gave them two examples. First, the sparrows. He said, “Are not two sparrows sold for a small coin? Yet not one of them falls to the ground without your Father’s knowledge.” Secondly, human hair. He said, “Even all the hairs of your head are counted.” A human head has countless hairs and many of them fall down daily. If a meaningless hair is concerned by God, what is about the fate of God’s disciple!
In God’s providence, suffering is the instrument God uses to test the disciple’s faith and love for Him. If the disciple fears and avoids suffering, he doesn’t prove his faith and love for God.
2.2/ The rewards for those who are loyal to witness for the truth: Jesus declared to his disciples, “Everyone who acknowledges me before others I will acknowledge before my heavenly Father. But whoever denies me before others, I will deny before my heavenly Father.”
St. Paul said that If we share in Christ’s suffering, we shall also share in his glory. A disciple who is afraid to acclaim Christ’s name or to preach his teaching, he isn’t Christ true disciple. In the Last Day, Christ also denies him before his Father.
III. APPLICATION IN LIFE:
– A prophet must say what God commands, even though people don’t like it. When a prophet says something which is oppose to God’s command, he declares his own judgment.
– We received our prophetic vocation to those we are responsible for. We must fulfill our duty by preaching to them Christ’s teaching.