Lời Chúa Mỗi Ngày : Thứ Ba Tuần Thánh

Thứ Ba Tuần Thánh
Bài đọc: Isa 49:1-6; Jn 13:21-33, 36-38.
1/ Bài đọc I: 1 Hỡi các đảo, hãy nghe tôi đây, hỡi các dân tộc miền xa xăm, hãy chú ý: ĐỨC CHÚA đã gọi tôi
từ khi tôi còn trong lòng mẹ, lúc tôi chưa chào đời, Người đã nhắc đến tên tôi.
2 Người đã làm cho miệng lưỡi tôi nên như gươm sắc bén, giấu tôi dưới bàn tay của Người.
Người đã biến tôi thành mũi tên nhọn, cất tôi trong ống tên của Người.
3 Người đã phán cùng tôi: “Hỡi Ít-ra-en, ngươi là tôi trung của Ta.
Ta sẽ dùng ngươi để biểu lộ vinh quang.”
4 Phần tôi, tôi đã nói: “Tôi vất vả luống công, phí sức mà chẳng được gì.”
Nhưng sự thật, đã có ĐỨC CHÚA minh xét cho tôi, Người dành sẵn cho tôi phần thưởng.
5 Giờ đây ĐỨC CHÚA lại lên tiếng. Người là Đấng nhào nặn ra tôi từ khi tôi còn trong lòng mẹ
để tôi trở thành người tôi trung, đem nhà Gia-cóp về cho Người và quy tụ dân Ít-ra-en chung quanh Người. Thế nên tôi được ĐỨC CHÚA trân trọng, và Thiên Chúa tôi thờ là sức mạnh của tôi. 6 Người phán: “Nếu ngươi chỉ là tôi trung của Ta để tái lập các chi tộc Gia-cóp, để dẫn đưa các người Ít-ra-en sống sót trở về, thì vẫn còn quá ít. Vì vậy, này Ta đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân, để ngươi đem ơn cứu độ của Ta đến tận cùng cõi đất.”
2/ Phúc Âm: 21 Nói xong, Đức Giê-su cảm thấy tâm thần xao xuyến. Người tuyên bố: “Thật, Thầy bảo thật anh em: có một người trong anh em sẽ nộp Thầy.” 22 Các môn đệ nhìn nhau, phân vân không biết Người nói về ai. 23 Trong số các môn đệ, có một người được Đức Giê-su thương mến. Ông đang dùng bữa, đầu tựa vào lòng Đức Giê-su.
24 Ông Si-môn Phê-rô làm hiệu cho ông ấy và bảo: “Hỏi xem Thầy muốn nói về ai? “
25 Ông này liền nghiêng mình vào ngực Đức Giê-su và hỏi: “Thưa Thầy, ai vậy?”
26 Đức Giê-su trả lời: “Thầy chấm bánh đưa cho ai, thì chính là kẻ ấy.” Rồi Người chấm một miếng bánh, trao cho Giu-đa, con ông Si-môn Ít-ca-ri-ốt. 27 Y vừa ăn xong miếng bánh, Xa-tan liền nhập vào y. Đức Giê-su bảo y: “Anh làm gì thì làm mau đi!”
28 Nhưng trong số các người đang dùng bữa, không ai hiểu tại sao Người nói với y như thế.
29 Vì Giu-đa giữ túi tiền, nên có vài người tưởng rằng Đức Giê-su nói với y: “Hãy mua những món cần dùng trong dịp lễ”, hoặc bảo y bố thí cho người nghèo. 30 Sau khi ăn miếng bánh, Giu-đa liền đi ra. Lúc đó, trời đã tối. 31 Khi Giu-đa đi rồi, Đức Giê-su nói: “Giờ đây, Con Người được tôn vinh, và Thiên Chúa cũng được tôn vinh nơi Người. 32 Nếu Thiên Chúa được tôn vinh nơi Người, thì Thiên Chúa cũng sẽ tôn vinh Người nơi chính mình, và Thiên Chúa sắp tôn vinh Người. 33 Hỡi anh em là những người con bé nhỏ của Thầy, Thầy còn ở với anh em một ít lâu nữa thôi. Anh em sẽ tìm kiếm Thầy; nhưng như Thầy đã nói với người Do-thái: “Nơi tôi đi, các người không thể đến được”, bây giờ, Thầy cũng nói với anh em như vậy.
36 Ông Si-môn Phê-rô nói với Đức Giê-su: “Thưa Thầy, Thầy đi đâu vậy?” Đức Giê-su trả lời: “Nơi Thầy đi, bây giờ anh không thể theo đến được; nhưng sau này anh sẽ đi theo.”
37 Ông Phê-rô thưa: “Thưa Thầy, sao con lại không thể đi theo Thầy ngay bây giờ được? Con sẽ thí mạng con vì Thầy!” 38 Đức Giê-su đáp: “Anh sẽ thí mạng vì Thầy ư? Thật, Thầy bảo thật cho anh biết: gà chưa gáy, anh đã chối Thầy ba lần.”
________________________________________

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Người Tôi Trung hoàn toàn tin cậy nơi Thiên Chúa.
Con người thường có khuynh hướng muốn nhìn thấy kết quả ngay; và dễ nản chí bỏ cuộc khi đã cố gắng hết sức mà vẫn không có kết quả gì. Trong những lúc như thế, con người dễ than thân trách phận, trách Trời, và trách người. Hậu quả là con người dễ bỏ đường lối của Thiên Chúa để chạy theo các cách thức của mình, của thế gian, hay của ma quỉ.
Các Bài Đọc hôm nay đưa ra những tấm gương để dạy con người phải biết hoàn toàn trông cậy nơi Thiên Chúa. Trong Bài Đọc I, Người Tôi Trung nhiều khi cảm thấy những cố gắng của mình hoài công vô ích; nhưng sau khi định thần nhìn lại, ông quyết định tiến tới vì ông biết Thiên Chúa sẽ cho ông phần thưởng sau cùng. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu chắc cũng phải nhụt chí khi phải đương đầu với sự phản bội của Judah, và nhất là của Phêrô, người Chúa đặt kỳ vọng rất nhiều vào ông; nhưng Chúa vẫn can đảm tiến tới. Ngài tin tưởng Thiên Chúa sẽ dành cho Ngài chiến thắng sau cùng; qua đau khổ của Thập Giá là sự sống lại hiển vinh.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Bài ca thứ hai về Người Tôi Trung của Thiên Chúa
1.1/ Phải ghi nhớ muôn đời những gì Thiên Chúa đã làm, và loan báo cho mọi người được biết: Người Tôi Trung tường thuật những gì Thiên Chúa đã làm cho ông: “Hỡi các đảo, hãy nghe tôi đây, hỡi các dân tộc miền xa xăm, hãy chú ý: Đức Chúa đã gọi tôi từ khi tôi còn trong lòng mẹ, lúc tôi chưa chào đời, Người đã nhắc đến tên tôi. Người đã làm cho miệng lưỡi tôi nên như gươm sắc bén, giấu tôi dưới bàn tay của Người. Người đã biến tôi thành mũi tên nhọn, cất tôi trong ống tên của Người.” Tất cả những gì tôi sở hữu đến giờ này là do Người ban: tài năng, sức mạnh, sự hiểu biết. Người bảo vệ tôi như người dũng sĩ cất giấu các mũi tên bên mình, chứ không hoang phí một mũi tên nào.
Sẽ có những lúc Người Tôi Trung cảm thấy mệt mỏi, vì thấy những cố gắng của mình bị khoang phí và không mang lại kết quả như lòng mong ước, và phải thốt lên: “Tôi vất vả luống công, phí sức mà chẳng được gì.” Nhiều khi Người Tôi Trung còn phải lãnh nhận những hậu quả ngược lại điều mong ước: phản bội thay vì thương yêu, oán thù thay vì ân nghĩa.
1.2/ Phải tin tưởng hoàn toàn vào sức mạnh của Thiên Chúa:
(1) Thiên Chúa tôi thờ là sức mạnh của tôi: Những lúc chao đảo như thế, Người Tôi Trung cần định thần để nhớ lại đâu là nguồn sức mạnh đích thực của mình, và đâu là sứ vụ đã được trao phó: “Nhưng sự thật, đã có Đức Chúa minh xét cho tôi, Người dành sẵn cho tôi phần thưởng. Giờ đây Đức Chúa lại lên tiếng. Người là Đấng nhào nặn ra tôi từ khi tôi còn trong lòng mẹ để tôi trở thành người tôi trung, đem nhà Jacob về cho Người và quy tụ dân Israel chung quanh Người. Thế nên tôi được Đức Chúa trân trọng, và Thiên Chúa tôi thờ là sức mạnh của tôi.”
(2) Không chỉ giải thóat Israel, mà còn trở nên ánh sáng cứu độ cho tòan thế giới: Sứ vụ của Người Tôi Trung không chỉ giới hạn trong vòng dân tộc Do-thái, nhưng được mở rộng cho tòan thế giới, vì như Thiên Chúa phán: “Nếu ngươi chỉ là tôi trung của Ta để tái lập các chi tộc Jacob, để dẫn đưa các người Israel sống sót trở về, thì vẫn còn quá ít. Vì vậy, này Ta đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân, để ngươi đem ơn cứu độ của Ta đến tận cùng cõi đất.”
2/ Phúc Âm: Chúa Giêsu tuyên bố sự phản bội của Judah và của Phêrô.
2.1/ Sự phản bội của Judah Iscariot: Đức Giêsu cảm thấy tâm thần xao xuyến khi phải đương đầu với sự phản bội của Judah, và nhất là phải báo tin cho các tông đồ biết thời giờ đã điểm. Chúa có thể làm ngơ để chuyện gì phải đến sẽ đến, nhưng Chúa muốn chuẩn bị tâm hồn cho các ông để họ đừng ngỡ ngàng khi nó xảy ra; và nhất là biết những chuyện xảy ra đã được xếp đặt trước. Người tuyên bố: “Thật, Thầy bảo thật anh em: có một người trong anh em sẽ nộp Thầy.” Các môn đệ nhìn nhau, phân vân không biết Người nói về ai. Trong số các môn đệ, có một người được Đức Giêsu thương mến. Ông đang dùng bữa, đầu tựa vào lòng Đức Giêsu. Ông Simon Phêrô làm hiệu cho ông ấy và bảo: “Hỏi xem Thầy muốn nói về ai?” Ông này liền nghiêng mình vào ngực Đức Giêsu và hỏi: “Thưa Thầy, ai vậy?”
Chúa Giêsu cho Judah biết sự phản bội của ông: Để khỏi gây hoang mang và ngộ nhận giữa các tông đồ, và cũng để cho Judah biết không có gì ông tính tóan qua được mắt Chúa, Ngài nói: “Thầy chấm bánh đưa cho ai, thì chính là kẻ ấy.” Rồi Người chấm một miếng bánh, trao cho Judah, con ông Simon Iscariot. Có lẽ chỉ có 3 hay 4 người biết kẻ phản bội: Chúa Giêsu, đương sự, Phêrô và Gioan. Khi biết kế họach bị bại lộ; ngay khi Judah vừa ăn xong miếng bánh, Satan liền nhập vào y. Đức Giêsu bảo y: “Anh làm gì thì làm mau đi!” Judah liền đi ra. Lúc đó, trời đã tối. Thánh sử Gioan muốn nhấn mạnh cho độc giả hiểu thế nào là “trời đã tối:” trời tối vì khi ăn Lễ Vượt Qua, trời bên ngòai đã vào đêm; nhưng tâm hồn của Judah từ lúc đấy cũng trở nên tăm tối, vì đã quay lưng lại với nguồn ánh sáng chân thật là Thầy mình.
2.2/ Chúa Giêsu nhận ra vinh quang Ngài nhận được giữa hai sự phản bội: Khi Judah đi rồi, cái chết trên Thập Giá chắc chắn sẽ xảy ra. Khi điều đó xảy ra là lúc Chúa Giêsu được tôn vinh. Vinh quang Chúa Giêsu có được là qua con đường Thập Giá: không qua gian khổ sẽ không đạt tới vinh quang. Thiên Chúa cũng được tôn vinh nơi Người: Chúa Giêsu đã cho Thiên Chúa danh dự và vinh quang tối cao vì Ngài vâng lời Thiên Chúa cho đến nỗi bằng lòng chết trên Thập Giá. Nhờ sự vâng lời của Ngài, kế hoạch của Thiên Chúa cho con người thành sự thật: con người nhận ra tất cả những gì Chúa Con nói là sự thật, và sẵn sàng hy sinh đáp trả tình yêu Thiên Chúa dành cho họ. Khi Thiên Chúa được tôn vinh, Ngài cũng sẽ tôn vinh Chúa Con. Ngài không những tôn vinh Chúa Con, mà còn siêu tôn Ngài bằng cách: cho sống lại, lên trời, trao vương quốc, và ban một danh hiệu trổi vượt hơn muôn ngàn danh hiệu (x/c Phi 2:10-11).
2.3/ Sự phản bội của Phêrô: Chúa Giêsu biết rõ tính tình của Phêrô: nhanh nhẩu đoảng, hứa đấy rồi quên đấy. Ông rất nhiệt thành, nghĩ sao nói vậy; sống về trái tim hơn là về trí óc. Vì thế, Chúa nhắc nhở ông: “Anh sẽ thí mạng vì Thầy ư? Thật, Thầy bảo thật cho anh biết: gà chưa gáy, anh đã chối Thầy ba lần.” Chúa Giêsu biết cả quá khứ, hiện tại, và tương lai của Phêrô. Đó là lý do tại sao Chúa nói với ông: “Nơi Thầy đi, bây giờ anh không thể theo đến được; nhưng sau này anh sẽ đi theo.” Ông chưa sẵn sàng theo Chúa hẳn lúc này, nhưng sẽ đến ngày ông sẽ cùng đi con đường thập giá với Chúa; lúc đó, lời ông nói “Con sẽ thí mạng con vì Thầy!” thành hiện thực.
Có một sự khác biệt lớn giữa hai sự phản bội của Judah và của Phêrô: Sự phản bội của Judah là sự phản bội có tính toán; sự phản bội của Phêrô là sự phản bội vì yếu đuối, xảy ra cách đột xuất vì không chuẩn bị. Sự phản bội của Judah không dành chỗ cho hối hận và trở lại; sự phản bội của Phêrô tức khắc quay về khi nhận ra mình đã làm điều đó: “Ông òa lên khóc!” (Mk 14:72).
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
Có những lúc chúng ta cảm thấy chán chường, mệt mỏi, và muốn bỏ cuộc; vì những cố gắng của chúng ta dành cho Chúa đã không mang lại kết quả tốt đẹp, lại còn đưa đến chia ly, phản bội. Khi phải đối diện với những giờ phút như thế, chúng ta phải nhớ lại hình ảnh Người Tôi Trung và Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly. Cứ can đảm tiến tới, vì Thiên Chúa luôn đồng hành, và Ngài là Người sẽ ban cho chúng ta phần thưởng sau cùng.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP

Tuesday of the Holy Week
Viết bởi Lan Hương

Reading 1: (Isa 49:1-6)

Hear me, O islands,
listen, O distant peoples.
The LORD called me from birth,
from my mother’s womb he gave me my name.
He made of me a sharp-edged sword
and concealed me in the shadow of his arm.
He made me a polished arrow,
in his quiver he hid me.
You are my servant, he said to me,
Israel, through whom I show my glory.

Though I thought I had toiled in vain,
and for nothing, uselessly, spent my strength,
Yet my reward is with the LORD,
my recompense is with my God.
For now the LORD has spoken
who formed me as his servant from the womb,
That Jacob may be brought back to him
and Israel gathered to him;
And I am made glorious in the sight of the LORD,
and my God is now my strength!
It is too little, he says, for you to be my servant,
to raise up the tribes of Jacob,
and restore the survivors of Israel;
I will make you a light to the nations,
that my salvation may reach to the ends of the earth.

Gospel: (Jn 13:21-33, 36-38)

Reclining at table with his disciples, Jesus was deeply troubled and testified,
“Amen, amen, I say to you, one of you will betray me.”
The disciples looked at one another, at a loss as to whom he meant.
One of his disciples, the one whom Jesus loved,
was reclining at Jesus’ side.
So Simon Peter nodded to him to find out whom he meant.
He leaned back against Jesus’ chest and said to him,
“Master, who is it?”
Jesus answered, “It is the one to whom I hand the morsel after I have dipped it.”
So he dipped the morsel and took it and handed it to Judas, son of Simon the Iscariot.
After Judas took the morsel, Satan entered him.
So Jesus said to him, “What you are going to do, do quickly.”
Now none of those reclining at table realized why he said this to him.
Some thought that since Judas kept the money bag, Jesus had told him, “Buy what we need for the feast,”
or to give something to the poor.
So Judas took the morsel and left at once. And it was night.

When he had left, Jesus said,
“Now is the Son of Man glorified, and God is glorified in him. If God is glorified in him, God will also glorify him in himself, and he will glorify him at once.
My children, I will be with you only a little while longer.
You will look for me, and as I told the Jews,
‘Where I go you cannot come,’ so now I say it to you.”

Simon Peter said to him, “Master, where are you going?”
Jesus answered him,
“Where I am going, you cannot follow me now,
though you will follow later.”
Peter said to him,
“Master, why can I not follow you now?
I will lay down my life for you.”
Jesus answered, “Will you lay down your life for me?
Amen, amen, I say to you, the cock will not crow
before you deny me three times.”
________________________________________
Written by: Fr. Anthony Dinh Minh Tien, O.P.
I. THEME: The Suffering Servant completely trust in God.
People have a tendency to look for results right away. They are discourage and quit when they don’t see results of their efforts. In such moments, people are easy to blame themselves, others and God. If they don’t have a firm faith in God, they shall stop follow God’s way and live according to their own, worldly or evil way.
Today readings give some exemplars, to teach people to always follow God’s way. In the first reading, the Suffering Servant often felt that his efforts to sacrifice for people were useless; but after praying and reflecting, he decided to go forward because he knew that God shall reward him the glorious result. In the Gospel, Jesus must feel discourage when he foresaw the betrayal of Judas, Peter and all apostles whom he spent time and effort to train them; but Jesus decided to go forward with his Father’s plan. He believed God shall give him the last victory; his sufferings are temporal, but glory shall be for ever.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: The second song of the Suffering Servant
1.1/ The needs to remember what God has done and to announce His goodness to all people: The Suffering Servant announced what God has done for him: “Hear me, O coastlands, listen, O distant peoples. The Lord called me from birth, from my mother’s womb he gave me my name.He made of me a sharp-edged sword and concealed me in the shadow of his arm. He made me a polished arrow, in his quiver he hid me.”
These verses remind people of God’s providence in their life. Their existence are from God; if God doesn’t think of them, they shall never be existed in this world. Moreover, all what people are possessing such as: talent, strength, knowledge are from God. Lastly, God protects people from all evils; if God doesn’t, people shall not be safe before devil’s power. The prophet Isaiah used the image of “a sharp-edged sword” and “a polished arrow” to show God’s providence for the Suffering Servant.
There will be times when the Suffering Servant felt tired and discourage because he saw that his efforts were useless and cried out: “Though I thought I had toiled in vain, and for nothing, uselessly, spent my strength.” The reason for this feeling was that he didn’t receive the results he was looking for, and sometimes the results were opposite with what he was looking for; for example, betrayal instead of love, hatred instead of gratitude.
1.2/ The need to completely trust in God’s power:
(1) God is our strength: In such painful moments, the Suffering Servant reflected on his real strength, his given mission and final rewards: “Yet my reward is with the Lord, my recompense is with my God.For now the Lord has spoken who formed me as his servant from the womb, that Jacob may be brought back to him and Israel gathered to him; and I am made glorious in the sight of the Lord, and my God is now my strength!”
(2) The Suffering Servant’s mission: His mission isn’t limitted only in Israel, but also extended to all people of the world. God said to him: “It is too little, he says, for you to be my servant, to raise up the tribes of Jacob and restore the survivors of Israel; I will make you a light to the nations, that my salvation may reach to the ends of the earth.”
2/ Gospel: Jesus made known Judas and Peter’s betrayals.
2.1/ Judah Iscariot’s betrayal: Jesus was deeply troubled when he must announce to his apostles Judas’ betrayal and his time on earth shall be ended. He could let everything come to him without his apostles’ knowing; but he chose to prepare their mind so that they know in advance what shall happen and believe in him when they happen.
He revealed to them, “Amen, amen, I say to you, one of you will betray me.”The disciples looked at one another, at a loss as to whom he meant.One of his disciples, the one whom Jesus loved, was reclining at Jesus’ side.So Simon Peter nodded to him to find out whom he meant.He leaned back against Jesus’ chest and said to him, “Master, who is it?”
The reasons why Jesus revealed Judas’ betrayal are: first, not to cause confusion and suspection between the apostles; and secondly, to let Judas know that nothing could be hidden from him. Jesus answered, “It is the one to whom I hand the morsel after I have dipped it.” So he dipped the morsel and (took it and) handed it to Judas, son of Simon the Iscariot.
There might be four people who knew the betrayal: Jesus, Judas, Peter and John. The author of the Fourth Gospel had his way to express the relationship between Judas’ betrayal, the devil power at work in him, and the darkness. He reported: “After he took the morsel, Satan entered him.” When Judas realized that Jesus knew of his plan, he “took the morsel and left at once. And it was night.” When a person turns his back to the source of light which is Jesus, he turns his face to the darkness, and the power of Satan shall own his soul.
When Judas left, Jesus knew that his death on the cross shall happen. When this happens, it is the time of the Father’s and Jesus’ glory. Jesus said to his apostles: “Now is the Son of Man glorified, and God is glorified in him.(If God is glorified in him,) God will also glorify him in himself, and he will glorify him at once.” The glory which Jesus shall have must go through the way of the cross; without sufferings there shall be no glory. The Father’s glory is achieved because Jesus brings His plan of salvation to perfection. People’s sins are forgiven and the power of death and Satan shall have no effect on those who believe in Jesus. When the Father is glorified, the Son is also glorified. The Father gives His Son a title which every knees must kneel when they hear of his name, that is: “Jesus Christ is the Lord” (cf. Phi 2:10-11).
2.2/ Peter’s betrayal: Jesus knew well Peter’s temperament, he was very eager to do things but easy to forget, controlled by his heart more than his mind. Therefore, Jesus reminded him: “Will you lay down your life for me? Amen, amen, I say to you, the cock will not crow before you deny me three times.” Jesus knew Peter’s past, present and future. This is the reason why Jesus said to Peter: “Where I am going, you cannot follow me now, though you will follow later.”He wasn’t ready yet to follow Jesus now; but there shall be a day that he shall go through the same way with Jesus. At that time, Jesus’ word for him shall be fulfilled.
There are a big difference between Judas’ and Peter’s betrayal: Judas’ betrayal is a calculated betrayal while Peter’s betrayal is from human weakness, accidental and unprepared. Judas’ betrayal has no place for contrite and repentance while Peter’s betrayal has place for repentance and return. When Peter realized he betrayed Jesus, “he went out and wept bitterly” (Mk 14:72).

III. APPLICATION IN LIFE:
– There are times where we feel tired, discouraged and hopeless because our sacrifices and efforts don’t bear fruits, but also bring betrayal and division. In such moments, let remember Christ, God’s Suffering Servant and have courage to come forward.
– We need to cultivate a firm faith in God. He shall help us to overcome all obstacles of our life and give us the last victory.