Lời Chúa Mỗi Ngày : Thứ Ba Tuần I TN2

Thứ Ba Tuần I TN2
Bài đọc: I Sam 1:9-20; Mk 1:21-28.
1/ Bài đọc I (năm chẵn): 9 Bà An-na đứng dậy sau khi họ đã ăn uống tại Si-lô. Tư tế Ê-li đang ngồi trên ghế ở cửa đền thờ Đức Chúa. 10 Tâm hồn cay đắng, bà cầu nguyện với Đức Chúa và khóc nức nở. 11 Bà khấn hứa rằng: “Lạy Đức Chúa các đạo binh, nếu Ngài đoái nhìn đến nỗi khổ cực của nữ tỳ Ngài đây, nếu Ngài nhớ đến con và không quên nữ tỳ Ngài, nếu Ngài cho nữ tỳ Ngài một mụn con trai, thì con sẽ dâng nó cho Đức Chúa mọi ngày đời nó, và dao cạo sẽ không đụng tới đầu nó.” 12 Vì bà cứ cầu nguyện lâu trước nhan Đức Chúa, nên ông Ê-li để ý đến miệng bà. 13 Bà An-na thầm thĩ trong lòng: chỉ có môi bà mấp máy, không nghe thấy tiếng bà. Ông Ê-li nghĩ rằng bà say rượu. 14 Ông Ê-li bảo bà: “Bà còn say đến bao giờ? Hãy lo dã rượu đi!”
15 Bà An-na trả lời rằng: “Không, thưa ngài, tôi chỉ là một người đàn bà tâm thần đau khổ. Tôi đã không uống rượu và đồ uống có men, tôi chỉ thổ lộ tâm can trước nhan Đức Chúa. 16 Xin đừng coi nữ tỳ ngài đây là đứa vô lại: chỉ vì quá lo âu phiền muộn mà tôi đã nói cho đến bây giờ.”
17 Ông Ê-li trả lời rằng: “Bà hãy đi về bình an. Xin Thiên Chúa của Ít-ra-en ban cho bà điều bà đã xin Người!” 18 Bà thưa: “Ước chi nữ tỳ của ngài đây được đẹp lòng ngài!” Rồi người đàn bà ra đi; bà dùng bữa và nét mặt bà không còn như trước nữa.
19 Sáng hôm sau, họ dậy sớm và sụp lạy trước nhan Đức Chúa, rồi trở về nhà ở Ra-ma. Ông En-ca-na ăn ở với bà An-na, vợ mình, và Đức Chúa đã nhớ đến bà. 20 Ngày qua tháng lại, bà An-na thụ thai, sinh con trai và đặt tên cho nó là Sa-mu-en, vì bà nói: “Tôi đã xin Đức Chúa được nó.”
2/ Phúc Âm: 21 Đức Giê-su và các môn đệ đi vào thành Ca-phác-na-um. Ngay ngày sa-bát, Người vào hội đường giảng dạy. 22 Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền, chứ không như các kinh sư.
23 Lập tức, trong hội đường của họ, có một người bị thần ô uế nhập, la lên 24 rằng: “Ông Giê-su Na-da-rét, chuyện chúng tôi can gì đến ông mà ông đến tiêu diệt chúng tôi? Tôi biết ông là ai rồi: ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa!” 25 Nhưng Đức Giê-su quát mắng nó: “Câm đi, hãy xuất khỏi người này!” 26 Thần ô uế lay mạnh người ấy, thét lên một tiếng, và xuất khỏi anh ta.
27 Mọi người đều kinh ngạc đến nỗi họ bàn tán với nhau: “Thế nghĩa là gì? Giáo lý thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền. Ông ấy ra lệnh cho cả các thần ô uế và chúng phải tuân lệnh!”
28 Lập tức danh tiếng Người đồn ra mọi nơi, khắp cả vùng lân cận miền Ga-li-lê.
—————————————————
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Uy quyền của Thiên Chúa
Để có thể thuyết phục người khác, người rao giảng cần có uy quyền trong lời nói cũng như trong hành động. Ngoài sự thông hiểu về đề tài và cách suy luận, người rao giảng còn phải biết cách trình bày sao cho sáng sủa, gọn gàng, và dễ hiểu. Tuy nhiên, “lời nói chỉ mới lung lay;” muốn hoàn toàn thuyết phục khán giả, người rao giảng cần phải sống những lời mình rao giảng hay cần những người khác làm chứng cho mình.
Các Bài Đọc hôm nay tập trung trong uy quyền của Thiên Chúa và của Chúa Giêsu. Trong Bài Đọc I, năm chẵn, Thiên Chúa thấu hiểu tâm trạng sầu khổ của bà Hannah; nên đã ban cho Bà một người con trai, sau này sẽ trở thành ngôn sứ của Thiên Chúa. Trong Phúc Âm, khán giả của Chúa Giêsu nhận ra ngay sự khác biệt giữa Chúa Giêsu và các kinh-sư, khi họ nói: “Thế nghĩa là gì? Giáo lý thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền. Ông ấy ra lệnh cho cả các thần ô uế và chúng phải tuân lệnh!”
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I (năm chẵn): “Tôi đã xin Đức Chúa được nó.”
1.1/ Tâm trạng đau khổ của bà Hannah: Đối với những bà mẹ có con quá dễ dàng, họ không thể nào hiểu được tâm trạng của những bà mẹ không con, như bà Hannah hôm nay. Bà khao khát một người con để có thể trở thành một người mẹ. Bà biết chỉ một mình Thiên Chúa, Đấng có quyền trên sự sống, mới có thể làm điều này, nên Bà cầu nguyện lâu giờ trước nhan Đức Chúa; đến nỗi thầy cả Eli tưởng Bà say rượu nên bảo bà: “Bà còn say đến bao giờ? Hãy lo dã rượu đi!” Vừa đau khổ lại còn bị Thầy Cả nghĩ lầm là say rượu, bà Hannah trả lời rằng: “Không, thưa ngài, tôi chỉ là một người đàn bà tâm thần đau khổ. Tôi đã không uống rượu và đồ uống có men, tôi chỉ thổ lộ tâm can trước nhan Đức Chúa. Xin đừng coi nữ tỳ ngài đây là đứa vô lại: chỉ vì quá lo âu phiền muộn mà tôi đã nói cho đến bây giờ.”
Có một điều kỳ lạ trong lịch sử của Cựu Ước cũng như Tân Ước và kinh nghiệm cuộc đời là rất nhiều người ý thức được sự lựa chọn của Thiên Chúa trước khi họ có mặt hay đang khi còn là bào thai trong bụng mẹ (Sampson, Samuel, Isaiah, John Baptist). Trong những hoàn cảnh như thế, người mẹ thường bị hiếm hoi lâu năm; và có khi phải đương đầu với nguy hiểm khi sinh con. Các người mẹ ý thức rõ sự can thiệp của Thiên Chúa; nên họ yêu thương và chăm sóc con kỹ lưỡng, trước khi dâng con để chúng tận hiến cuộc đời cho Ngài. Trường hợp điển hình là của bà Hannah hôm nay, Bà có ý dâng con cho Thiên Chúa ngay từ khi chưa có mặt trên đời. Bà khấn hứa rằng: “Lạy Đức Chúa các đạo binh, nếu Ngài đoái nhìn đến nỗi khổ cực của nữ tỳ Ngài đây, nếu Ngài nhớ đến con và không quên nữ tỳ Ngài, nếu Ngài cho nữ tỳ Ngài một mụn con trai, thì con sẽ dâng nó cho Đức Chúa mọi ngày đời nó, và dao cạo sẽ không đụng tới đầu nó.” Truyền thống Do-thái gọi những người được thánh hiến này là Nazarites, họ sẽ không ăn hay uống những thứ có men, và không cắt tóc hay cạo râu trong một thời gian dài hay cả cuộc đời.
1.2/ Thiên Chúa có uy quyền đổi vận mạng cho con người: Thiên Chúa thấu hiểu tâm trạng của bà mẹ đau khổ, và cũng đã có một kế hoạch sắp sẵn cho đứa trẻ sẽ ra đời; nên qua miệng thầy cả Eli, Ngài an ủi Bà: “Bà hãy đi về bình an. Xin Thiên Chúa của Israel ban cho bà điều bà đã xin Người!” Nhận được lời chúc lành của Thầy Cả, Bà Hannah vui vẻ ra về với chồng. Ít lâu sau khi ăn nằm với chồng, Bà thụ thai và sinh một con trai như lời Thầy Eli chúc lành. Bà Hannah biết rõ đứa trẻ từ đâu tới qua việc đặt tên cho con là Samuel (tiếng Do-thái có nghĩa là quà tặng của Thiên Chúa), hay như lời Bà nói: “Tôi đã xin Đức Chúa được nó.” Trong Tân Ước cũng có một trường hợp tương tự: Bà Elisabeth đặt tên cho con là John (chữ viết tắt của tiếng Hy-lạp, Jeho-hannah, quà tặng của Thiên Chúa).
2/ Phúc Âm: Thế nghĩa là gì? Giáo lý thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền.
2.1/ Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người: “vì Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền, chứ không như các kinh-sư.” Qua lời nhận xét này, khán giả đã nhận ra ngay sự khác biệt giữa Chúa Giêsu và các kinh-sư:
– Đấng có thẩm quyền: Người biết rõ vấn đề chứ không dựa theo người khác. Điều này dễ hiểu nếu chúng ta nhìn nhận Đức Kitô chính là sự khôn ngoan hay trí tuệ của Thiên Chúa. Ngài biết mọi sự xảy ra trong quá khứ, hiện tại, và tương lai. Nhiều lần trong Tin Mừng, Chúa Giêsu đã thẳng thắn sửa chữa sự hiểu sai của truyền thống: “Người xưa dạy… phần Thầy, Thầy dạy các con… ” Còn các kinh-sư, họ chỉ hiểu phần nào của vấn đề chứ không thông suốt tất cả. Họ phải dựa vào thẩm quyền của Kinh Thánh để biện minh cho những lời giải thích của họ, chứ không dám đưa ra một giáo lý gì mới cả.
2.2/ Chúa Giêsu có uy quyền trên các thần ô uế: Trình thuật kể: trong hội đường của họ, có một người bị thần ô uế nhập, la lên rằng: “Ông Giêsu Nazareth, chuyện chúng tôi can gì đến ông mà ông đến tiêu diệt chúng tôi? Tôi biết ông là ai rồi: ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa!”
Người Do-thái tin có rất nhiều thần ô uế trong thế giới, và chính Chúa Giêsu đã nhiều lần trục xuất các thần ô uế khỏi con người, điển hình là trình thuật hôm nay. Các thần ô uế này có thể là oan hồn của các kẻ gian ác chưa được giải thoát, hay dựa trên trình thuật của Gen 6:1-4.
(1) Ông là “Đấng Thánh” của Thiên Chúa: Thần ô uế biết rõ nguồn gốc và mục đích của Chúa Giêsu. Nguồn gốc: Chúa Giêsu đến từ Thiên Chúa. Mục đích: Ngài đến để tiêu diệt tội lỗi và các kẻ gây ra tội lỗi; không những thế, Ngài còn khôi phục lại sự thánh thiện của con người, làm cho họ xứng đáng được hưởng nhan thánh Chúa.
(2) Chúa Giêsu truyền lệnh: “Câm đi, hãy xuất khỏi người này!” Thần ô uế lay mạnh người ấy, thét lên một tiếng, và xuất khỏi anh ta.
(3) Phản ứng của con người: Mọi người đều kinh ngạc đến nỗi họ bàn tán với nhau: “Thế nghĩa là gì? Giáo lý thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền. Ông ấy ra lệnh cho cả các thần ô uế và chúng phải tuân lệnh!”
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Vì Chúa Giêsu đã chịu chết để phục hồi phẩm giá nguyên thủy cho con người, chúng ta cần bắt chước Chúa Giêsu để tiêu diệt và tránh xa ảnh hưởng của các thần ô uế.
– Chúng ta thường biết quí trọng những gì đã cưu mang và cầu xin lâu ngày, và Thiên Chúa cũng muốn chúng ta ý thức rõ những điều chúng ta xin; nên nhiều khi Ngài không ban ngay, nhưng muốn chúng ta một thời gian chờ đợi.
– Để có thể thuyết phục người khác tin vào Chúa, chúng ta cần thông suốt những gì Chúa dạy trước khi có thể rao truyền Tin Mừng cho người khác. Một cuộc sống theo những đòi hỏi của Tin Mừng sẽ dễ dàng thuyết phục những người khác tin vào Thiên Chúa hơn là chỉ thuần túy rao giảng.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP

Tuesday of the First Week in Ordinary Time2
Viết bởi Lan Hương

Reading 1: (1 Sam 1:9-20)
Hannah rose after a meal at Shiloh,
and presented herself before the LORD;
at the time, Eli the priest was sitting on a chair
near the doorpost of the LORD’s temple.
In her bitterness she prayed to the LORD, weeping copiously,
and she made a vow, promising: “O LORD of hosts,
if you look with pity on the misery of your handmaid,
if you remember me and do not forget me,
if you give your handmaid a male child,
I will give him to the LORD for as long as he lives;
neither wine nor liquor shall he drink,
and no razor shall ever touch his head.”
As she remained long at prayer before the LORD,
Eli watched her mouth, for Hannah was praying silently;
though her lips were moving, her voice could not be heard.
Eli, thinking her drunk, said to her,
“How long will you make a drunken show of yourself?
Sober up from your wine!”
“It isn’t that, my lord,” Hannah answered.
“I am an unhappy woman.
I have had neither wine nor liquor;
I was only pouring out my troubles to the LORD.
Do not think your handmaid a ne’er-do-well;
my prayer has been prompted by my deep sorrow and misery.”
Eli said, “Go in peace,
and may the God of Israel grant you what you have asked of him.”
She replied, “Think kindly of your maidservant,” and left.
She went to her quarters, ate and drank with her husband,
and no longer appeared downcast.
Early the next morning they worshiped before the LORD,
and then returned to their home in Ramah.
When Elkanah had relations with his wife Hannah,
the LORD remembered her.

Gospel: (Mk 1:21-28)
Jesus came to Capernaum with his followers,
and on the sabbath he entered the synagogue and taught.
The people were astonished at his teaching,
for he taught them as one having authority and not as the scribes.
In their synagogue was a man with an unclean spirit;
he cried out, “What have you to do with us, Jesus of Nazareth?
Have you come to destroy us?
I know who you are “the Holy One of God!”
Jesus rebuked him and said, “Quiet! Come out of him!”
The unclean spirit convulsed him and with a loud cry came out of him.
All were amazed and asked one another,
“What is this? A new teaching with authority.”
________________________________________
I. THEME: God’s power and authority
To convince others, a preacher needs to have authority in words and deeds. Beside knowledge and reasoning, a preacher must know how to present his sermon clearly, concisely and easy to follow. However, words are just used to call attention; to completely convince his audience, a preacher must live according to what he preached or he needs others to be his witnesses.
Today readings concentrate on God and Jesus’ power and authority. In the first reading, God understands Hannah’s sorrow; He gave to her a son who later became His prophet. In the Gospel, Jesus’ audience immediately recognized the difference between Jesus and scribes; they said: “What is this? A new teaching! With authority he commands even the unclean spirits, and they obey him.”
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: Samuel means “I have asked him of the LORD.”
1.1/ Hannah’s sorrow: To mothers who have children so easy, they shall not understand the grief of a barren mother like Hannah in today reading. She strongly desired to have a child so she can become a mother. She knew that only God, who has authority on life, can satisfy her desire. She intensely prayed to God for a long time and the high priest Eli took her to be a drunken woman. He said to her, “How long will you be drunken? Put away your wine from you.” But Hannah answered, “No, my lord, I am a woman sorely troubled; I have drunk neither wine nor strong drink, but I have been pouring out my soul before the LORD. Do not regard your maidservant as a base woman, for all along I have been speaking out of my great anxiety and vexation.”
In the Old Testament, New Testament and real life, many persons realized that God had chosen them before they were formed in their mothers’ womb; for examples, Sampson, Samuel, Isaiah and John Baptist. In these cases, the mothers were sterile for a long time, and some were in danger when they gave birth to their child. These mothers consciously recognized God’s intervention; they loved and cared for their special child before they offered him to God so that he can serve God all the day of his life.
An example for these can be seen in today reading. Hannah had an intention to offer her son to God before she even conceives him. She promised to God: “O LORD of hosts, if thou wilt indeed look on the affliction of thy maidservant, and remember me, and not forget thy maidservant, but wilt give to thy maidservant a son, then I will give him to the LORD all the days of his life, and no razor shall touch his head.”
According to Jewish tradition, those who were consecrated their life for God were called the Nazirites. They shall not eat or drink fermented food nor shave their hair and beard during the consecrating time or all of their life.
1.2/ God has power to change a person’s fate: God understands Hannah’s grief. He plans to give her a son and has a ready plan for the child who is going to be born. The high priest Eli consoled and blessed her: “Go in peace, and the God of Israel grant your petition which you have made to him.” And Hannah said, “Let your maidservant find favor in your eyes.” Then the woman went her way and ate, and her countenance was no longer sad.
And Elkanah knew Hannah his wife, and the LORD remembered her; and in due time Hannah conceived and bore a son, and she called his name Samuel, for she said, “I have asked him of the LORD.” In the New Testament, there was also a similar case which happened to Elisabeth, Mary’s cousin. She also realized God’s intervention and named her child, John, which is the abbreviation of Jeho-hannah in Greek. This name means “God’s gift.”
2/ Gospel: “What is this? A new teaching! With authority he commands even the unclean spirits.”
2.1/ People were astonished because of his preaching: St. Mark reported the audience’s comment on hearing Jesus’ preaching: “They were astonished at his teaching, for he taught them as one who had authority, and not as the scribes.”
The “one who had authority” is a person who clearly knows about the topic, not guessing nor depending on others’ opinion. This comment isn’t a surprise if we believe Christ is God’s wisdom or God’s intellect. He knows all things that happens in the past, the present and the future. Many times in the Gospel, Jesus straightforward corrected the wrong understanding of Jewish tradition. In Matthew, we see Jesus’ use of the formula: “You have heard that it was said to the men of old… But I say to you that…” (Mt 5:21-22 ). Scribes are human beings; they are partly understood and many times wrongly understood. They must rely on the authority of Scripture as the base for their teaching; they didn’t propose any new teaching.
2.2/ Jesus has authority on unclean spirits: Mark continued to report: “And immediately there was in their synagogue a man with an unclean spirit; and he cried out, “What have you to do with us, Jesus of Nazareth? Have you come to destroy us? I know who you are, the Holy One of God.””
The Jews believe there are many unclean spirits in the world. Jesus expelled them from people many times. Unclean spirits can be the souls of people who aren’t liberated yet.
(1) “You are the Holy One of God:” The unclean spirits know Jesus’ origin and his purpose: Jesus comes from the Lord, his purpose is to destroy sins and those who cause sins. Not only that, he also recovers the original holiness for people; he prepares people to see God.
(2) Jesus has power to expel unclean spirits: Jesus rebuked him, saying, “Be silent, and come out of him!” And the unclean spirit, convulsing him and crying with a loud voice, came out of him.
(3) People’s reaction: “They were all amazed, so that they questioned among themselves, saying, “What is this? A new teaching! With authority he commands even the unclean spirits, and they obey him.”
III. APPLICATION IN LIFE:
– Since Jesus sacrificed his life to recover human original justice, we need to imitate Jesus to expel and to avoid unclean spirits in our life.
– We used to value what we has been desired for a long time. This is a reason why God sometimes doesn’t give us what we ask right away; but He wants us to wait and to appreciate what we ask for.
– We need to clearly understand what God teaches us before we can preach the Good News to others. To convince them, we need both God’s words and our good deeds.