Thứ Ba Tuần 7 TN1, Năm lẻ
Bài đọc: Sir 2:1-11; Mk 9:30-37.
1/ Bài đọc I: 1 Con ơi, nếu con muốn dấn thân phụng sự Đức Chúa,
thì con hãy chuẩn bị tâm hồn để đón chịu thử thách.
2 Hãy giữ lòng cho ngay thẳng và cứ kiên trì,
đừng bấn loạn khi con gặp khốn khổ.
3 Hãy bám lấy Người chứ đừng lìa bỏ,
để cuối đời, con được cất nhắc lên.
4 Mọi chuyện xảy đến cho con, con hãy chấp nhận,
và trải qua bao thăng trầm, con hãy cứ kiên nhẫn.
5 Vì vàng phải được tôi luyện trong lửa,
còn những người sáng giá
thì phải được thử trong lò ô nhục.
6 Hãy tin vào Người, thì Người sẽ nâng đỡ con.
Đường con đi, hãy giữ cho ngay thẳng và trông cậy vào Người.
7 Hỡi ai kính sợ Đức Chúa,
hãy trông đợi lòng lân tuất của Người,
đừng lìa xa Người kẻo ngã.
8 Hỡi ai kính sợ Đức Chúa, hãy tin vào Người,
và các bạn sẽ không mất phần thưởng đâu.
9 Hỡi ai kính sợ Đức Chúa, hãy đợi trông ơn lành,
niềm vui không cùng và lòng thương xót.
10 Hãy nhìn lại các thế hệ ban đầu mà xem:
nào có ai tin vào Đức Chúa mà bị hổ thẹn bao giờ?
Hay có ai bền tâm kính sợ Người mà bị bỏ rơi?
Hoặc có ai kêu cầu Người mà bị Người khinh dể?
11 Vì Đức Chúa là Đấng nhân từ và hay thương xót:
Người thứ tha tội lỗi và cứu vớt trong lúc gian truân.
2/ Phúc Âm: 30 Đức Giê-su và các môn đệ ra khỏi đó, đi băng qua miền Ga-li-lê. Nhưng Đức Giê-su không muốn cho ai biết, 31 vì Người đang dạy các môn đệ rằng: “Con Người sẽ bị nộp vào tay người đời, họ sẽ giết chết Người, và ba ngày sau khi bị giết chết, Người sẽ sống lại.”
32 Nhưng các ông không hiểu lời đó, và các ông sợ không dám hỏi lại Người.
33 Sau đó, Đức Giê-su và các môn đệ đến thành Ca-phác-na-um. Khi về tới nhà, Đức Giê-su hỏi các ông: “Dọc đường, anh em đã bàn tán điều gì vậy?” 34 Các ông làm thinh, vì khi đi đường, các ông đã cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả. 35 Rồi Đức Giê-su ngồi xuống, gọi Nhóm Mười Hai lại mà nói: “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người.” 36 Kế đó, Người đem một em nhỏ đặt vào giữa các ông, rồi ôm lấy nó và nói:
37 “Ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy; và ai tiếp đón Thầy, thì không phải là tiếp đón Thầy, nhưng là tiếp đón Đấng đã sai Thầy.”
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Các đức tính cần có của nhà lãnh đạo tinh thần.
Rất nhiều người muốn làm lớn để ra lệnh cho người khác, để được mọi người biết tới, và để mọi người hầu hạ mình. Điều này có thể áp dụng với những nhà lãnh đạo chính trị, quân sự, hay kinh tế; nhưng không được áp dụng cho những nhà lãnh đạo tinh thần. Chính Chúa Giêsu đã dạy bảo các môn đệ: “Vua các dân thì dùng uy quyền mà thống trị dân, và những ai cầm quyền thì tự xưng là ân nhân. Nhưng anh em thì không được như thế, trái lại, ai lớn nhất trong anh em, thì phải nên như người nhỏ tuổi nhất, và kẻ làm đầu thì phải nên như người phục vụ” (Lk 22:25-26).
Các Bài Đọc hôm nay liệt kê những đức tính cần có của người lãnh đạo. Trong Bài Đọc I, tác giả Sách Đức Huấn Ca liệt kê những đức tính quan trọng mà nhà lãnh đạo tinh thần phải có như: sẵn sàng đón nhận mọi thử thách, kiên nhẫn trong đau khổ, bền lòng trông đợi kết quả, và nhất là tuyệt đối tin tưởng nơi Thiên Chúa. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu tuyên bố với các tông đồ: “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người.” Chúa Giêsu làm gương bằng cách rửa chân cho các ông, và chấp nhận gian khổ của con đường Thập Giá để đưa mọi người về cho Thiên Chúa.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Những đức tính cần có của nhà lãnh đạo tinh thần.
(1) Phục vụ cho một lý tưởng: Nhà lãnh đạo tinh thần có một lý tưởng cao đẹp là đưa con người tới Thiên Chúa. Mục đích này luôn phải là ngọn đèn soi sáng cho mọi việc làm của nhà lãnh đạo. Tác giả Sách Đức Huấn Ca khuyên: “Đường con đi, hãy giữ cho ngay thẳng.” Không giống như những nhà lãnh đạo thế gian mà phần thưởng của tài năng lãnh đạo được đo lường bằng uy quyền, danh vọng, và lợi lộc vật chất; nhà lãnh đạo tinh thần trông đợi phần thưởng của Thiên Chúa ở đời sau, và niềm vui có được ở đời này khi thấy mọi người tin tưởng vào Thiên Chúa. Thánh Phaolô so sánh 2 phần thưởng như sau: “Phàm là tay đua, thì phải kiêng kỵ đủ điều, song họ làm như vậy là để đoạt phần thưởng chóng hư; trái lại chúng ta nhằm phần thưởng không bao giờ hư nát.”
(2) Can đảm lãnh nhận và vượt qua mọi thử thách: Lãnh đạo tinh thần đòi phải hướng dẫn con người, mà con người có nhiều tính khí và sở thích khác nhau; vì thế, các nhà lãnh đạo phải đương đầu với rất nhiều thử thách, và phải kiên nhẫn trình bày sự thật và thuyết phục con người theo lý tưởng của mình. Tác giả Sách Đức Huấn Ca khuyên: “Con ơi, nếu con muốn dấn thân phụng sự Đức Chúa, thì con hãy chuẩn bị tâm hồn để đón chịu thử thách.”
Ngòai ra, thử thách còn được dùng để đào tạo đức tính, như Thánh Phaolô nói: “Chúng ta còn tự hào khi gặp gian truân, vì biết rằng: ai gặp gian truân thì quen chịu đựng; ai quen chịu đựng, thì được kể là người trung kiên; ai được công nhận là trung kiên, thì có quyền trông cậy” (Rom 5:3-4).
(3) Kiên trì chịu đựng gian khổ: Để có thể thành công, nhà lãnh đạo còn phải kiên trì chịu đựng đau khổ cho vinh quang Nước Chúa và lợi ích của tha nhân. Tác giả Sách Đức Huấn Ca khuyên: “Hãy giữ lòng cho ngay thẳng và cứ kiên trì, đừng bấn loạn khi con gặp khốn khổ… Mọi chuyện xảy đến cho con, con hãy chấp nhận, và trải qua bao thăng trầm, con hãy cứ kiên nhẫn. Vì vàng phải được tôi luyện trong lửa, còn những người sáng giá thì phải được thử trong lò ô nhục.”
(4) Vững lòng tin tưởng và cậy trông nơi Thiên Chúa: Vì niềm tin nơi Thiên Chúa và hy vọng vào những gì Ngài đã hứa là hai rường cột của nhà lãnh đạo tinh thần, nên họ không bao giờ được đánh mất niềm tin và rơi vào thất vọng. Tác giả khuyên: “Hãy tin vào Người, thì Người sẽ nâng đỡ con. Đường con đi, hãy giữ cho ngay thẳng và trông cậy vào Người. Hãy trông đợi lòng lân tuất của Người, đừng lìa xa Người kẻo ngã. Hãy tin vào Người, và các bạn sẽ không mất phần thưởng đâu. Hãy đợi trông ơn lành, niềm vui không cùng và lòng thương xót.”
Thiên Chúa trung thành thực hiện những gì Ngài đã hứa. Để dẫn chứng, tác giả Sách Đức Huấn Ca mời gọi: “Hãy nhìn lại các thế hệ ban đầu mà xem: nào có ai tin vào Đức Chúa mà bị hổ thẹn bao giờ? Hay có ai bền tâm kính sợ Người mà bị bỏ rơi? Hoặc có ai kêu cầu Người mà bị Người khinh dể? Vì Đức Chúa là Đấng nhân từ và hay thương xót: Người thứ tha tội lỗi và cứu vớt trong lúc gian truân.”
2/ Phúc Âm: Ai muốn đứng đầu phải phục vụ mọi người.
2.1/ Lãnh đạo bằng hy sinh mạng sống cho người khác.
(1) Chúa Giêsu dạy một đường: “Con Người sẽ bị nộp vào tay người đời, họ sẽ giết chết Người, và ba ngày sau khi bị giết chết, Người sẽ sống lại.” Đây chính là “bí mật của Đấng Thiên Sai” theo Marcô. Khác với hình ảnh Đấng Thiên Sai mà người Do-Thái thêu dệt lên theo truyền thống: Ngài sẽ làm những phép lạ lớn lao, sẽ dùng uy quyền để tiêu diệt các thế lực ngọai bang, và lên ngôi cai trị khắp bờ cõi trái đất. Chúa Giêsu mặc khải cho các tông đồ kế họach Cứu Độ của Đấng Thiên Sai: Ngài sẽ chấp nhận con đường đau khổ để cứu độ con người, không phải giải thóat con người khỏi cảnh nô lệ của ngọai bang; nhưng là giải thóat con người khỏi ách nô lệ của tội lỗi và sự chết.
(2) Các ông hiểu một nẻo: Marcô tường thuật phản ứng của các môn đệ: “Nhưng các ông không hiểu lời đó, và các ông sợ không dám hỏi lại Người.” Các ông không hiểu vì các ông đã quá quen với hình ảnh của Đấng Thiên Sai theo truyền thống. Các ông sợ không dám hỏi Chúa, có thể vì các ông sợ khi phải đối diện với sự thật: Chúa Giêsu sẽ bị bắt bớ và bị giết chết.
Điều này được sáng tỏ hơn qua những gì mà các tông đồ bàn cãi dọc đường. Khi về tới nhà, Đức Giêsu hỏi các ông: “Dọc đường, anh em đã bàn tán điều gì vậy?” Các ông làm thinh, vì khi đi đường, các ông đã cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả. Vẫn hy vọng vào một Đấng Thiên Sai có thế lực quân sự, nên các ông bàn cãi với nhau xem ai sẽ là nhân vật thứ hai sau Chúa Giêsu khi Ngài lên ngôi cai trị.
2.2/ Lãnh đạo bằng phục vụ: Đức Giêsu ngồi xuống, gọi Nhóm Mười Hai lại mà nói: “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người.” Nhà lãnh đạo tinh thần khác với nhà lãnh đạo quân sự, và tiêu chuẩn để làm người lớn nhất trong vương quốc của Thiên Chúa cũng khác với tiêu chuẩn của vương quốc trần gian: Họ phải trở nên rốt hết và phục vụ mọi người. Để dẫn chứng, Chúa Giêsu dạy họ phải phục vụ những người nhỏ, những người không có gì để đền trả, và Ngài nói: “Ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy; và ai tiếp đón Thầy, thì không phải là tiếp đón Thầy, nhưng là tiếp đón Đấng đã sai Thầy.”
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Không phải ai cũng có thể lãnh đạo. Người lãnh đạo phải được huấn luyện để có những đức tính cần thiết trước khi có thể lãnh đạo.
– Không phải chỉ có các cha mới là những người lãnh đạo tinh thần, cha mẹ cũng là những nhà lãnh đạo trong gia đình. Noi gương Chúa Giêsu, cha mẹ cũng phải lãnh đạo bằng hy sinh, chịu đựng gian khổ để phục vụ con cái.
– Phần thưởng của những nhà lãnh đạo tinh thần không phải là những lợi nhuận vật chất, nhưng là chính Thiên Chúa và niềm vui khi thấy mọi người tin vào Thiên Chúa.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP
Tuesday of the seventh week in Ordinary Time1
Viết bởi LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP
TUESDAY OF THE 7 OT1
Readings: Sir 2:1-11; Mk 9:30-37.
1/ Reading I: RSV Sirach 2:1 My son, if you come forward to serve the Lord, prepare yourself for temptation. 2 Set your heart right and be steadfast, and do not be hasty in time of calamity. 3 Cleave to him and do not depart, that you may be honored at the end of your life. 4 Accept whatever is brought upon you, and in changes that humble you be patient. 5 For gold is tested in the fire, and acceptable men in the furnace of humiliation. 6 Trust in him, and he will help you; make your ways straight, and hope in him. 7 You who fear the Lord, wait for his mercy; and turn not aside, lest you fall. 8 You who fear the Lord, trust in him, and your reward will not fail; 9 you who fear the Lord, hope for good things, for everlasting joy and mercy. 10 Consider the ancient generations and see: who ever trusted in the Lord and was put to shame? Or whoever persevered in the fear of the Lord and was forsaken? Or who ever called upon him and was overlooked? 11 For the Lord is compassionate and merciful; he forgives sins and saves in time of affliction.
2/ Gospel: RSV Mark 9:30 They went on from there and passed through Galilee. And he would not have any one know it; 31 for he was teaching his disciples, saying to them, “The Son of man will be delivered into the hands of men, and they will kill him; and when he is killed, after three days he will rise.” 32 But they did not understand the saying, and they were afraid to ask him. 33 And they came to Capernaum; and when he was in the house he asked them, “What were you discussing on the way?” 34 But they were silent; for on the way they had discussed with one another who was the greatest. 35 And he sat down and called the twelve; and he said to them, “If anyone would be first, he must be last of all and servant of all.” 36 And he took a child, and put him in the midst of them; and taking him in his arms, he said to them, 37 “Whoever receives one such child in my name receives me; and whoever receives me, receives not me but him who sent me.”
________________________________________
I. THEME: The virtues which all spiritual leaders need to have.
Many people want to be leaders to command, to be famous and served by others. These can be happened for the political, the military, or the economical leaders; but can’t be happened for the spiritual leaders. Jesus himself taught his disciples: “The kings of the Gentiles exercise lordship over them; and those in authority over them are called benefactors. But not so with you; rather let the greatest among you become as the youngest, and the leader as one who serves” (Lk 22:25-26).
Today readings listed out the necessary virtues for a spiritual leader. In the first reading, the author listed out the important virtues, such as: to welcome all challenges, to persevere in suffering, to be patient in waiting for results, and especially, to absolutely believe in God. In the Gospel, Jesus taught his disciples, “If anyone would be first, he must be last of all and servant of all.” Jesus not only taught, he also set examples by washing his disciples’ feet and by accepting suffering of the cross to bring many people to God.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: A spiritual leader needs to have these virtues.
(1) Magnanimity: The ideal goal of a spiritual leader is to lead people to God. This ideal goal must be the lamp that enlightens all of his works. The author of Sirach advises his son, “Set your heart right.”
Not like worldly readers whose rewards for their leadership are measured by success, fame and material gains; a spiritual leader hopes to receive the future reward from God and his joy in this world when he saw people to believe in Him. St. Paul compared these two rewards as followed: “Every athlete exercises self-control in all things. They do it to receive a perishable wreath, but we an imperishable” (1 Cor 9:25).
(2) Patience: Spiritual leadership demands one to guide people who have different temperaments and preferences; therefore, a spiritual leader must face many challenges. He must be patient to present the truth and to convince them to follow his ideal goal. The author of Sirach advises his son: “My son, if you come forward to serve the Lord, prepare yourself for temptation.”
Moreover, temptation is also used to train for other virtues, as St. Paul said: “More than that, we rejoice in our sufferings, knowing that suffering produces endurance, and endurance produces character, and character produces hope” (Rom 5:3-4).
(3) Perseverance: To be successful, a spiritual leader must also be persevered in sufferings for God’s glory and people’s good. The author of Sirach advises his son: “Be steadfast, and do not be hasty in time of calamity… Accept whatever is brought upon you, and in changes that humble you be patient. For gold is tested in the fire, and acceptable men in the furnace of humiliation.”
(4) Faith and hope in God: Since faith in God and hope in what He promises are two foundations of spiritual leaders, they should never lose their faith and fall in despair. The author of Sirach advises: “Trust in him, and he will help you; make your ways straight, and hope in him. You who fear the Lord, wait for his mercy; and turn not aside, lest you fall. You who fear the Lord, trust in him, and your reward will not fail; you who fear the Lord, hope for good things, for everlasting joy and mercy.”
God is faithful in all what He promises. To illustrate this point, the author invites his son to look back at the history: “Consider the ancient generations and see: who ever trusted in the Lord and was put to shame? Or whoever persevered in the fear of the Lord and was forsaken? Or who ever called upon him and was overlooked? For the Lord is compassionate and merciful; he forgives sins and saves in time of affliction.”
2/ Gospel: “If anyone would be first, he must be last of all and servant of all.”
2.1/ Leadership by sacrifice one’s life for others.
(1) Jesus taught his disciple one way: Jesus revealed to them in advance of his Passion: “The Son of man will be delivered into the hands of men, and they will kill him; and when he is killed, after three days he will rise.” This is “the Messiah’s secret” according to Mark. In opposition, the Jewish Tradition believes a powerful Messiah: He will perform great signs; use power to destroy all foreign powers; and reign over all nations of the world. Jesus revealed to his disciples the Messiah’s plan of salvation: He shall accept the way of sufferings to liberate people, not from the slavery of foreign power but from the slavery of sins and death.
(2) They understood it other way: Mark reported the disciples’ reaction: “But they did not understand the saying, and they were afraid to ask him.” They didn’t understand it because they were so familiarized with the image of the Messiah according to the tradition. They were afraid to ask Jesus because they didn’t want to face the truth: Jesus will be seized and put to death.
This became clearer through their discussion along the way. When Jesus was in the house he asked them, “What were you discussing on the way?” They were silent; for on the way they had discussed with one another who was the greatest. They still hoped in a powerful Messiah, so they argued to find out who is the greatest among themselves, the second important person after Jesus when he shall become a king.
2.2/ Leadership by serving: Jesus sat down and called the twelve; and he said to them, “If anyone would be first, he must be last of all and servant of all.” A spiritual leader must be different with a political leader, and the standard to become the greatest person in God’s kingdom is also different with the worldly standard: He must be the last of all and servant of all. To illustrate, Jesus “took a child, and put him in the midst of them; and taking him in his arms, he said to them, “Whoever receives one such child in my name receives me; and whoever receives me, receives not me but him who sent me.” Children have nothing to pay back; it is exactly because of their inability, God will compensate those who help them.
III. APPLICATION IN LIFE:
– Not everyone can lead. A leader must be trained to have all necessary virtues before he can actually lead people.
– Priests are not only spiritual leaders, but parents are also spiritual leaders in their family. Imitating Jesus, parents must also lead by their sacrifice and sufferings to serve their children.
– The reward of a spiritual leader isn’t about material gains; but it is God Himself and the joy to see people to believe in Him.