Ngày 25 tháng 12, Lễ Giáng Sinh
Bài đọc: Isa 52:7-10; Heb 1:1-6; Jn 1:1-18.
1/ Bài đọc I: 7 Đẹp thay trên đồi núi bước chân người loan báo tin mừng, công bố bình an, người loan tin hạnh phúc, công bố ơn cứu độ và nói với Sion rằng: “Thiên Chúa ngươi là Vua hiển trị.”
8 Kìa nghe chăng quân canh gác của ngươi cùng cất tiếng reo hò vang dậy; họ sẽ được thấy tận mắt Đức Chúa đang trở về Sion. 9 Hỡi Jerusalem điêu tàn hoang phế, hãy đồng thanh bật tiếng reo mừng, vì Đức Chúa an ủi dân Người, và cứu chuộc Jerusalem. 10 Trước mặt muôn dân, Đức Chúa đã vung cánh tay thần thánh của Người: ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta, người bốn bể rồi ra nhìn thấy.
2/ Bài đọc II: 1 Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ;
2 nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử. Thiên Chúa đã nhờ Người mà dựng nên vũ trụ, đã đặt Người làm Đấng thừa hưởng muôn vật muôn loài.
3 Người là phản ánh vẻ huy hoàng, là hình ảnh trung thực của bản thể Thiên Chúa. Người là Đấng dùng lời quyền năng của mình mà duy trì vạn vật. Sau khi đã tẩy trừ tội lỗi, Người lên ngự bên hữu Đấng Cao Cả trên trời. 4 Danh hiệu Người được thừa hưởng, cao cả hơn danh hiệu các thiên thần bao nhiêu, thì Người lại trổi hơn họ bấy nhiêu. 5 Thật vậy, có bao giờ Thiên Chúa đã phán cùng vị thiên thần nào: Con là Con của Cha, ngày hôm nay Cha đã sinh ra Con hoặc là: Ta sẽ là Cha Người, và chính Người sẽ là Con Ta. 6 Khi đưa Trưởng Tử vào thế giới loài người, Thiên Chúa lại nói: Mọi thiên thần của Thiên Chúa, phải thờ lạy Người.
3/ Phúc Âm: 1 Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa.
2 Lúc khởi đầu, Người vẫn hướng về Thiên Chúa.
3 Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành.
Điều đã được tạo thành 4 ở nơi Người là sự sống, và sự sống là ánh sáng cho nhân loại.
5 Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối, và bóng tối đã không diệt được ánh sáng.
6 Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gio-an. 7 Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin. 8 Ông không phải là ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng. 9 Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người.
10 Người ở giữa thế gian, và thế gian đã nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người.
11 Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận. 12 Còn những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa.
13 Họ được sinh ra, không phải do khí huyết, cũng chẳng do ước muốn của nhục thể,
hoặc do ước muốn của người đàn ông, nhưng do bởi Thiên Chúa. 14 Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta. Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người, là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật. 15 Ông Gio-an làm chứng về Người, ông tuyên bố: “Đây là Đấng mà tôi đã nói: Người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi.” 16 Từ nguồn sung mãn của Người, tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác. 17 Quả thế, Lề Luật đã được Thiên Chúa ban qua ông Mô-sê, còn ân sủng và sự thật, thì nhờ Đức Giê-su Ki-tô mà có. 18 Thiên Chúa, chưa bao giờ có ai thấy cả; nhưng Con Một vốn là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết.
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Thiên Chúa họat động trong lịch sử con người.
Nhiều người trong chúng ta dễ dàng bị thuyết phục bởi câu nói xem ra rất chí lý, “đạo nào cũng là đạo; đạo nào cũng dạy con người làm điều lành tránh điều ác!” Từ đó, nhiều người đưa đến kết luận, ai theo đạo nào cũng được. Nếu chúng ta chỉ dựa vào đạo lý để tin vào các thần, sẽ có rất nhiều thần trong thế giới này; nhưng những thần này có làm lợi gì cho chúng ta đâu? Có những vị thần do trí tưởng tượng của con người tạo nên, có những vị thần do con người tự nhận, có những vị thần do con người phong chức cho; đâu là Vị Thần đích thực và là Người điều khiển thế giới này? Một trong những tiêu chuẩn giúp chúng ta nhận ra là dựa vào giòng lịch sử của con người để tìm hiểu, kiểm chứng, và xác nhận ảnh hưởng và sự can thiệp của Vị Thần này vào đời sống nhân lọai.
Trong suốt Mùa Vọng qua, và trong các Bài đọc hôm nay cho chúng ta thấy chân dung của Vị Thần đích thực này chính là Thiên Chúa. Ngài không phải là một vị thần sống xa cách và không quan tâm gì đến cuộc sống của dân chúng; trái lại cả Ba Ngôi Thiên Chúa đều sống mật thiết và quan tâm đến mọi khía cạnh của con người suốt giòng lịch sử: từ khi tạo dựng cho đến Ngày Cánh Chung. Trong Bài đọc I, Tiên-tri Isaiah cho thấy sự can thiệp của Thiên Chúa vào cuộc sống của dân trước, đang, và sau thời gian Lưu Đày. Trong Bài đọc II, Tác giả của Thư Do-Thái cho thấy 2 cách can thiệp khác nhau của Thiên Chúa: thuở xưa Ngài phán dạy qua các Tiên-tri; thời nay Ngài dạy dỗ con người qua chính Người Con Nhập Thể. Điều này cũng đã được Tiên-tri Isaiah và Jeremiah loan báo trước: “Mọi người sẽ được dạy dỗ bởi chính Thiên Chúa” (Isa 54:13, Jer 31:33, Jn 6:45). Trong Phúc Âm, Thánh Gioan nhìn thấy vai trò của Ngôi Hai ngay từ ban đầu, khi Thiên Chúa tạo dựng con người; và vai trò của Người trong Kế họach Cứu Độ của Thiên Chúa. Chính Người Con này đã nhập thể để ở với con người, để yêu thương dạy dỗ, và để hiến mình thành của lễ hy sinh đền tội cho con người.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Người bốn bể sẽ nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta.
1.1/ Thiên Chúa cho dân trở về Sion từ nơi lưu đày: “Đẹp thay trên đồi núi bước chân người loan báo tin mừng, công bố bình an, người loan tin hạnh phúc, công bố ơn cứu độ và nói với Sion rằng: “Thiên Chúa ngươi là Vua hiển trị.” Kìa nghe chăng quân canh gác của ngươi cùng cất tiếng reo hò vang dậy; họ sẽ được thấy tận mắt Đức Chúa đang trở về Sion.” Người loan báo Tin Mừng phải loan báo 3 điểm có liên quan mật thiết với nhau, mỗi điểm nói lên một khía cạnh của ơn cứu độ:
(1) Công bố bình an: Bình an là một trong những chữ được Tiên-tri Isaiah dùng nhiều nhất; nó không phải là sự vắng mặt của chiến tranh, nhưng là quà tặng của Thiên Chúa ban cho con người. Con người được hòa giải với Thiên Chúa; vì thế, con người có bình an.
(2) Loan tin tốt lành: Tin Mừng đến từ Thiên Chúa, Đấng Tốt Lành. Ngài ban phúc lành của Ngài cho con người: tha thứ tội lỗi và cho được hưởng ơn cứu độ.
(3) Công bố ơn cứu độ: Ơn Cứu Độ đến từ Thiên Chúa. Ơn Cứu Độ không chỉ giới hạn trong việc giải phóng Dân Do-Thái khỏi lưu đày Babylon; nhưng bao gồm cả việc giải phóng dân khỏi tội lỗi, và đem lại cho dân sự tốt lành và bình an.
Thiên Chúa là Vua hiển trị, chính Ngài sẽ lãnh đạo dân. Những người canh gác của Thành Thánh Jerusalem sẽ nhìn thấy Đức Chúa, và cất tiếng reo hò. Ngài sẽ cai trị dân và cho họ hưởng bình an, những điều tốt lành, và ơn cứu độ.
1.2/ Mọi người sẽ nhìn thấy Thiên Chúa cứu độ Jerusalem: “Hỡi Jerusalem điêu tàn hoang phế, hãy đồng thanh bật tiếng reo mừng, vì Đức Chúa an ủi dân Người, và cứu chuộc Jerusalem. Trước mặt muôn dân, Đức Chúa đã vung cánh tay thần thánh của Người: người bốn bể rồi ra nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta.” Sự kiện Chúa giải phóng dân Do-Thái khỏi lưu đày Babylon và cho về lại Jerusalem, là một phép lạ mà các dân trong vùng đều hay biết: không bằng sức mạnh quân sự, không bằng sức cố gắng của dân Do-Thái; nhưng bằng niềm tin tưởng của Cyrus, Vua Ba-Tư vào Thiên Chúa. Tương tự khi Chúa Giêsu giải phóng dân khỏi tội bằng cái chết của Ngài trên Thập Giá tại Jerusalem, nước Do-Thái còn đang dưới ách đô hộ của Đế-quốc Rôma.
2/ Bài đọc II: Nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử.
2.1/ Thánh Tử cao trọng hơn các tiên-tri: Trong Mầu Nhiệm Cứu Độ, những gì Thiên Chúa muốn được mặc khải qua hai giai đọan:
(1) “Thời xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ.” Các tiên-tri, vì khả năng giới hạn, không thể lĩnh hội một lần; nên Thiên Chúa phải mặc khải nhiều lần và qua nhiều người. Mỗi thời đại có những vấn đề khác nhau, nên mặc khải của các tiên tri cũng khác nhau, chẳng hạn: Tiên-tri Amos chú trọng đến công bằng xã hội; Tiên-tri Isaiah chú trọng đến việc sửa dạy để thanh luyện dân chúng; Tiên-tri Hosea chú trọng đến sự trung thành của Thiên Chúa và sự bất trung của dân. Các tiên-tri chỉ biết một khía cạnh về Thiên Chúa, không một tiên tri nào biết tất cả các khía cạnh của Thiên Chúa. Các tiên tri cũng dùng các cách khác nhau để mặc khải: tuyên sấm (Amos, Isaiah), hành động như đóng kịch (Jeremiah).
(2) Thời sau hết, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta trực tiếp qua Thánh Tử: Mặc khải do Thánh-Tử hòan hảo hơn tất cả mặc khải của các tiên-tri, vì Thánh-Tử biết rõ tất cả những gì xảy ra nơi Thiên Chúa ngay từ thuở ban đầu. Các tiên-tri là những bạn hữu của Thiên Chúa, nhưng Chúa Giêsu là Người Con của Thiên Chúa. Ngài không chỉ biết một phần sự thật như các tiên tri; nhưng nơi Ngài ẩn chứa tất cả sự thật. Qua Ngài, con người nhận ra Thiên Chúa. Tác giả Thư Do-Thái không chủ ý khinh thường các tiên tri; nhưng muốn làm nổi bật vai trò của Thánh Tử.
Người Do Thái quan niệm họ đang sống giữa hai thời đại: thời hiện tại và thời cánh chung; thời hiện tại hòan tòan xấu và thời tương lai là thời huy hòang của Đức Chúa. Giữa hai thời đại là Ngày của Đức Chúa đến và Đức Kitô là Người bắt đầu triều đại của Thiên Chúa.
2.2/ Thánh Tử cao trọng hơn các thiên-thần.
1/ Sự cao trọng của Thánh Tử: C.J. Vaughan chỉ ra 6 điều quan trọng liên quan đến Đức Kitô:
(1) Vinh quang nguyên thủy của Thiên Chúa thuộc về Đức Kitô: “Người là phản ảnh vẻ huy hoàng, là hình ảnh trung thực của bản thể Thiên Chúa.” Vinh quang của Thiên Chúa gồm chứa không trong sự đánh phạt con người hay giảm họ xuống hàng tôi tớ, nhưng trong phục vụ, yêu mến, và chết cho con người.
(2) Vương quốc thuộc về Đức Kitô: “Thiên Chúa đã đặt Người làm Đấng thừa hưởng muôn vật muôn loài.” Các tác giả Tin Mừng không bao giờ nghi ngờ sự chiến thắng thuộc về Đức Kitô; đơn giản vì Ngài là Con Thiên Chúa. Khi mọi việc hòan tất, Ngài sẽ trao vương quốc lại cho Thiên Chúa.
(3) Công cuộc tạo dựng cũng thuộc về Đức Kitô: “Thiên Chúa đã nhờ Người mà dựng nên vũ trụ.” Thiên Chúa tạo dựng bằng Lời “Hãy có!” tức thì mọi vật liền có.
(4) Công việc quan phòng vũ trụ cũng thuộc về Đức Kitô: “Người là Đấng dùng lời quyền năng của mình mà duy trì vạn vật.” Thiên Chúa không những dựng nên vũ trụ, nhưng còn quan phòng điều khiển nó theo một trật tự hòa điệu. Ngài điều khiển nó theo sự khôn ngoan, mà Ngôi Lời là chính sự khôn ngoan của Thiên Chúa.
(5) Công cuộc cứu chuộc là do Đức Kitô: Bằng cái chết, Ngài gánh tội cho con người; bằng sự hiện diện liên tục với con người, Ngài giải phóng con người khỏi tội.
(6) Cuộc vinh thắng khải hòan cũng thuộc về Đức Kitô: “Sau khi đã tẩy trừ tội lỗi, Người lên ngự bên hữu Đấng Cao Cả trên trời.” Theo tác giả Sách Do-Thái, Ngài ngự bên hữu Thiên Chúa để làm Trạng-sư bênh vực cho con người.
2/ Thánh Tử cao trọng hơn các thiên-thần: Truyền thống Do-Thái tin thiên thần là các sứ giả (aggeloi, Hy-Lạp, và mal’akim, Do-Thái) của Thiên Chúa: các thiên-thần có nhiệm vụ trao mệnh lệnh của Thiên Chúa cho con người và tường thuật những gì con người làm hay cầu xin lên Thiên Chúa. Quan hệ trực tiếp giữa Thiên Chúa và con người không thể xảy ra; nếu con người nhìn thấy Thiên Chúa, chắc chắn họ sẽ phải chết (Acts 7:53, Gal 3:19). Vì thế, dễ dàng cho người Do-Thái chấp nhận các thiên thần hơn là chính Thiên Chúa. Tác giả Thư Do-Thái muốn nhấn mạnh Đức Kitô không phải là một trong số các thiên thần; nhưng cao trọng hơn các thiên thần bội phần. “Danh hiệu Người được thừa hưởng, cao cả hơn danh hiệu các thiên thần bao nhiêu, thì Người lại trổi hơn họ bấy nhiêu. Thật vậy, có bao giờ Thiên Chúa đã phán cùng vị thiên thần nào: Con là Con của Cha, ngày hôm nay Cha đã sinh ra Con; hoặc là: Ta sẽ là Cha Người, và chính Người sẽ là Con Ta. Khi đưa Trưởng Tử vào thế giới loài người, Thiên Chúa lại nói: Mọi thiên thần của Thiên Chúa, phải thờ lạy Người.”
3/ Phúc Âm: “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta.”
3.1/ Sự hiện hữu và vai trò của Ngôi Lời:
(1) Ngôi Lời hiện hữu từ khởi thủy: “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa. Lúc khởi đầu, Người vẫn hướng về Thiên Chúa.” Từ ngữ “Ngôi Lời” có lịch sử trong cả Do-Thái và Hy-Lạp. Cả hai lịch sử đều cho “Lời” là sự khôn ngoan của Thiên Chúa, là trí tuệ của Ngài. Thánh sử Gioan dùng từ Hy-Lạp để nói về Đấng Thiên Sai của Do-Thái, cho người Hy-Lạp hiểu. Nếu Ngôi Lời là sự khôn ngoan của Thiên Chúa, Ngôi Lời luôn hiện hữu với Thiên Chúa từ khởi thủy.
(2) Vai trò của Ngôi Lời trong việc tạo dựng vũ trụ: “Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành. Điều đã được tạo thành ở nơi Người là sự sống, và sự sống là ánh sáng cho nhân loại.” Nếu Ngôi Lời là trí tuệ của Thiên Chúa, cái gì có trong trí tuệ thì sẽ có; cái gì không có trong trí tuệ thì sẽ không có. Sự sống và Ánh sáng là hai chủ đề chính trong Tin Mừng Gioan, và có liên quan mật thiết với nhau. Sự sống không chỉ thuần túy thể lý, nhưng mở rộng tới sự sống đời đời. Chỉ có Ngôi Lời có khả năng đem sự sống đời đời này cho con người.
(3) Ngôi Lời là ánh sáng: “Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối, và bóng tối đã không diệt được ánh sáng. Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gioan. Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin. Ông không phải là ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng.” Chính Chúa Giêsu đã tuyên bố: “Ta là ánh sáng thế gian; ai tin Ta sẽ không đi trong tối tăm, nhưng sẽ nhận được ánh sáng ban sự sống” (Jn 8:12). Bóng tối đối ngược với ánh sáng, và con người cần ánh sáng xua tan bóng tối để con người có thể nhìn thấy; nhưng cũng có những con người muốn ở trong bóng tối nên muốn diệt trừ ánh sáng, vì sợ ánh sáng sẽ phơi bày những tội lỗi của họ cho người khác nhìn thấy.
3.2/ Phản ứng của con người: “Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người.” Ánh sáng của Ngôi Lời chính là sự thật Ngài mang từ Thiên Chúa đến cho con người. Đứng trước sự thật, Thánh-sử Gioan tường thuật 2 phản ứng chính:
(1) Không nhận biết và không tiếp nhận Người: “Người ở giữa thế gian, và thế gian đã nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người. Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận.” Con người ít nhất hai lần từ chối Ngôi Lời: Lần thứ nhất, Thánh Phaolô đồng ý với Gioan khi tố cáo: “Con người phải nhận biết Thiên Chúa qua những gì Thiên Chúa tạo dựng, nhưng họ đã không nhận ra Thiên Chúa” (Rom 1:19-20). Thiên Chúa tạo dựng qua Ngôi Lời, con người chẳng nhận ra Ngôi Lời cũng chẳng nhận biết Thiên Chúa. Lần thứ hai là qua Mầu Nhiệm Nhập Thể, rất nhiều người đã nhìn thấy Ngôi Lời, nhưng vẫn từ chối tiếp nhận Ngài.
(2) Phần thưởng dành cho những ai tiếp nhận Người: “Còn những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa. Họ được sinh ra, không phải do khí huyết, cũng chẳng do ước muốn của nhục thể, hoặc do ước muốn của người đàn ông, nhưng do bởi Thiên Chúa.” Phần thưởng trọng đại dành cho những ai tin vào Ngôi Lời là họ trở thành con Thiên Chúa; và được hưởng tất cả mọi ơn lành dành cho người con.
3.3/ Những hồng ân Ngôi Lời ban cho con người: “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta. Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người, là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật… Quả thế, Lề Luật đã được Thiên Chúa ban qua ông Môsê, còn ân sủng và sự thật, thì nhờ Đức Giêsu Kitô mà có.”
(1) Ân sủng: “Từ nguồn sung mãn của Người, tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác.” Đức Kitô, tuy trong thân xác con người, nhưng chứa đựng tất cả khôn ngoan, uy quyền, tình thương, và sự bình an của Thiên Chúa (như các tên gọi của Ngài trong Thánh Lễ Nửa Đêm). Bất cứ ai có được Ngài, là hưởng được tất cả những gì Ngài có. Ngài là sự tòan hảo của Thiên Chúa, và Ngài ban cho con người đời sống thần linh của Ngài.
(2) Sự thật: “Thiên Chúa, chưa bao giờ có ai thấy cả; nhưng Người Con Một vốn là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết.” Ngôi Lời mặc khải cho con người biết sự thật về Thiên Chúa và tất cả các ý định của Ngài. Khi Philip xin Chúa Giêsu cho thấy Thiên Chúa, Đức Kitô bảo ông: “Ai đã xem thấy Thầy là đã thấy Cha” (Jn 14:9).
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Lịch sử rất quan trọng trong việc hiểu biết và củng cố niềm tin của chúng ta vào Thiên Chúa. Người không biết lịch sử sẽ dễ dàng chạy theo những niềm tin mơ hồ. Nguy hiểm của những niềm tin này là con người không đạt được mục đích của đời mình.
– Lịch sử của Do-Thái quan trọng cho niềm tin của các Kitô hữu, vì Thiên Chúa đã chọn họ làm Dân Riêng để chuẩn bị cho Đấng Cứu Thế đến. Chúng ta cần học hỏi lịch sử của họ qua các Sách Cựu Ước để hiểu biết Kế Họach Cứu Độ của Thiên Chúa cho con người.
– Theo Lịch sử Cứu Độ, Thiên Chúa đã dùng những cách thức khác nhau để dạy dỗ con người: thời Cựu Ước, Ngài dùng các tiên-tri để nói thay và dạy dỗ con người; thời Tân-Ước, Thiên Chúa cho Người Con nhập thể để dạy dỗ và mặc khải rõ ràng Kế Họach Cứu Độ cho con người.
– Mọi người chúng ta đều cần được dạy dỗ bởi chính Người Con này. Chúng ta phải có Đức Kitô trong cuộc đời để Ngài soi sáng, dạy dỗ, ban ơn, và chỉ đường cho chúng ta về hưởng hạnh phúc muôn đời với Thiên Chúa.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP
The Nativity of the Lord Christmas, Mass of the Day
Viết bởi Lan Hương
Reading 1: (Isa 52:7-10)
How beautiful upon the mountains
are the feet of him who brings glad tidings,
announcing peace, bearing good news,
announcing salvation, and saying to Zion,
“Your God is King!”
Hark! Your sentinels raise a cry,
together they shout for joy,
for they see directly, before their eyes,
the LORD restoring Zion.
Break out together in song,
O ruins of Jerusalem!
For the LORD comforts his people,
he redeems Jerusalem.
The LORD has bared his holy arm
in the sight of all the nations;
all the ends of the earth will behold
the salvation of our God.
Reading 2: (Heb 1:1-6)
Brothers and sisters:
In times past, God spoke in partial and various ways
to our ancestors through the prophets;
in these last days, he has spoken to us through the Son,
whom he made heir of all things
and through whom he created the universe,
who is the refulgence of his glory,
the very imprint of his being,
and who sustains all things by his mighty word.
When he had accomplished purification from sins,
he took his seat at the right hand of the Majesty on high,
as far superior to the angels
as the name he has inherited is more excellent than theirs.
For to which of the angels did God ever say:
You are my son; this day I have begotten you?
Or again:
I will be a father to him, and he shall be a son to me?
And again, when he leads the firstborn into the world, he says:
Let all the angels of God worship him.
Gospel: (Jn 1:1-18)
In the beginning was the Word,
and the Word was with God,
and the Word was God.
He was in the beginning with God.
All things came to be through him,
and without him nothing came to be.
What came to be through him was life,
and this life was the light of the human race;
the light shines in the darkness,
and the darkness has not overcome it.
A man named John was sent from God.
He came for testimony, to testify to the light,
so that all might believe through him.
He was not the light,
but came to testify to the light.
The true light, which enlightens everyone, was coming into the world.
He was in the world,
and the world came to be through him,
but the world did not know him.
He came to what was his own,
but his own people did not accept him.
But to those who did accept him
he gave power to become children of God,
to those who believe in his name,
who were born not by natural generation
nor by human choice nor by a man’s decision
but of God.
And the Word became flesh
and made his dwelling among us,
and we saw his glory,
the glory as of the Father’s only Son,
full of grace and truth.
John testified to him and cried out, saying,
“This was he of whom I said,
‘The one who is coming after me ranks ahead of me
because he existed before me.’”
From his fullness we have all received,
grace in place of grace,
because while the law was given through Moses,
grace and truth came through Jesus Christ.
No one has ever seen God.
The only Son, God, who is at the Father’s side,
has revealed him.
________________________________________
Written by: Fr. Anthony Dinh M. Tien, O.P.
I. THEME: God acts in human history.
Some people are so easily convinced by the saying: “All religions are good, because all teach people to do good and to avoid evil.” From this, they come to a conclusion that people can choose any religion to believe. If we rely only on that saying to believe in a god, there are many gods in this world; but these gods didn’t do any good to us. There are some gods who were products of human imagination; some called themselves gods; some were adored by people. Who is the real God who controls this world? One of the standards which can help us to recognize Him is to rely on human history to find out, to examine, and to determine His intervention in human life.
During the whole Advent season and in today readings show us the portrait of this real God who is the Lord of Israel. He isn’t a god who lived far away for people and didn’t concern with human life. In opposition, all three Persons of the One God live intimately with people and concern with all aspects of human life, from the beginning of human history to the Last Day. In the first reading, the prophet Isaiah showed God’s intervention in Jewish history before, during and after the exile. In the second reading, the author of the Letter to the Hebrews showed us two different ways that God intervened in human history: from the old time, He used prophets to teach people; but later, He used His Son who was incarnated to teach people. This later way was foretold by the peophets Isaiah and Jeremiah: “All shall be taught by God Himself” (Isa 54:13, Jer 31:33, Jn 6:45). In the Fourth Gospel, St. John the apostle saw Christ’s role from the beginning when God created the world, and his role in God’s plan of salvation. The Second Person incarnated to be with human beings, to teach them God’s ways, and to sacrifice himself on the cross in order to take away all their sins.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: “All the ends of the earth shall see the salvation of our God.”
1.1/ God let the Israelites return from the exile: Isaiah wrote: “How beautiful upon the mountains are the feet of him who brings good tidings, who publishes peace, who brings good tidings of good, who publishes salvation, who says to Zion, “Your God reigns.” Hark, your watchmen lift up their voice, together they sing for joy; for eye to eye they see the return of the Lord to Zion.” The herald of the Good News must announce three points which were closely related to each other, each point mentioned an aspect of salvation.
(1) Announcing of peace: Peace is one of the words that was used the most by Isaiah. Peace isn’t the absence of war; but it is God’s gift to men. People shall be reconciled to God, and this reconciliation causes them to have peace.
(2) Announcing of good new: The Good News come from God who is good. He bestows on them the forgiveness of sins and the salvation.
(3) Announcing of salvation: The salvation comes from God. Salvation isn’t only meant the liberation of the Israelites from Babylonian exile, but also meant the liberation people from their sins; and bring to people all good things and peace.
God is the glorious king. He himself shall govern people. The watchmen of the Jerusalem city shall see Him and cry out with joy.
1.2/ All shall see God’s salvation of Jerusalem: The prophet continued to foretell: “Break forth together into singing, you waste places of Jerusalem; for the Lord has comforted his people, he has redeemed Jerusalem.The Lord has bared his holy arm before the eyes of all the nations; and all the ends of the earth shall see the salvation of our God.”
The event that God set the Israelites free and let them return to Jerusalem, was a miracle which all nations in Near East knew about; it was not by military force, nor by the Israelites’ diplomatic effort, but by Cyrus’ faith, the Persian king, in God. Similarly, when Jesus liberated people from sins by his death on the cross at Jerusalem, the Israel was still under Roman domination.
2/ Reading II: “But in these last days he has spoken to us by a Son.”
2.1/ The Son is much higher than prophets: In the mystery of salvation, all what God wanted were revealed through two periods.
(1) “In many and various ways God spoke of old to our fathers by the prophets”: Prophets, due to their limitation, couldn’t receive God’s revelation at one time; therefore, God must reveal many times and through many prophets. Every generation faced different problems, so prophets’ revelation were also different; for example, the prophet Amos paid a special attention to social justice; the prophet Isaiah emphasized punishments to purify people; the prophet Hosea concentrated on God’s faithful love and people’s betrayal. Each prophet knew few aspects of God; none knew all of His aspects. Prophets also used different ways to reveal God’s messages, such as oracles (Amos and Isaiah), acts as in a play (Jeremiah).
(2) “But in these last days he has spoken to us by a Son”: The Son’s revelation is more perfect than the prophets’ revelation, because he knows all that happened with God right from the beginning. The prophets are God’s friends, but Christ is God’s son. He didn’t know the truth partially as prophets, but all truth are hidden in him. Through him, people recognize God. The author of the Letter to the Hebrews didn’t intend to despise prophets; but emphasized the Son’s role. The Jews think they are living between the two ages, present and future; the present age is completely evil and the future shall be God’s glorious time. Between the two ages is the Day of the Lord and the Messiah is the one who initiates God’s age.
2.2/ The Son is higher than angels.
1/ The importance of the Son: C.J. Vaughan points out six important things related to Christ.
(1) The original glory belongs to Christ: “He reflects the glory of God and bears the very stamp of his nature.” God’s glory isn’t to punish people or to debase them to servants; but to serve, to love and to die for them.
(2) The kingship belongs to Christ: “He appointed him the heir of all things.” All the evagelists had no doubt about Christ’s victory, simply because he is God’s Son. When he finishes everything, he shall give his kingdom back to God.
(3) The creation also belongs to Christ: Because “through whom also he created the world.” According to the Book of Genesis, God created everything by saying: “Let be existed!” and everything came to being.
(4) The providence also belongs to Christ: God is “upholding the universe by his word of power.” God not only created the world, but also control them according to an hamornized order. He controls them according to His wisdom, and Christ is God’s wisdom.
(5) The redemption belongs to Christ: Through his death, he takes away people’s past sins; and by his continuous presence with men, he liberates people from all sins.
(6) The glorious victory also belongs to Christ: “When he had made purification for sins, he sat down at the right hand of the Majesty on high.” According to the author, he is sitting on God’s right hand as the advocate to protect people.
2/ The Son is higher than angels: The Jewish tradition believe angels are God’s messengers (aggeloi, in Greek, and mal’akim, in Hebrew). Angels have duties to give people God’s messages and to report what people did or ask of God. The direct relation between God and human can’t be happened, because if anyone sees God, he is certainly died (cf. Acts 7:53, Gal 3:19). Therefore, it is easier for the Jews to accept angels’ message than of God Himself. The author wanted to emphasize that Christ is not one of the angels; but much higher than them. He wrote: “having become as much superior to angels as the name he has obtained is more excellent than theirs.For to what angel did God ever say, “Thou art my Son, today I have begotten thee”? Or again, “I will be to him a father, and he shall be to me a son”? And again, when he brings the first-born into the world, he says, “Let all God’s angels worship him.”
3/ Gospel: “The Word became flesh and dwelt among us.”
3.1/ The existence and the role of the Word:
(1) The Word exists from the beginning: The Fourth Gospel starts with these words: “In the beginning was the Word, and the Word was with God, and the Word was God.He was in the beginning with God.” The name “Word” existed in both Hebrew “Dabar” and Greek “Logos.” Both believe the “Word” is God’s wisdom, His intellect. St. John the apostle used Greek’s word to talk about the Messiah of Israel to the Hellenistic world. If the Word is God’s wisdom, he must exist with God from the beginning.
(2) The Word’s role in creation: “All things were made through him, and without him was not anything made that was made.In him was life, and the life was the light of men.” If the Word is God’s intellect, then whatever is in the intellect shall be in being; whatever isn’t in the intellect, shall not be existed. Life and light are two main topics in the Gospel according to John, they are closely related. The life isn’t only physical life but extending to eternal life. Only the Word has ability to give people the eternal life.
(3) The Word is light: “The light shines in the darkness, and the darkness has not overcome it.There was a man sent from God, whose name was John.He came for testimony, to bear witness to the light, that all might believe through him.He was not the light, but came to bear witness to the light.” Jesus claims: “I am the light of the world; he who follows me will not walk in darkness, but will have the light of life” (Jn 8:12). Darkness is opposed to light, and people need to have light to overcome darkness so that they can see; but there are some people who want to hide in darkness, these people want to destroy light because it displays their sins for people to see.
3.2/ Human reaction: “The true light that enlightens every man was coming into the world.” The light of the Word is the truth that he takes from God and reveals to men. Facing the truth, people may have one of two main actions:
(1) Those who didn’t recognize and receive him: “He was in the world, and the world was made through him, yet the world knew him not.He came to his own home, and his own people received him not.” People denied the Word at least two times. First, St. Paul had the similar idea as John when he accused the Gentiles: Human beings must recognize God through His creation; but they didn’t recognize Him (Rom 1:19-20). God created everything through the Word, people didn’t recognize the Word nor God. Secondly, it was through the mystery of Incarnation. Many saw the Word but refused to accept him.
(2) The reward for those who welcome him: “But to all who received him, who believed in his name, he gave power to become children of God;who were born not of blood, nor of the will of the flesh, nor of the will of man, but of God.” The most precious reward for those who believed in Christ is to become God’s children; and as an heir, they will share all what God has.
3.3/ The grace and truth that the Word bestows on men: “And the Word became flesh and dwelt among us, full of grace and truth; we have beheld his glory, glory as of the only Son from the Father…And from his fulness have we all received, grace upon grace.For the law was given through Moses; grace and truth came through Jesus Christ.”
(1) Grace:“And from his fulness have we all received, grace upon grace.” Christ, though in a human body, contains all wisdom, power, love and peace of God (as all of his titles which Isaiah called him in the midnight Mass). Whoever has him, that one can enjoy all what Christ has. He is God’s perfection, and he bestows on people his divine life.
(2) Truth: “No one has ever seen God; the only Son, who is in the bosom of the Father, he has made him known.” The Word reveals for people all God’s truth and plans. When Philip asked Jesus to let him see the Father, Christ said to him: “He who has seen me has seen the Father” (Jn 14:9).
III. APPLICATION IN LIFE:
– History is very important in understanding and in confirming our faith in God. Those who don’t know history shall easily follow vague beliefs. The danger of these beliefs is to lead us far away from our ultimate goal of life.
– The Jewish history is important for Christian faith, because God chose them to be His people to prepare for the Messiah to come. We need to learn the Jewish history through all Old Testament Books in order to understand God’s plan of salvation for humankind.
– According to God’s plan of salvation, God used different ways to educate people. In the Old Testament, He used prophets to educate people; in the New Testament, God used His Only Son to be incarnated so that he could educate and clearly reveal His plan of salvation to mankind.
– All of us need to be educated by the Son himself. We must have him in our life so that he enlightens, educates, blesses, and shows us the way to come to God and to inherit eternal happiness with Him for ever.