Lễ Thánh Barnabas, Tông Đồ.
Bài đọc: Acts 11:21b-26, 13:1-3; Mt 10:7-13.
1/ Bài đọc I:21 Vì có bàn tay Chúa ở với họ, nên một số đông đã tin và trở lại cùng Chúa.22 Tin ấy đến tai Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem, nên người ta cử ông Ba-na-ba đi An-ti-ô-khi-a.23 Khi tới nơi và thấy ơn Thiên Chúa như vậy, ông Ba-na-ba mừng rỡ và khuyên nhủ ai nấy bền lòng gắn bó cùng Chúa,24 vì ông là người tốt, đầy ơn Thánh Thần và lòng tin. Và đã có thêm một đám rất đông theo Chúa.25 Ông Ba-na-ba trẩy đi Tác-xô tìm ông Sao-lô.26 Tìm được rồi, ông đưa ông Sao-lô đến An-ti-ô-khi-a. Hai ông cùng làm việc trong Hội Thánh ấy suốt một năm và giảng dạy cho rất nhiều người. Chính tại An-ti-ô-khi-a mà lần đầu tiên các môn đệ được gọi là Ki-tô hữu.1 Trong Hội Thánh tại An-ti-ô-khi-a, có những ngôn sứ và thầy dạy, đó là các ông Ba-na-ba, Si-mê-ôn biệt hiệu là Đen, Lu-ki-ô người Ky-rê-nê, Ma-na-en, bạn thời thơ ấu của tiểu vương Hê-rô-đê, và Sao-lô.2 Một hôm, đang khi họ làm việc thờ phượng Chúa và ăn chay, thì Thánh Thần phán bảo: “Hãy dành riêng Ba-na-ba và Sao-lô cho Ta, để lo công việc Ta đã kêu gọi hai người ấy làm.”3 Bấy giờ họ ăn chay cầu nguyện, rồi đặt tay trên hai ông và tiễn đi.
2/ Phúc Âm:7 Dọc đường hãy rao giảng rằng: Nước Trời đã đến gần.8 Anh em hãy chữa lành người đau yếu, làm cho kẻ chết sống lại, cho người phong hủi được sạch bệnh, và khử trừ ma quỷ. Anh em đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy.9 Đừng kiếm vàng bạc hay tiền giắt lưng.10 Đi đường, đừng mang bao bị, đừng mặc hai áo, đừng đi dép hay cầm gậy. Vì thợ thì đáng được nuôi ăn.11 “Khi anh em vào bất cứ thành nào hay làng nào, thì hãy dò hỏi xem ở đó ai là người xứng đáng, và hãy ở lại đó cho đến lúc ra đi.12 Vào nhà nào, anh em hãy chào chúc bình an cho nhà ấy.13 Nếu nhà ấy xứng đáng, thì bình an của anh em sẽ đến với họ; còn nếu nhà ấy không xứng đáng, thì bình an của anh em sẽ trở về với anh em.
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Cộng tác với nhau trong việc loan báo Tin Mừng.
Có rất nhiều lý do làm cản trở việc rao giảng Tin Mừng: quyền lợi, danh vọng, tiền của, chức vụ, tình cảm, ngại ngùng, lo sợ, phe đảng … Những lý do này bóp nghẹt Tin Mừng làm cho Nước Chúa không trị đến, gây cản trở cho Giáo Hội trong việc sắp xếp nhân sự, làm gương xấu cho các tín hữu, và đánh đổ lý tưởng cao đẹp của người môn đệ Đức Kitô.
Các Bài Đọc hôm nay cho chúng ta những hiểu biết cần thiết để tránh mọi lý do làm cản trở sứ vụ loan báo Tin Mừng. Trong Bài Đọc I, Sách CVTĐ tường trình sự hình thành của giáo đoàn Antiochia là do: ơn thánh của Thiên Chúa, tổ chức của Hội Thánh, và sự cộng tác của nhiều người. Đang khi thi hành sứ vụ cách thành công, Hội Thánh được sự hướng dẫn của Thánh Thần, lại cắt cử hai ông Barnabas và Phaolô cho sứ vụ mới, sứ vụ loan báo Tin Mừng cho Dân Ngoại. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu sai các Tông đồ ra đi rao giảng và căn dặn các ông một số điều vô cùng cần thiết khi đi đường: Phải tin tưởng vào quyền năng và sự quan phòng của Thiên Chúa; không được dùng Tin Mừng để mưu cầu lợi lộc vật chất: “Anh em đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy;” và người môn đệ phải biết sống một cuộc đời đơn giản.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Hãy dành riêng Barnabas và Saolô cho Ta.
1.1/ Sự hình thành của giáo-đoàn Antiochia: Sau biến cố tử đạo của Phó-tế Stephen, Hội Thánh tại Jerusalem bị bắt bớ dữ dội, các môn đệ của Chúa phải tản mác đi khắp nơi, tới đâu các ông loan báo Tin Mừng tại đó: Phêrô xuống Joppa, phó-tế Philip xuống Gaza, một số môn đệ gốc Cyprius và Cyrene tới Antiochia và giảng đạo cho người Hy-lạp cư ngụ tại đó.
(1) Giáo-đoàn Antiochia được thành lập là do công của nhiều người:
– Trước tiên là sự quan phòng của Thiên Chúa: Vì biến cố bắt đạo làm các môn đệ phải tản mác đi, và một số các môn đệ gốc Cyprius và Cyrene đã đến loan báo Tin Mừng tại Antiochia.
– Thứ đến, là ơn thánh của Chúa hoạt động trong tâm hồn con người: Trình thuật hôm nay nêu rõ lý do tại sao có các tín hữu đầu tiên tại Antiochia: ”Vì có bàn tay Chúa ở với họ, nên một số đông đã tin và trở lại cùng Chúa.” Các môn đệ chỉ là khí cụ Thiên Chúa dùng để rao giảng, việc soi sáng và hoán cải tâm hồn để người ta trở lại là công việc của Thiên Chúa làm từ trong tâm hồn.
– Kế tiếp, là việc tổ chức của Hội Thánh: Khi tin ấy đến tai Hội Thánh tại Jerusalem, nên người ta cử ông Barnabas đi Antiochia.
– Rồi đến, việc làm của Barnabas: ”Khi tới nơi và thấy ơn Thiên Chúa như vậy, ông Barnabas mừng rỡ và khuyên nhủ ai nấy bền lòng gắn bó cùng Chúa, vì ông là người tốt, đầy ơn Thánh Thần và lòng tin. Và đã có thêm một đám rất đông theo Chúa.”
– Sau cùng, việc làm của Phaolô: Ông Barnabas trẩy đi Tarsus tìm ông Saolô. Tìm được rồi, ông đưa ông Saolô đến Antiochia. Hai ông cùng làm việc trong Hội Thánh ấy suốt một năm và giảng dạy cho rất nhiều người. Chính tại Antiochia mà lần đầu tiên các môn đệ được gọi là Kitô hữu.
(2) Tranh chấp con người: Nhìn lại lịch sử thành lập của giáo-đòan Antiochia sẽ giúp chúng ta tránh được sự tranh chấp giữa các môn đệ và giữa các giáo dân. Nhiều cha xứ lầm tưởng mình là lý do tại sao giáo dân đạo đức sốt sắng, nên dễ sinh ra kiêu ngạo và khinh thường các vị tiền nhiệm. Nhiều giáo dân nghĩ sở dĩ giáo xứ tiến bộ là do công của cha này, cha kia, nên chia rẽ và lập phe đảng. Trường hợp này đã xảy ra nhiều nơi, ngay từ thời sơ khai trong giáo-đoàn Corintô. Phaolô đã làm sáng tỏ vấn đề như sau: ”Khi người này nói: “Tôi, tôi thuộc về ông Phaolô;” và người khác: “Tôi, tôi thuộc về ông Apollo,” anh em chẳng là người phàm tục sao?
Vậy Apollo là gì? Phaolô là gì? Đó là những tôi tớ đã giúp cho anh em có đức tin, mỗi người đã làm theo khả năng Chúa ban.” Phaolô nói một câu làm chúng ta phải suy nghĩ: ”Tôi trồng, anh Apollo tưới, nhưng Thiên Chúa mới làm cho lớn lên” (I Cor 3:4-6).
1.2/ Sứ vụ đặc biệt của Phaolô và Barnabas: Ngoài ra, giáo-đoàn Antiochia còn được sự giúp đỡ của nhiều người, như trình thuật hôm nay đề cập: ”Trong Hội Thánh tại Antiochia, có những ngôn sứ và thầy dạy, đó là các ông Barnabas, Simeon biệt hiệu là Đen, Lucius người Cyrene, Manaen, bạn thời thơ ấu của tiểu vương Herode, và Saolô.”
Dẫu Barnabas và Phaolô đang phục vụ thành công như vậy tại giáo-đoàn Antiochia; một hôm, đang khi họ làm việc thờ phượng Chúa và ăn chay, thì Thánh Thần phán bảo: “Hãy dành riêng Barnabas và Saolô cho Ta, để lo công việc Ta đã kêu gọi hai người ấy làm.” Bấy giờ họ ăn chay cầu nguyện, rồi đặt tay trên hai ông và tiễn đi.
Người môn đệ của Đức Kitô phải luôn sẵn sàng để được sai đi tới những biên cương mới để rao giảng Tin Mừng. Phaolô và Barnabas không tiếc công mình đã bỏ ra để xây dựng một “giáo đoàn đang trên đà phát triển;” hai ông sẵn sàng lên đường thi hành sứ vụ của Thánh Thần và Hội Thánh đã tin tưởng trao phó.
2/ Phúc Âm: Anh em đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy.
2.1/ Chúa Giêsu biết hành trang cần thiết của người môn đệ:
– Thấu hiểu Kinh Thánh để rao giảng Tin Mừng: Khi rao giảng là nói về: ”Nước Trời đã đến gần.”
– Sức mạnh của người môn đệ đến từ Thiên Chúa: ”Anh em hãy chữa lành người đau yếu, làm cho kẻ chết sống lại, cho người phong hủi được sạch bệnh, và khử trừ ma quỷ.”
– Không được dùng Tin Mừng để kiếm lợi nhuận vật chất: ”Anh em đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy.” Ngài còn nói rõ hơn, ”Đừng kiếm vàng bạc hay tiền giắt lưng.”
– Sống đơn giản và trông cậy nơi sự quan phòng của Thiên Chúa: ”Đi đường, đừng mang bao bị, đừng mặc hai áo, đừng đi dép hay cầm gậy. Vì thợ thì đáng được nuôi ăn.”
2.2/ Cách cư xử của người môn đệ khi đến nơi rao giảng:
– Tìm người xứng đáng để có chỗ cư ngụ: “Khi anh em vào bất cứ thành nào hay làng nào, thì hãy dò hỏi xem ở đó ai là người xứng đáng, và hãy ở lại đó cho đến lúc ra đi.” Chúa không muốn người rao giảng đi từ nhà này qua nhà khác. Lý do có lẽ sợ gây chia rẽ trong cộng đoàn.
– Người rao giảng Tin Mừng mang bình an của Thiên Chúa đến cho người tiếp nhận: ”Vào nhà nào, anh em hãy chào chúc bình an cho nhà ấy. Nếu nhà ấy xứng đáng, bình an của anh em sẽ đến với họ; còn nếu nhà ấy không xứng đáng, thì bình an của anh em sẽ trở về với anh em.”
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Chúng ta phải gạt bỏ mọi lý do ngăn cản việc rao truyền Tin Mừng, để có thể cộng tác với mọi thành phần Dân Chúa trong sứ vụ làm cho Nước Chúa mau trị đến.
– Phaolô trồng, Apollo tưới, Thiên Chúa làm cho lớn mạnh lên. Chúng ta đừng đánh cắp ơn thánh của Thiên Chúa và các cố gắng của tha nhân.
– Một cuộc sống đơn giản và tin cậy nơi sự quan phòng của Thiên Chúa sẽ giúp người môn đệ dễ dàng chu toàn sứ vụ loan báo Tin Mừng, và sống xứng đáng người môn đệ Đức Kitô.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP
Memorial of Saint Barnabas, Apostle
Viết bởi Lan Hương
Reading 1 (Acts 11:21b-26; 13:1-3)
In those days a great number who believed turned to the Lord.
The news about them reached the ears of the Church in Jerusalem,
and they sent Barnabas to go to Antioch.
When he arrived and saw the grace of God,
he rejoiced and encouraged them all
to remain faithful to the Lord in firmness of heart,
for he was a good man, filled with the Holy Spirit and faith.
And a large number of people was added to the Lord.
Then he went to Tarsus to look for Saul,
and when he had found him he brought him to Antioch.
For a whole year they met with the Church
and taught a large number of people,
and it was in Antioch that the disciples
were first called Christians.
Now there were in the Church at Antioch prophets and teachers:
Barnabas, Symeon who was called Niger,
Lucius of Cyrene,
Manaen who was a close friend of Herod the tetrarch, and Saul.
While they were worshiping the Lord and fasting, the Holy Spirit said,
“Set apart for me Barnabas and Saul
for the work to which I have called them.”
Then, completing their fasting and prayer,
they laid hands on them and sent them off.
Gospel (Mt 5:1-12)
When Jesus saw the crowds, he went up the mountain,
and after he had sat down, his disciples came to him.
He began to teach them, saying:
“Blessed are the poor in spirit,
for theirs is the Kingdom of heaven.
Blessed are they who mourn,
for they will be comforted.
Blessed are the meek,
for they will inherit the land.
Blessed are they who hunger and thirst for righteousness,
for they will be satisfied.
Blessed are the merciful,
for they will be shown mercy.
Blessed are the clean of heart,
for they will see God.
Blessed are the peacemakers,
for they will be called children of God.
Blessed are they who are persecuted for the sake of righteousness,
for theirs is the Kingdom of heaven.
Blessed are you when they insult you and persecute you
and utter every kind of evil against you falsely because of me.
Rejoice and be glad,
for your reward will be great in heaven.
Thus they persecuted the prophets who were before you.”
________________________________________
Written by: Fr. Anthony Dinh Minh Tien, O.P.
I. THEME: Let co-operate with each other in preaching of the Good News.
There are many obstacles which prevent the preaching of the Gospel such as: fame, honor, money, partiality, fear and party. These obstacles suffocate the Gospel, prevent God’s kingdom to come, cause difficulties for the Church in arranging personnels, cause scandals for the faithful and destroy the ideal goal of Christ’s disciples.
Today readings provide us necessary understanding to avoid all obstacless that prevent the mission of preaching the Good News. In the first reading, the author of the Acts reported the reasons for the growing of the church at Antioch in Syria which were God’s blessing, the Church’s administration and the contributions of many faithfuls. While this local church was blooming, the Church, under the Holy Spirit’s guidance, sent Barnabas and Paul away to preach the Good News for the Gentiles. In the Gospel, Jesus sent out his disciples to preach the Good News with two very important advices: They must trust in God’s providence and can’t use the Gospel to acquire material gains. He gave them a reason for these advices, “Without cost you have received; without cost you are to give.” Jesus’ disciples must learn to live a simple life.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: “Set apart for me Barnabas and Saul for the work to which I have called them.”
1.1/ The establishment of the church at Antioch: After St. Stephen’s martyr, the church in Jerusalem was heavily persecuted. Jesus’ disciples must be scattered everywhere; wherever they went they preached the Good News. Peter went down to Joppa; the deacon Philip went down to Gaza; some disciples from Cyprus and Cyrene came to Antioch in Syria to preach the Good News for the Greek there (Acts 11:20).
(1) The church of Antioch was well established by many contributors: First and foremost is God’s providence. Due to the persecution happened in Jerusalem, Jesus’ disciples must be scattered around and some of them came to Antioch to preach the Good News. Secondly, it is God’s grace at work in human minds. Today passage clearly indicated the reason for first believers at Antioch, “The hand of the Lord was with them and a great number who believed turned to the Lord.” The disciples are only instruments which God uses for preaching, the enlightenment and the conversion are God’s work from inside the believers. Next, it is the Church’s administration. When the Church of Jerusalem heard the news of the local church, she sent Barnabas to Antioch. His name, Bar-nabas, means “the son of consolation.” He had a special gift of consoling people. When Barnabas came to Antioch and recognized God’s grace on people, “he rejoiced and encouraged them all to remain faithful to the Lord in firmness of heart, for he was a good man, filled with the Holy Spirit and faith. And a large number of people was added to the Lord.” Next, it is Paul’s contribution. The author reported, “Then Barnabas went to Tarsus to look for Saul, and when he had found him he brought him to Antioch. For a whole year they met with the church and taught a large number of people, and it was in Antioch that the disciples were first called Christians.” Finally, the church at Antioch was helped by other preachers as the Acts reported: “There were in the church at Antioch prophets and teachers: Barnabas, Symeon who was called Niger, Lucius of Cyrene, Manaen who was a close friend of Herod the tetrarch, and Saul.”
(2) Disputes among people: A review of the establishment of the church at Antioch should help us to avoid conflicts among preachers and between preachers and the faithful. Many pastors think that they are the reason for their faithful’s advance and piety. They forget about God’s grace and the contribution of many preachers who helped to form the faithful before them. Many faithful think that the reason for their parish’s advance belongs to this priest or that priest; this leads them to take side and to cause division. The case like this happened in many churches; for example, in the early church of Corinth. St. Paul clearly corrected his faithful, “For when one says, “I belong to Paul,” and another, “I belong to Apollos,” are you not merely men? What then is Apollos? What is Paul? Servants through whom you believed, as the Lord assigned to each. I planted, Apollos watered, but God gave the growth. So neither he who plants nor he who waters is anything, but only God who gives the growth. He who plants and he who waters are equal, and each shall receive his wages according to his labor. For we are God’s fellow workers; you are God’s field, God’s building” (1 Cor 3:4-9).
1.2/ Paul and Barnabas’ special mission: Even though Barnabas, Paul and the church at Antioch were advancing as such, they were still ready to follow the Holy Spirit’s guidance. The author reported this obedience as follows: “While they were worshiping the Lord and fasting, the Holy Spirit said, “Set apart for me Barnabas and Saul for the work to which I have called them.” Then, completing their fasting and prayer, they laid hands on them and sent them off.”
A Jesus’ disciple must always ready to be sent to new place for the preaching of the Good News. Paul and Barnabas weren’t hung on to the established church of Antioch; they were ready to be on the way to do the mission which the Holy Spirit and the Church confidently gave it to them. The faithful of Antioch had the same attitude, they let them go to a new mission without any complaining or threatening because they believed in God’s providence.
2/ Gospel: “Without cost you have received; without cost you are to give.”
2.1/ Jesus knew what is necessary for his disciples to have. First of all, they must preach “The kingdom is at hand.” A preacher must know Scripture in order to preach them to people. Secondly, they must have God’s power to heal people. Jesus commanded his disciples, “Cure the sick, raise the dead, cleanse lepers, drive out demons.”
A preacher can’t use the Gospel to acquire material gains, as Jesus gave the reason, “Without cost you have received; without cost you are to give.” He said more directly the second time: “Do not take gold or silver or copper for your belts.” He must live a simple life and trust in God’s providence: “No sack for the journey, or a second tunic, or sandals, or walking stick.” Jesus didn’t say that a preacher couldn’t get pay because he said, “The laborer deserves his keep.” He expected the faithful to provide for their preacher the basic needs.
2.2/ The preacher’s manner at the preaching place: Jesus advised his disciples to find a place to dwell in the worthy person’ house, “Whatever town or village you enter, look for a worthy person in it, and stay there until you leave.” He didn’t want them to wander from place to place. The reason might be fearing of distraction or division.
A preacher bring God’s peace for those who welcome it. Jesus continued to advised his disciples: ”As you enter a house, wish it peace. If the house is worthy, let your peace come upon it; if not, let your peace return to you.”
III. APPLICATION IN LIFE:
– We must be courageous to put away all things that prevent an effective preaching of the Good News, so that we can co-operate with all of God’s faithful in making His kingdom to come.
– “Paul sows, Apollo waters and God gives its growth.” We shouldn’t steal God’s blessings and others’ contribution.
– A simple life and an absolute trust in God’s providence shall help us to fulfill our mission of preaching the Good News and deservedly live as Christ’s disciples.