Lời Chúa Mỗi Ngày : Lễ Phép Rửa của Chúa Giêsu, Năm ABC

Bài đọc: Isa 42:1-4, 6-7; Acts 10:34-38; A: Mt 3:13-17, (B: Mk 1:7-11, C: Lk 3:15-16, 21-22).
1/ Bài đọc I: 1 Đây là người tôi trung Ta nâng đỡ, là người Ta tuyển chọn và quý mến hết lòng,
Ta cho thần khí Ta ngự trên nó; nó sẽ làm sáng tỏ công lý trước muôn dân.
2 Nó sẽ không kêu to, không nói lớn, không để ai nghe tiếng giữa phố phường.
3 Cây lau bị giập, nó không đành bẻ gẫy, tim đèn leo lét, cũng chẳng nỡ tắt đi.
Nó sẽ trung thành làm sáng tỏ công lý. 4 Nó không yếu hèn, không chịu phục,
cho đến khi thiết lập công lý trên địa cầu. Dân các hải đảo xa xăm đều mong được nó chỉ bảo.
6 Người phán thế này: “Ta là ĐỨC CHÚA, Ta đã gọi ngươi, vì muốn làm sáng tỏ đức công chính của Ta. Ta đã nắm tay ngươi, đã gìn giữ ngươi và đặt làm giao ước với dân,
làm ánh sáng chiếu soi muôn nước, 7 để mở mắt cho những ai mù loà, đưa ra khỏi tù những người bị giam giữ, dẫn ra khỏi ngục những kẻ ngồi trong chốn tối tăm.”
2/ Bài đọc II: 34 Bấy giờ ông Phê-rô lên tiếng nói: “Quả thật, tôi biết rõ Thiên Chúa không thiên vị người nào. 35 Nhưng hễ ai kính sợ Thiên Chúa và ăn ngay ở lành, thì dù thuộc bất cứ dân tộc nào, cũng đều được Người tiếp nhận. 36 “Người đã gửi đến cho con cái nhà Ít-ra-en lời loan báo Tin Mừng bình an, nhờ Đức Giê-su Ki-tô, là Chúa của mọi người. 37 Quý vị biết rõ biến cố đã xảy ra trong toàn cõi Giu-đê, bắt đầu từ miền Ga-li-lê, sau phép rửa mà ông Gio-an rao giảng.
38 Quý vị biết rõ: Đức Giê-su xuất thân từ Na-da-rét, Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong Người. Đi tới đâu là Người thi ân giáng phúc tới đó, và chữa lành mọi kẻ bị ma quỷ kiềm chế, bởi vì Thiên Chúa ở với Người.
3/ Phúc Âm:
Năm A: (Mt 3:13-17)
13 Bấy giờ, Đức Giê-su từ miền Ga-li-lê đến sông Gio-đan, gặp ông Gio-an để xin ông làm phép rửa cho mình.
14 Nhưng ông một mực can Người và nói: “Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi!”
15 Nhưng Đức Giê-su trả lời: “Bây giờ cứ thế đã. Vì chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính.” Bấy giờ ông Gio-an mới chiều theo ý Người.
16 Khi Đức Giê-su chịu phép rửa xong, vừa ở dưới nước lên, thì các tầng trời mở ra. Người thấy Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Người.
17 Và có tiếng từ trời phán: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người.”
Năm B: (Mk 1:7-11)
7 Ông rao giảng rằng: “Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người.
8 Tôi thì tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, còn Người, Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần.”
9 Hồi ấy, Đức Giê-su từ Na-da-rét miền Ga-li-lê đến, và được ông Gio-an làm phép rửa dưới sông Gio-đan.
10 Vừa lên khỏi nước, Người liền thấy các tầng trời xé ra, và thấy Thần Khí như chim bồ câu ngự xuống trên mình.
11 Lại có tiếng từ trời phán rằng: “Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con.”
Năm C: (Lk 3:15-16, 21-22)
15 Hồi đó, dân đang trông ngóng, và trong thâm tâm, ai nấy đều tự hỏi: biết đâu ông Gio-an lại chẳng là Đấng Mê-si-a!
16 Ông Gio-an trả lời mọi người rằng: “Tôi, tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, nhưng có Đấng mạnh thế hơn tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và lửa.
21 Khi toàn dân đã chịu phép rửa, Đức Giê-su cũng chịu phép rửa, và đang khi Người cầu nguyện, thì trời mở ra,
22 và Thánh Thần ngự xuống trên Người dưới hình dáng chim bồ câu. Lại có tiếng từ trời phán rằng: Con là Con của Cha; ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con.
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Đức Kitô được tuyển chọn để thi hành sứ vụ.
Trong sự quan phòng điều khiển của Thiên Chúa, Ngài không làm hết mọi sự, nhưng tuyển chọn những người khác nhau để cho họ tham dự vào Kế-họach Cứu Độ của Ngài. Những người Ngài tuyển chọn, Ngài cũng sẽ ban mọi ơn cần thiết để họ có thể chu tòan sứ vụ Ngài đã trao phó. Các Bài Đọc hôm nay nói về việc tuyển chọn cao trọng nhất của Thiên Chúa là tuyển chọn Đức Kitô. Chúng ta cùng nghiên cứu sự tuyển chọn này để rồi áp dụng vào ơn gọi tuyển chọn của mỗi người chúng ta.
Trong Bài Đọc I, Tiên-tri Isaiah đã được Thiên Chúa cho nhìn thấy rõ ràng sự tuyển chọn Người tôi trung của Ngài. Đây là Người được Thiên Chúa yêu mến vì luôn trung thành với Thiên Chúa để hòan tất sứ vụ Cứu Độ của Ngài. Cách thức hòan tất sứ vụ Thiên Chúa trao cũng rất đặc biệt và khác hẳn với cách thức của con người: không kêu to, nói lớn, ồn ào; không dùng bạo lực để tiêu diệt nhưng dùng tình thương để chinh phục; không yếu hèn để chịu khuất phục, nhưng trung thành để thiết lập công lý bằng sự thật. Trong Bài Đọc II, Thánh Phêrô nhắc nhở cho các tín hữu nhìn lại cuộc đời của Đức Kitô để học hỏi cách chu tòan sứ vụ của Ngài trong Kế-họach Cứu Độ của Thiên Chúa: Đi tới đâu là Người thi ân giáng phúc tới đó, và chữa lành mọi kẻ bị ma quỷ kiềm chế, bởi vì Thiên Chúa ở với Người. Trong Phúc Âm, Marcô tường thuật những gì xảy ra khi Đức Kitô chịu Phép Rửa: Khi Ngài từ dưới nước nhô lên, Thánh Thần của Thiên Chúa hiện xuống và đậu lại trên Người, đồng thời có tiếng của Chúa Cha làm chứng: “Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con.” Chúng ta cùng nghiên cứu những chi tiết trong các Bài Đọc để tìm ra những ý nghĩa quan trọng của nó.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Người tôi trung của Yahweh
1.1/ Liên hệ giữa Thiên Chúa và Người tôi trung: “Đây là người tôi trung Ta nâng đỡ, là người Ta tuyển chọn và quý mến hết lòng, Ta cho thần khí Ta ngự trên nó; nó sẽ làm sáng tỏ công lý trước muôn dân.” Ai là Người tôi trung mà Tiên tri Isaiah muốn nói tới ở đây? Có người nói là Israel vì là Dân Riêng được Thiên Chúa tuyển chọn; có người cho là Cyrus, người đã vâng lệnh Thiên Chúa; có người cho là Đức Kitô vì không ai mà Thiên Chúa đã quí mến hết lòng bằng chính Người Con Một của mình. Theo sự phiên dịch của Targum (bản dịch từ Do-Thái qua Aramaic và Hy-Lạp), Người tôi trung chính là Đấng Thiên Sai. Hơn nữa, văn mạch cũng ám chỉ Người tôi trung là một cá nhân, chứ không phải một dân tộc. Ngòai ra, Thiên Chúa có thể chọn bất cứ ai để chu tòan sứ vụ của Vua Cyrus; nhưng để chu tòan Kế-họach Cứu Độ, chỉ một mình Người con mới có thể chu tòan mà thôi.
1.2/ Cách hành xử của Người tôi trung: “Nó sẽ không kêu to, không nói lớn, không để ai nghe tiếng giữa phố phường. Cây lau bị giập, nó không đành bẻ gẫy, tim đèn leo lét, cũng chẳng nỡ tắt đi. Nó sẽ trung thành làm sáng tỏ công lý. Nó không yếu hèn, không chịu phục, cho đến khi thiết lập công lý trên địa cầu. Dân các hải đảo xa xăm đều mong được nó chỉ bảo.” Có một sự hòa điệu giữa Thiên Chúa và Người tôi trung trong cách hành xử để mang tới thắng lợi sau cùng: tình thương, sự thật, và trung thành. Cách hành xử này khác hẳn với cách thức của con người: ăn to nói lớn, bạo lực, và gian trá.
1.3/ Sứ vụ của Người tôi trung: “Người phán thế này: “Ta là Đức Chúa, Ta đã gọi ngươi, vì muốn làm sáng tỏ đức công chính của Ta. Ta đã nắm tay ngươi, đã gìn giữ ngươi và đặt làm giao ước với dân, làm ánh sáng chiếu soi muôn nước.””
– Người là giao ước giữa Thiên Chúa với dân: Trong giao ước tại Sinai, Moses chỉ là người trung gian của giao ước giữa Thiên Chúa và dân. Trong giao ước mới, Người tôi trung là chính giao ước. Điều này có nghĩa tất cả các ơn lành của giao ước đều bắt nguồn và được ban từ Người tôi trung này. Đón nhận Người là đón nhận ơn lành, từ chối Người là từ chối ơn lành; vì không có Người sẽ không có ơn lành.
– Người là ánh sáng chiếu soi muôn nước: Song song với vị thế “làm giao ước với dân” là vị thế “làm ánh sáng chiếu soi muôn nước.” Điều này không chỉ có nghĩa Người mang ánh sáng tới, hay hứơng dẫn dân tới ánh sáng, nhưng Người chính là ánh sáng. Ánh sáng là chính ơn Cứu Độ (Isa 49:6). Dân Ngọai đang ngồi trong tối tăm của tội lỗi và sự chết, Người đến “để mở mắt cho những ai mù loà, đưa ra khỏi tù những người bị giam giữ, dẫn ra khỏi ngục những kẻ ngồi trong chốn tối tăm.”
2/ Bài đọc II: Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong Người.
2.1/ Kế-họach Cứu Độ của Thiên Chúa bao gồm cả Do-Thái và Dân Ngọai: Thánh Phêrô, sau khi đã được Chúa Giêsu mặc khải Kế họach Cứu Độ, đã làm chứng cho Thiên Chúa: “Quả thật, tôi biết rõ Thiên Chúa không thiên vị người nào. Nhưng hễ ai kính sợ Thiên Chúa và ăn ngay ở lành, thì dù thuộc bất cứ dân tộc nào, cũng đều được Người tiếp nhận. Người đã gửi đến cho con cái nhà Israel lời loan báo Tin Mừng bình an, nhờ Đức Giêsu Kitô, là Chúa của mọi người. Quý vị biết rõ biến cố đã xảy ra trong toàn cõi Judah, bắt đầu từ miền Galilee, sau phép rửa mà ông Gioan rao giảng.” Chỉ có kế họach như thế mới bảo đảm được sự nhân từ và công bằng của Thiên Chúa.
2.2/ Đức Kitô thực hiện Kế-họach Cứu Độ của Thiên Chúa: “Quý vị biết rõ: Đức Giêsu xuất thân từ Nazareth, Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong Người. Đi tới đâu là Người thi ân giáng phúc tới đó, và chữa lành mọi kẻ bị ma quỷ kiềm chế, bởi vì Thiên Chúa ở với Người.”
3/ Phúc Âm: “Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con.”
Năm A: (Mt 3:13-17)
3.1/ Sự nghịch lý: Chúa Giêsu xin Gioan làm phép rửa. Chỉ có trình thuật của Matthew nêu bật sự ngăn cản của Gioan khi Chúa Giêsu đến xin ông làm phép rửa: Ông một mực can Người và nói: “Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi!” Câu trả lời của Chúa Giêsu nhấn mạnh đến sự công chính: “Bây giờ cứ thế đã. Vì chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính.” Bấy giờ ông Gioan mới chiều theo ý Người.
Trước tiên chúng ta cần hiểu hoàn cảnh lịch sử chung quanh biến cố làm phép rửa này. Truyền thống Do-thái có dùng phép rửa để thanh tẩy tội lỗi; nhưng chỉ có những người dân ngoại muốn theo đạo Do-thái mà thôi. Người theo đạo Do-thái chính gốc không bao giờ nghĩ mình cần phải chịu phép rửa. Thế mà biết bao người Do-thái kéo đến với Gioan để xin được rửa tội bởi ông. Đây là một hiện tượng lạ, có lẽ họ nhận ra ngày Đấng Thiên Sai tới đã gần kề, và những lời giảng dạy của Gioan thúc đẩy họ phải giục lòng ăn năn thống hối, chứ không phải cứ là người Do-thái hay con cháu của Abraham là sẽ được cứu độ. Chúa Giêsu muốn dùng cơ hội này để tỏ mình là Đấng Thiên Sai mà mọi người đang mong đợi.
3.2/ Thiên Chúa Cha làm chứng cho Chúa Giêsu: “Khi Đức Giêsu chịu phép rửa xong, vừa ở dưới nước lên, thì các tầng trời mở ra. Người thấy Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Người. Và có tiếng từ trời phán: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người.”” Trong trình thuật của Matthew, Thiên Chúa Cha làm chứng mối liên hệ và việc làm của Chúa Giêsu cho mọi người chung quanh. Trong Marcô, Thiên Chúa Cha nói trực tiếp với Chúa Giêsu, và gián tiếp làm chứng cho Chúa Giêsu với mọi người.
Năm B: (Mk 1:7-11)
3.1/ Sự khác biệt giữa hai Phép Rửa của Gioan và của Đức Kitô: Gioan Tẩy Giả phân biệt sự khác biệt như sau: “Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người. Tôi thì tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, còn Người, Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần.” Phép Rửa làm bởi Gioan là phép rửa làm bởi con người để tha tội. Phép Rửa làm bởi Đức Kitô là phép rửa làm bởi Thiên Chúa, Đấng quyền thế hơn con người. Người chịu Phép Rửa sẽ được xức dầu bởi Chúa Thánh Thần, và được lãnh nhận mọi ơn cần thiết cho con người.
3.2/ Phép Rửa của Đức Kitô: “Hồi ấy, Đức Giêsu từ Nazareth miền Galilee đến, và được ông Gioan làm phép rửa dưới sông Jordan. Vừa lên khỏi nước, Người liền thấy các tầng trời xé ra, và thấy Thánh Thần như chim bồ câu ngự xuống trên mình. Lại có tiếng từ trời phán rằng: “Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con.””
(1) Tại sao Chúa Giêsu chịu Phép Rửa bởi Gioan? Phép Rửa của Gioan là phép rửa để tha tội. Tại sao Chúa Giêsu, Đấng không hề phạm tội, lại muốn chịu Phép Rửa của Gioan? Chính Gioan đã ngăn cản Ngài: “Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi!” Nhưng Đức Giêsu trả lời: “Bây giờ cứ thế đã. Vì chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính.” Bấy giờ ông Gioan mới chiều theo ý Người (Mt 3:14-15). Thánh Ambrose đưa một lý do khác: Chúa Giêsu, Đấng thánh thiện tinh tuyền, chịu Phép Rửa để thánh hiến nước của giòng sông Jordan; và Giáo-Hội dùng nước này để rửa tội cho các tín hữu.
(2) Sự hiện diện của Chúa Thánh Thần dưới hình chim bồ câu: Truyền thống Do-Thái tin chim bồ câu tượng trưng cho sư hiền lành. Như Sách Tiên-tri trong Bài Đọc I mô tả Người tôi trung: Người chinh phục con người không bằng những lời đe dọa hay sức mạnh, nhưng bằng tình yêu và sự kiên nhẫn. Chúa Giêsu được xức dầu bởi Thánh Thần và được tấn phong để thi hành sứ vụ Cứu Độ.
(3) Tiếng của Chúa Cha tuyên phán: “Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con.” Khác với trình thuật của Matthêu: “Đây là Con Ta yêu dấu, Ta hài lòng về Người.” Chúa Cha nói trực tiếp với Chúa Con, và bày tỏ sự hài lòng về tất vả mọi việc của Chúa Con làm. Nếu so sánh, chúng ta thấy trình thuật của Marcô gần với những gì tường thuật bởi tiên-tri Isaiah trong Bài Đọc I hơn.
Năm C: (Lk 3:15-16, 21-22)
3.1/ Sự khác biệt giữa Chúa Giêsu và Gioan: “Hồi đó, dân đang trông ngóng, và trong thâm tâm, ai nấy đều tự hỏi: biết đâu ông Gioan lại chẳng là Đấng Messiah! Ông Gioan trả lời mọi người rằng: “Tôi, tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, nhưng có Đấng mạnh thế hơn tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và lửa.
Ngoài sự phân biệt của Gioan về uy quyền giữa Đấng Thiên Sai và ông, Gioan còn đề cập đến sự khác biệt giữa hai phép rửa:
+ Bằng nước: Đây là phép rửa Gioan làm cho dân chúng để thanh tẩy tội lỗi và tỏ lòng ăn năn xám hối để chuẩn bị tâm hồn đón chờ Đấng Thiên Sai tới.
+ Bằng Thánh Thần và lửa: Đây là phép rửa của Chúa Giêsu. Ngoài việc tha thứ tội lỗi, phép rửa của Chúa Giêsu còn ban Thánh Thần để thanh luyện mọi tính hư tật xấu trong con người, và ban ơn thánh hóa để con người luyện tập nhân đức, để giúp con người thánh thiện, xứng đáng là những con cái của Thiên Chúa.
3.2/ Những điều nhấn mạnh khác của Luca
(1) Chúa Giêsu cầu nguyện: “Khi toàn dân đã chịu phép rửa, Đức Giêsu cũng chịu phép rửa, và đang khi Người cầu nguyện, thì trời mở ra, và Thánh Thần ngự xuống trên Người dưới hình dáng chim bồ câu. Lại có tiếng từ trời phán rằng: “Con là Con của Cha; ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con.”” Trong Tin Mừng Luca, Chúa Giêsu luôn hiệp nhất với Chúa Cha qua việc cầu nguyện.
(2) Sự liên hệ giữa Cha và Con: Trình thuật của Luca nhấn mạnh đến sự liên hệ giữa Chúa Cha và Chúa Con. Nguyên bản Hy-lạp phải dịch lời của Chúa Cha trực tiếp nói với Chúa Con là: “Con là Con yêu dấu của Cha; Cha hài lòng về Con.” Bản dịch của Nhóm PVCGK dịch từ bản tiếng Pháp với câu rất khó hiểu “Ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con!” Có phải chờ cho đến biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa, Ngài mới được làm Con Thiên Chúa?
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Mỗi người chúng ta đều đã chịu Phép Rửa của Đức Kitô, tức là đã được tấn phong làm tiên tri, tư tế, và vương giả. Chúng ta đã thi hành 3 sứ vụ đó chưa?
– Ba sứ vụ của Đức Kitô cũng là 3 sứ vụ của mỗi người chúng ta:
(1) Sứ vụ tiên tri: Chúng ta đã rao giảng cho mọi người biết về Thiên Chúa chưa; ít nhất là cho con cháu của chúng ta? Để có thể chu tòan sứ vụ, Đức Kitô phải ở ẩn suốt 30 năm để đàm đạo với Thiên Chúa trước khi rao giảng công khai trong 3 năm. Chúng ta đã dành được bao nhiêu thời gian để học biết về Thiên Chúa? Chúng ta cần nhắc nhở cho mình: Chúng ta không thể cho con cái điều mình không có!
(2) Sứ vụ tư tế: Chúng ta đã thờ phượng một mình Thiên Chúa, làm gương, và chỉ đường cho con cái đến với Thiên Chúa chưa? Hay chúng ta thờ ơ nguội lạnh trong việc thờ phượng và mải miết chuyện thế sự, và vô tình dạy cho con cái tôn thờ những giá trị thế gian thay vì tôn thờ chỉ một mình Thiên Chúa!
(3) Sứ vụ vương giả: Chúng ta đã dùng thời gian, tài năng, và của cải Thiên Chúa ban để phục vụ Thiên Chúa và tha nhân chưa? Hay chúng ta đã lãng phí thời gian, của cải, tài năng vào những canh bạc đỏ đen, những vui thú của hộp đêm, những mối liên hệ trái phép, để rồi tất cả mọi người trong gia đình phải chịu hậu quả về những việc làm của chúng ta. Ngòai ra, chúng ta còn phải xét tới cách thức chúng ta phục vụ theo gương Đức Kitô: không phải la to, nói lớn, đe dọa, chửi rủa, hay dùng quyền hành, bạo lực; nhưng bằng yêu thương, dạy dỗ, kiên nhẫn, và can đảm cho tới khi đạt được kết quả sau cùng như Thiên Chúa đã trao phó cho chúng ta.

The Baptism of the Lord – Year ABC – OT

Readings: Isa 42:1-4, 6-7; Acts 10:34-38; A: Mt 3:13-17, B: Mk 1:7-11, C: Lk 3:15-16, 21-22.
1/ First Reading: RSV Isaiah 42:1 Behold my servant, whom I uphold, my chosen, in whom my soul delights; I have put my Spirit upon him, he will bring forth justice to the nations. 2 He will not cry or lift up his voice, or make it heard in the street; 3 a bruised reed he will not break, and a dimly burning wick he will not quench; he will faithfully bring forth justice. 4 He will not fail or be discouraged till he has established justice in the earth; and the coastlands wait for his law. 6 “I am the LORD, I have called you in righteousness, I have taken you by the hand and kept you; I have given you as a covenant to the people, a light to the nations, 7 to open the eyes that are blind, to bring out the prisoners from the dungeon, from the prison those who sit in darkness.”
2/ Second Reading: RSV Acts 10:34 And Peter opened his mouth and said: “Truly I perceive that God shows no partiality, 35 but in every nation any one who fears him and does what is right is acceptable to him. 36 You know the word which he sent to Israel, preaching good news of peace by Jesus Christ (he is Lord of all), 37 the word which was proclaimed throughout all Judea, beginning from Galilee after the baptism which John preached: 38 how God anointed Jesus of Nazareth with the Holy Spirit and with power; how he went about doing good and healing all that were oppressed by the devil, for God was with him.”
3/ Gospel:
A. NAB Matthew 3:13 Then Jesus came from Galilee to John at the Jordan to be baptized by him. 14 John tried to prevent him, saying, “I need to be baptized by you, and yet you are coming to me?” 15 Jesus said to him in reply, “Allow it now, for thus it is fitting for us to fulfill all righteousness.” Then he allowed him. 16 After Jesus was baptized, he came up from the water and behold, the heavens were opened (for him), and he saw the Spirit of God descending like a dove (and) coming upon him. 17 And a voice came from the heavens, saying, “This is my beloved Son, with whom I am well pleased.”
B. RSV Mark 1:7 And he preached, saying, “After me comes he who is mightier than I, the thong of whose sandals I am not worthy to stoop down and untie. 8 I have baptized you with water; but he will baptize you with the Holy Spirit.” 9 In those days Jesus came from Nazareth of Galilee and was baptized by John in the Jordan. 10 And when he came up out of the water, immediately he saw the heavens opened and the Spirit descending upon him like a dove; 11 and a voice came from heaven, “Thou art my beloved Son; with thee I am well pleased.”
C. NAB Luke 3:15 Now the people were filled with expectation, and all were asking in their hearts whether John might be the Messiah. 16 John answered them all, saying, “I am baptizing you with water, but one mightier than I is coming. I am not worthy to loosen the thongs of his sandals. He will baptize you with the holy Spirit and fire. 21 After all the people had been baptized and Jesus also had been baptized and was praying, heaven was opened 22 and the holy Spirit descended upon him in bodily form like a dove. And a voice came from heaven, “You are my beloved Son; with you I am well pleased.”
________________________________________
Written by: Fr. Anthony Tien M. Dinh, O.P.
I. THEME: Christ is chosen to execute God’s plan of salvation.
In God’s providence, He didn’t do everything but chose different people to participate in His plan of salvation. Those He chose, He also bestowed all necessary grace so that they can fulfill the missions He entrusted to them.
Today readings centralize on God’s most important choice which is the selection of Christ to execute God’s plan of salvation. We shall first study this selection and then apply it to God’s selection of us to do His will.
In the first reading, the prophet Isaiah was permitted by God to see clearly His selection of the Suffering Servant. This is the person who is loved by God because he is always faithful to God and to fulfill His plan of salvation. The way he fulfills his mission is also exceptional and different with people’s popular way: “He will not cry out or lift up his voice or make it heard in the street; a bruised reed he will not break, and a dimly burning wick he will not quench; he will faithfully bring forth justice.” In the second reading, the author reminded the faithful to review Christ’s life in order to learn his way of fulfillment God’s plan of salvation: “how he went about doing good and healing all that were oppressed by the devil, for God was with him.” In Gospel, St. Mark reported what happened in Christ’s baptism: “And when he came up out of the water, immediately he saw the heavens opened and the Spirit descending upon him like a dove; and a voice came from heaven, “Thou art my beloved Son; with thee I am well pleased.”” Let study all three readings in detail to find out their importance for our life.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: God’s Suffering Servant
1.1/ The relationship between God and the Suffering Servant: The prophet Isaiah wrote these words about the Suffering Servant: “Behold my servant, whom I uphold, my chosen, in whom my soul delights; I have put my Spirit upon him, he will bring forth justice to the nations.”
Who is the Suffering Servant whom Isaiah mentioned here? There are at least three opinions: Firstly, some say it is the Israelites as the whole because they are God’s chosen people. Secondly, some think it is Cyrus, the Persian king who obeyed God to set the Israelites free. Lastly, some believe he is Christ because none was loved by God more than His Beloved Son. According to Targum (the translation of Hebrew Scripture to Aramaic and Greek), the Suffering Servant is the Messiah. The third opinion has more weight. Moreover, the content of the passage also implied the Suffering Servant is an individual, not a nation. God can choose anyone to fulfill king Cyrus’ duty; but to fulfill His plan of salvation, there is only His Son who can fulfill His plan.
1.2/ The way of salvation of the Suffering Servant: Isaiah described this way as follows: “He will not cry or lift up his voice or make it heard in the street; a bruised reed he will not break, and a dimly burning wick he will not quench; he will faithfully bring forth justice. He will not fail or be discouraged till he has established justice in the earth; and the coastlands wait for his law.”
There is a harmony between God and the Suffering Servant in their way to bring about the final result, which uses love, truth and faith. This way is completely different with human way of governing, which uses threat, force and secret plans.
1.3/ The Suffering Servant’s mission: The Lord said: “I am the LORD, I have called you in righteousness, I have taken you by the hand and kept you; I have given you as a covenant to the people, a light to the nations, to open the eyes that are blind, to bring out the prisoners from the dungeon, from the prison those who sit in darkness.”
– The Suffering Servant is the covenant between God and people: In Sinai’s covenant, Moses was only the mediator of the covenant between God and His people; in the New Covenant, the Suffering Servant is the covenant. This means all blessings of the covenant are begun and given from this Suffering Servant. To welcome him is to receive blessings and to deny him is to refuse blessings; because without him, there is no blessings.
– The Suffering Servant is the light to the nations: Parallel with the position “the covenant” is the position “the light to the nation.” This means not only he is the one who brings light or the one who guides people to light, but also, he himself is the light. The light is the salvation (Isa 49:6). The Gentiles who are sitting in the darkness of sins and death, he came “to open the eyes that are blind, to bring out the prisoners from the dungeon, from the prison those who sit in darkness.”
2/ Reading II: God anointed Jesus of Nazareth with the Holy Spirit and with power.
2.1/ God’s plan of salvation included both the Jews and the Gentiles: The author of this Letter, after was revealed by Christ about the plan of salvation, testified: “Truly I perceive that God shows no partiality, but in every nation anyone who fears him and does what is right is acceptable to him. You know the word which he sent to Israel, preaching good news of peace by Jesus Christ (he is Lord of all), the word, which was proclaimed throughout all Judea, beginning from Galilee after the baptism which John preached.” Only such kind of plan guarantees God’s justice and mercy.
2.2/ Christ persecuted God’s plan of salvation: The author continued: You know “how God anointed Jesus of Nazareth with the Holy Spirit and with power; how he went about doing good and healing all that were oppressed by the devil, for God was with him.”
3/ Gospel: “Thou art my beloved Son; with thee I am well pleased.”
Year A: (Mt 3:13-17):
3.1/ The absurdity: Only Matthew highlighted John Baptist’s denial when Jesus asked John Baptist to baptize him. He said to Jesus, “I need to be baptized by you, and yet you are coming to me?” Jesus said to him in reply, “Allow it now, for thus it is fitting for us to fulfill all righteousness.” Then he allowed him.
First of all, we need to understand the historical background of this event. The Judaism used this baptism to show the repentance of sins; but only for the Gentiles who want to converse to Judaism. The Jews never think of receiving this baptism. But many Jews came to John Baptist to receive the baptism by him. This is a strange event; they might feel that the Messiah is coming, and John Baptist’s preaching urged them to repent in order to receive the salvation. John told them, “Do not presume to say to yourselves, ‘We have Abraham as our father.’ For I tell you, God can raise up children to Abraham from these stones” (Mt 3:9). Jesus would like to use this opportunity to show himself that he is the Messiah whom they are looking for.
3.2/ The Father witnessed for Christ: Matthew reported, “After Jesus was baptized, he came up from the water and behold, the heavens were opened, and he saw the Spirit of God descending like a dove coming upon him. And a voice came from the heavens, saying, “This is my beloved Son, with whom I am well pleased.””
In Matthew, it is the Father who witnessed His relationship with Christ for people. In Mark, the Father directly said to Jesus and indirectly witnessed His relationship with Christ for people.
Year B: (Mk 1:7-11):
3.1/ There is a big difference between Jesus’ baptism and John’s: John Baptist differentiated between these two baptisms as follows: “After me comes he who is mightier than I, the thong of whose sandals I am not worthy to stoop down and untie. I have baptized you with water; but he will baptize you with the Holy Spirit.”
– John Baptist’s baptism is done by a man; its purpose is for the repentance of sins. It isn’t for the forgiveness of sins because no man has power to forgive sins.
– Jesus’ baptism is done by God, the One who is mightier than man. The one who receives this baptism shall receive the forgiveness of sins, anoint by the Holy Spirit, and receive all necessary grace.

3.2/ What happened in Jesus’ baptism: St. Mark reported briefly this event as follows: “In those days Jesus came from Nazareth of Galilee and was baptized by John in the Jordan. And when he came up out of the water, immediately he saw the heavens opened and the Spirit descending upon him like a dove; and a voice came from heaven, “Thou art my beloved Son; with thee I am well pleased.””
(1) Why did Jesus receive baptism by John Baptist? John Baptist’s baptism is for the repentance of sins; why did Jesus, who never commits sin, want to be baptized by John? Even John himself prevented Jesus: ““I need to be baptized by you, and do you come to me?” But Jesus answered him, “Let it be so now; for thus it is fitting for us to fulfill all righteousness.” Then he consented” (Mt 3:14-15). St. Ambrose gave us another reason: Christ, the most holy one, received baptism to sanctify water of Jordan River. The Church uses this water to baptize the faithful.
(2) The Holy Spirit’s image of a dove: Jewish tradition uses the image of a dove for the meekness, as the prophet Isaiah described the Suffering Servant. He wins over people, not by threatened words nor by force, but by his love and patience. Christ was anointed by the Holy Spirit to begin his public mission.
(3) The Father’s voice from heaven: Mark’s report of the Father’s voice was directly to the Son: “Thou art my beloved Son; with thee I am well pleased.” The Father directly said to His Son and expressed His pleasing of what the Son has done. Matthew’s report was directed to people as: “This is my beloved Son, with whom I am well pleased” (Mt 3:17). If one studied carefully, one shall see Mark’s report is closer with Isaiah than Matthew’s.
Year C: (Lk 3:15-16, 21-22):
3.1/ The difference between Jesus and John Baptist: Luke reported as follows, “Now the people were filled with expectation, and all were asking in their hearts whether John might be the Messiah. John answered them all, saying, “I am baptizing you with water, but one mightier than I is coming. I am not worthy to loosen the thongs of his sandals. He will baptize you with the holy Spirit and fire.”
Beside the difference between Jesus and John Baptist in power, John also mentioned the difference between the two baptisms:
+ By water: This is John Baptist’s baptism. He helps people to repent and to prepare them for the Messiah’s coming.
+ By Holy Spirit and fire: This is Jesus’ baptism. Not only that this Baptism can forgive sins, but the Holy Spirit can also sanctify people by grace and gifts so that they can become virtuous and holy, worthy of God’s children.

3.2/ Other highlights of Luke’s account:
(1) Jesus prayed when he was baptized: “After all the people had been baptized and Jesus also had been baptized and was praying, heaven was opened, and the Holy Spirit descended upon him in bodily form like a dove. And a voice came from heaven, “You are my beloved Son; with you I am well pleased.”” In Luke’s Gospel, Jesus is always unified with the Father in prayer.
(2) The relationship between the Father and Jesus: Luke emphasized the relationship between the Father and the Son. All main Greek version have the Father’s witness, “You are my beloved Son; with you I am well pleased.” One version has a strange idea when it said, “Today, I have begotten you.” This must be the Gnostic correction because this people believe that Jesus was adopted by God at his baptism.

III. APPLICATION IN LIFE:
– Each one of us received Christ’s baptism which means we are anointed to be a priest, a prophet and a king; do we fulfill our duties?
– Three missions of Christ’s are also our three duties.
(1) The prophetic mission: Do we talk about God to people? At least to those who we have obligation to; for examples, our children. In order to fulfill his duties, Christ spent 30 years to have conversation with his Father before he began his public ministry in three years. How much time did we spend to learn about God and Christ? We need to remind ourselves that we can’t give to our children what we don’t have.
(2) The priestly mission: Do we worship God above all things? Do we set good examples and show our chidren the way to God? Or we are indifferent in worship and prayer. When we spent too much time for working to earn money, we are teaching our children to worship mammon instead of the only One God.
(3) The kingly mission: Do we use God’s time, talent and fortune to serve God and others? Or we are wasting our time, talent and fortune on gambling, drinking, illegal relationship… so that we and our family must be suffered. Moreover, we must also examine the ways we used to serve people: do we use love, patience, teaching and encouraging instead of blaming, threatening, scorning, power and force?