Kinh Thánh Thomas Tông Đồ.
Bài đọc: Eph 2:19-22; Jn 20:24-29.
1/ Bài đọc I: 19 Vậy anh em không còn phải là người xa lạ hay người tạm trú, nhưng là người đồng hương với các người thuộc dân thánh, và là người nhà của Thiên Chúa,
20 bởi đã được xây dựng trên nền móng là các Tông Đồ và ngôn sứ, còn đá tảng góc tường là chính Đức Giê-su Ki-tô.
21 Trong Người, toàn thể công trình xây dựng ăn khớp với nhau và vươn lên thành ngôi đền thánh trong Chúa.
22 Trong Người, cả anh em nữa, cũng được xây dựng cùng với những người khác thành ngôi nhà Thiên Chúa ngự, nhờ Thần Khí.
2/ Phúc Âm: 24 Một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tô-ma, cũng gọi là Đi-đy-mô, không ở với các ông khi Đức Giê-su đến.
25 Các môn đệ khác nói với ông: “Chúng tôi đã được thấy Chúa!” Ông Tô-ma đáp: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin.”
26 Tám ngày sau, các môn đệ Đức Giê-su lại có mặt trong nhà, có cả ông Tô-ma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em.”
27 Rồi Người bảo ông Tô-ma: “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin.”
28 Ông Tô-ma thưa Người: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con! “
29 Đức Giê-su bảo: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin! “
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Phúc cho những ai tuy không thấy mà tin!
Thánh Thomas Tông Đồ thường được gọi là “Cha của những kẻ cứng lòng tin;” nhưng cũng nhờ ngài mà chúng ta có thêm những lời dạy dỗ của Đức Kitô, và mở mắt cho chúng ta thấy có nhiều cách thức khác để con người phải tin vào Thiên Chúa.
Các Bài Đọc hôm nay tập trung trong những cách thức khác nhau một người có thể dùng để tin vào Thiên Chúa. Trong Bài Đọc I, tác giả Thư Ephesô xác tín đức tin của chúng ta được xây dựng trên Đá Tảng là Đức Kitô, và nền móng là niềm tin của các tông-đồ và các tiên-tri. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu trách Thomas đã chỉ dựa vào kinh nghiệm giác quan, mà không chịu tin vào lời Ngài đã loan báo trước Cuộc Khổ Nạn và lời chứng của các tông-đồ.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Đức tin của chúng ta dựa trên niềm tin nền tảng của các Tông-đồ.
1.1/ Vị thế của người Kitô hữu trong gia đình Thiên Chúa: Tác giả Thư Ephesô xác định: “Anh em không còn phải là người xa lạ hay người tạm trú, nhưng là người đồng hương với các người thuộc dân thánh, và là người nhà của Thiên Chúa.” Một sự phân tích của 4 từ ngữ dùng trong câu này, cho chúng ta hiểu ý của tác giả:
(1) Người xa lạ (xenos): người ngoại kiều, không có một chút liên hệ nào với người bản xứ, cũng không được bảo vệ bởi luật pháp bản xứ. Đó là tình trạng của Dân Ngoại, khi họ chưa biết Đức Kitô.
(2) Người tạm trú (paroikos): người ngoại kiều được phép trong một quốc gia, nhưng chỉ tạm thời trong một thời gian. Họ chỉ được hưởng một số những quyền lợi của người bản xứ, và phải ra khỏi xứ khi thời gian hết hạn.
(3) Người đồng hương (sumpolithi): người cùng sinh ra trong một làng, một nước; có cùng chung niềm tin, thói quen, truyền thống, và văn hóa. Những người này có thói quen lập Hội Ái Hữu để giúp đỡ nhau khi phải di chuyển đi nơi xa hay nơi đất khách quê người. Ví dụ: Hội Ái Hữu Thức Hóa, qui tụ những đồng hương của làng Thức Hóa, Bùi Chu, Bắc Việt Nam. Tác giả Thư Ephesô gọi các tín hữu là những “đồng hương với các người thuộc dân thánh,” vì họ có cùng niềm tin nơi Đức Kitô, và cùng được kêu gọi để trở nên thánh thiện.
(4) Người nhà (onkeios): người có liên hệ ruột thịt hay hoàn cảnh đặc biệt, liên kết thành một nhóm rất thân mật, sống chung trong một mái nhà. Những người này được gọi là những thành viên của một nhà. Họ được chung hưởng mọi quyền lợi và có bổn phận bảo vệ nhà mình. Tác giả gọi các tín hữu là những “người nhà của Thiên Chúa;” vì họ cùng được hưởng ơn cứu độ Thiên Chúa đã dọn sẵn. Họ cùng chung bổn phận làm sao cho mọi người trong nhà đạt được ơn cứu độ.
1.2/ Tòa nhà của Thiên Chúa: được nhân cách hóa để chỉ vị thế và bổn phận của mỗi thành phần của Dân Chúa. Một tòa nhà gồm những phần sau đây:
(1) Đá Tảng góc tường (avkrogwniaios): là chính Đức Giêsu Kitô. Đá Tảng là viên đá góc, viên đá quan trọng nhất nối hai bức tường của tòa nhà và sàn nhà với nhau, trong kiến trúc xây nhà của người Do-thái. Nhiều người cho hai bức tường này tượng trưng một cho Do-thái và một cho Dân Ngoại. Đức Kitô hay niềm tin vào Đức Kitô là Đá Tảng cho tòa nhà này. Nếu không được xây dựng trên Đá Tảng là Đức Kitô, tòa nhà của Thiên Chúa sẽ không thành hình được.
(2) Nền móng (themelios): là các Tông Đồ và ngôn sứ. Cấu trúc quan trọng thứ hai của tòa nhà là nền móng, trên đó tòa nhà được xây dựng lên. Chúa Giêsu đã từng cho chúng ta một ví dụ về việc xây nhà trên đá thay vì trên cát. Các ngôn sứ và các tông-đồ được ví như nền móng của tòa nhà Thiên Chúa, vì đức tin của họ vào Thiên Chúa. Nhờ những cố gắng rao giảng và máu của họ đổ ra, mà đức tin được lan tràn ra cho mọi người.
(3) Các phần khác: là toàn thể các tín hữu. Có thể ví mỗi tín hữu như một viên gạch được xây trong tòa nhà của Thiên Chúa; tuy nhỏ bé, nhưng cần thiết để hoàn thành. Trong Đức Kitô, “toàn thể công trình xây dựng ăn khớp với nhau và vươn lên thành ngôi đền thánh trong Chúa. Trong Người, cả anh em nữa, cũng được xây dựng cùng với những người khác thành ngôi nhà Thiên Chúa ngự, nhờ Thần Khí.”
2/ Phúc Âm: Phúc thay những người không thấy mà tin!
2.1/ Đức tin dựa trên kinh nghiệm: Có những người chỉ tin khi mắt thấy, tai nghe, và tay sờ mó được. Thomas là một trong những người này. Vì ông không có mặt khi Chúa Giêsu hiện ra với các tông-đồ lần thứ nhất, nên họ nói với ông: “Chúng tôi đã được thấy Chúa!” Ông Thomas đáp: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin.”
2.2/ Đức tin dựa trên các điều khác: Ngoài đức tin dựa trên kinh nghiệm giác quan như Thomas đòi hỏi, chúng ta còn ít nhất 3 cách khác để tin một điều là sự thật:
(1) Thế giá của người nói: Đây là cách mà chúng ta vẫn áp dụng hằng ngày: con cái tin cha mẹ, học sinh tin thầy cô, nhân viên tin chủ mình … Chúng ta tin vì chúng ta nghĩ những người này không thể đánh lừa chúng ta. Tòa án các cấp cũng thường áp dụng điều này khi đòi phải có hai hoặc ba nhân chứng để xác định một điều xảy ra là sự thật. Chúa Giêsu trách Thomas cứng lòng tin, vì đã không tin lời của 10 nhân chứng là các tông-đồ.
(2) Hậu quả xảy ra: Nguyên lý nhân quả là nguyên lý mà chúng ta vẫn thường dùng trong cuộc sống hằng ngày. Ví dụ, khi chúng ta thấy khói bốc lên, chúng ta biết ngay có lửa đang cháy. Tuy chúng ta không thấy điện chạy, nhưng chúng ta không dám rờ vào ổ điện, vì chúng ta sợ điện giật. Cũng vậy, tuy chúng ta không thấy Thiên Chúa; nhưng nhìn mọi sự vật do tay Chúa sáng tạo, chúng ta tin có Thiên Chúa.
(3) Ghi chép lịch sử: Khi học lịch sử, chúng ta tin những người ghi chép lại những biến cố lịch sử đã xảy ra. Nếu có nghi ngờ, chúng ta có thể đối chiếu các nguồn lịch sử khác nhau, và dùng trí phán đoán để xác định sự trung thực của các biến cố. Khi đọc Kinh Thánh, chúng ta cũng dựa trên lịch sử để xác định sự trung thực của các biến cố xảy ra. Chẳng hạn, chúng ta thường gặp những câu trong Tân Ước như: “để ứng nghiệm lời Kinh Thánh đã nói,” hay “để làm tròn lời Kinh Thánh đã chép” …
2.3/ Ông Thomas tuyên xưng đức tin: Tám ngày sau, các môn đệ Đức Giêsu lại có mặt trong nhà, có cả ông Thomas ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em.” Rồi Người bảo ông Thomas: “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin.” Ông Thomas thưa Người: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!” Đức Giêsu bảo: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!” Đức tin dựa trên kinh nghiệm là cách thấp nhất để một người tin, Chúa Giêsu khiển trách Thomas vì đã không chịu dùng các cách khác nữa. Thánh Thomas, tuy cứng lòng tin; nhưng một khi đã xác tín niềm tin vào Đức Kitô, ông không bao giờ lui gót nữa. Ông không chỉ tuyên xưng Đức Kitô là Thầy, mà còn là Thiên Chúa của ông.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Chúng ta là những viên đá sống động trong Đền Thờ của Thiên Chúa. Bổn phận của chúng ta là lo sao cho Đền Thờ này luôn sống động và tăng trưởng mỗi ngày.
– Đức tin của chúng ta không chỉ dựa trên kinh nghiệm của giác quan; nhưng còn dựa trên Kinh Thánh, lịch sử, hậu quả, và những lời làm chứng của bao nhiêu chứng nhân trong lịch sử.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP
Feast of Saint Thomas, Apostle
Viết bởi Lan Hương
Reading 1 (Eph 2:19-22)
Brothers and sisters:
You are no longer strangers and sojourners,
but you are fellow citizens with the holy ones
and members of the household of God,
built upon the foundation of the Apostles and prophets,
with Christ Jesus himself as the capstone.
Through him the whole structure is held together
and grows into a temple sacred in the Lord;
in him you also are being built together
into a dwelling place of God in the Spirit.
Gospel (Jn 20:24-29)
Thomas, called Didymus, one of the Twelve,
was not with them when Jesus came.
So the other disciples said to him, “We have seen the Lord.”
But Thomas said to them,
“Unless I see the mark of the nails in his hands
and put my finger into the nailmarks
and put my hand into his side, I will not believe.”
Now a week later his disciples were again inside
and Thomas was with them.
Jesus came, although the doors were locked,
and stood in their midst and said, “Peace be with you.”
Then he said to Thomas, “Put your finger here and see my hands,
and bring your hand and put it into my side,
and do not be unbelieving, but believe.”
Thomas answered and said to him, “My Lord and my God!”
Jesus said to him, “Have you come to believe because you have seen me?
Blessed are those who have not seen and have believed.”
________________________________________
Written by: Fr. Anthony Dinh Minh Tien, O.P.
I. THEME: Blessed are those who have not seen and have believed!
St. Thomas apostle is often called “the father of those who hardly believe;” but it was because of him, we had many Christ’s teaching about many different ways of believing.
Today readings show us many different ways one can use to believe in God. In the first reading, the author of the Letter to the Ephesians ascertained that our faith is built on the cornerstone which is Christ, and the foundation is the faith of the apostles and the prophets. In the Gospel, Jesus reproved Thomas because he used only sensible knowledge, and didn’t believe in his revelation before the Passion and the apostles’ witnesses.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: Our faith is based on the apostolic faith.
1.1/ The position of the faithful in God’s household: The author of the Letter confirmed: “You are no longer strangers and sojourners, but you are fellow citizens with the holy ones and members of the household of God.” An analysis of the four nouns which were used in this sentence shall help us to understand the author’s intention.
(1) The strangers (Xénos): are those who have no relation with the natives and aren’t protected by the native laws. The author wanted to imply the Gentiles’ situation when they didn’t know Christ yet.
(2) The temporal residences (pároikos): are the foreigners who legally live in a country, but only temporal in a limited time. They can enjoy some rights as the natives but they must depart when their time are ended.
(3) The fellow-countrymen (sympolítês): are those who were born in a same village of a country. They might have the same faith, habits, tradition and culture. These people have a tendency to form an association to help each other when they have to move out of their village and live in different places or countries. For example, the Thuc Hoa Association are for those who were the fellow-countrymen of Thuc Hoa village, Bui Chu province and North Vietnam. The author of the Letter called the faithful “you are fellow citizens with the holy ones,” because they have the same faith in Christ and are called to be holy.
(4) The members of the household (oikêios): are those who have blood relationship or under special situations, united as a closed group and live under a same roof. These people are called “the members of the household.” They are enjoyed all rights and have a duty to protect their house. The author called the faithful “the members of the household of God,” because they share the salvation which Christ has prepared for them. They have a duty to prepare for all members of their household to inherit God’s salvation.
1.2/ God’s building: is personalized to indicate the position and the duty of each member of the household. A building has the following parts:
(1) The cornerstone (akrogôniaios): is Christ himself. This is the most important stone which connects the two walls of the building and the foundation together, according to Jewish architecture of building a house. Some said that two walls are represented by the Jews and the Gentiles. Christ or the faith in Christ is the cornerstone for this building. If it isn’t built on the cornerstone which is Christ, God’s building shall not be formed.
(2) The foundation (themélios): are the prophets and the apostles. The second important structure of the house is its foundation which the building is built. Jesus gave us a concrete example how to build a firm house on the rock. The prophets and the apostles are compared as the foundation of God’s house because of their faith in God. It is because of their preaching, witness and blood, faith is spreaded to many people.
(3) Other parts of the house: are all the faithful. We can compare each faithful as a brick in God’s building; though small but is necessary for the building to complete. The author concluded: “Through him the whole structure is held together and grows into a temple sacred in the Lord;in him you also are being built together into a dwelling place of God in the Spirit.”
2/ Gospel: Blessed are those who have not seen and have believed!
2.1/ Faith based on sensible knowledge: There are people who only believe one thing is true when they see with their eyes, hear with their ears, and touch with their hands. Thomas was one of them. Since he wasn’t present the first time when Jesus appeared to the disciples, they said to him, “We have seen the Lord.” But he said to them, “Unless I see the mark of the nails in his hands and put my finger into the nailmarks and put my hand into his side, I will not believe.”
2.2/ Faith based on other things: Beside the faith based on sensible knowledge as Thomas requested, we have at least three other ways to believe one thing is true.
(1) The speaker’s authority: This is the way which we use everyday. For examples, children believe in what their parents said; students believe in their teachers; workers believe in their owner; etc. We believe in these people because we think they shall not deceive us. Most of the courts also use this way when they require to have two or three witnesses to determine one thing is true. Jesus blamed Thomas “hard to believe,” because he didn’t believe in Jesus’ revelation and ten witnessess who are his companions.
(2) The effects: The principle of cause and effect is the principle which we also use daily. For examples, when we see smoke going up, we immediately know there is a fire; we don’t see the current but we don’t want to touch the electrical outlet for fear of an electrical shock. Similarly, though we don’t see God; but when we see all creatures, we believe there is a God.
(3) The historical authority: When we study history, we believe in the recorded historical events. If there is any doubt, we can collate or compare different sources and use our reason to determine the truth of historical events. When we study Scripture, we also base on history to determine the truth of historical events. For examples, we used to see these sentences in the New Testament: “to prove the Scriptural prediction is true;” or “to fulfill the Scripture had written.”
2.3/ Thomas proclaimed his faith: Now a week later his disciples were again inside and Thomas was with them. Jesus came, although the doors were locked, and stood in their midst and said, “Peace be with you.”Then he said to Thomas, “Put your finger here and see my hands, and bring your hand and put it into my side, and do not be unbelieving, but believe.”Thomas answered and said to him, “My Lord and my God!”Jesus said to him, “Have you come to believe because you have seen me? Blessed are those who have not seen and have believed.”
Faith based on sensible knowledge is the lowest way for a person to believe. Jesus blamed Thomas because he didn’t use other ways. Though Thomas was hard to believe, but when he believed in Christ, nothing could shake his faith. He wasn’t only profess Christ is his master but also his God.
APPLICATIONS IN LIFE:
– We are living brick in God’s temple. Our duty is to make this temple is alive and growing up every day.
– Our faith is based on not only sensible knowledge, but also on Scripture, history, effects and many witnesses through generations.