Lời Chúa Mỗi Ngày : Chủ Nhật VI Phục Sinh, Năm A

Chủ Nhật VI Phục Sinh, Năm A
Bài đọc: Acts 8:5-8, 14-17; 1 Pet 3:15-18; Jn 14:15-21.
1/ Bài đọc I: 5 Ông Phi-líp-phê xuống một thành miền Sa-ma-ri và rao giảng Đức Ki-tô cho dân cư ở đó.
6 Đám đông một lòng chú ý đến những điều ông Phi-líp-phê giảng, bởi được nghe đồn và được chứng kiến những dấu lạ ông làm.
7 Thật vậy, các thần ô uế vừa kêu lớn tiếng vừa xuất khỏi nhiều người trong số những kẻ bị chúng ám. Nhiều người tê bại và tàn tật được chữa lành.
8 Trong thành, người ta rất vui mừng.
14 Các Tông Đồ ở Giê-ru-sa-lem nghe biết dân miền Sa-ma-ri đã đón nhận lời Thiên Chúa, thì cử ông Phê-rô và ông Gio-an đến với họ.
15 Khi đến nơi, hai ông cầu nguyện cho họ, để họ nhận được Thánh Thần.
16 Vì Thánh Thần chưa ngự xuống một ai trong nhóm họ: họ mới chỉ chịu phép rửa nhân danh Chúa Giê-su. 17 Bấy giờ hai ông đặt tay trên họ, và họ nhận được Thánh Thần.
2/ Bài đọc II: 15 Đức Ki-tô là Đấng Thánh, hãy tôn Người làm Chúa ngự trị trong lòng anh em. Hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em.
16 Nhưng phải trả lời cách hiền hoà và với sự kính trọng. Hãy giữ lương tâm ngay thẳng, khiến những kẻ phỉ báng anh em vì anh em ăn ở ngay thẳng trong Đức Ki-tô, thì chính họ phải xấu hổ vì những điều họ vu khống,
17 bởi lẽ thà chịu khổ vì làm việc lành, nếu đó là ý của Thiên Chúa, còn hơn là vì làm điều ác.
18 Chính Đức Ki-tô đã chịu chết một lần vì tội lỗi -Đấng Công Chính đã chết cho kẻ bất lương- hầu dẫn đưa chúng ta đến cùng Thiên Chúa. Thân xác Người đã bị giết chết, nhưng nhờ Thần Khí, Người đã được phục sinh.
3/ Phúc Âm: 15 Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy.
16 Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi.
17 Đó là Thần Khí sự thật, Đấng mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết Người. Còn anh em biết Người, vì Người luôn ở giữa anh em và ở trong anh em.
18 Thầy sẽ không để anh em mồ côi. Thầy đến cùng anh em.
19 Chẳng bao lâu nữa, thế gian sẽ không còn thấy Thầy. Phần anh em, anh em sẽ được thấy Thầy, vì Thầy sống và anh em cũng sẽ được sống.
20 Ngày đó, anh em sẽ biết rằng Thầy ở trong Cha Thầy, anh em ở trong Thầy, và Thầy ở trong anh em.
21 Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy.”
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Thánh Thần sẽ ở với anh em luôn mãi.
Để giúp con người thông phần vào sống cuộc thần linh, Thiên Chúa ban tặng con người Thánh Thần của Ngài. Nhưng để con người có thể ý thức được sự hiện diện của Thánh Thần này, và ngôi vị của Ngài trong cung lòng Chúa Ba Ngôi, Thiên Chúa trước tiên đã làm con người trở nên sống động qua điều linh thiêng nhất trong việc tạo dựng: hơi thở của sự hô hấp (Gen 2:7) và sức mạnh của gió (Exo 14:21-22; 15:8-10). Bằng hai yếu tố này, con người dần ý thức được hành động của Thánh Thần của Thiên Chúa trong chính họ và trong muôn người. Sau khi đã dần được linh thiêng hóa, con người ý thức rằng Thánh Thần của Thiên Chúa làm việc trong thế giới không gì khác hơn là chính Thánh Thần, hành động không chỉ qua gió hay hơi thở, nhưng qua các bí-tích khác nhau của Giáo Hội, để mang đời sống thần linh mới cho con người và cho một dân mới.
Chủ Nhật sau cùng của Mùa Phục Sinh chuẩn bị cho việc Hiện Xuống của Chúa Thánh Thần. Các bài đọc hôm nay nhằm nói lên những đặc tính riêng của Chúa Thánh Thần và giúp đỡ chúng ta học hỏi về Ngài. Trong bài đọc I, tác giả Sách CVTĐ phân biệt hai Phép Rửa: Phép Rửa bởi nước của Gioan để được ơn tha tội, và Phép Rửa bởi Thánh Thần bằng việc cầu nguyện và đặt tay để được các ơn thánh giúp thánh hóa các tín hữu. Trong bài đọc II, tác giả nêu lên hai đặc tính của Thánh Thần: Ngài là nguyên ủy của sự thật và sự sống. Chính Thánh Thần đã làm cho Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu mặc khải cho các môn đệ nhiều điều về Thánh Thần: Ngài là sự thật, Ngài sẽ ở với con người luôn mãi. Ngài là một Paracletos khác bên cạnh Chúa Giêsu để bênh vực cho con người. Ai có Ngài, thì cũng có Chúa Giêsu và Chúa Cha.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Bấy giờ hai ông đặt tay trên họ, và họ nhận được Thánh Thần.
1.1/ Phép Rửa bởi Nước để được ơn tha tội: Người Do-thái chỉ biết tới Phép Rửa bởi nước được làm bởi ông Gioan Tẩy Giả để được tha tội. Chúng ta có thể thấy rõ điều này trong giáo hội sơ khai được tường thuật bởi tác giả sách CVTĐ như sau: “Trong khi ông Apollo ở Côrintô thì ông Phaolô đi qua miền thượng du đến Ephesô. Ông Phaolô gặp một số môn đệ và hỏi họ: “Khi tin theo, anh em đã nhận được Thánh Thần chưa?” Họ trả lời: “Ngay cả việc có Thánh Thần, chúng tôi cũng chưa hề được nghe nói.” Ông hỏi: “Vậy anh em đã được chịu phép rửa nào?” Họ đáp: “Phép rửa của ông Gioan.” Ông Phaolô nói: “Ông Gioan đã làm một phép rửa tỏ lòng sám hối, và ông bảo dân tin vào Đấng đến sau ông, tức là Đức Giêsu.” Nghe nói thế, họ chịu phép rửa nhân danh Chúa Giêsu. Và khi ông Phaolô đặt tay trên họ, thì Thánh Thần ngự xuống trên họ, họ nói tiếng lạ và nói tiên tri. Cả nhóm có chừng mười hai người.” (Acts 19:1-7).
1.2/ Phép Rửa bởi Thánh Thần để thánh hóa con người: Để hiểu Phép Rửa bởi Thánh Thần, chúng ta cần trở về với trình thuật của Matthew tường thuật biến cố Chúa Giêsu chịu Phép Rửa tại sông Jordan: “Bấy giờ, Đức Giêsu từ miền Galilee đến sông Jordan, gặp ông Gioan để xin ông làm phép rửa cho mình. Nhưng ông một mực can Người và nói: “Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi!” Nhưng Đức Giêsu trả lời: “Bây giờ cứ thế đã. Vì chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính.” Bấy giờ ông Gioan mới chiều theo ý Người. Khi Đức Giêsu chịu phép rửa xong, vừa ở dưới nước lên, thì các tầng trời mở ra. Người thấy Thánh Thần Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Người. Và có tiếng từ trời phán: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người” (Mt 3:13-17). Chúa Giêsu không cần chịu Phép Rửa bởi nước để được tha tội, vì Ngài chẳng có tội gì để được tha; nhưng Ngài muốn làm gương cho các tín hữu, và muốn thánh hóa nước sông Jordan và tất cả mọi nước mà Giáo Hội sẽ dùng để rửa tội sau này.
Tin Mừng Nhất Lãm đều bắt đầu sứ vụ công khai rao giảng của Chúa Giêsu sau biến cố Ngài chịu Phép Rửa tại sông Jordan và biến cố Ngài được Thánh thần mang vào trong sa mạc để chịu cám dỗ. Lucas bắt đầu sứ vụ rao giảng của Chúa Giêsu tại Nazareth, khi Ngài vào trong hội đường và đọc những lời tiên tri của Isaiah: “Thánh Thần của Đức Chúa là Chúa Thượng ngự trên tôi, vì Đức Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, sai đi báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó những tấm lòng tan nát, công bố lệnh ân xá cho kẻ bị giam cầm, ngày phóng thích cho những tù nhân, công bố một năm hồng ân của Đức Chúa, một ngày báo phục của Thiên Chúa chúng ta; Người sai tôi đi yên ủi mọi kẻ khóc than” (Isa 61:1-2). Vì thế, việc xức dầu tấn phong của Chúa Thánh Thần và sứ vụ công khai rao giảng của Chúa Giêsu liên quan mật thiết với nhau. Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ của Đấng Thiên Sai: tha tội, chữa lành, phóng thích, và thánh hóa con người.
Theo trình thuật CVTĐ hôm nay, khi “Các Tông Đồ ở Jerusalem nghe biết dân miền Samaria đã đón nhận lời Thiên Chúa, thì cử ông Phêrô và ông Gioan đến với họ. Khi đến nơi, hai ông cầu nguyện cho họ, để họ nhận được Thánh Thần. Vì Thánh Thần chưa ngự xuống một ai trong nhóm họ: họ mới chỉ chịu phép rửa nhân danh Chúa Giêsu. Bấy giờ hai ông đặt tay trên họ, và họ nhận được Thánh Thần.” Giáo Hội vẫn theo truyền thống này khi ban bí-tích Thêm Sức cho các tín hữu bằng việc xức dầu tấn phong, cầu nguyện, và đặt tay. Tất cả những dấu chỉ này muốn nói người tín hữu đã nhận được Chúa Thánh Thần và tất cả các quà tặng của Ngài, để bắt đầu cuộc sống thần linh và chu toàn sứ vụ rao giảng Tin Mừng và làm chứng cho Đức Kitô.
2/ Bài đọc II: Nhờ Thần Khí, Người đã được phục sinh.
2.1/ Thánh Thần là yếu tố làm cho con người được sống: Theo truyền thống Do-thái, họ chỉ có một chữ “ruah” để chỉ chung Thánh Thần, gió và hơi thở. Khi tạo dựng con người, Thiên Chúa “thổi hơi” vào lỗ mũi con người, và họ trở thành một sinh vật. Cũng vậy, khi Thiên Chúa rút hơi thở ra là họ trở về cát bụi (Psa 103:29-30; Eze 37). Vì thế, Thần Khí của Thiên Chúa là yếu tố làm cho muôn vật được sống, con người không phải là chủ nhân của sự sống.
Đức Kitô khi mang trong mình thân xác con người cũng phải chịu chết: “Chính Đức Kitô đã chịu chết một lần vì tội lỗi – Đấng Công Chính đã chết cho kẻ bất lương – hầu dẫn đưa chúng ta đến cùng Thiên Chúa.” Tin Mừng Gioan diễn tả giây phút từ giã cuộc đời của Chúa Giêsu như sau: “Người ta lấy miếng bọt biển có thấm đầy giấm, buộc vào một nhành hương thảo, rồi đưa lên miệng Người. Nhắp xong, Đức Giê-su nói: “Thế là đã hoàn tất!” Rồi Người gục đầu xuống và trao Thần Khí” (Jn 19:29-30).
Tuy nhiên, “thân xác Người đã bị giết chết, nhưng nhờ Thần Khí, Người đã được phục sinh.” Thánh Thần của Thiên Chúa lại tiếp tục đến với Ngài và làm cho Ngài sống dậy từ cõi chết. Mọi tín hữu trung thành theo Đức Kitô cũng được phục sinh như Ngài. Điều này cũng đã được mô tả chi tiết trong thị kiến “Ruộng Xương Khô” của Ezekiel 37.
2.2/ Thánh Thần giúp con người sống ngay thẳng theo sự thật của Đức Kitô: Thánh Thần là chính sự thật, Ngài giúp con người nhận ra sự thật và hướng dẫn họ tới sự thật toàn vẹn. Trong trình thuật hôm nay, tác giả Thư Phêrô I diễn tả tiến trình biết và sống theo sự thật như sau:
(1) Phải nhìn nhận sự thật: “Hãy tôn Người làm Chúa ngự trị trong lòng anh em.” Sự thật bắt đầu với Đức Kitô. Chính Đức Kitô đã mặc khải sự thật về Thiên Chúa cho con người. Sự thật này đã được ghi chép lại rõ ràng trong Kinh Thánh. Người môn đệ phải nhìn nhận Đức Kitô là sự thật và học hỏi tất cả những lời của Ngài dưới sự chỉ dẫn của Thánh Thần.
(2) Làm chứng cho sự thật: “Hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em. Nhưng phải trả lời cách hiền hoà và với sự kính trọng.” Người Kitô hữu làm chứng cho sự thật bằng cuộc sống vui tươi, chân thành và bác ái.
(3) Kiên trì sống theo sự thật: “Hãy giữ lương tâm ngay thẳng, khiến những kẻ phỉ báng anh em vì anh em ăn ở ngay thẳng trong Đức Kitô, thì chính họ phải xấu hổ vì những điều họ vu khống, bởi lẽ thà chịu khổ vì làm việc lành, nếu đó là ý của Thiên Chúa, còn hơn là vì làm điều ác.” Người Kitô hữu được trang bị để kiên trì làm việc lành và chịu đau khổ bằng những ân huệ được ban tặng bởi Chúa Thánh Thần.
3/ Phúc Âm: Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi.
3.1/ Thần Khí sự thật, Đấng mà thế gian không thể đón nhận: Danh xưng “Paracletos” rất khó dịch sang tiếng Việt-nam. Theo nghĩa đen, có nghĩa là người được gọi đến để trợ giúp trong khi cần: có thể là Trạng Sư để bênh vực trước tòa án, có thể là người an ủi khi sầu khổ, có thể là Cố Vấn khi phải đương đầu với các vấn nạn khó khăn, có thể là người động viên tinh thần để giúp cho khỏi bị chán nản. Để biết ý nghĩa chính xác, chúng ta cần xem xét vai trò của Chúa Giêsu đối với các môn đệ, vì Ngài cũng là một “Paracletos.” Chúa Giêsu là Thầy, là Chúa, là bạn hữu, là Mục Tử Tốt Lành, là người an ủi, là người khích lệ, người bảo vệ… Có lẽ để yên theo tiếng Hy-lạp là hợp lý nhất. Thánh Thần sẽ do Chúa Cha ban theo lời cầu xin của Đức Kitô, và Ngài sẽ ở với các tín hữu luôn mãi. Triều đại chúng ta đang sống là triều đại của Ngài. Chúng ta cần ý thức sự hiện diện của Ngài trong cuộc sống. Điều kiện để được Chúa Giêsu xin Chúa Cha ban Thánh Thần là phải giữ các giới răn của Chúa Giêsu. Thánh Thần là sự thật, thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không biết sự thật. Các môn đệ biết Người, vì các môn đệ biết sự thật đã được mặc khải bởi Chúa Giêsu.
3.2/ Anh em sẽ biết rằng Thầy ở trong Cha Thầy, anh em ở trong Thầy, và Thầy ở trong anh em: Chúa Giêsu tuy không còn ở ở với các môn đệ bằng thân xác; nhưng Ngài ở với các môn đệ bằng sự kết hiệp với Thánh Thần. Nơi nào có Thánh Thần thì cũng có Chúa Cha và Chúa Giêsu. Thánh Thần là sự sống, Ngài đã làm cho Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết, và Ngài ban tặng sự sống thần linh cho các môn đệ qua các bí-tích và những hồng ân của Chúa Thánh Thần.
Thánh thần là tình yêu: “Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy.” Tình yêu Chúa Giêsu đề cập đến ở đâu không phải là tình yêu do cảm giác hay cảm xúc; nhưng tình yêu phải được biểu lộ cụ thể qua sự vâng lời là giữ các giới răn của Ngài. Tình yêu thực sự đòi phải luôn làm lành, sẵn sàng hy sinh chịu đau khổ, và kiên trì làm như thế trọn đời. Điều này chắc chắn sẽ khó đối với sức con người, nhưng có thể làm dưới sự hướng dẫn và trợ giúp của Thánh Thần.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Chúng ta hãy luôn ý thức để nhận ra sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong cuộc sống. Ngài là nguyên ủy của sự sống: thể chất, trí tuệ, cũng như thần linh.
– Ngài là sự thật và sẽ hướng dẫn chúng ta đến toàn sự thật. Ngài là tình yêu liên kết chúng ta với Chúa Cha, Chúa Con, và với nhau. Ngài là Đấng thánh hóa làm chúng ta càng ngày càng trở nên giống Thiên Chúa.
– Thân xác chúng ta là Đền Thờ của Thánh Thần, những ai sống theo lối sống của thế gian và xác thịt là đi ngược lại với lối sống của Thánh Thần. Ngài sẽ không ở trong những ai có một lối sống như thế.

Sixth Sunday of EasterA

Readings: Acts 8:5-8, 14-17; 1 Pet 3:15-18; Jn 14:15-21.
1/ Reading I: RSV Acts 8:5 Philip went down to a city of Samaria, and proclaimed to them the Christ. 6 And the multitudes with one accord gave heed to what was said by Philip, when they heard him and saw the signs which he did. 7 For unclean spirits came out of many who were possessed, crying with a loud voice; and many who were paralyzed or lame were healed. 8 So there was much joy in that city. 14 Now when the apostles at Jerusalem heard that Samaria had received the word of God, they sent to them Peter and John, 15 who came down and prayed for them that they might receive the Holy Spirit; 16 for it had not yet fallen on any of them, but they had only been baptized in the name of the Lord Jesus. 17 Then they laid their hands on them and they received the Holy Spirit.
2/ Reading II: RSV 1 Peter 3:15 but in your hearts reverence Christ as Lord. Always be prepared to make a defense to anyone who calls you to account for the hope that is in you, yet do it with gentleness and reverence; 16 and keep your conscience clear, so that, when you are abused, those who revile your good behavior in Christ may be put to shame. 17 For it is better to suffer for doing right, if that should be God’s will, than for doing wrong. 18 For Christ also died for sins once for all, the righteous for the unrighteous, that he might bring us to God, being put to death in the flesh but made alive in the spirit.
3/ Gospel: RSV John 14:15 “If you love me, you will keep my commandments. 16 And I will pray the Father, and he will give you another Counselor, to be with you forever, 17 even the Spirit of truth, whom the world cannot receive, because it neither sees him nor knows him; you know him, for he dwells with you, and will be in you. 18 I will not leave you desolate; I will come to you. 19 Yet a little while, and the world will see me no more, but you will see me; because I live, you will live also. 20 In that day you will know that I am in my Father; and you in me, and I in you. 21 He who has my commandments and keeps them, he it is who loves me; and he who loves me will be loved by my Father, and I will love him and manifest myself to him.”
—————————————————————————————
I. THEME: The Holy Spirit shall be with you forever.
To understand the important role of the Holy Spirit in our life, we can begin with the most important element of God’s creation, the living element, what makes all plants, birds of the air, fish in the sea, animals and human beings live. Though we don’t see this element with our eyes, but we can tell if a plant, a bird or a human being lives or dies. We call it “the breath” in animals and human beings.” Similarly for the spiritual beings, angels and human souls; since they are immaterial, they can’t be died; but what makes them alive is God’s spirit in them. In the Trinitarian life, it is the Holy Spirit that makes the Father and the Son always alive. Christ can’t be died spiritually because he always has the Holy Spirit within him. We can see that how the Holy Spirit is important for human beings, both corporally and spiritually. To help people to participate in the divine life, God bestows on them His Holy Spirit.
Sunday of the sixth week of Easter prepares us for the Holy Spirit’s descendence. Today readings help us to understand the important role and the characteristics of the Holy Spirit in our life. In the first reading, the author of the Acts differentiated between the two baptisms, the baptism in water by John Baptist for repentance and the baptism by the Holy Spirit for sanctification. In the second reading, the author of the First Letter of Peter emphasized two characteristics of the Holy Spirit. He is the principles of truth and of life. It is the Holy Spirit that resurrects Christ from his death. In the Gospel, Christ revealed for his disciples many things about the Holy Spirit: He is the Spirit of truth; he shall be always with people; he is another Paracletos besides Jesus to protect the faithful. Whoever has him, has also the Father and the Son.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: When Peter and John came to the Samaritans and laid hands upon them, they received the Holy Spirit.
We need to differentiate between the two baptisms: John Baptist’s and Jesus’ baptism.
1.1/ John’s baptism in water is for people to show their repentance: Many of the early Christians only knew the baptism of John Baptist which is for repentance. We can see this situation is reported by the author of the Acts as followed, “While Apollos was at Corinth, Paul passed through the upper country and came to Ephesus. There he found some disciples. And he said to them, “Did you receive the Holy Spirit when you believed?” And they said, “No, we have never even heard that there is a Holy Spirit.” And he said, “Into what then were you baptized?” They said, “Into John’s baptism.” And Paul said, “John baptized with the baptism of repentance, telling the people to believe in the one who was to come after him, that is, Jesus.” On hearing this, they were baptized in the name of the Lord Jesus. And when Paul had laid his hands upon them, the Holy Spirit came on them; and they spoke with tongues and prophesied. There were about twelve of them in all” (Acts 19:1-7).
1.2/ Jesus’ baptism in water and the Holy Spirit is for the forgiveness of sins and the sanctification: To understand the baptism in the Holy Spirit, we need to examine Jesus’ baptism in the Jordan river, reported by St. Matthew, “Then Jesus came from Galilee to the Jordan to John, to be baptized by him. John would have prevented him, saying, “I need to be baptized by you, and do you come to me?” But Jesus answered him, “Let it be so now; for thus it is fitting for us to fulfil all righteousness.” Then he consented. And when Jesus was baptized, he went up immediately from the water, and behold, the heavens were opened and he saw the Spirit of God descending like a dove, and alighting on him; and lo, a voice from heaven, saying, “This is my beloved Son, with whom I am well pleased”” (Mt 3:13-17).
Jesus doesn’t need the baptism in water for repentance because he has no sin; but he wanted to set an example for the faithful. One saint said he did so he could sanctify the water of Jordan River and all the water which the Church shall use to baptize people later. But he needs the Holy Spirit’s anointing so he can officially begin his ministry as the Messiah.
The Synoptic reported the beginning of Jesus’ public ministry after his baptism in the Jordan River and the event which he was led into the desert by the Holy Spirit to be tempted by the devil. Lucas began Jesus’ ministry at Nazareth when he entered the synagogue and read the following passage of the prophet Isaiah, “The Spirit of the Lord God is upon me, because the Lord has anointed me to bring good tidings to the afflicted; he has sent me to bind up the brokenhearted, to proclaim liberty to the captives, and the opening of the prison to those who are bound; to proclaim the year of the Lord’s favor, and the day of vengeance of our God; to comfort all who mourn” (Isa 61:1-2). Therefore, Jesus’ anointing by the Holy Spirit and his public mission are closely related. Jesus began his ministry as the Messiah: forgiving sins, setting free and sanctifying people.
According today passage from the Acts, “when the apostles at Jerusalem heard that Samaria had received the word of God, they sent to them Peter and John, who came down and prayed for them that they might receive the Holy Spirit; for it had not yet fallen on any of them, but they had only been baptized in the name of the Lord Jesus. Then they laid their hands on them and they received the Holy Spirit.”
Today Church still followed this tradition when she bestows the sacrament of Confirmation for the faithful by anointing, praying over and the laying of hands upon them. All these signs indicate that the confirmed faithful received the Holy Spirit and all his gifts to begin their divine life, and to begin the ministry of preaching the gospel and to witness for Christ.
2/ Reading II: By the Holy Spirit, Christ is resurrected.
2.1/ The Holy Spirit is the principle of life: The Jews have only one word, ruah, to indicate the human spirit, breath and wind. When God created the first human being in the second account of creation, the author said God “breathed” into the man’s nostril and made him to be a “living” being (Gen 2:7). Similarly, according to the author of the Psalm, when God withdraws people’s breath, they shall return to dust (Psa 103:29-30; Eze 37). Therefore, God’s spirit is the element that makes people alive. People can’t live without God’s spirit.
Christ, when carrying in himself a human body, must also be died; but he died to fulfill God’s will as the author of today passage pointed out, “For Christ also died for sins once for all, the righteous for the unrighteous, that he might bring us to God, being put to death in the flesh but made alive in the spirit.”
The author of the Fourth Gospel described Jesus’ last moment as follows, “A bowl full of vinegar stood there; so they put a sponge full of the vinegar on hyssop and held it to his mouth. When Jesus had received the vinegar, he said, “It is finished;” and he bowed his head and gave up his spirit” (Jn 19:29-30). The author didn’t say he died; but he “gave up his spirit.” This is the important moment, because Jesus promised his disciples that he and the Father shall sent another Paracletos to be with them forever. This moment was arrived when Jesus gave up his spirit for his disciples. Of course, the Holy Spirit shall be manifested publicly and magnificently on the Pentecost; but concerning the time, when Jesus was no longer present physically with his disciples, the Holy Spirit’s time officially began.
2.2/ The Holy Spirit helps people to live according to Christ’s truths: Christ revealed the Holy Spirit’s mission as follows: He is the spirit of truth. He helps people to recognize Christ’s truths and to lead them to the perfect truth. The author of the First Letter of Peter helps us to recognize this process as following:
(1) Firstly, to acknowledge the truth: “In your hearts reverence Christ as Lord.” Truth begins with Christ; he revealed the truths about God for people. These truths are recorded clearly in Scripture. A disciple of Christ must revere Christ is the truth and learn all of his truths under the Holy Spirit’s guidance.
(2) Secondly, to witness for the truth: “Always be prepared to make a defense to anyone who calls you to account for the hope that is in you, yet do it with gentleness and reverence.” Christ’s disciples witness for the truth not only by preaching the truth but also by living a truthful, joyful and charitable life.
(3) Lastly, to courageously live according to the truth: “Keep your conscience clear, so that, when you are abused, those who revile your good behavior in Christ may be put to shame. For it is better to suffer for doing right, if that should be God’s will, than for doing wrong.” Doing good deeds are not always accepted by the world; sometimes are the cause for sufferings.
Christ’s disciples are also equipped persevere in sufferings by the Holy Spirit’s gifts.
3/ Gospel: “I will pray the Father and He will give you another Paracletos, to be with you forever.”
3.1/ He is the Spirit of truth whom the world can’t receive: The Greek noun “Paracletos” is difficult to translate into English because it has many meanings. According to the literal meaning, it can be a person who is called to help in emergencies. It can be the Advocate to safeguard his client before the court. It can be the Consoler when someone is in distress. It can be the Advisor when one needs to make a difficult decision. It can be a friend to encourage someone who is in desperate situation, etc.
To understand its concise meaning, we need to examine Christ’s role to his disciples because he is also called “the Paracletos.” Christ claimed himself as their Master, Lord, friend, the Good Shepherd, the consoler, the protector, etc. So, it might be good not to translate the term, but to keep it in Greek, the original language, to safeguard its many meanings.
The Holy Spirit, whom the Father grants for the faithful according to Christ’s intercession, shall be always with them to the end time. The time we are living in is the Holy Spirit’s time; we need to be conscious of his presence in our life. In order to have the Holy Spirit in our life, we must keep Christ’s commandments.
The Holy Spirit is the truth and the world can’t be received because it doesn’t know the truth; but Christ’s disciples know him because they heard the truths from Christ. The world used here to indicate people who don’t know or are indifferent with the truth.
3.2/ “You will know that I am in my Father; and you in me, and I in you”: Christ, though is no longer be with his disciples physically, is present with them in union with the Holy Spirit. Wherever the Holy Spirit is, the Father and the Son are also there. The Holy Spirit is the principle of life. He helped Christ to resurrect from death and bestows the divine life and his gifts for Christ’s disciples through the sacraments.
The Holy Spirit is the love that unites the Father, the Son and the faithful: Jesus said to his disciples, “In that day you will know that I am in my Father; and you in me, and I in you. He who has my commandments and keeps them, he it is who loves me; and he who loves me will be loved by my Father, and I will love him and manifest myself to him.”
The love which Jesus mentioned here isn’t the sentimental love through passion; but the love which must be expressed concretely through the faithful’s obedience and keeping Christ’s commandments. The truthful love requires one to always do good deeds, to sacrifice and to persevere in suffering until the end. This is certainly difficult for human beings, but can be done with the Holy Spirit’s graces and help.
III. APPLICATION IN LIFE:
– We must always be conscious to recognize the Holy Spirit’s presence in our life. He is the principle of life: physically, intellectually and spiritually.
– He is the truth and shall guide us to all the truths. He is the love that unites us with the Father, the Son and each other. He is also the Sanctifier who shall help us to be more like God every day.
– Our body is the Holy Spirit’s temple. Whoever live according to the flesh and the world is against the Holy Spirit’s way of life. He shall not dwell in those who live such a way.

LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP