Chủ Nhật Lễ Hiện Xuống, Năm ABC
Bài đọc: Acts 2:1-11; I Cor 12:3-7, 12-13; Jn 20:19-23.
1/ Bài đọc I: 1 Khi đến ngày lễ Ngũ Tuần, mọi người đang tề tựu ở một nơi, 2 bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ họp.
3 Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một.
4 Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tuỳ theo khả năng Thánh Thần ban cho.
5 Lúc đó, tại Giê-ru-sa-lem, có những người Do-thái sùng đạo, từ các dân thiên hạ trở về.
6 Nghe tiếng ấy, có nhiều người kéo đến. Họ kinh ngạc vì ai nấy đều nghe các ông nói tiếng bản xứ của mình.
7 Họ sửng sốt, thán phục và nói: “Những người đang nói đó không phải là người Ga-li-lê cả ư?
8 Thế sao mỗi người chúng ta lại nghe họ nói tiếng mẹ đẻ của chúng ta?
9 Chúng ta đây, có người là dân Pác-thi-a, Mê-đi, Ê-lam, Mê-xô-pô-ta-mi-a, Giu-đê, Cáp-pa-đô-ki-a, Pon-tô, và A-xi-a, 10 có người là dân Phy-ghi-a, Pam-phy-li-a, Ai-cập, và những vùng Li-by-a giáp giới Ky-rê-nê; nào là những người từ Rô-ma đến đây;
11 nào là người Do-thái cũng như người đạo theo; nào là người đảo Cơ-rê-ta hay người Ả-rập, vậy mà chúng ta đều nghe họ dùng tiếng nói của chúng ta mà loan báo những kỳ công của Thiên Chúa!”
2/ Bài đọc II: 3 Vì thế, tôi nói cho anh em biết: chẳng có ai ở trong Thần Khí Thiên Chúa mà lại nói: “Giê-su là đồ khốn kiếp!” cũng không ai có thể nói rằng: “Đức Giê-su là Chúa”, nếu người ấy không ở trong Thần Khí. 4 Có nhiều đặc sủng khác nhau, nhưng chỉ có một Thần Khí.
5 Có nhiều việc phục vụ khác nhau, nhưng chỉ có một Chúa.
6 Có nhiều hoạt động khác nhau, nhưng vẫn chỉ có một Thiên Chúa làm mọi sự trong mọi người.
7 Thần Khí tỏ mình ra nơi mỗi người một cách, là vì ích chung.
12 Thật vậy, ví như thân thể người ta chỉ là một, nhưng lại có nhiều bộ phận, mà các bộ phận của thân thể tuy nhiều, nhưng vẫn là một thân thể, thì Đức Ki-tô cũng vậy.
13 Thật thế, tất cả chúng ta, dầu là Do-thái hay Hy-lạp, nô lệ hay tự do, chúng ta đều đã chịu phép rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân thể. Tất cả chúng ta đã được đầy tràn một Thần Khí duy nhất.
3/ Phúc Âm: Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần.”
19 Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do-thái. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em!”20 Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa.21 Người lại nói với các ông: “Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em.”22 Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần.23 Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ.”
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Các hoạt động của Thánh Thần.
Thánh Thần là Thiên Chúa bị bỏ quên. Để trắc nghiệm, chúng ta thử coi mình có nói về Thánh Thần được hơn 5 phút không! Thời đại của chúng ta, thời đại từ khi Chúa Giêsu về trời cho đến Ngày Tận Thế là thời đại của Thánh Thần; thế mà chúng ta lại biết rất ít về Ngài. May mắn cho chúng ta, Giáo Hội dùng ngày hôm nay để giúp chúng ta ôn lại giáo lý về Chúa Thánh Thần.
Các Bài Đọc hôm nay cho chúng ta nhìn thấy các khía cạnh khác nhau của Ngôi Ba Thiên Chúa. Trong Bài Đọc I, Sách CVTĐ tường thuật Thánh Thần hiện xuống và đậu lại trên mỗi Tông-đồ qua hình ảnh của cơn gió mạnh, hình lưỡi lửa, và sự kiện nói tiếng lạ. Trong Bài Đọc II, Thánh Phaolô đề cập đến những công việc của Thánh Thần làm nơi mỗi cá nhân và toàn thể Giáo Hội. Ngài nhấn mạnh đến sự hiệp nhất trong cùng một đức tin, một Phép Rửa, và một tình yêu; vì tất cả đều hoạt động trong cùng một Thánh Thần. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu nhấn mạnh đến vai trò của Thánh Thần trong việc sở hữu bình an và quyền tha thứ cho con người.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần.
1.1/ Lễ (Ngũ) Tuần: Việt-nam dịch không đúng, lẽ ra phải dịch Lễ Các Tuần hay Lễ Năm Mươi Ngày (Pentecost, 50 ngày, hay 7 tuần). Lễ Các Tuần là một trong 3 lễ trọng thể của người Do-thái, mà tất cả các người nam của họ, sống trong vòng 20 dặm của Jerusalem, phải về Jerusalem để dự lễ. Hai lễ trọng kia là Lễ Vượt Qua và Lễ Lều. Lễ Các Tuần xảy ra đúng 50 ngày sau Lễ Vượt Qua. Lễ Vượt Qua thường xảy ra vào trung tuần tháng Nissan (tháng tư); vì thế, Lễ Các Tuần rơi vào đầu tháng 6. Tháng 6 là tháng du hành vì thời tiết đã tốt đẹp hơn và thuận tiện cho việc đi lại. Đó là lý do tại sao trong trình thuật hôm nay có bao nhiêu sắc dân, những người theo Đạo Do-thái lên Jerusalem để mừng lễ. Lễ Các Tuần kỷ niệm hai biến cố quan trọng:
(1) Lịch sử: Mừng kỷ niệm Thiên Chúa ban Thập Giới cho Moses trên núi Sinai;
(2): Nông nghiệp: Hai ổ bánh làm bằng bột lúa miến được dâng lên Thiên Chúa để cám ơn Ngài đã cho gặt hái được mùa màng. Trong 3 ngày Lễ Trọng, mọi người phải tuân giữ luật ngày Sabbath.
1.2/ Những gì đã xảy ra trong ngày Lễ Các Tuần:
(1) Tiếng gió mạnh: “Khi đến ngày lễ Các Tuần, mọi người đang tề tựu ở một nơi, bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ họp.”
+ Từ ngữ: Trong tiếng Do-thái cũng như Hy-lạp, họ chỉ có một danh từ dùng cho cả Thánh Thần lẫn gió: ruah trong tiếng Do-thái, và pneuma trong tiếng Hy-lạp. Vì thế, Thánh Thần được đồng nhất với gió.
+ Thánh Thần là gió, Ngài ban cho con người hơi thở và sự sống: Trong Sách Sáng Thế, khi vũ trụ còn hỗn mang, Thánh Thần của Thiên Chúa bay là là trên mặt nước (Gen 1:2). Khi tạo dựng con người, Thiên Chúa thổi hơi vào trong lỗ mũi của con người và họ được sống (Gen 2:7), khi Chúa rút hơi thở ra, con người trở về cát bụi (Psa 104:29). Trong cuộc đàm thoại giữa Chúa Giêsu và Nicodemus, Chúa Giêsu ví hoạt động của Thánh Thần trong con người như gió: “Ông đừng ngạc nhiên vì tôi đã nói: các ông cần phải được sinh ra một lần nữa bởi ơn trên. Gió muốn thổi đâu thì thổi; ông nghe tiếng gió, nhưng không biết gió từ đâu đến và thổi đi đâu. Ai bởi Thánh Thần sinh ra thì cũng vậy” (Jn 3:7-8).
+ Công dụng của gió: Gió có thể cuốn đi tất cả các rác rưởi và làm cho nơi đó được sạch. Chúng ta cứ nhìn những trận gió bão, sẽ biết sức mạnh của gió: Nó cuốn hết những gì trước mặt và hoàn toàn làm đổi mới nơi nào gió đi qua. Tương tự như thế cho hoạt động của Thánh Thần trong con người: Ngài có thể quét sạch những tật xấu trong con người, nếu chúng ta để cho Ngài hoạt động. Gió cũng có thể làm cho con người cảm thấy mát mẻ, dễ chịu, như cơn gió mùa hè, mùa Xuân. Thánh Thần cũng đem lại sự tươi trẻ cho tâm hồn con người.
(2) Hình lưỡi lửa: “Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một.” Sách Khải Huyền đồng hóa Thánh Thần với lửa (Rev 4:5). Matthew nói tới việc chịu Phép Rửa bởi Thánh Thần và lửa (Mt 3:11, Lk 3:16). Các công dụng của lửa:
+ Lửa dùng cho sự thanh luyện, như lửa dùng để luyện kim như thử vàng (I Pet 1:7). Thánh Thần cũng thanh luyện mọi bất toàn trong con người, và thánh hóa bằng cách làm cho con người trở nên hoàn thiện hơn (I Cor 3:12-15).
+ Lửa cũng dùng để nấu nướng, sưởi ấm, hay kích thích lòng người (Lk 12:49). Ca Tiếp Liên cho chúng ta thấy Thánh Thần có thể sưởi ấm chỗ lạnh lùng trong tâm hồn con người bằng cách ban tình yêu. Thánh Thần giúp tín hữu có lòng nhiệt thành để hăng say rao giảng và làm chứng cho Chúa.
+ Cột Lửa cũng dùng để soi sáng cho dân Israel biết đường đi (Exo 13:21). Thánh Thần soi sáng cho con người nhận ra sự thật, đường đi, và xua tan bóng đêm tội lỗi.
+ Lửa cũng dùng để thiêu rụi và tiêu diệt (Gen 19:24, Rev 8:7). Thị kiến của Moses về lửa cháy mà bụi gai không bị thiêu rụi (Exo 3:2) là hình ảnh của Thánh Thần tạo Ngôi Lời trong lòng Mẹ Maria mà Mẹ vẫn trinh khiết vẹn tuyền (Lk 1:35).
(3) Nói tiếng lạ: “Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tuỳ theo khả năng Thánh Thần ban cho. Lúc đó, tại Jerusalem, có những người Do-thái sùng đạo, từ các dân thiên hạ trở về. Nghe tiếng ấy, có nhiều người kéo đến. Họ kinh ngạc vì ai nấy đều nghe các ông nói tiếng bản xứ của mình. Họ sửng sốt, thán phục và nói: “Những người đang nói đó không phải là người Galilee cả ư? Thế sao mỗi người chúng ta lại nghe họ nói tiếng mẹ đẻ của chúng ta?”
+ Trong tiếng Hy-lạp, danh từ dùng để chỉ cái lưỡi (gnôssa) cũng được dùng để chỉ các ngôn ngữ khác nhau, nhưng chỉ dùng ở số nhiều (gnôssai). Khi dùng danh từ ở số nhiều, nó cũng có ý nghĩa là nói tiếng lạ.
+ Phaolô dành cả một chương 14 để bàn về việc nói tiếng lạ trong Thư I Corintô: Nói tiếng lạ là tiếng con người nói với Chúa khi con người trong trạng thái xuất thần. Để người khác có thể hiểu, cần có người thông dịch; ví dụ, để hiểu một người ngoại quốc nói, chúng ta cần có người thông dịch. Nếu không có người thông dịch, nói tiếng lạ cũng như không. Phaolô cho ơn gọi ngôn sứ cao hơn ơn gọi nói tiếng lạ, vì nó xây dựng Giáo Hội; trong khi người nói tiếng lạ chỉ xây dựng cho chính mình.
+ Biến cố Tháp Babel: là hậu trường để hiểu biến cố hôm nay. Trong biến cố Tháp Babel, Thiên Chúa phân tán con người đi khắp nơi bằng cách cho họ không hiểu ngôn ngữ của nhau. Trong biến cố hôm nay, Thánh Thần qui tụ con người lại bằng cách cho họ hiểu ngôn ngữ của các Tông-đồ đang nói.
+ Nói ngoại ngữ hay nói ngôn ngữ của trái tim? Nhiều tác giả cho các Tông-đồ không thực sự nói tiếng lạ, nhưng nói ngôn ngữ của trái tim. Điều này chỉ là suy đoán theo kiểu của mình rồi áp dụng cho Thiên Chúa. Họ quên đi quyền năng của Thiên Chúa: Nếu Ngài có thể bắt họ nói các thứ tiếng khác nhau để phân tán họ đi, Ngài cũng có thể cho họ nói cùng một ngôn ngữ để hiệp nhất trở lại. Hơn nữa, nói bằng ngôn ngữ của trái tim, làm sao những người ngoại cuộc có thể hiểu được? Biến cố nói tiếng lạ hôm nay là do quyền lực của Thánh Thần. Ngài “phiên dịch” lời các ông nói trong trí óc khán giả, để chỉ một ngôn ngữ các ông nói ra bằng tiếng Aramaic, mọi người đều hiểu theo ngôn ngữ của họ. Họ nói: “chúng ta đều nghe họ dùng tiếng nói của chúng ta mà loan báo những kỳ công của Thiên Chúa.”
2/ Bài đọc II: Có nhiều đặc sủng khác nhau, nhưng chỉ có một Thánh Thần.
2.1/ Công việc của Thánh Thần:
– Hướng dẫn nhận ra sự thật và tất cả mọi sự thật, vì Ngài là Thần Chân Lý. Sự thật trên hết mọi sự thật là Đức Giêsu, Con Thiên Chúa. Thánh Phaolô quả quyết: “Chẳng có ai ở trong Thánh Thần của Thiên Chúa mà lại nói: “Giêsu là đồ khốn kiếp!” cũng không ai có thể nói rằng: “Đức Giêsu là Chúa,” nếu người ấy không ở trong Thánh Thần.”
– Thánh Thần ban cho mỗi tín hữu các đặc sủng khác nhau; nhưng tất cả các đặc sủng Thánh Thần ban là cho việc xây dựng Nhiệm Thể Đức Kitô là Giáo Hội: “Có nhiều đặc sủng khác nhau, nhưng chỉ có một Thánh Thần. Có nhiều việc phục vụ khác nhau, nhưng chỉ có một Chúa.” Đặc sủng cao trọng hơn cả mà mọi người cần có là tình yêu Thiên Chúa (I Cor 13).
– Thánh thần hiệp nhất và liên kết tất cả trong cùng một Phép Rửa, một đức tin, và một tình yêu: “Có nhiều hoạt động khác nhau, nhưng vẫn chỉ có một Thiên Chúa làm mọi sự trong mọi người. Thần Khí tỏ mình ra nơi mỗi người một cách, là vì ích chung. Thật vậy, ví như thân thể người ta chỉ là một, nhưng lại có nhiều bộ phận, mà các bộ phận của thân thể tuy nhiều, nhưng vẫn là một thân thể, thì Đức Kitô cũng vậy. Thật thế, tất cả chúng ta, dầu là Do-thái hay Hy-lạp, nô lệ hay tự do, chúng ta đều đã chịu Phép Rửa trong cùng một Thánh Thần để trở nên một thân thể. Tất cả chúng ta đã được đầy tràn một Thánh Thần duy nhất.”
2.2/ Làm sao để nhận ra Thánh Thần từ những thần khí sai lạc của thế gian? Thánh Gioan khuyên các tín hữu: “Anh em thân mến, anh em đừng cứ thần khí nào cũng tin, nhưng hãy cân nhắc các thần khí xem có phải bởi Thiên Chúa hay không, vì đã có nhiều ngôn sứ giả lan tràn khắp thế gian” (I Jn 4:1).
– Thánh Thần và công việc của Ngài được Chúa Giêsu hứa trước, chứ không đột xuất và liên quan tới bất cứ điều gì như nhiều người lầm tưởng. Chúa Giêsu nói rõ ràng với các môn đệ: “Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn. Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả những gì Người nghe, Người sẽ nói lại, và loan báo cho anh em biết những điều sẽ xảy đến. Người sẽ tôn vinh Thầy, vì Người sẽ lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em” (Jn 16:13-14). Vì thế, Lời Chúa là thước đo những gì Thánh Thần hướng dẫn.
– Một cách nhận ra công việc của Thánh Thần là xét xem kết quả có đem lại sự thật, yêu thương, và hiệp nhất; hay đưa đến sai lạc, ghen tị, và chia rẽ. Quà tặng khác nhau không tự nhiên mang lại hiệp nhất, nhưng có thể mang lại giận hờn, ghen tị, và chia rẽ trong cộng đoàn.
3/ Phúc Âm: Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần.”
3.1/ Thánh Thần và bình an: Thánh Thần làm cho các môn đệ nhận ra tất cả sự thật liên quan tới Đức Kitô và Kế Hoạch Cứu Độ của Thiên Chúa. Các Tông-đồ phải nhận ra tất cả sự thật này trước khi các ông có bình an. Đây mới là sự bình an thật sự, và không một quyền lực nào có thể lấy đi được, vì nó đến từ sự xác tín của niềm tin trong tâm hồn con người.
Trình thuật kể các Tông-đồ sợ sệt phải đóng kín cửa vì sợ người Do-thái; nhưng một khi các ông đã nhìn thấy Chúa toàn thắng tử thần và phục sinh vinh hiển, và được Thánh Thần giúp nhớ lại và hiểu biết những gì Chúa Giêsu đã nói trước, các ông mở tung cửa ra đi loan báo Tin Mừng, và can đảm đối chất với những người Do-thái trong Thượng Hội Đồng để làm chứng cho Chúa. Chúng ta chỉ cần nhìn đời sống các Tông-đồ trước và sau biến cố Phục Sinh, chúng ta nhận ra sức mạnh của Thánh Thần hoạt động nới các Tông-đồ.
3.2/ Thánh Thần và tha thứ: Chúa Giêsu thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ.” Một sự nhìn lại 4 phần chính của Bí-tích Giải Tội cho chúng ta thấy vai trò của Thánh Thần trong việc tha thứ các tội của con người:
(1) Xét mình: Thánh Thần giúp cho con người nhận ra sự thật: những gì họ đã xúc phạm đến Thiên Chúa và tha nhân. Nếu không ngang qua bước đầu quan trọng này, con người không thể ăn năn, xám hối: không nhận ra tội của mình, sẽ không cần thú tội. Thánh Phêrô trong Bài Giảng đầu tiên của Ngài cho người Do-thái tại Jerusalem là một ví dụ cho điều này (Acts 2:36-38).
(2) Ăn năn và dốc lòng chừa: Thánh Thần giúp hối nhân tin tưởng vào tình yêu Thiên Chúa: tội của họ có thể được tha thứ nếu họ thành tâm thống hối và thú tội với các Tông-đồ và linh mục, những người đại diện của Thiên Chúa.
(3) Xưng tội: Thánh Thần giúp hối nhân can đảm đến thú tội nơi tòa cáo giải. Trong Lời Xá Giải của linh mục đọc để tha tội, chúng ta nhận thấy rõ vai trò của Thánh Thần trong Bí-tích Xá Giải: “Thiên Chúa là Cha Toàn Năng đã hòa giải với thế gian qua cái chết và sự sống lại của Con Một Ngài, lại ban Thánh Thần để tha tội. Nhờ tác vụ của Giáo Hội, xin Chúa ban cho con ơn tha thứ và bình an. Giờ đây Cha tha tội cho con, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen.”
(4) Đền tội và sửa chữa các khuyết điểm: Sau khi hối nhân nhận được ơn tha thứ, Thánh Thần giúp họ làm lại cuộc đời bằng việc ban các ân sủng cần thiết để họ làm lại cuộc đời và sống thánh thiện, xứng đáng như những người con cái Thiên Chúa.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Chúng ta phải luôn ý thức sự hiện diện của Ngài trong tâm hồn, như thánh Phaolô nói: “Thân thể anh em là Đền Thờ của Chúa Thánh Thần;” và chúng ta phải cầu nguyện thường xuyên với Ngài, nhất là những giờ phút nghi ngờ, do dự, và không biết quyết định làm sao.
– Chúng ta không thể hiểu biết và nhận ra sự thật của Thiên Chúa nếu không nhận được sự hướng dẫn của Thánh Thần. Vì thế, chúng ta phải cầu nguyện với Ngài trên đường đi tìm sự thật.
– Thánh Thần thánh hóa con người bằng cách quét sạch những xấu xa, tội lỗi; và làm đầy tâm hồn bằng sự thật và ân sủng. Ngài cũng giúp chúng ta có sức mạnh và can đảm làm chứng cho Thiên Chúa.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP
PENTECOST SUNDAY ABC
Viết bởi LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP
PENTECOST SUNDAY ABC
Readings: Acts 2:1-11; 1 Cor 12:3b-7, 12-13; Jn 20:19-23.
1/ Reading I: RSV Acts 2:1 When the day of Pentecost had come, they were all together in one place. 2 And suddenly a sound came from heaven like the rush of a mighty wind, and it filled the entire house where they were sitting. 3 And there appeared to them tongues as of fire, distributed and resting on each one of them. 4 And they were all filled with the Holy Spirit and began to speak in other tongues, as the Spirit gave them utterance. 5 Now there were dwelling in Jerusalem Jews, devout men from every nation under heaven. 6 And at this sound the multitude came together, and they were bewildered, because each one heard them speaking in his own language. 7 And they were amazed and wondered, saying, “Are not all these who are speaking Galileans? 8 And how is it that we hear, each of us in his own native language? 9 Parthians and Medes and Elamites and residents of Mesopotamia, Judea and Cappadocia, Pontus and Asia, 10 Phrygia and Pamphylia, Egypt and the parts of Libya belonging to Cyrene, and visitors from Rome, both Jews and proselytes, 11 Cretans and Arabians, we hear them telling in our own tongues the mighty works of God.”
2/ Reading II: RSV 1 Corinthians 12:3 No one can say “Jesus is Lord” except by the Holy Spirit. 4 Now there are varieties of gifts, but the same Spirit; 5 and there are varieties of service, but the same Lord; 6 and there are varieties of working, but it is the same God who inspires them all in every one. 7 To each is given the manifestation of the Spirit for the common good. 12 For just as the body is one and has many members, and all the members of the body, though many, are one body, so it is with Christ. 13 For by one Spirit we were all baptized into one body — Jews or Greeks, slaves or free — and all were made to drink of one Spirit.
3/ Gospel: RSV John 20:19 On the evening of that day, the first day of the week, the doors being shut where the disciples were, for fear of the Jews, Jesus came and stood among them and said to them, “Peace be with you.” 20 When he had said this, he showed them his hands and his side. Then the disciples were glad when they saw the Lord. 21 Jesus said to them again, “Peace be with you. As the Father has sent me, even so I send you.” 22 And when he had said this, he breathed on them, and said to them, “Receive the Holy Spirit. 23 If you forgive the sins of any, they are forgiven; if you retain the sins of any, they are retained.”
I. THEME: The Holy Spirit’s activities in our life
The Holy Spirit is called “the forgotten God.” We are living in the Holy Spirit’s era, began with Jesus’ ascension and shall be ended with the Last Day; but many of us know little about him. Fortunate for us, the Church uses today, the Pentecost, to help us learn about the Holy Spirit’s activities in our life.
Today readings reveal for us the Holy Spirit’s different aspects in the Church’s life. In the first reading, the author of the Acts reported the descent of the Holy Spirit upon the apostles through three images: the powerful wind, the tongues of fire and the speaking of tongues. We shall learn about the meanings of these three images. In the second reading, St. Paul reminded the Corinthians that the Holy Spirit is the principle of the unity in the Church because we are all different members of the one body with Christ as the head. Moreover, though each member has different gifts but were given by the same Holy Spirit for upbuilding Christ’s body. In the Gospel, St. John reported Jesus’ appearance to his apostles. Christ gives them the true peace, sends them out to preach the gospels and breathes the Holy Spirit upon them to forgive or to retain people’s sins.
II. ANALYSIS
1/ Reading I: “They were all filled with the Holy Spirit.”
1.1/ The Pentecost is also called “the Weeks;” celebrated by the Israelites fifty days after the Passover. The Weeks is one of the three Jewish solemn feasts which requires all the mature males who lives within 20 miles of Jerusalem, must come to Jerusalem to celebrate. The other two feasts are the Passover and the Tabernacle. The Passover used to happen in the middle of Nissan (April); therefore, the Weeks shall happen at the beginning of June. This month is apt for pilgrimages because the weather is warmer and convenient for travelling. This is the reason why today passage reported that there were many Jews from all over the world came to Jerusalem to celebrate the feast. The Weeks celebrates two important events:
(1) History: It is celebrated to memorize the day which God gave the Ten Commandments to Moses on Mt. Sinai.
(2) Agriculture: Two loaves of wheat bread are offered to God to thank Him for a good harvest of wheat. In all three solemn feasts, all Jews must observe the Sabbath laws.
1.2/ What happened on the Pentecost:
(1) The strong wind: “When the time for Pentecost was fulfilled, they were all in one place together. And suddenly there came from the sky a noise like a strong driving wind, and it filled the entire house in which they were.” In Hebrew and Greek, there is only one word which is used for both spirit and wind: ruah in Hebrew and pneuma in Greek. Therefore, the Holy Spirit is identified with wind.
+ The Holy Spirit is the wind because he gives men breath and life: In Genesis, when the world was still unsettled, the Spirit of God, “a mighty wind swept over the waters” (Gen 1:2). When God created a man, He breathed in the man’s nostril and made him a living being (Gen 2:7). When God withdraws the breath, he comes back to dust (Psa 104:29). In Jesus’ conversation with Nicodemus, Jesus compared the Holy Spirit’s work as the wind, “The wind blows where it wills, and you can hear the sound it makes, but you do not know where it comes from or where it goes; so it is with everyone who is born of the Spirit” (Jn 3:8).
+ The effects of wind: It can wipe away all trashes and makes that place clean; we saw its effect after hurricanes and twisters. Similarly with the Holy Spirit’s work in human beings; he can wipe out all bad habits in us if we let him work. A wind can make us to feel refresh and comfortable as in the spring or the summer; the Holy Spirit can renew and refresh our souls.
(2) The tongues of fire: “Then there appeared to them tongues as of fire, which parted and came to rest on each one of them.” The Book of Revelation identified the Holy Spirit with fire (Rev 4:5). The evangelist Matthews mentioned the baptism in Holy Spirit and fire (Mt 3:11, Lk 3:16). There are many benefits of fire:
+ As fire used to purify and to test the real gold (1 Pet 1:7), the Holy Spirit also purifies all weaknesses in human beings and sanctifies them to be perfect beings (1 Cor 3:12-15).
+ As fire used to cook food, to warm or to stimulate human mind and heart (Lk 12:49); the sequence of the Pentecost said that the Holy Spirit can “soften the hard heart, cherish and warm the ice-cold heart, and give direction to the wayward.” He can help the faithful to have the eagerness to preach the Good News and to be Christ’s witnesses.
+ As the column of fire lighted up the Israelites’ way (Exo 13:21); the Holy Spirit enlightens people to recognize the truth and the way, to expel all darkness of sins.
+ The fire is also used to burn and to destroy (Gen 19:24, Rev 8:7). Moses’ vision of the burning bush without consuming (Exo 3:2) is the image of the Holy Spirit’s and the Blessed Mary’s Immaculate Conception (Lk 1:35).
(3) Speaking in different languages: The Acts reported: “And they were all filled with the Holy Spirit and began to speak in different tongues, as the Spirit enabled them to proclaim. Now there were devout Jews from every nation under heaven staying in Jerusalem. At this sound, they gathered in a large crowd, but they were confused because each one heard them speaking in his own language. They were astounded, and in amazement they asked, “Are not all these people who are speaking Galileans? Then how does each of us hear them in his own native language?”
+ In Greek, the noun for the tongue (gnôssa) is also used for different languages, but only in plural (gnôssai). When the noun is used in plural, it means “to speak in tongues.”
+ St. Paul used a whole chapter, chapter 14 in the First Letter to the Corinthians, to talk about the speaking in tongues. Speaking in tongues is the language people talk to God when they are in trance. In order for others to understand, there must be an interpreter; for example, to understand a foreigner, we need an interpreter. If there isn’t an interpreter, speaking in tongues is useless. St. Paul esteemed the gift of prophecy more than speaking in tongues because the former builds up the Church while the latter builds up only for himself.
+ The Babel’s event: is the background of today event. In the building of Babel’s tower, God dispersed people to all places by making them not to understand their languages. In today event, the Holy Spirit united all people by making them to understand the apostles’ language.
+ Speaking in different languages or the language of heart? Some said that the apostles didn’t speaking in tongues but only spoke the language of heart. Of course, the language of heart is important to converse people; but in today passage, it is no doubt that the apostles spoke in tongues because the Holy Spirit wanted to demostrate his power. If God dispersed people by confusing their language, He can also unite by let them use the same language. The Holy Spirit can help people to understand the apostles by interpreting what they said in the audience’s own languages.
2/ Reading II: St. Paul’s theology of the body
2.1/ “All the parts of the body, though many, are one body, so also Christ”: St. Paul used the image of a human body with different parts to apply for Christ’s body with different members which are the faithful. He said, “As a body is one though it has many parts, and all the parts of the body, though many, are one body, so also Christ.” In a human body, no part is so unimportant to the point that the body doesn’t need it; sometimes the parts which seem small and weak are more necessary. Therefore, “In one Spirit we were all baptized into one body, whether Jews or Greeks, slaves or free persons, and we were all given to drink of one Spirit. Now the body is not a single part, but many. Now you are Christ’s body, and individually parts of it.” In Christ, no one is so unimportant to the point that he is expelled out. All the fences that separate people in a society such as: language, class, talent, etc., must be discarded so that all can become brothers and sisters.
We will see that St. Paul applied his theology of the Body in many areas. For example, the question of eating meat which was sacrificed to idols. St. Paul answered that one should eat without any question; but if the eating might cause a brother to lose his faith, he shall not eat it because this brother has been redeemed by Christ’s blood. Or yesterday, when talking about the “agape” banquet, he said: all those who eat bread and drink wine – eat Christ’s body and drink his blood – became one body and participate in Christ’s divine life, because of his blood. Therefore, all must eat and drink in a way that they shouldn’t eat their punishment by the separation between the rich and the poor.
2.2/ “There are many different gifts but are given by the same Holy Spirit”: Another of his application is in today passage. According to him, each faithful is given a different mission: “Some people God has designated in the church to be, first, apostles; second, prophets; third, teachers; then, mighty deeds; then, gifts of healing, assistance, administration, and varieties of tongues.” All different missions aim at one purpose, that is, to build up Christ’s mystical body.
People have tendency to have a high regard for their mission and to denigrade others’ mission. They think that only their mission is important and necessary and others’ mission is less important or not necessary. St. Paul used the image of the body to discard this bad habit. He said that all members of a body are important in keeping a body healthy. The eyes can’t say to the hand, “I don’t need you.” The head can’t say to the feet, “I don’t need you.” Moreover, all the missions are given by the same Holy Spirit who not only knows each one’s ability but also the need of Christ’s Mystical Body, so that he arranges different missions and gives necessary grace to each so he can fulfill his duty.
Another tendency is wishing to do what is considered as important according to worldly standards; for example, the tendency to speaking in tongues in Corinth’s community. In the Gospel, there was no lacking of people who had this tendency; for example, the mother of James and John asked Jesus to let her two sons to seat one in the right and one in the left in his kingdom. Jesus corrected them, “You know that those who are recognized as rulers over the Gentiles lord it over them, and their great ones make their authority over them felt. But it shall not be so among you. Rather, whoever wishes to be great among you will be your servant” (Mk 10:42-43).
3/ Gospel: “Receive the Holy Spirit. If you forgive the sins of any, they are forgiven; if you retain the sins of any, they are retained.”
3.1/ The relationship between “giving of peace” and “sending out”:
(1) Jesus’ peace: Fear and worry cause people to have no peace, as the Fourth Gospel described the apostles’ behavior in the day after Jesus’ death, “On the evening of that day, the first day of the week, the doors being shut where the disciples were, for fear of the Jews.” While they are in such fear, Jesus knew what they need the most, so he appears and stands among them and said, “Peace be with you.” When he had said this, he showed them his hands and his side. Then the disciples were glad when they saw the Lord.
The apostles have peace because they saw the resurrected Christ. They thought they shall never see him again and were confounding by the events which had just happened; but now they are happy because they saw him in flesh and bones. Moreover, Christ has demonstrated to them that all what he spoke to them are true; all what he foretold about his Passion and Death were happened. Christ’s presence brought them the true peace because he guarantees them about God’s love and power which are expressed in him.
(2) The “send out” command: When Christ chose the apostles; he wants them to continue his mission; so now he repeats again: “Peace be with you. As the Father has sent me, even so I send you.”
Peace which the apostles have is not only because Christ’s presence but also the Holy Spirit’s presence and power when Christ breathes him into them. With the Holy Spirit’s presence and power, Christ sends them out to preach the Good News. Before this moment, fear and worry prevent them to live and to witness for Christ; but now, after are confirmed by Christ’s resurrection and the Holy Spirit’s power, the apostles open wide the door, enter into the world and are ready to witness for Christ. They strongly believe that if Christ conquered the most feared enemy which is the death, they have nothing to fear of.
3.2/ The Holy Spirit and the power to forgive sins: When Jesus had said this, he breathed on them and said, “Receive the Holy Spirit.If you forgive the sins of any, they are forgiven; if you retain the sins of any, they are retained.”
– Comparing this verse with Jesus’ saying in Matthews 18:18, “Truly, I say to you, whatever you bind on earth shall be bound in heaven, and whatever you loose on earth shall be loosed in heaven.” In Matthews, it is the power to bind and to loose. In John, it is the power to directly forgive and to retain sins.
– The role of the Holy Spirit in the forgiveness of sins: Some biblical scholars raise the question, “What person of the Trinity has the power to forgive sins and how?” There are at least two different opinions:
(1) Christ’s death is regarded as the expiation for people’s sins (Jn 1:29, 1 Jn 2:2; 4:10). The water of Baptism takes away people’s sins.
(2) According to the prophetic (Jer 31:31-34; Eze 36:25-28) and Qumran (1QS 4:18-23; 1QH 8:19-20) tradition, they attribute this power to the Holy Spirit.
Actually, all three persons of the Trinity can forgive sins because they are God. Moreover, both the Son and the Holy Spirit are called the Paracletos, so they can function like each other. Christ’s death takes away people’s sins; but in order for people to stay away from sins, they need to know and to act according to the truth. So, they need the Holy Spirit to help them to know the truth and to empower them to live according to the truth. Since the Holy Spirit era is already begun, we need him to help us to stay away from sins and to have courage to make a confession when we committed sins.
III. APPLICATION IN LIFE:
– We should always be aware the Holy Spirit’s presence in our soul, as St. Paul said to us, “Our body is the Holy Spirit’s temple.” We should pray often to him, especially in times of doubt and hesitation.
– We can’t understand and recognize Christ’s truths without the Holy Spirit’s guidance; therefore, we must always pray to the Holy Spirit when we are about to learn the truth.
– The Holy Spirit sanctifies us by wiping away lies and sins, and filling our mind with truths and graces. He also empowers us with courage and strength to witness for Christ.