Chủ Nhật IV Phục Sinh, Năm A
Bài đọc: Acts 2:14a, 36-41; 1 Pet 2:20b-25; Jn 10:1-10.
1/ Bài đọc I: 14 Bấy giờ, ông Phê-rô đứng chung với Nhóm Mười Một lớn tiếng nói với họ rằng: “Thưa anh em miền Giu-đê và tất cả những người đang cư ngụ tại Giê-ru-sa-lem, xin biết cho điều này, và lắng nghe những lời tôi nói đây.
36 Vậy toàn thể nhà Ít-ra-en phải biết chắc điều này: Đức Giê-su mà anh em đã treo trên thập giá, Thiên Chúa đã đặt Người làm Đức Chúa và làm Đấng Ki-tô.”
37 Nghe thế, họ đau đớn trong lòng, và hỏi ông Phê-rô cùng các Tông Đồ khác: “Thưa các anh, vậy chúng tôi phải làm gì?”
38 Ông Phê-rô đáp: “Anh em hãy sám hối, và mỗi người hãy chịu phép rửa nhân danh Đức Giê-su Ki-tô, để được ơn tha tội; và anh em sẽ nhận được ân huệ là Thánh Thần.
39 Thật vậy, đó là điều Thiên Chúa đã hứa cho anh em, cũng như cho con cháu anh em và tất cả những người ở xa, tất cả những người mà Chúa là Thiên Chúa chúng ta sẽ kêu gọi.”
40 Ông Phê-rô còn dùng nhiều lời khác để long trọng làm chứng và khuyên nhủ họ. Ông nói: “Anh em hãy tránh xa thế hệ gian tà này để được cứu độ.”
41 Vậy những ai đã đón nhận lời ông, đều chịu phép rửa. Và hôm ấy đã có thêm khoảng ba ngàn người theo đạo.
2/ Bài đọc II: Nếu làm việc lành và phải khổ mà anh em vẫn kiên tâm chịu đựng, thì đó là ơn Thiên Chúa ban.
21 Anh em được Thiên Chúa gọi để sống như thế. Thật vậy, Đức Ki-tô đã chịu đau khổ vì anh em, để lại một gương mẫu cho anh em dõi bước theo Người.
22 Người không hề phạm tội; chẳng ai thấy miệng Người nói một lời gian dối.
23 Bị nguyền rủa, Người không nguyền rủa lại, chịu đau khổ mà chẳng ngăm đe; nhưng một bề phó thác cho Đấng xét xử công bình.
24 Tội lỗi của chúng ta, chính Người đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá, để một khi đã chết đối với tội, chúng ta sống cuộc đời công chính. Vì Người phải mang những vết thương mà anh em đã được chữa lành.
25 Quả thật, trước kia anh em chẳng khác nào những con chiên lạc, nhưng nay đã quay về với Vị Mục Tử, Đấng chăm sóc linh hồn anh em.
3/ Phúc Âm: 1 “Thật, tôi bảo thật các ông: Ai không đi qua cửa mà vào ràn chiên, nhưng trèo qua lối khác mà vào, người ấy là kẻ trộm, kẻ cướp.
2 Còn ai đi qua cửa mà vào, người ấy là mục tử.
3 Người giữ cửa mở cho anh ta vào, và chiên nghe tiếng của anh; anh gọi tên từng con, rồi dẫn chúng ra.
4 Khi đã cho chiên ra hết, anh ta đi trước và chiên đi theo sau, vì chúng nhận biết tiếng của anh.
5 Chúng sẽ không theo người lạ, nhưng sẽ chạy trốn, vì chúng không nhận biết tiếng người lạ.”
6 Đức Giê-su kể cho họ nghe dụ ngôn đó. Nhưng họ không hiểu những điều Người nói với họ.
7 Vậy, Đức Giê-su lại nói: “Thật, tôi bảo thật các ông: Tôi là cửa cho chiên ra vào.
8 Mọi kẻ đến trước tôi đều là trộm cướp; nhưng chiên đã không nghe họ.
9 Tôi là cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu. Người ấy sẽ ra vào và gặp được đồng cỏ.
10 Kẻ trộm chỉ đến để ăn trộm, giết hại và phá huỷ. Phần tôi, tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào.
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Làm sao có thể phân biệt sự thật từ sự gian tà?
Sống trong thế giới vàng thau lẫn lộn, không dễ gì để phân biệt vàng khỏi thau, sự thật từ những sự gian trá, và người yêu mình thực sự khỏi những người yêu vì lợi nhuận. Tuy vậy, nếu một người biết cẩn thận suy nghĩ và học hỏi, vẫn có những cách giúp họ khỏi bị lẫn lộn. Vàng đã có lửa, sự thật đã có những mặc khải của Đức Kitô, và người yêu thực sự cần có thời gian để thử xem họ có kiên trung làm việc lành và chịu đựng gian khổ hay không.
Các bài đọc hôm nay cung cấp cho chúng ta một số những tiêu chuẩn để nhận ra sự thật từ sự gian tà, người yêu thương chúng ta thật và những người chỉ lạm dụng để tiêu hủy chúng ta. Trong bài đọc I, Phêrô và các tông đồ vạch ra cho dân chúng tại Jerusalem biết họ đã nhầm lẫn nghe theo những nhà lãnh đạo gian dối của Thượng Hội Đồng để đóng đinh Đấng Thánh của Thiên Chúa. Trong bài đọc II, tác giả Thư Phêrô I chỉ cho thấy người tín hữu thật là người được ơn Thiên Chúa ban cho biết bắt chước gương Đức Kitô để làm việc lành, chịu đau khổ, và kiên tâm chịu đựng đến cùng mà không báo thù, vì biết Thiên Chúa sẽ phân xử cho họ. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu chỉ cho các tín hữu biết người lãnh đạo thực sự là những người phải đi ngang qua Ngài để chăm sóc chiên; tất cả những người đi lối khác đến với chiên đều là những kẻ trộm và kẻ cướp. Người mục tử thật giúp chiên sống dồi dào; trong khi kẻ làm thuê chỉ tìm cách tiêu diệt mạng sống của chiên.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Chúng tôi phải làm gì?
1.1/ Con người đã phạm tội khi tham dự vào việc đóng đinh Đức Kitô: Một trong những sứ điệp chính của việc làm chứng cho Chúa Giêsu bởi các tông đồ là thuyết phục mọi người tin Ngài chính là Đấng Thiên Sai của Thiên Chúa mà Lề Luật và Ngôn Sứ đã hằng nói tới. Trong trình thuật của CVTĐ hôm nay, ông Phêrô đứng chung với Nhóm Mười Một lớn tiếng nói với họ rằng: “Thưa anh em miền Judah và tất cả những người đang cư ngụ tại Jerusalem, xin biết cho điều này, và lắng nghe những lời tôi nói đây. Toàn thể nhà Israel phải biết chắc điều này: “Đức Giêsu mà anh em đã treo trên thập giá, Thiên Chúa đã đặt Người làm Đức Chúa và làm Đấng Kitô.”
1.2/ Hai điều kiện để được hưởng ơn cứu độ: Còn gì đau đớn hơn khi hết thế hệ này đến thế hệ khác mong đợi sự xuất hiện của Đấng Thiên Sai, đến khi Ngài xuất hiện thì lại từ chối và nhẫn tâm đối xử với Con Thiên Chúa còn thua kém một tên trộm cướp. Khi đã thấu hiểu tội của mình, các người Do-thái đau đớn trong lòng, và hỏi ông Phêrô cùng các Tông Đồ khác: “Thưa các anh, vậy chúng tôi phải làm gì?” Phêrô liệt kê cho họ hai điều phải làm.
(1) Hãy chịu phép Rửa nhân danh Đức Kitô: Phép Rửa mà Phêrô nói tới bao gồm hai phần chính: thứ nhất để được ơn tha tội, và thứ hai để được lãnh nhận ân huệ của Chúa Thánh Thần. Hai điều này đã được Thiên Chúa hứa từ ngàn xưa, và giờ đây được hiện thực trong con người Đức Kitô và công cuộc cứu độ của Ngài. Phép Rửa này được ban cho mọi người ở mọi nơi, chứ không chỉ giới hạn trong vòng dân tộc Israel mà thôi.
(2) Hãy tránh xa thế hệ gian tà: Nhìn lại cuộc đời Đức Kitô và cách thức con người đối xử với Ngài, mở mắt cho chúng ta nhìn thấy sự gian trá của ma quỉ, thế gian, và xác thịt. Chúng ta tự hỏi: Tại sao họ không nhận ra những sự thật mà Chúa Giêsu mặc khải? Tại sao các môn đệ đã từng được chứng kiến các phép lạ nhiệm mầu và tình yêu của Thầy Chí Thánh dành cho họ, lại có thể nhẫn tâm phản bội, chối từ, và chạy trốn để Ngài phải đương đầu với Cuộc Thương Khó một mình? Tại sao những người trong Thượng Hội Đồng, những con người tự nhận kính sợ Thiên Chúa và thông biết Lề Luật lại có thể gian dối luận tội Ngài phải chết như vậy? Tại sao nhà lãnh đạo tối cao như Philatô không đủ can đảm để phóng thích Chúa Giêsu, dẫu biết rằng chỉ vì ghen tức mà họ tìm cách giết Ngài?
Chúng ta không dám kết tội những người đương thời với Chúa Giêsu, vì chúng ta sợ không dám trả lời cho câu hỏi: “Tại sao giờ đây chúng ta đã thấu hiểu tình thương của Thiên Chúa, mà chúng ta vẫn tiếp tục phản bội Ngài qua việc tiếp tục làm nô lệ cho tội lỗi?” Chúng ta chỉ biết đấm ngực xét mình, và cố gắng tránh xa thế hệ gian tà bằng cách luyện tập và sống nhân đức hơn.
2/ Bài đọc II: Đức Kitô đã để lại một gương mẫu cho anh em dõi bước theo Người.
2.1/ Hãy bắt chước Chúa Giêsu kiên trung làm việc lành và chịu đau khổ: Ba điều quan trọng tác giả khuyên các tín hữu phải bắt chước Đức Kitô.
(1) Làm việc lành: Nhìn lại cuộc đời của Đức Kitô trên dương thế, Ngài không gây một thiệt hại nào cho dân chúng. Trái lại, đi tới đâu là Ngài thi ân giáng phúc tới đó: hết chữa bệnh, trừ quỉ, đến giảng dạy, mặc khải và rao giảng Tin Mừng. Đến độ Ngài có thể thách thức những kẻ muốn ném đá Ngài: Trong tất cả các việc Ta đã làm, đâu là việc các ngươi đã dựa vào để ném đá Ta? (Jn 10:32). Ngài không chỉ làm việc lành cho những người cùng thời; nhưng còn cho tất cả con người thuộc mọi thời đại đều được hưởng những công nghiệp của Ngài qua các bí tích.
(2) Phải chịu đau khổ: Tuy không gây đau khổ cho ai; nhưng hầu như mọi người đều gây đau khổ cho Ngài: Judah phản bội bán Thầy chỉ có 30 đồng; Phêrô, tông đồ trưởng chối Ngài ba lần trong cuộc Thương Khó; các tông đồ đều bỏ Ngài chạy trốn hết; những người trong Thượng Hội Đồng cáo gian để buộc tội Ngài; quân lính vả mặt, chế giễu, nhổ nước bọt, đội cho Ngài mão gai, đánh đòn, và đóng đinh Ngài trên Thập Giá; dân chúng đòi tha cho Barabba, một tên cướp, thay vì Người đã chuộc tội cho mình; và tất cả mọi người vẫn tiếp tục xúc phạm đến Ngài. Có thể nói được rằng không một ai trên đời này chịu đau khổ nặng hơn Ngài, dù chẳng phạm tội chi cả.
(3) Kiên tâm chịu đựng: Dù bị phản bội, tra tấn, nhục mạ, giết chết cách oan uổng, Chúa Giêsu vẫn không phản ứng, dù Ngài có uy quyền để phạt chết tất cả những kẻ gây đau khổ cho Ngài. Tác giả thư Phêrô I diễn tả sự chịu đựng của Chúa Giêsu: “Bị nguyền rủa, Người không nguyền rủa lại, chịu đau khổ mà chẳng ngăm đe; nhưng một bề phó thác cho Đấng xét xử công bình.” Đức Kitô có thể chịu đựng tất cả những bất công này là vì Ngài biết chắc Thiên Chúa sẽ dành cho Ngài phần chiến thắng. Tác giả kêu gọi các tín hữu noi gương Đức Kitô, vì “anh em được Thiên Chúa gọi để sống như thế.” Tuy nhiên, việc noi gương Đức Kitô để làm cả ba điều này là điều không dễ dàng. Ai làm được cả ba điều này là do ơn Thiên Chúa ban, và họ chắc chắn sẽ cùng được chiến thắng và thống trị với Đức Kitô.
2.2/ Lý do phải bắt chước Đức Kitô: Có ít nhất hai lý do khiến chúng ta phải bắt chước gương Đức Kitô kiên trung làm việc lành và chịu đau khổ.
(1) Vì chúng ta đã được hưởng hiệu quả những hy sinh của Đức Kitô: Tác giả viết: “Tội lỗi của chúng ta, chính Người đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá… Vì Người phải mang những vết thương mà anh em đã được chữa lành.” Nếu đã được hưởng những hiệu quả của cuộc Thương Khó và cái chết của Chúa, khi đến lượt chúng ta phải hy sinh cho tha nhân, chúng ta cũng phải làm như vậy để sinh lợi ích cho tha nhân.
(2) Sau khi đã chết đối với tội, chúng ta sống cuộc đời công chính: Đức Kitô không chỉ chết cho tội của chúng ta, nhưng Ngài còn ban ơn thánh đầy đủ qua các bí-tích để chúng ta có thể sống cuộc đời công chính và nhân đức. Khi sống cuộc đời công chính, chúng ta sẽ không còn làm nô lệ cho tội nữa, mà thực sự sống tự do theo sự thúc đẩy của Thánh Thần. Nếu chúng ta không để ý tới khía cạnh phải sống nhân đức, chúng ta sẽ dễ dàng quay trở về với nếp sống cũ. Vì thế, tác giả khuyên: “Trước kia anh em chẳng khác nào những con chiên lạc, nhưng nay đã quay về với Vị Mục Tử, Đấng chăm sóc linh hồn anh em.”
3/ Phúc Âm: Tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào.
Trình thuật cho ta hai dấu chính để nhận ra ai là người chăn chiên thật.
3.1/ Phải đi qua cửa chuồng chiên: Cửa là dấu chỉ cho người có được quyền được vào hay không. Người vào qua cửa mà vào là mục tử; người leo qua lối khác vào là kẻ trộm hay kẻ cướp. Phong tục của người Do-thái có hai cách để giữ chiên ban đêm: Nếu ở xa làng mạc, người mục tử sẽ kiếm những hang đá chỉ có một lối ra vào để lùa chiên vào đó, và người mục tử sẽ nằm ngủ ngay giữa cửa. Ai vào bắt chiên sẽ phải đi ngang qua anh. Nếu ở gần làng mạc, họ sẽ mang chiên tới gởi ở một nơi chung, và có người giữ cửa cho vào. Người giữ cửa biết rõ ai là mục tử và số chiên anh có.
Chúa Giêsu tự nhận Ngài là Cửa chuồng chiên: ai qua Ngài mà vào là người mục tử thật; ai không qua Ngài mà vào, là kẻ trộm kẻ cướp. Có ít nhất hai cách hiểu những lời này. Thứ nhất, ai nhân Danh Ngài mà chăn chiên, là mục tử thật; ngược lại là kẻ trộm cắp. Thứ hai, ai dạy những đạo lý của Ngài là mục tử thật; ai dạy những đạo lý của mình hay của người khác là mục tử giả hiệu.
3.2/ Phải lo cho tính mạng của đoàn chiên: Dấu hiệu thứ nhất không đủ để nhận ra người mục tử tốt lành, vì có những mục tử nhân danh Chúa vào cửa để tìm chiên không phải để lo cho tính mạng của chiên, nhưng là để tìm lông chiên và thịt chiên. Điều này đã được Thiên Chúa cảnh giác nhiều lần trong sách ngôn sứ Ezekiel.
Nghề chăn chiên bên Palestine rất khó và hao mòn sức lực, vì đồng cỏ và suối nước không có nhiều. Nếu người mục tử muốn cho chiên mạnh khỏe, anh phải chịu khó đi xa để tìm đồng cỏ màu mỡ và suối nước trong lành. Bên cạnh đó, địa thế cao nguyên của Palestine rất hiểm trở vì có nhiều núi đá dựng đứng, nếu trượt chân rớt xuống vực là mất mạng, bên cạnh đó, người chăn chiên còn phải bảo vệ đàn chiên mình khỏi nanh vuốt chó sói và tay của những kẻ trộm cướp.
Chúa Giêsu tuyên bố Ngài là Mục Tử Tốt Lành, Ngài đến để làm cho chiên được sống và sống dồi dào. Ngài đi tìm con chiên lạc, băng bó con bị thương, vỗ béo con gầy còm… Người mục tử chăm sóc phần hồn cho các tín hữu cũng phải noi gương Chúa Giêsu khi chăm sóc các tín hữu. Họ không thể chỉ để ý đến lông chiên, thịt chiên; nhưng phải lo lắng đi tìm các tín hữu đã bỏ đạo lâu năm, chữa lành những tâm hồn đau thương dập nát, và làm cho các tín hữu luôn sốt sắng trong việc thờ phượng và giữ đạo.
Tuy người mục tử đã làm hết cách để chăn chiên, thái độ của con chiên cần thiết cho sự chăm sóc và bảo vệ. Thái độ cần thiết nhất của chiên là phải nhận ra tiếng của chủ mình và đừng đi theo người lạ hay đi hoang, vì chủ chiên không thể bảo vệ những con chiên như thế. Thứ đến, chiên cũng cần biết tuân giữ những mệnh lệnh của chủ, chứ đừng chỉ làm theo ý mình; vì chiên chưa đủ khả năng để tự chăm sóc mình, và nhận ra những gì cần thiết cho cuộc đời mình.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Chúng ta hãy cố gắng học hỏi Kinh Thánh để nhận ra sự thật và tránh xa sự giả trá. Nếu không học hỏi Kinh Thánh, chúng ta sẽ không bao giờ có thể nhận ra sự gian trá của thế gian.
– Chúng ta hãy bắt chước Đức Kitô để kiên trung làm việc lành và chịu đau khổ cho tha nhân, để họ cũng được hưởng ơn cứu độ như Ngài đã làm cho chúng ta.
Fourth Sunday of Easter, year A
Readings: Acts 2:14a, 36-41; 1 Pet 2:20b-25; Jn 10:1-10.
1/ Reading I: RSV Acts 2:14 But Peter, standing with the eleven, lifted up his voice and addressed them, “Men of Judea and all who dwell in Jerusalem, let this be known to you, and give ear to my words; says, 36 Let all the house of Israel therefore know assuredly that God has made him both Lord and Christ, this Jesus whom you crucified.” 37 Now when they heard this they were cut to the heart, and said to Peter and the rest of the apostles, “Brethren, what shall we do?” 38 And Peter said to them, “Repent, and be baptized every one of you in the name of Jesus Christ for the forgiveness of your sins; and you shall receive the gift of the Holy Spirit. 39 For the promise is to you and to your children and to all that are far off, everyone whom the Lord our God calls to him.” 40 And he testified with many other words and exhorted them, saying, “Save yourselves from this crooked generation.” 41 So those who received his word were baptized, and there were added that day about three thousand souls.
2/ Reading II: RSV 1 Peter 2:20 But if when you do right and suffer for it you take it patiently, you have God’s approval. 21 For to this you have been called, because Christ also suffered for you, leaving you an example that you should follow in his steps. 22 He committed no sin; no guile was found on his lips. 23 When he was reviled, he did not revile in return; when he suffered, he did not threaten; but he trusted to him who judges justly. 24 He himself bore our sins in his body on the tree, that we might die to sin and live to righteousness. By his wounds you have been healed. 25 For you were straying like sheep, but have now returned to the Shepherd and Guardian of your souls.
3/ Gospel: RSV John 10:1 “Truly, truly, I say to you, he who does not enter the sheepfold by the door but climbs in by another way that man is a thief and a robber; 2 but he who enters by the door is the shepherd of the sheep. 3 To him the gatekeeper opens; the sheep hear his voice, and he calls his own sheep by name and leads them out. 4 When he has brought out all his own, he goes before them, and the sheep follow him, for they know his voice. 5 A stranger they will not follow, but they will flee from him, for they do not know the voice of strangers.” 6 This figure Jesus used with them, but they did not understand what he was saying to them. 7 So Jesus again said to them, “Truly, truly, I say to you, I am the door of the sheep. 8 All who came before me are thieves and robbers; but the sheep did not heed them. 9 I am the door; if any one enters by me, he will be saved, and will go in and out and find pasture. 10 The thief comes only to steal and kill and destroy; I came that they may have life, and have it abundantly.”
I. THEME: How can one differentiate between truth and lie?
Living in a world which mixes everything together, it is very difficult for one to differentiate between true and fake gold, truth and lie, real and fake love. However, if a person has wisdom and experience, he can find a way to identify them. He will use fire to test gold, God’s word to test the truth and time to test a real love or a virtue.
Today readings provide us some standards to recognize the truth from all lies; the one who really loves from ones who only use us. In the first reading, Peter and the apostles pointed out for people of Jerusalem to know that they made a big mistake when listened to the wicked condemnation of the Sanhedrin to crucify God’s Most Holy One, Jesus Christ. In the second reading, the author of the First Letter of Peter showed that the true faithful are those who imitate Christ to do good deeds, to patiently suffer and to faithfully persevere till the end without worrying about revenge because they know God shall vindicate them. In the Gospel, Jesus showed his audience that the real shepherd is the one whom goes through him as the door to the sheep. All those who go through other ways to the sheep are thieves and robbers. The good shepherd helps his sheep to fully live; while the hirelings only find ways to destroy the sheep.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: What must we do now?
1.1/ People of Jerusalem committed sins when they asked Pilate to crucify Christ: One of the main tasks of the apostles is to persuade people to believe that Christ is the Messiah, whom the Law and the Prophets foretold. In today passage from the Acts, Peter stood together with other apostles and proclaimed to them, “Men of Judea and all who dwell in Jerusalem, let this be known to you, and give ear to my words; says, “Let all the house of Israel therefore know assuredly that God has made him both Lord and Christ, this Jesus whom you crucified.””
1.2/ Two conditions needed to inherit the salvation: There is none that is more painful than this: the Israelites, from one generation to the next, expect the coming of the Messiah; but when he came, they rejected, maltreated and killed him like a robber. When recognized their sins, they felt an excruciating pain in their heart and asked Peter and other apostles, “Brethren, what shall we do?” Peter gave them two things to do:
(1) Be baptized in Christ’s name: The baptism which Peter mentioned has a twofold benefits, to receive the forgiveness of sins and the Holy Spirit’s gifts. These two things God promises with them from the beginning, and now is achieved in Christ and his works of redemption. This baptism is given to all people from everywhere, not only limited to the Israelites.
(2) Be separated from this evil generation: Looking back at Christ’s life and the wicked way which people maltreated him, we see the wickedness of the devil, the world and the human flesh. We wonder that why didn’t these people recognize the truths which Jesus revealed to them? Why could the apostles, who witnessed Jesus’ wonderful works and his love for them, plainly betrayed, rejected and ran away from him, and let him endure his passion and death alone? Why could the Sanhedrin who called themselves God-fearers and experts of the law, be lying and condemned Jesus, an innocent person to death? Why didn’t such a leader like Pilate have courage to set free Jesus after he knew that the Jews wanted to kill Jesus out of their jealousy?
We aren’t bold to condemn Jesus’ contemporaries because we can’t find a proper answer for the question, “Why do we, who understand God’s immense love for us, continue to betray Him by being slaves for sins?” We can only beat our heart to examine ourselves, try our best to avoid the wicked generation and practice a more virtuous life.
2/ Reading II: “Christ also suffered for you, leaving you an example that you should follow in his steps.”
2.1/ Imitate Christ to faithfully do good and to endure sufferings: The author advised his faithful to imitate Christ to do three important things.
(1) To do good deeds: Christ, during his life on earth, didn’t cause a single damage for people. In the opposite, he went out to always do good deeds for people: healing them for all diseases, expelling devils, revealing God’s truths and preaching the gospel. To the point that he could challenge those who wanted to stone him to death, “I have shown you many good works from the Father; for which of these do you stone me?” (Jn 10:32). He did good things not only for his contemporaries but also for people of all generations by establishing the sacraments to keep bestowing graces upon them.
(2) To endure sufferings: Though he caused no damage for anyone; all people caused sufferings for him. For examples, Judas betrayed and sold him for thirty silvers; Peter, the leader of all apostles, denied him three times in his passion; all other apostles ran away from him; the Sanhedrin relied on false testimonies to condemn him to death; the soldiers slapped his face, mocked and spitted on him, they scourged him, put on his head him a crown of throne and nailed him to the cross; the Jews asked Pilate to release Barabbas, a thief, instead of him who saved them. All of human beings continue to sin against him. We can convincingly say that there is none in this world who suffered like him though he commits no sin.
(3) To be faithful to the end: Though he was betrayed, maltreated and killed unjustly, Jesus didn’t react even though he has power to kill all those who caused sufferings for him. The author of the First Letter of Peter described Jesus’ endurance as followed, “When he was reviled, he did not revile in return; when he suffered, he did not threaten; but he trusted to him who judges justly.”
Christ could endure all these injustices because he knew God the Father will vindicate him. The author advised his faithful to imitate Christ because, “For to this you have been called, because Christ also suffered for you, leaving you an example that you should follow in his steps.” However, to imitate Christ to do these three things isn’t easy. Whoever can do, it is by God’s grace; and he shall certainly be victorious and govern with Christ.
2.2/ The reason for imitating Christ: There are at least two reasons why we should imitate Christ to faithfully do good deeds and to endure sufferings:
(1) Because we are received good results from Christ’s sacrifices: The author wrote, “He himself bore our sins in his body on the tree, that we might die to sin and live to righteousness. By his wounds you have been healed.” If we are inherited the merits of Christ’s passion and death, we must also sacrifice for others by doing the same, so that they might have some benefits from our sufferings.
(2) After we are dead to our sins, we can live a righteous life: Christ did not only die for our sins, he also bestows full of graces upon us through the sacraments so we can live a holy and righteous life. When we live a righteous life, we shall no longer be a slave for sins; but as a free person who lives according to the Holy Spirit’s guidance. If we pay no attention to our duty to live a more holy and righteous life; we shall easily return to our former life. Therefore, the author reminded his faithful, “For you were straying like sheep, but have now returned to the Shepherd and Guardian of your souls.”
3/ Gospel: “I came that they may have life, and have it abundantly.”
The passage gives us two signs to recognize a true shepherd:
3.1/ He must enter through the door to the sheepfold: The door is the sign to indicate if a person has a right to enter: those who enter through it are the true shepherds; who enter through other ways are thieves and robbers. The Jews have two ways to safeguard their sheep during the night. For those who live far away from their village, they can find a cave which has only one way to enter to keep their sheep; the shepherd shall lie at the entrance. Whoever wants to take his sheep, he must enter through him. For those who live near to the village, they can bring their sheep to a common place called the sheepfold; this place has a keeper who knows all the shepherds and their sheep. All of them must enter and go out under his supervision.
Jesus proclaimed that he is the door of the sheepfold. Whoever enters through him is the true shepherd; whoever doesn’t, is a thief or a robber. There are two ways to understand Jesus’ claim: First, whoever cares for the sheep in Jesus’ name, is the true shepherd; in one’s own name, he is a thief. Secondly, whoever teaches Jesus’ teaching to the faithful, he is the true shepherd; he who teaches his own or the other’s teaching, he is a false shepherd.
3.2/ He must take a good care of the sheep: The first sign isn’t enough to recognize a good shepherd, since there exists shepherds in Israel who are authorized to care for the sheep; but they didn’t care for the sheep; instead, they only looked for the sheep’s fur and meat. The prophet Ezekiel forewarned people this kind of shepherd (Eze. 34:8).
The caring for sheep in Palestine is difficult and requires hard works because there aren’t many pastures and water. If a shepherd wants his sheep to grow and to be healthy, he must lead his sheep far away to look for green pastures and pure springs. Besides, Palestine topography is treacherous due to many stony mountains and hills; shepherds and their sheep can easily fall to a deep abyss and died if they aren’t careful. Moreover, shepherds must also safeguard their sheep from wolves, thieves and robbers.
Christ declares that he is the Good Shepherd who comes so that his sheep can live and fully live. He shall look for the strayed sheep, bind the injured ones and fatten the skinny sheep. The shepherd who cares for the faithful’s spiritual needs must also imitate Christ to care for them. They must not look for the sheep’s fur and meat; but search to bring back those who forsook their faith for a long time, to heal those who are burdened by heavy weights and to help the faithful to grow in faith and virtues.
Even though the good shepherd finds all possible ways to help his sheep, the sheep’s attitude is also needed for their nourishment and protection. The most important attitude of the sheep is to recognize their shepherd’s voice and not to follow a stranger, because the shepherd can’t protect such a sheep. Next, the sheep also need to follow the shepherd’s commands, not to follow their own wills, because the sheep don’t have ability to care for themselves and to recognize what are necessary for their life.
III. APPLICATION IN LIFE:
– We must learn Scripture to recognize the truth and to avoid all lies. If we don’t study Scripture, we shall not be able to recognize all lies of the world.
– We should imitate Christ to faithfully do good and to suffer for others so that they might also inherit the salvation as he has done for us.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP