Lời Chúa Mỗi Ngày : Chủ Nhật IV Mùa Vọng, Năm A

Chủ Nhật IV Mùa Vọng, Năm A
Bài đọc: Isa 7:10-14; Rom 1:1-7; Mt 1:18-24.
1/ Bài đọc I: 10 Một lần nữa ĐỨC CHÚA phán với vua A-khát rằng:
11 “Ngươi cứ xin ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa của ngươi
ban cho ngươi một dấu dưới đáy âm phủ hoặc trên chốn cao xanh.”
12 Vua A-khát trả lời: “Tôi sẽ không xin, tôi không dám thử thách ĐỨC CHÚA.”
13 Ông I-sai-a bèn nói: “Nghe đây, hỡi nhà Đa-vít!
Các ngươi làm phiền thiên hạ chưa đủ sao, mà còn muốn làm phiền cả Thiên Chúa của tôi nữa?
14 Vì vậy, chính Chúa Thượng sẽ ban cho các ngươi một dấu:
Này đây người thiếu nữ mang thai, sinh hạ con trai, và đặt tên là Em-ma-nu-en.
2/ Bài đọc II: 1 Tôi là Phao-lô, tôi tớ của Đức Ki-tô Giê-su; tôi được gọi làm Tông Đồ, và dành riêng để loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa.
2 Tin Mừng ấy, xưa Người đã dùng các ngôn sứ của Người mà hứa trước trong Kinh Thánh.
3 Đó là Tin Mừng về Con của Người là Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.
4 Nhưng xét như Đấng đã từ cõi chết sống lại nhờ Thánh Thần, Người đã được đặt làm Con Thiên Chúa với tất cả quyền năng.
5 Nhờ Người, chúng tôi đã nhận được đặc ân và chức vụ Tông Đồ, làm cho hết thảy các dân ngoại vâng phục Tin Mừng hầu danh Người được rạng rỡ.
6 Trong số đó, có cả anh em, là những người đã được kêu gọi để thuộc về Đức Giê-su Ki-tô.
7 Kính gửi tất cả anh em ở Rô-ma, những người được Thiên Chúa yêu thương, được kêu gọi làm dân thánh.
Xin Thiên Chúa là Cha chúng ta, và xin Chúa Giê-su Ki-tô ban cho anh em ân sủng và bình an.
3/ Phúc Âm: 18 Sau đây là gốc tích Đức Giê-su Ki-tô: bà Ma-ri-a, mẹ Người, đã thành hôn với ông Giu-se. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần.
19 Ông Giu-se, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo.
20 Ông đang toan tính như vậy, thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng: “Này ông Giu-se, con cháu Đa-vít, đừng ngại đón bà Ma-ri-a vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần.
21 Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giê-su, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ.”
22 Tất cả sự việc này đã xảy ra, là để ứng nghiệm lời xưa kia Chúa phán qua miệng ngôn sứ:
23 Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-en, nghĩa là “Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta.”
24 Khi tỉnh giấc, ông Giu-se làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà.
________________________________________

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Đừng nghi ngờ hay bất tuân lệnh của Thiên Chúa.
Con người có khuynh hướng làm theo những gì mình suy nghĩ, và áp dụng những gì mình suy nghĩ vào cho Thiên Chúa. Nếu họ nghĩ chuyện đó không thể làm được, họ kết luận Thiên Chúa cũng không thể làm được. Khi suy nghĩ như thế, con người đã hạ Thiên Chúa xuống ngang hàng với con người; và như một hậu quả, con người bất tuân lệnh của Ngài, và dần dần, họ cũng chẳng cần đến Thiên Chúa.
Các Bài Đọc hôm nay dẫn chứng những mẫu gương vâng lời và bất tuân lệnh của Thiên Chúa. Trong Bài Đọc I, vua Ahaz của Judah bất tuân lệnh Thiên Chúa đi cầu cứu với vua Assyria để xin sự bảo vệ; vì Vua không tin Thiên Chúa có sức mạnh đủ để bảo vệ Judah khỏi tay Ai-cập.
Trong Bài Đọc II, Phaolô, sau khi được Đức Kitô mặc khải trên đường đi Damascus, đã nhận ra Kế Hoạch Cứu Độ của Thiên Chúa qua Đức Kitô và cho mọi dân tộc. Kể từ đó, ông không ngừng rao giảng Tin Mừng cho Dân Ngoại. Trong Phúc Âm, thánh Giuse không hiểu nổi cuộc thụ thai kỳ lạ của Đức Trinh Nữ Maria, nên toan lìa bỏ Đức Mẹ cách kín đáo; nhưng thiên thần hiện đến với Giuse trong giấc mộng, và cho ông biết sự thụ thai là do quyền năng của Chúa Thánh Thần. Thiên thần lặp lại lời tiên-tri của ngôn sứ Isaiah trong Bài Đọc I để soi sáng cho Giuse hiểu cuộc mang thai cách mầu nhiệm này. Khi tỉnh dậy ông làm theo ý định của Thiên Chúa và nhận Maria về nhà làm bạn mình.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Đừng bất tuân lệnh của Thiên Chúa.
1.1/ Vua Ahaz bất tuân lệnh Thiên Chúa: Chúng ta phải hiểu hoàn cảnh lịch sử thì mới hiểu trình thuật của Isaiah hôm nay: Ahaz là vua Judah. Sau khi vương quốc miền Bắc bị rơi vào tay quân thù Assyria, ông sợ hãi và muốn sai sứ giả sang triều cống và cầu cứu với vua Assyria để được bảo vệ. Thiên Chúa sai tiên-tri Isaiah đến khuyên nhà vua không được làm như thế; Vua chỉ cần tin vào Thiên Chúa, Ngài có thể bảo vệ vương quốc Judah khỏi tay mọi quân thù. Vua không tin Thiên Chúa có thể bảo vệ, nên cứ sai sứ giả sang cầu cứu với vua Assyria. Khi biết Vua bất tuân lệnh Thiên Chúa, tiên-tri Isaiah vào hoàng cung để đối chất với vua Ahaz, và chúng ta có trình thuật của Isaiah hôm nay.
Một lần nữa Đức Chúa phán với vua Ahaz rằng: “Ngươi cứ xin Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi ban cho ngươi một dấu dưới đáy âm phủ hoặc trên chốn cao xanh.” Vua Ahaz trả lời: “Tôi sẽ không xin, tôi không dám thử thách Đức Chúa.” Đây là sự khiêm nhường giả tạo: Nếu muốn biết Thiên Chúa uy quyền thế nào, tại sao vua Ahaz không dám mở miệng xin. Lời của vua Ahaz chứng tỏ ông không kính sợ và làm theo ý Thiên Chúa; nhưng chỉ nhát đảm để rồi làm theo ý riêng mình. Hậu quả là toàn vương quốc miền Nam bị rơi vào tay quân đội của vua Babylon. Chúng phá hủy Đền Thờ và đem tất cả vua quan và dân chúng đi lưu đày.
1.2/ Lời tiên báo về hoàn cảnh của Đấng Thiên Sai ra đời: Tuy Ahaz không xin nhưng Thiên Chúa vẫn cho. Ông Isaiah bèn nói: “Nghe đây, hỡi nhà David! Các ngươi làm phiền thiên hạ chưa đủ sao, mà còn muốn làm phiền cả Thiên Chúa của tôi nữa? Vì vậy, chính Chúa Thượng sẽ ban cho các ngươi một dấu: Này đây người thiếu nữ mang thai, sinh hạ con trai, và đặt tên là Immanuel.” Động từ “làm phiền” đồng nghĩa với bất tuân lệnh của Thiên Chúa. Dấu lạ vĩ đại của Thiên Chúa là Ngài sẽ ban cho nhân loại Đấng Thiên Sai qua sự mang thai mà vẫn còn đồng trinh của một trinh nữ (parthenos trong bản Hy-lạp, LXX, và almah trong bản Do-thái, MT).
+ Các học giả tranh luận: Từ almah chỉ được dùng ba lần trong Cựu Ước vừa có nghĩa tổng quát là một thiếu nữ, vừa có nghĩa là một trinh nữ; nếu muốn chỉ sự đồng trinh, người ta sẽ dùng danh từ betulah, xảy ra 14 lần trong Cựu Ước. Isaiah cũng dùng 3 lần danh từ betulah (Isa 23:12, 27:32, 47:1).
+ Ý kiến chúng tôi: Tiên-tri Isaiah muốn ám chỉ một trinh-nữ, vì ba lý do sau:
(1) Kinh Thánh: Hai lần khi bản MT dùng almah (Gen 24:43 và Isa 7:14), bản LXX đều dùng parthenos. Chỉ có một lần bản LXX dùng từ neanis để dịch almah là trong (Exo 2:8), khi chị của Moses được công chúa của vua Pharao sai đi mời mẹ của Moses đến. Chị của Moses trong trường hợp này cũng có thể là một trinh nữ, vì theo văn mạch là người vẫn còn nhỏ tuổi. Như thế, Isaiah có thể dùng từ đồng nghĩa ở đây, almah, để chỉ một trinh nữ.
(2) Văn mạch: Hơn nữa, theo văn mạch, Thiên Chúa muốn cho con người một dấu lạ vĩ đại – nếu một thiếu nữ có chồng mà sinh con là chuyện thường tình xảy ra, đâu còn gọi là dấu lạ nữa.
(3) Truyền thống: Khi thánh sử Matthew trích dẫn lời ngôn sứ Isaiah, ông dùng từ parthenos, có ý muốn nói một trinh nữ.
2/ Bài đọc II: Tin Mừng ấy, xưa Người đã dùng các ngôn sứ của Người mà hứa trước trong Kinh Thánh.
Để hiểu bắt đầu trình thuật của Thư Rôma hôm nay, một người phải nhớ lại biến cố ngã ngựa của Phaolô trên đường đi Damascus. Trước đó, Phaolô không tin Đức Kitô cần thiết trong Kế Hoạch Cứu Độ của Thiên Chúa, và ông cũng không tin Dân Ngoại có thể được cứu độ. Như phần đông người Do-thái, ông tin chỉ cần giữ Lề Luật là đủ để được cứu độ, và ơn cứu độ chỉ dành cho người Do-thái. Nhưng sau khi được Đức Kitô mặc khải, Phaolô thay đổi niềm tin hoàn toàn: ông tin và được chọn để rao giảng Đức Kitô cho Dân Ngoại. Đây là hai điều mà Phaolô đề cập tới trong trình thuật hôm nay.
2.1/ Phaolô được kêu gọi để rao giảng Tin Mừng của Đức Kitô: Ông xác tín niềm tin vào Đức Kitô, vào Tin Mừng Đức Kitô rao giảng, và vào sứ vụ rao giảng Tin Mừng của ông: “Tôi là Phaolô, tôi tớ của Đức Giêsu Kitô; tôi được gọi làm Tông Đồ, và dành riêng để loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa. Tin Mừng ấy, xưa Người đã dùng các ngôn sứ của Người mà hứa trước trong Kinh Thánh. Đó là Tin Mừng về Con của Người là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Nhưng xét như Đấng đã từ cõi chết sống lại nhờ Thánh Thần, Người đã được đặt làm Con Thiên Chúa với tất cả quyền năng.”
2.2/ Tin Mừng được loan truyền cho tất cả Dân Ngoại: Phaolô tin Kế Hoạch Cứu Độ của Thiên Chúa có hai giai đoạn: (1) Thiên Chúa chọn dân tộc Do-thái để chuẩn bị cho Đức Kitô ra đời, và (2) khi Đức Kitô đến, Tin Mừng Cứu Độ được mở rộng đến các Dân Ngoại. Phaolô được tuyển chọn bởi chính Đức Kitô để loan báo Tin Mừng cho Dân Ngoại: “Nhờ Người, chúng tôi đã nhận được đặc ân và chức vụ Tông Đồ, làm cho hết thảy các Dân Ngoại vâng phục Tin Mừng hầu danh Người được rạng rỡ. Trong số đó, có cả anh em, là những người đã được kêu gọi để thuộc về Đức Giêsu Kitô. Kính gửi tất cả anh em ở Rôma, những người được Thiên Chúa yêu thương, được kêu gọi làm dân thánh. Xin Thiên Chúa là Cha chúng ta, và xin Chúa Giêsu Kitô ban cho anh em ân sủng và bình an.”
3/ Phúc Âm: Tất cả sự việc này đã xảy ra, là để ứng nghiệm lời xưa kia Chúa phán qua miệng ngôn sứ.
3.1/ Cuộc thụ thai khó hiểu của Maria: Thánh-sử Matthew tường thuật cuộc thụ thai của Maria: “Sau đây là gốc tích Đức Giêsu Kitô: bà Maria, mẹ Người, đã thành hôn với ông Giuse. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần. Ông Giuse, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo.”
Theo trình thuật này, một người có thể nhận ra ngay hai điều quan trọng:
(1) Maria mang thai không phải bởi Giuse: Khi Giuse định tâm lìa bỏ Maria cách kín đáo, ông xác nhận điều này, vì Giuse là người công chính.
(2) Maria mang thai do quyền năng Chúa Thánh Thần: Hai lần trong trình thuật hôm nay, thánh sử Matthew đề cập đến sự thụ thai là do bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần. Lần đầu bởi chính thánh-sử, và lần thứ hai bởi sứ thần của Thiên Chúa.
3.2/ Sự việc xảy ra để ứng nghiệm lời ngôn sứ Isaiah: Khi Giuse đang toan tính như vậy, thì sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng: “Này ông Giuse, con cháu David, đừng ngại đón bà Maria vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ.” Trình thuật nhấn mạnh: “Tất cả sự việc này đã xảy ra, là để ứng nghiệm lời xưa kia Chúa phán qua miệng ngôn sứ: “Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Immanuel, nghĩa là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta.”” Mặc dù là trong giấc mơ, nhưng sứ thần Thiên Chúa muốn Giuse được củng cố bởi lời của ngôn sứ Isaiah, đã được loan báo hơn 600 năm trước. Vì thế, khi tỉnh giấc, ông Giuse làm như sứ thần Chúa dạy và đón Maria về nhà.
3.3/ Tranh luận về vấn đề đồng trinh của Đức Mẹ: Từ thời Giáo Hội sơ khai đến nay, thời nào cũng có những người không tin vào tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm. Đối với họ, một phụ nữ không thể sinh con mà còn đồng trinh. Chúng ta có thể căn cứ vào 5 lý chứng sau đây để xác tín vào sự đồng trinh của Đức Mẹ:
(1) Lời ngôn sứ Isaiah đã tiên báo gần 600 năm trước khi Đức Kitô sinh ra. Chúng ta đã phân tích từ ngữ và văn mạch trong Bài Đọc I.
(2) Trình thuật của Tin Mừng Matthew hôm nay hai lần nói tới việc thụ thai của Chúa Giêsu là do ý định của Thiên Chúa và do quyền năng của Chúa Thánh Thần.
(3) Chính Giuse, chồng của Maria cũng xác nhận việc thụ thai là không do ông; vì thế, ông toan tính lìa bỏ Maria cách kín đáo.
(4) Thiên Chúa có uy quyền làm mọi sự: không điều gì Ngài không thể làm được.
(5) Việc thụ thai như thế nên làm; vì Đức Kitô là Thiên Chúa thánh thiện, không thể vương vấn tội nhơ.
Ai tiếp tục chất vấn sự đồng trinh của Đức Mẹ, người ấy cũng chẳng khác gì vua Ahaz, luôn nghi ngờ uy quyền của Thiên Chúa. Những người này chỉ tin vào sự lý luận khôn ngoan của mình và tiếp tục “làm phiền” Thiên Chúa.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:

– Con người chúng ta bị giới hạn rất nhiều trong sự hiểu biết; vì thế, chúng ta đừng bao giờ ngoan cố trong sự cố chấp của mình, nhưng phải biết mở lòng để đón nhận mặc khải của Thiên Chúa.
– Chúng ta cũng đừng bao giờ áp dụng những gì chúng ta suy luận vào cho Thiên Chúa, vì Ngài rất khác và uy quyền hơn chúng ta gấp bội. Khi không hiểu mặc khải của Thiên Chúa, chúng ta hãy khiêm nhường xin Thánh Thần soi sáng, thay vì kiêu ngạo cho là chuyện không thể xảy ra.

SUNDAY OF THE IV ADVENTA

Readings: Isa 7:10-14; Rom 1:1-7; Mt 1:18-24.
1/ Reading I: RSV Isaiah 7:10 Again the LORD spoke to Ahaz, 11 “Ask a sign of the LORD your God; let it be deep as Sheol or high as heaven.” 12 But Ahaz said, “I will not ask, and I will not put the LORD to the test.” 13 And he said, “Hear then, O house of David! Is it too little for you to weary men, that you weary my God also? 14 Therefore the Lord himself will give you a sign. Behold, a young woman shall conceive and bear a son, and shall call his name Immanuel.”
2/ Reading II: RSV Romans 1:1 Paul, a servant of Jesus Christ, called to be an apostle, set apart for the gospel of God 2 which he promised beforehand through his prophets in the holy scriptures, 3 the gospel concerning his Son, who was descended from David according to the flesh 4 and designated Son of God in power according to the Spirit of holiness by his resurrection from the dead, Jesus Christ our Lord, 5 through whom we have received grace and apostleship to bring about the obedience of faith for the sake of his name among all the nations, 6 including yourselves who are called to belong to Jesus Christ; 7 To all God’s beloved in Rome, who are called to be saints: Grace to you and peace from God our Father and the Lord Jesus Christ.
3/ Gospel: RSV Matthew 1:18 Now the birth of Jesus Christ took place in this way. When his mother Mary had been betrothed to Joseph, before they came together she was found to be with child of the Holy Spirit; 19 and her husband Joseph, being a just man and unwilling to put her to shame, resolved to divorce her quietly. 20 But as he considered this, behold, an angel of the Lord appeared to him in a dream, saying, “Joseph, son of David, do not fear to take Mary your wife, for that which is conceived in her is of the Holy Spirit; 21 she will bear a son, and you shall call his name Jesus, for he will save his people from their sins.” 22 All this took place to fulfill what the Lord had spoken by the prophet: 23 “Behold, a virgin shall conceive and bear a son, and his name shall be called Emmanuel” (which means, God with us). 24 When Joseph woke from sleep, he did as the angel of the Lord commanded him; he took his wife.
________________________________________

I. THEME: Do not doubt and disobey God.

People have a tendency to do what they think and to apply their thinking to God. If they think it is impossible for them to do a certain thing, they conclude it is also impossible to God. When people think as such, they lower God to be equal to them; and as a result, they disobey Him; and gradually they have no need of God.
Today readings illustrate some examples of those who obeyed and disobeyed God. In the first reading, Ahaz, the Judean king disobeyed God and sought help from the Assyrian king, because he didn’t believe in God’s strength to deliver Judah from the Egyptian power. In the second reading, Paul, after witnessed Christ’s revelation to him on the way to Damascus, recognized God’s plan of salvation for all nations through Christ. From that time on, he incessantly preaches the gospel to the Gentiles. In the Gospel, at first, Joseph couldn’t fathom Mary’s strange conception, so he planned to secretly leave her. Then, a God’s angel appeared to him in a dream and let him know Mary’s conception is by the Holy Spirit’s power. The angel also repeated Isaiah’s prophecy in the first reading to enlighten Joseph to understand this mystical conception. When Joseph awoke from his dream, he obeyed God and received Mary into his house.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: Don’t disobey God’s command!

1.1/ King Ahaz disobeyed God: An understanding of the Israel’s history shall help us to understand this passage from the prophet Isaiah. Ahaz is the king of Judah, the southern kingdom. After the northern kingdom was fallen into the hand of the Assyrian king, he was afraid and wanted to send his messengers to the Assyrian king to pay tribute and to ask for help. God sent the prophet Isaiah to him the first time to prevent him to do such thing. The prophet told him that he only needs to believe in God because He can deliver his kingdom from all enemies. The king didn’t believe God can do that so he sent his messenger to seek help from the Assyrian king. When the prophet knew king Ahaz’s disobedience, he came to the palace to confront the king, and we have today passage.
The prophet Isaiah told Ahaz, “Again the Lord spoke to Ahaz, “Ask a sign of the Lord your God; let it be deep as Sheol or high as heaven.” But Ahaz said, “I will not ask, and I will not put the Lord to the test.”” This is only a fake humility; if he wants to know God’s power, why he doesn’t open his mouth and asks for a sign. King Ahaz’s words showed he didn’t revere God; he only wants to do his will. Because of his disobedience, the whole his kingdom was fallen into the Babylonian king. The enemies completely destroyed Jerusalem city, the temple, and brought the king, his officers and all people on exile.
1.2/ The prophecy about the Messiah’s coming: Though king Ahaz didn’t ask, God still gave him a sign. The prophet announced, “Hear then, O house of David! Is it too little for you to weary men, that you weary my God also? Therefore the Lord himself will give you a sign. Behold, a young woman shall conceive and bear a son, and shall call his name Immanuel.”
The verb “to weary” has the same meaning as “to disobey” God. The sign which God shall give to humankind is the Messiah through the conception of a virgin (parthenos in LXX and almah in MT).
Many scriptural scholars argued: The noun almah is used only three times in the Old Testament; it has both meanings as a young woman and a virgin. If the prophet wants to emphasize the virginity, he could use the other noun, betulah, which is used fourteen times in the Old Testament. Isaiah also uses this noun three times in his writing (Cf. Isa 23:12, 27:32, 47:1).
According to my opinion: The prophet wanted to indicate “a virgin” due to the following three reasons:
(1) Scripture: Twice when MT uses almah (Gen 24:43 and Isa 7:14), the LXX uses parthenos to render its meaning. There is only one time, LXX uses neanis to translate almah in Exodus 2:8, when Pharaoh’s princess sent out Moses’ sister to look for her a caretaker. Moses’ sister in this case could be a virgin according to the context because she was still young. So, Isaiah could use a synonym, almah, to indicate a virgin in this passage.
(2) Context: A stronger argument is that God wants to give the king a magnificent sign. If a woman marries and has a baby, it is nothing new, it is normal.
(3) Tradition: When Matthew, the evangelist, illustrated the Isaiah’s prophecy; he used parthenos to indicate a virgin.
2/ Reading II: “The gospel of God which he promised beforehand through his prophets in the holy scriptures.”
To understand the introduction of the Letter to the Romans, we must remember Paul’s falling down from his horse on the way to Damascus. Before this event, Paul didn’t believe two things: Christ is the necessary factor in God’s plan of salvation and the Gentiles can be saved. As the majority of the Jews, he believed people can be saved by keeping of the Law and salvation is only for the Jews. But after was revealed by Christ, Paul completely changed his beliefs. He believed salvation is for all people and he was chosen to preach Christ’s gospel for the Gentiles. These are two things which Paul mentioned in today passage.
2.1/ Paul is called to preach Christ’s gospel: He proclaimed his faith in Christ, the gospel, his calling and mission to the Gentiles as follows, “Paul, a servant of Jesus Christ, called to be an apostle, set apart for the gospel of God which he promised beforehand through his prophets in the holy scriptures, the gospel concerning his Son, who was descended from David according to the flesh and designated Son of God in power according to the Spirit of holiness by his resurrection from the dead, Jesus Christ our Lord.”
2.2/ The gospel is announced to all the Gentiles: Paul believed there are two phrases of God’s plan of salvation:
(1) God chooses the Israelites to prepare for Christ’s coming;
(2) When Christ comes, salvation is extended to all people.
Paul was chosen by God to preach the gospel of salvation to the Gentiles, as he wrote, “Through whom we have received grace and apostleship to bring about the obedience of faith for the sake of his name among all the nations; including yourselves who are called to belong to Jesus Christ. To all God’s beloved in Rome, who are called to be saints: Grace to you and peace from God our Father and the Lord Jesus Christ.”

3/ Gospel: “All this took place to fulfill what the Lord had spoken by the prophet.”

3.1/ Mary’s mystical conception: St. Matthew reported Mary’s mystical conception as followed, “Now the birth of Jesus Christ took place in this way. When his mother Mary had been betrothed to Joseph, before they came together she was found to be with child of the Holy Spirit; and her husband Joseph, being a just man and unwilling to put her to shame, resolved to divorce her quietly.” According to this report, one can recognize immediately two important things:
(1) Mary’s conception wasn’t by Joseph: When Joseph resolved to divorce Mary quietly; he affirmed this point, because he is a just man.
(2) Mary was conceived by the Holy Spirit’s power: Twice in today passage, St. Matthew mentioned that Mary’s conception was by the Holy Spirit’s power. The first time is by the evangelist and the second time by God’s messenger.
3.2/ This thing happened to fulfill Isaiah’s prophecy: When Joseph was planning to leave Mary, a God’s angel appeared to him in his dream saying, “Joseph, son of David, do not fear to take Mary your wife, for that which is conceived in her is of the Holy Spirit; she will bear a son, and you shall call his name Jesus, for he will save his people from their sins.” The angel emphasizes, “All this took place to fulfill what the Lord had spoken by the prophet: “Behold, a virgin shall conceive and bear a son, and his name shall be called Emmanuel” (which means, God with us).”
Though in a dream, but the angel of the Lord wants Joseph to be confirmed by the Isaiah’s prophecy which was announced from about six hundred years ago. Therefore, when Joseph woke from sleep, he did as the angel of the Lord commanded him; he took her as his wife.
3.3/ The arguments about Mary’s virginity: From the early Church till now, in every generation there are some who don’t believe in Mary’s virgin conception. To them, a woman can’t give birth and remain a virgin. We can rely on the following five arguments to affirm Mary’s virginal conception:
(1) The prophet Isaiah announced this fact nearly six hundred year ago. We analyzed the vocabularies and the context in the first reading.
(2) Today passage from St. Matthew mentioned twice Jesus’ incarnation is God’s will and by the Holy Spirit’s power.
(3) Joseph himself also certified Mary’s conception isn’t by him. This is the reason why he planned to leave Mary quietly.
(4) God has power to do all things; nothing is impossible to him. People can’t apply their thinking to God.
(5) The virginal conception is worthy and should be done because Christ is holy, he can’t be attached to sin.
Whoever question the virginity of the Blessed Mary; they like king Ahaz, who always doubted about God’s power. These people only believe in their human reason and continually weary God.

III. APPLICATION IN LIFE:

– As human beings, our knowledge is very limited; therefore, we shouldn’t be so stubborn in our arguments but be opened to receive God’s revelation.
– We should never apply our thinking to God because He is very different and has much more power than us. When we don’t understand God’s revelation, we should be humble and ask for the Holy Spirit’s enlightenment, instead of saying it is impossible to happen.

LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP