Chủ Nhật IV Mùa Chay, Năm C
Bài đọc: Jos 5:9a, 10-12; II Cor 5:17-21; Lk 15:1-3, 11-32.
1/ Bài đọc I: 9 ĐỨC CHÚA phán với ông Giô-suê: “Hôm nay Ta đã cất khỏi các ngươi cái ô nhục của người Ai-cập.” Vì thế, người ta đã gọi tên nơi ấy là Ghin-gan cho đến ngày nay. 10 Con cái Ít-ra-en đóng trại ở Ghin-gan và cử hành lễ Vượt Qua ngày mười bốn trong tháng, vào buổi chiều, trong vùng thảo nguyên Giê-ri-khô. 11 Hôm sau lễ Vượt Qua, họ đã dùng thổ sản trong xứ, tức là bánh không men và hạt lúa rang, vào đúng ngày đó. 12 Hôm sau, không còn man-na nữa, khi họ dùng thổ sản trong xứ; thế là con cái Ít-ra-en không còn có man-na nữa. Năm ấy, họ đã dùng hoa màu của đất Ca-na-an.
2/ Bài đọc II: 17 Cho nên, phàm ai ở trong Đức Ki-tô đều là thọ tạo mới. Cái cũ đã qua, và cái mới đã có đây rồi. 18 Mọi sự ấy đều do bởi Thiên Chúa là Đấng đã nhờ Đức Ki-tô mà cho chúng ta được hoà giải với Người, và trao cho chúng tôi chức vụ hoà giải. 19 Thật vậy, trong Đức Ki-tô, Thiên Chúa đã cho thế gian được hoà giải với Người. Người không còn chấp tội nhân loại nữa, và giao cho chúng tôi công bố lời hoà giải. 20 Vì thế, chúng tôi là sứ giả thay mặt Đức Ki-tô, như thể chính Thiên Chúa dùng chúng tôi mà khuyên dạy. Vậy, nhân danh Đức Ki-tô, chúng tôi nài xin anh em hãy làm hoà với Thiên Chúa. 21 Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Người.
3/ Phúc Âm: 1 Các người thu thuế và các người tội lỗi đều lui tới với Đức Giê-su để nghe Người giảng. 2 Những người Pha-ri-sêu và các kinh sư bèn xầm xì với nhau: “Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng.” 3 Đức Giê-su mới kể cho họ dụ ngôn này:
11 Rồi Đức Giê-su nói tiếp: “Một người kia có hai con trai. 12 Người con thứ nói với cha rằng: “Thưa cha, xin cho con phần tài sản con được hưởng. Và người cha đã chia của cải cho hai con.
13 Ít ngày sau, người con thứ thu góp tất cả rồi trẩy đi phương xa. Ở đó anh ta sống phóng đãng, phung phí tài sản của mình. 14 “Khi anh ta đã ăn tiêu hết sạch, thì lại xảy ra trong vùng ấy một nạn đói khủng khiếp. Và anh ta bắt đầu lâm cảnh túng thiếu, 15 nên phải đi ở đợ cho một người dân trong vùng; người này sai anh ta ra đồng chăn heo. 16 Anh ta ao ước lấy đậu muồng heo ăn mà nhét cho đầy bụng, nhưng chẳng ai cho. 17 Bấy giờ anh ta hồi tâm và tự nhủ: “Biết bao nhiêu người làm công cho cha ta được cơm dư gạo thừa, mà ta ở đây lại chết đói! 18 Thôi, ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với người: “Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, 19 chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy.
20 Thế rồi anh ta đứng lên đi về cùng cha. “Anh ta còn ở đằng xa, thì người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổ anh ta và hôn lấy hôn để.” 21 Bấy giờ người con nói rằng: “Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa… 22 Nhưng người cha liền bảo các đầy tớ rằng: “Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, 23 rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng! 24 Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy. Và họ bắt đầu ăn mừng. 25 “Lúc ấy người con cả của ông đang ở ngoài đồng. Khi anh ta về gần đến nhà, nghe thấy tiếng đàn ca nhảy múa, 26 liền gọi một người đầy tớ ra mà hỏi xem có chuyện gì. 27 Người ấy trả lời: “Em cậu đã về, và cha cậu đã làm thịt con bê béo, vì gặp lại cậu ấy mạnh khoẻ. 28 Người anh cả liền nổi giận và không chịu vào nhà. Nhưng cha cậu ra năn nỉ. 29 Cậu trả lời cha: “Cha coi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha, và chẳng khi nào trái lệnh, thế mà chưa bao giờ cha cho lấy được một con dê con để con ăn mừng với bạn bè. 30 Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về, thì cha lại giết bê béo ăn mừng! 31 “Nhưng người cha nói với anh ta: “Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con. 32 Nhưng chúng ta phải ăn mừng, phải vui vẻ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy.”
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Hoà giải với Thiên Chúa và với tha nhân
Nếu con người biết vâng lời Thiên Chúa và giữ trọn Thập Giới, họ sẽ sống đúng mối liên hệ với Thiên Chúa, với tha nhân, và với thế giới chung quanh. Thiên Chúa sẽ chúc lành cho mọi việc họ làm và bảo vệ họ khỏi mọi điều nguy hiểm hồn xác. Nhưng con người đã không giữ lời Thiên Chúa dạy, họ nghe theo tiếng gọi của ba thù và đảo lộn mọi trật tự của Thiên Chúa. Họ khước từ tình yêu đích thực của Thiên Chúa, cha mẹ, và anh em để chạy theo những tình yêu giả dối và tạm thời. Mùa Chay là mùa Thiên Chúa kêu gọi con người xét lại mối liên hệ của con người đối với Ngài và với nhau, để hòa giải và sống đúng các mối liên hệ trong cuộc đời.
Các Bài Đọc hôm nay đặt trọng tâm trong sự hòa giải giữa con người với Thiên Chúa và với nhau. Trong Bài Đọc I, Thiên Chúa dẫn đưa con cái Israel vào Đất Hứa, sau cuộc Xuất Hành và thanh luyện 40 năm trong sa mạc. Ngài truyền cho ông Joshua phải cắt bì cho tất cả những người nam của Israel tại Ghilgal, như một giao ước phải tuân giữ: Ngài sẽ bảo vệ và chúc lành nếu họ tuân giữ các thánh chỉ và Lề Luật của Ngài. Trong Bài Đọc II, con người tự mình không thể giao hòa với Thiên Chúa vì tất cả đều phạm tội; nhưng vì yêu thương, Thiên Chúa đã cho Đức Kitô, Người Con duy nhất xuống trần để đền tội cho con người. Đức Kitô là lý do con người được giao hòa với Thiên Chúa. Trong Phúc Âm, người con thứ khước từ tình yêu chân thật của cha để chạy theo những tình yêu gian dối và tạm thời của thế gian; nhưng khi nhận ra tình yêu đích thực, anh đã mạnh dạn trỗi dậy và quay về để hòa giải với cha và với anh của mình.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: “Hôm nay Ta đã cất khỏi các ngươi cái ô nhục của người Ai-cập.”
1.1/ Chấm dứt hành trình 40 năm trong sa mạc: Đức Chúa phán với ông Joshua: “Hôm nay Ta đã cất khỏi các ngươi cái ô nhục của người Ai-cập.” Vì thế, người ta đã gọi tên nơi ấy là Ghilgal cho đến ngày nay. Biến cố Xuất Hành và thanh luyện trong sa mạc suốt 40 năm là thời kỳ Thiên Chúa sống mật thiết với con cái Israel. Ngài theo họ trong suốt cuộc hành trình để hướng dẫn, dạy dỗ, thanh luyện, và bảo vệ; trước khi dẫn đưa họ vào Đất Hứa. Trình thuật hôm nay kết thúc cuộc hành trình, Ngài ký kết với họ giao ước tại Ghilgal qua sự kiện ông Joshua cắt bì cho tất cả các người nam của Israel: Ngài sẽ bảo vệ họ sống hạnh phúc trong Đất Hứa nếu họ tuân giữ cẩn thận các giới răn của Ngài.
1.2/ Bắt đầu cuộc sống trong Đất Hứa: “Con cái Israel đóng trại ở Ghilgal và cử hành lễ Vượt Qua ngày mười bốn trong tháng, vào buổi chiều, trong vùng thảo nguyên Jericho. Hôm sau lễ Vượt Qua, họ đã dùng thổ sản trong xứ, tức là bánh không men và hạt lúa rang, vào đúng ngày đó. Hôm sau, không còn manna nữa, khi họ dùng thổ sản trong xứ. Năm ấy, họ đã dùng hoa màu của đất Canaan.” Bắt đầu cuộc sống tự do trong Đất Hứa, con cái Israel không còn lý do nào để than phiền và làm nô lệ cho tội lỗi. Họ được hưởng dùng tất cả những của ngon vật lạ trong Đất Hứa, vùng đất chảy sữa và mật. Họ được tự do sống mối liên hệ yêu thương và trung thành với Thiên Chúa.
2/ Bài đọc II: Trong Đức Kitô, Thiên Chúa đã cho thế gian được hoà giải với Người.
2.1/ Đức Kitô đã chịu chết để con người được hòa giải với Thiên Chúa: Theo thánh Phaolô, tất cả mọi người đều đã vi phạm Lề Luật; vì thế, họ phải chịu hình phạt Thiên Chúa ra là phải chết. Không một ai có thể cho mình là công chính trước mặt Thiên Chúa và xứng đáng được hưởng cuộc sống đời đời; nhưng vì yêu thương, Thiên Chúa đã cho Đức Kitô, Người Con duy nhất xuống trần để đền tội cho con người. Nhờ Máu của Người đổ ra trên Thập Giá, Người đã giao hòa con người với Thiên Chúa và với nhau. Trước khi con người được hòa giải với Thiên Chúa, con người làm nô lệ cho tội lỗi và phải chết. Sau khi con người được hòa giải với Thiên Chúa, họ trở nên một tạo vật mới: tội lỗi không còn thống trị con người nữa; con người được trở nên công chính; và con người không phải chết, nhưng được sống đời đời.
2.2/ Các tông đồ được Đức Kitô trao ban sứ vụ hòa giải: Trong Kế Hoạch Cứu Độ, Đức Kitô chọn các tông đồ và trao ban cho các ông và những người kế vị, sứ vụ giao hòa con người với Thiên Chúa (Mt 16:19; Lk 24:47). Thánh Phaolô cũng được trao ban sứ vụ hòa giải; vì thế, thánh nhân kêu gọi tất cả các tín hữu: “Thật vậy, trong Đức Kitô, Thiên Chúa đã cho thế gian được hoà giải với Người. Người không còn chấp tội nhân loại nữa, và giao cho chúng tôi công bố lời hoà giải… Vậy, nhân danh Đức Kitô, chúng tôi nài xin anh em hãy làm hoà với Thiên Chúa.
Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Người.”
3/ Phúc Âm: “Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha.”
3.1/ Quay mặt đi với tình yêu đích thực: Tại sao người con thứ bỏ đi? Trình thuật không nêu rõ lý do, nhưng chúng ta có thể phỏng đoán những lý do sau: Thứ nhất, cậu nghĩ cuộc sống kỷ luật trong gia đình giới hạn sự tự do của cậu; vì thế, cần thoát ly gia đình để có thể làm tất cả những gì mình muốn. Thứ hai, cậu không cảm nhận được tình yêu của cha dành cho và hạnh phúc khi còn sống trong mái ấm gia đình, và muốn chạy theo những tiếng mời gọi hấp dẫn hơn của xác thịt, bè bạn, và thế gian. Sau cùng, cậu nghĩ có tiền và có tự do là sẽ có hạnh phúc; nhưng cuộc đời không đơn giản nhưng cậu tưởng.
3.2/ Người con thứ nhận ra tình yêu chân thực của cha và hạnh phúc của mái ấm gia đình: Con người thường hay giả định mọi sự phải như vậy thay vì biết suy nghĩ tại sao những sự ấy xảy ra; nhưng khi đã mất rồi, con người mới biết trân quí khi nhận lại. Người con thứ phải trải qua đói khát và đau khổ để nhận ra tình yêu của Thiên Chúa và của cha mình. Khi xa cha, phẩm giá con người của cậu còn thua cả loài heo, là con vật được coi là nhơ bẩn theo truyền thống Do-thái. Là một con người mà muốn ăn thứ heo ăn cũng không ai cho. Cậu hồi tưởng tới những đầy tớ ở nhà cha mình: Đầy tớ của cha còn có cơm gạo dư thừa để ăn, thế mà phận làm con phải chết đói.
Khi đã nhận ra đâu là tình yêu và hạnh phúc đích thực, cậu can đảm bảo mình: Thôi, ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với người: “Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy.”
3.3/ Hạnh phúc khi con người được hòa giải: Người cha tuy đau khổ phải xa con; nhưng ông biết ông không thể giữ con ở nhà, nên ông đã đau khổ chia gia tài cho con. Ông biết có thể ông sẽ mất con vĩnh viễn, nhưng ông hy vọng đói khát và đau khổ sẽ làm cho con ông nhận ra đâu là tình yêu đích thực và quay về với ông. Nhiều người thắc mắc tại sao ông biết lúc nào con trở về và nhận ra cậu ngay khi còn ở đàng xa. Điều này chỉ có thể trả lời bằng tình yêu mà ông dành cho con, ông phải ra đầu ngõ ngóng chờ mỗi ngày để có thể thấy con từ xa như trình thuật hôm nay.
Chúa Giêsu đưa tình phụ tử lên tới tuyệt đỉnh khi mô tả thái độ của người cha đón con về: Không giống như người cha thế gian ngồi đợi con đến trước mặt và nói lời xin lỗi trước khi người cha có thể tha thứ; người cha trong trình thuật chạy ra trước đón con, ông không đòi một điều kiện nào, và cũng chẳng đợi cho con nói hết lời xin lỗi; ông phục hồi tất cả phẩm giá cho con mình khi nói với các đầy tớ: “Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng! Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy.” Và họ bắt đầu ăn mừng.
3.4/ Tính ghen tị là kẻ thù của tình yêu: Người con cả tuy ở nhà với cha luôn; nhưng vẫn không hiểu tình yêu của cha mình. Anh làm việc vất vả không phải vì thương cha; nhưng hy vọng sẽ được thừa hưởng tất cả những gì cha để lại. Anh nghĩ mình có lý do để tức giận vì sẽ phải chia gia tài với em mình lần nữa. Anh đặt giá trị vật chất lên trên tình phụ tử và tình huynh đệ khi nói thẳng vào mặt cha mình: “Cha coi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha, và chẳng khi nào trái lệnh, thế mà chưa bao giờ cha cho lấy được một con dê con để con ăn mừng với bạn bè. Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về, thì cha lại giết bê béo ăn mừng!”
Anh không một chút quan tâm đến tình cảm của cha mình, cho dù anh đã được chứng kiến nỗi đau khổ của cha mỗi ngày ra ngõ ngóng con. Nếu cảm nhận được tình yêu với cha, anh phải vui chung với niềm vui của cha, chứ không để cho niềm vui của cha chưa trọn đã phải đương đầu với một đứa con khác, đứa con cha anh tưởng nó yêu thương mình thật, nhưng nay khám phá ra nó yêu mình vì tài sản. Anh cũng chẳng còn chút tình cảm gì cho em. Khi nói với cha “thằng con của cha đó,” anh coi nó chẳng có chút liên hệ máu mủ ruột thịt gì với mình.
Trình thuật muốn nêu bật tình yêu chân thật, tha thứ, và vô vị lợi của người cha. Tuy bị phản kháng cách tàn nhẫn từ người con cả, ông vẫn hạ mình năn nỉ và khuyên con: “Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con. Nhưng chúng ta phải ăn mừng, phải vui vẻ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy.”
Chúng ta có thể rút ra rất nhiều những bài học khôn ngoan trong dụ ngôn hôm nay:
1. Tình cha có chỗ tất cả cho mọi người con. Thiên Chúa yêu thương tất cả mọi người.
2. Đừng bao giờ đặt những giá trị vật chất trên tình nghĩa gia đình. Mất của có thể tìm lại được; mất tình yêu gia đình, con người sẽ ôm hận suốt đời.
3. Tình yêu Thiên Chúa không quan tâm đến tội lỗi con người; nhưng Ngài cung cấp mọi cơ hội để con người nhận ra và đáp trả tình yêu của Ngài cách tự nguyện.
4. Nếu đã được Thiên Chúa yêu thương, hòa giải và tha thứ cách vô điều kiện; con người cũng phải cư xử như thế cho những ai có lỗi với mình.
5. Đừng mù quáng chạy theo những tình yêu giả trá hay chóng qua; hãy biết quay về để sống yêu thương và hạnh phúc với những ai yêu thương mình chân thành.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Thời gian và việc thanh luyện cần thiết vì chúng giúp con người nhận ra đâu là tình yêu đích thực giữa bao tình yêu ích kỷ và giả trá.
– Chỉ một mình Thiên Chúa là tình yêu đích thực; vì Ngài không quan tâm đến tội lỗi, luôn tìm mọi cách đưa con người trở về, và yêu thương con người đến cùng.
– Càng xa Thiên Chúa bao nhiêu con người càng đau khổ bấy nhiêu, và phẩm giá con người bị hạ giá tới độ không bằng một con vật. Khi quay về với Thiên Chúa, Ngài sẽ phục hồi xứng đáng phẩm giá của chúng ta như các con cái của Ngài.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP
Fourth Sunday of LentC
Viết bởi Lan Hương
Fourth Sunday of LentC
Readings: Jos 5:9a, 10-12; II Cor 5:17-21; Lk 15:1-3, 11-32.
1/ First Reading: NAB Joshua 5:9 Then the LORD said to Joshua, “Today I have removed the reproach of Egypt from you.” Therefore the place is called Gilgal to the present day. 10 While the Israelites were encamped at Gilgal on the plains of Jericho, they celebrated the Passover on the evening of the fourteenth of the month. 11 On the day after the Passover they ate of the produce of the land in the form of unleavened cakes and parched grain. On that same day 12 after the Passover on which they ate of the produce of the land, the manna ceased. No longer was there manna for the Israelites, who that year ate of the yield of the land of Canaan.
2/ Second Reading: NAB 2 Corinthians 5:17 So whoever is in Christ is a new creation: the old things have passed away; behold, new things have come. 18 And all this is from God, who has reconciled us to himself through Christ and given us the ministry of reconciliation, 19 namely, God was reconciling the world to himself in Christ, not counting their trespasses against them and entrusting to us the message of reconciliation. 20 So we are ambassadors for Christ, as if God were appealing through us. We implore you on behalf of Christ, be reconciled to God. 21 For our sake he made him to be sin who did not know sin, so that we might become the righteousness of God in him.
3/ Gospel: NAB Luke 15:1 The tax collectors and sinners were all drawing near to listen to him, 2 but the Pharisees and scribes began to complain, saying, “This man welcomes sinners and eats with them.” 3 So to them he addressed this parable. 11 Then he said, “A man had two sons, 12 and the younger son said to his father, ‘Father, give me the share of your estate that should come to me.’ So the father divided the property between them. 13 After a few days, the younger son collected all his belongings and set off to a distant country where he squandered his inheritance on a life of dissipation. 14 When he had freely spent everything, a severe famine struck that country, and he found himself in dire need. 15 So he hired himself out to one of the local citizens who sent him to his farm to tend the swine. 16 And he longed to eat his fill of the pods on which the swine fed, but nobody gave him any. 17 Coming to his senses he thought, ‘How many of my father’s hired workers have more than enough food to eat, but here am I, dying from hunger. 18 I shall get up and go to my father and I shall say to him, “Father, I have sinned against heaven and against you. 19 I no longer deserve to be called your son; treat me as you would treat one of your hired workers.”‘ 20 So he got up and went back to his father. While he was still a long way off, his father caught sight of him, and was filled with compassion. He ran to his son, embraced him and kissed him. 21 His son said to him, ‘Father, I have sinned against heaven and against you; I no longer deserve to be called your son.’ 22 But his father ordered his servants, ‘Quickly bring the finest robe and put it on him; put a ring on his finger and sandals on his feet. 23 Take the fattened calf and slaughter it. Then let us celebrate with a feast, 24 because this son of mine was dead, and has come to life again; he was lost, and has been found.’ Then the celebration began. 25 Now the older son had been out in the field and, on his way back, as he neared the house, he heard the sound of music and dancing. 26 He called one of the servants and asked what this might mean. 27 The servant said to him, ‘Your brother has returned and your father has slaughtered the fattened calf because he has him back safe and sound.’ 28 He became angry, and when he refused to enter the house, his father came out and pleaded with him. 29 He said to his father in reply, ‘Look, all these years I served you and not once did I disobey your orders; yet you never gave me even a young goat to feast on with my friends. 30 But when your son returns who swallowed up your property with prostitutes, for him you slaughter the fattened calf.’ 31 He said to him, ‘My son, you are here with me always; everything I have is yours. 32 But now we must celebrate and rejoice, because your brother was dead and has come to life again; he was lost and has been found.'”
————————————————————————————————
Written by: Fr. Anthony Tien M. Dinh, O.P.
I. THEME: Reconcilling with God and others
If people obey God and carefully keep His Ten Commandments, they correctly live their relationships with God, others and the world around them. God shall bless them in all what they do and protect them from all dangers of their soul and body. But people didn’t keep what God teaches them; they listen to the temptations of the three enemies and turned up side down all God’s order. They give up the true love of God, their parent and family to chase after the fake and temporal love. Lent is the season when God invites people to re-examine our relationships with him and others to reconcile and to correctly live them in our life.
Today readings center on the reconciliation between people and God and with others. In the first reading, God led the Israelites into the Promise Land after their exodus from Egypt and the process of purification during their journey of forty years in deserts. Before entering the Promise Land, He ordered Joshua to circumcise all the males of Israel at Gilgal, as the covenant with them: He shall protect and bless them if they keep all His law and decrees. In the second reading, St. Paul said that people can’t reconcile with God by themselves because all of them sinned; but out of love, God gave people Christ, His Only Son to come down and to redeem people’s sins. Christ is the only reason that helps people to reconcile with God. In the Gospel, the young son gave up the true love between him and his father to chase after the world’s false and temporal love. When he must suffer, he recognized the true love and courageously stood up and returned to reconcile with his father and brother.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: “Today I have removed the reproach of Egypt from you.”
1.1/ The end of the Israelites’ forty years journey of wandering in the deserts: The Lord God said to Joshua, “Today I have removed the reproach of Egypt from you. Therefore the place is called Gilgal to the present day.” The exodus and the period of forty years of purification in the deserts was the time during which God intimately lived with the Israelites. He followed them in all of their journey to guide, to teach, to purify and to protect them before He led them to enter the Promise Land. Today passage marks the end of their journey, so God made a covenant with them at Gilgal through the fact that Joshua circumcised all the male of the Israelites. Through this covenant, God promised to protect them to live a happy life in the Promise Land if they carefully live according to His commandments.
1.2/ The beginning of the Israelites after their Passover: The author reported, “While the Israelites were encamped at Gilgal on the plains of Jericho, they celebrated the Passover on the evening of the fourteenth of the month. On the day after the Passover they ate of the produce of the land in the form of unleavened cakes and parched grain. On that same day after the Passover on which they ate of the produce of the land, the manna ceased. No longer was there manna for the Israelites, who that year ate of the yield of the land of Canaan.” Beginning of their prosperous life in the Promise Land, the Israelites no longer have any reason to complain and to be slavery for sins. They can eat all the good food of the Promise Land, full of milk and honey. They have freedom to live their relationship with God in love and fidelity. But as we see later, a prosperous life doesn’t guarantee a better relationship.
2/ Reading II: “We implore you on behalf of Christ, be reconciled to God.”
2.1/ Christ died so that people may be reconciled with God: According to Paul, all violated the law; therefore, they must endure the punishment which God prescribed, that is, to die forever. None can claim to be absolutely righteous before God and to deservedly enjoy the eternal life; but out of love for human beings, God gave them Christ, His Only Son to incarnate and to redeem all people’s sins. By his blood poured out on the cross, he reconciled people with God and with others. Before people’s reconciliation with God, they are slavery for sins and death. After people’s reconciliation with God, they become new creations: sins no longer dominate them; they become righteous before God. They shall not be dead forever, but enjoy the eternal life.
2.2/ Christ gives the mission of reconciliation to the apostles: In God’s plan of salvation, Christ not only achieved salvation for people, but also chose the apostles and gave them and their successors the mission of reconciling people with God through establishing of the sacrament of reconciliation (Cf. Mt 16:19; Lk 24:47). St. Paul was also given the mission of reconciling; so he invited all of his faithful, “And all this is from God, who has reconciled us to himself through Christ and given us the ministry of reconciliation, namely, God was reconciling the world to himself in Christ, not counting their trespasses against them and entrusting to us the message of reconciliation. So we are ambassadors for Christ, as if God were appealing through us. We implore you on behalf of Christ, be reconciled to God. For our sake he made him to be sin who did not know sin, so that we might become the righteousness of God in him.”
3/ Gospel: “Father, I have sinned against heaven and against you.”
Many people refused to call this parable “The Prodigal Son,” but wanted to call it as, “The Merciful Father.” I suggest to call it with both name, “The progigal son and the merciful father,” because the father can’t express his deep love without his prodigal son. There are four main stages of this parable.
3.1/ The young son turned his face from the true and everlasting to the false and temporal love: Why the young son decided to run away? The author didn’t give us the reason; the audience can only guess some reasons for his escape based on the real life. Firstly, he might think a disciplined life in family limits his freedom; therefore, he wants to escape so that he could do whatever he wishes. Secondly, he didn’t feel his father’s love for him and want to chase after more attractive invitations such as from the flesh, his friends and worldly allurements. Lastly, he might think he shall be happy with the amount of money he has from his father. One thing startles us: the father didn’t say or do anything to prevent him; he did as the young son asked for. There is some reasons for this: He might think that he can’t keep the one who wants to run away; but only the one who wants to stay. The other reason is his son might learn a lesson from a real life and be back. He shall be better after that.
3.2/ The young son recognized the signs of the true love and his happy family: People often assume that God, their parent or others have obligation to help them instead of thinking why did they do that. When they no longer have helps, they shall recognize how precious their helps are. The young son needs to pass through hunger and sufferings to recognize God’s and his father’s love. He realized that in running away from real love, his human dignity is lesser than a swine, a dirty animal according to Jewish tradition. “He longed to eat his fill of the pods on which the swine fed, but nobody gave him any.”
Then he remembered of his former life and he said to himself, “How many of my father’s hired workers have more than enough food to eat, but here am I, dying from hunger. I shall get up and go to my father and I shall say to him, ‘Father, I have sinned against heaven and against you. I no longer deserve to be called your son; treat me as you would treat one of your hired workers.’”
3.3/ The happy encounter between the father and the young son: Many people wondered why the father exactly knew when his son came back and recognized him when he was still father away. This question can only be answered because out of his love for him, he was looking for his son everyday. If we apply this parable to God, there is no reason why God didn’t know a person’s come back because God draws out his conversion.
Luke brought the paternal love to the summit when he described the father’s behaviors. Not like most of human fathers who shall sit and wait for the son to confess his sins and to ask for forgiveness, the father in today passage ran out to welcome his son. He didn’t wait for his son to finish his confession; He unconditionally forgave him by his words to his servants, “Quickly bring the finest robe and put it on him; put a ring on his finger and sandals on his feet. Take the fattened calf and slaughter it. Then let us celebrate with a feast, because this son of mine was dead, and has come to life again; he was lost, and has been found.” He recovered for him all the dignity as his son and they began to celebrate.
3.4/ Jealousy is the enemy of love: The older son, though he is always at home with his father, but he didn’t understand his father’s love for him. He worked hard, not out of love for his father, but with a hope to inherit all of his father’s inheritance. He thought that he has a reason to be angry because he shall have to share his inheritance with his brother again. He valued material gain more than his father’s and brother’s love when he said to his father, “Look, all these years I served you and not once did I disobey your orders; yet you never gave me even a young goat to feast on with my friends. But when your son returns who swallowed up your property with prostitutes, for him you slaughter the fattened calf.”
He didn’t concern about his father’s love for his brother, though he saw how his suffering was by looking for his brother everyday. If he loves his father, he should share in his father’s love, not let his father’s love suffer one more time, when his father found out that he loves him, not out of real love, but of his inheritance. He also has no love for his brother; when he said to his father “your son,” he considered him having no blood relationship with himself.
The parable wants to highlight the father’s real love and unconditional forgiveness. Although he was rudely rebuked by the older son, he still lowered himself and advised him, “My son, you are here with me always; everything I have is yours. But now we must celebrate and rejoice, because your brother was dead and has come to life again; he was lost and has been found.”
III. APPLICATION IN LIFE:
We can draw out many important and wise lessons from this parable:
(1) God loves all people as a father has love for all children. We don’t have to fight with others to be loved by God.
(2) When we lose some material thing, we can find a way to receive it back; but if we lose love, we shall feel sorry for the rest of our life.
(3) God doesn’t pay too much attention to our sins; but He provides many opportunities so that we might recognize His love and confess our sins.
(4) If we were unconditionally loved, reconciled and forgiven, we must also behave like that to those who sinned against us.
(5) Don’t blindly chase after false and temporal love. Let return and live a happy life with those who truly love us.
(6) Time and suffering are necessary because they help us to recognize the real amidst many false and selfish love.
(7) God’s love is true because He doesn’t concern with our sins, but always provides us with opportunities to repent and to return. Once He loves, He loves to the end.
(8) The more we live far away from God, the worse we shall be; our human dignity is debased and valued less than an animal. When we return to God, He shall recover all of our human dignity and rights as His children.