Chủ Nhật 7 Thường Niên, Năm C
Bài đọc: 1 Sam 26:2, 7-9, 12-13, 22-23; 1 Cor 15:45-49; Lk 6:27-38.
1/ Bài đọc I:2 Vua Sa-un lên đường và xuống sa mạc Díp, cùng với ba ngàn quân tinh nhuệ của Ít-ra-en, để tìm bắt ông Đa-vít trong sa mạc Díp.
7 Đang đêm, ông Đa-vít và ông A-vi-sai đến chỗ quân binh. Vua Sa-un đang nằm ngủ trong trại binh, cây giáo của vua cắm xuống đất, ở phía đầu vua, còn ông Áp-ne và quân binh thì nằm chung quanh. 8 Ông A-vi-sai nói với ông Đa-vít: “Hôm nay Thiên Chúa đã nộp kẻ thù của cậu vào tay cậu. Bây giờ, xin cho cháu dùng giáo ghim nó xuống đất, một nhát thôi; cháu không cần đâm nhát thứ hai.” 9 Ông Đa-vít nói với ông A-vi-sai: “Đừng giết vua! Có ai tra tay hại đấng ĐỨC CHÚA đã xức dầu tấn phong mà vô sự đâu?”
12 Ông Đa-vít lấy cây giáo và bình nước ở phía đầu vua Sa-un, rồi cả hai người ra đi. Không ai thấy, không ai hay, không ai thức dậy. Họ đều ngủ cả, vì ĐỨC CHÚA đã cho một giấc ngủ mê ập xuống trên họ. 13 Ông Đa-vít đi sang phía bên kia và đứng trên đỉnh núi, ở đàng xa; có một khoảng cách lớn giữa họ.
22 Ông Đa-vít trả lời: “Cây giáo của đức vua đây. Một trong các đầy tớ hãy sang mà lấy.”
23 Xin ĐỨC CHÚA thưởng công cho mỗi người tuỳ theo sự công chính và lòng trung thành của họ: hôm nay ĐỨC CHÚA đã nộp cha vào tay con, nhưng con đã không muốn tra tay hại đấng ĐỨC CHÚA đã xức dầu tấn phong.
2/ Bài đọc II:45 Như có lời đã chép: con người đầu tiên là A-đam được dựng nên thành một sinh vật, còn A-đam cuối cùng là thần khí ban sự sống.
46 Loài xuất hiện trước không phải là loài có thần khí, nhưng là loài có sinh khí; loài có thần khí chỉ xuất hiện sau đó. 47 Người thứ nhất bởi đất mà ra thì thuộc về đất; còn người thứ hai thì từ trời mà đến. 48 Những kẻ thuộc về đất thì giống như kẻ bởi đất mà ra; còn những kẻ thuộc về trời thì giống như Đấng từ trời mà đến. 49 Vì thế, cũng như chúng ta đã mang hình ảnh người bởi đất mà ra, thì chúng ta cũng sẽ được mang hình ảnh Đấng từ trời mà đến.
3/ Phúc Âm:27 “Thầy nói với anh em là những người đang nghe Thầy đây: hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em, 28 hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em. 29 Ai vả anh má bên này, thì hãy giơ cả má bên kia nữa. Ai đoạt áo ngoài của anh, thì cũng đừng cản nó lấy áo trong. 30 Ai xin, thì hãy cho, ai lấy cái gì của anh, thì đừng đòi lại.
31 Anh em muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng hãy làm cho người ta như vậy.
32 Nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì có gì là ân với nghĩa? Ngay cả người tội lỗi cũng yêu thương kẻ yêu thương họ. 33 Và nếu anh em làm ơn cho kẻ làm ơn cho mình, thì còn gì là ân với nghĩa? Ngay cả người tội lỗi cũng làm như thế. 34 Nếu anh em cho vay mà hy vọng đòi lại được, thì còn gì là ân với nghĩa? Cả người tội lỗi cũng cho kẻ tội lỗi vay mượn để được trả lại sòng phẳng. 35 Trái lại, anh em hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn và cho vay mà chẳng hề hy vọng được đền trả. Như vậy, phần thưởng dành cho anh em sẽ lớn lao, và anh em sẽ là con Đấng Tối Cao, vì Người vẫn nhân hậu với cả phường vô ân và quân độc ác. 36 “Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ. 37 Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha. 38 Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy.”
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ:Anh em hãy có lòng nhân từ như Cha anh em là Đấng nhân từ.
Một lần, sau khi đã giảng bài Phúc Âm hôm nay cho đám trẻ, và nhấn mạnh đến những lời dạy dỗ của Đức Kitô, tôi muốn thử đám trẻ xem coi chúng sống Lời Chúa như thế nào. Tôi bảo đứa em là Anjali (7 tuổi) thử tát anh là Raj (9 tuổi) xem coi anh mình phản ứng thế nào. Anjali quay lại, lấy hết sức bình sinh tát anh một cái như trời giáng. Raj túm lấy em đánh túi bụi ngay khi đang tham dự thánh lễ trước sự chứng kiến của cha mẹ và nhiều người. Cha mẹ phải can hai anh em. Tôi không ngờ Anjali tát anh mình một cái tát mạnh như thế, có lẽ là tích tụ của bao năm bị anh bắt nạt! Tôi hỏi Raj: “Tại sao cha mới dạy em về cách hành xử theo Đức Kitô dạy là hễ ai tát má này, hãy đưa má khác cho người ta, mà con đã không đưa má khác thì chớ, lại còn đánh em túi bụi?” Raj trả lời: “Tại vì nó tát con đau quá. Nếu nó chỉ tát nhẹ thôi, con sẽ đưa má khác cho nó!”
Các bài đọc hôm nay nhấn mạnh đến cách hành xử của Đức Kitô và của những người con Thiên Chúa. Trong bài đọc I, vua Saul tiếp tục truy lùng để tìm giết David cho dẫu David không ngừng làm những điều tốt lành cho nhà vua. Khi cơ hội ngàn năm một thuở đến để David có thể trả thù, David từ chối hành xử theo kiểu của thế gian, ông lấy cây Phủ Việt và bình nước của nhà vua khi vua đang say ngủ, đi ra mộtquãng xa, và gọi vua sai binh lính sang lấy về. Vua Saul rất ngạc nhiên về cách cư xử của David, và nhà vua thay đổi lòng dạ với David. Trong bài đọc II, Đức Kitô tuy không có tội chi cả, nhưng sẵn sàng chấp nhận làm người để chết thay cho nhân loại. Chính hành động dũng cảm này đã xóa tội cho nhân loại và ban Thần Khí của Thiên Chúa cho mọi người. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu dạy các môn đệ cách hành xử của người Kitô hữu đối với kẻ thù. Ngài cũng cho những lý do tại sao họ phải làm như thế.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Phải có kiên nhẫn để thay đổi lòng dạ của kẻ thù.
1.1/ Mối thù hận của vua Saul đối với David: Vua Saul ghen tị với David vì David được mọi người khen ngợi (1 Sam 18:7). Khi được biết Thiên Chúa đã truất phế mình, và ngôn sứ Samuel đã xức dầu phong vương cho David; Saul nhất định tìm cách để tiêu diệt David. Vua Saul lên đường và xuống sa mạc Ziph, cùng với ba ngàn quân tinh nhuệ của Israel, để tìm bắt ông David trong sa mạc Ziph.
Khi cơ hội để David có thể tiêu diệt Saul và sống an lành tới, người cháu Abishai thuyết phục David để ông giết vua Saul, cho David khỏi vấy máu nhà vua: “Hôm nay Thiên Chúa đã nộp kẻ thù của cậu vào tay cậu. Bây giờ, xin cho cháu dùng giáo ghim nó xuống đất, một nhát thôi; cháu không cần đâm nhát thứ hai.” David từ chối vì ông là người biết kính sợ Thiên Chúa: “Đừng giết vua! Có ai tra tay hại đấng Đức Chúa đã xức dầu tấn phong mà vô sự đâu?”
1.2/ Cách hành xử cao đẹp của David: David lấy cây giáo và bình nước ở phía đầu vua Saul, rồi cả hai người ra đi. David đi sang phía bên kia và đứng trên đỉnh núi, ở đàng xa; có một khoảng cách lớn giữa họ. Rồi David la to: “Cây giáo của đức vua đây. Một trong các đầy tớ hãy sang mà lấy. Xin Đức Chúa thưởng công cho mỗi người tuỳ theo sự công chính và lòng trung thành của họ: hôm nay Đức Chúa đã nộp cha vào tay con, nhưng con đã không muốn tra tay hại đấng Đức Chúa đã xức dầu tấn phong.”
Bằng hành động cao thượng này, David đã cải hóa được tâm hồn vua Saul. Từ đó, ông nhận ra kế hoạch của Thiên Chúa, và không còn tìm giết David nữa. Ông phải thú nhận David những lời này: “Cha thật đắc tội! David con cha, trở về đi! Cha sẽ không hại con nữa, bởi vì ngày hôm nay con đã coi mạng sống của cha là quý. Phải, cha đã hành động ngu xuẩn, cha đã sai lỗi nặng nề!” (1 Sam 26:21).
2/ Bài đọc II: Chúng ta cũng sẽ được mang hình ảnh Đấng từ trời mà đến.
2.1/ Sự giống nhau và khác biệt giữa Adam và Đức Kitô: Thánh Phaolô nhìn ra sự liên hệ giữa Adam và Đức Kitô trong Kế Hoạch Cứu Độ của Thiên Chúa. Hai nhân vật quan trọng này có những điểm tương đồng và dị biệt.
(1) Giống nhau: Cả hai cùng mang bản tính con người. Cả hai cùng phải chịu đau khổ; nhưng đau khổ của Adam phải chịu là do tội của ông gây ra. Đức Kitô không có tội, Ngài chịu đau khổ để xóa mọi tội cho con người.
(2) Khác biệt: Đức Kitô có nguồn gốc từ trời, trong khi Adam bởi đất mà ra. Ngoài bản tính con người, Đức Kitô còn mang bản tính Thiên Chúa. Đức Kitô có Thần Khí của Thiên Chúa.
Người bởi đất phải chết, Người có Thần Khí của Thiên Chúa sẽ sống muôn đời.
2.2/ Chúng ta cũng được mang hình ảnh của Adam và của Đức Kitô: Con người chúng ta được mang cả hai hình ảnh của Adam và của Đức Kitô. Chúng ta giống Adam vì chúng ta bởi đất mà ra. Chúng ta giống Đức Kitô vì chúng ta đã được rửa sạch và Ngài đã ban Thánh Thần của Ngài cho chúng ta. Vì thế, chúng ta cũng phải chết cho tội lỗi và sống cho Thiên Chúa.
3/ Phúc Âm: Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ.
3.1/ Anh em muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng hãy làm cho người ta như vậy: Thoạt mới nghe qua những lời Chúa dạy, chúng ta thấy chúng rất giống những lời khôn ngoan hay đạo lý của các tôn giáo khác, chẳng hạn lời của Khổng-Tử mà thường được gọi là Luật Vàng hay Luật Hỗ-Tương: “Đừng làm cho người khác điều gì mình không muốn người khác làm cho mình.” Nhưng nếu cẩn thận nghiên cứu, chúng ta sẽ thấy chúng khác xa và vượt lên trên tất cả các đạo lý từ trước tới nay. Luật của Chúa dạy là luật tích cực: “Làm cho người khác những gì mình muốn người khác làm cho mình;” trong khi Luật Vàng là luật tiêu cực: “Đừng làm cho người khác điều gì mình không muốn người khác làm cho mình.” Luật tích cực khó thực hiện hơn luật tiêu cực, và nó đòi con người phải thấm nhuần tình yêu Thiên Chúa mới có thể làm được.
3.2/ Làm thế nào có thể yêu kẻ thù? Một sự phân biệt về từ ngữ sẽ giúp chúng ta hiểu rõ những đòi hỏi của Chúa Giêsu. Trong tiếng Hy-Lạp, có 3 động từ để diễn tả hành động “yêu”:
(1) Để diễn tả tình yêu lãng mạn giữa trai gái, họ dùng động từ “eran.”
(2) Để diễn tả tình yêu giữa những người thân trong gia đình hay tình bằng hữu, họ dùng động từ “filein.”
(3) Để diễn tả tình yêu giữa những người tin vào Chúa Kitô như được dùng hôm nay, các Thánh Ký dùng động từ “agapan.” Động từ này chỉ dùng trong khuôn khổ của Kitô giáo.
Con người không thể yêu kẻ thù với nghĩa “eran,” vì họ không thể yêu kẻ thù bằng tiếng sét ái tình. Họ cũng không thể yêu kẻ thù bằng nghĩa “filein,” vì làm như vậy là trái với tự nhiên. Nhưng con người có thể yêu kẻ thù bằng nghĩa “agapan,” bằng tình yêu của Thiên Chúa. Tình yêu này không chỉ tùy thuộc vào con tim mà còn tùy thuộc rất nhiều nơi lòng muốn. Với tình yêu đến từ Thiên Chúa, con người có thể làm những điều không thể như Chúa đòi hôm nay: “Hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em, hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em. Ai vả anh má bên này, thì hãy giơ cả má bên kia nữa. Ai đoạt áo ngoài của anh, thì cũng đừng cản nó lấy áo trong. Ai xin, thì hãy cho, ai lấy cái gì của anh, thì đừng đòi lại.”
3.3/ Tại sao phải yêu kẻ thù? Để biết những lời dạy của các bậc thánh nhân có hiệu quả hay không, chúng ta cần phải xét tới hậu quả mà lối sống đó mang lại. Chúng ta có thể liệt kê một số hậu quả của những lời Đức Kitô dạy chúng ta hôm nay.
(1) Để được Thiên Chúa xót thương và tha thứ: Nếu chúng ta không tin Thiên Chúa là Người vẫn đang quan phòng và xét xử thế gian này, chúng ta có lý do để xét xử và báo thù những người đối xử cách bất công với chúng ta. Nhưng nếu chúng ta tin Thiên Chúa là Đấng quan phòng và xét xử mọi người, chúng ta hãy để cho Thiên Chúa làm chuyện ấy. Phần chúng ta, cứ việc sống đúng như những lời Ngài truyền dạy. Điều Ngài dạy chúng ta: “Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha.” Nếu chúng ta không tha thứ cho tha nhân, Thiên Chúa cũng chẳng tha thứ cho các tội lỗi của chúng ta.
Chúng ta biết Thiên Chúa là Đấng thông suốt mọi sự và nhìn thấu tâm hồn; hơn nữa, Ngài có uy quyền để làm mọi sự. Khi chúng ta rộng lượng cho đi, Ngài sẽ tiếp tục ban cho chúng ta, “Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy.” Ngược lại, nếu một người chỉ biết nắm chặt những gì Thiên Chúa ban, họ chỉ có bằng đó, hay có thể mất luôn những gì họ đang có. Tại sao không rộng lượng cho đi để chúng ta tiếp tục có nhiều hơn và mọi người chung quanh đều được hưởng nhờ.
(2) Để có thể trở nên giống Thiên Chúa: Thiên Chúa dựng nên con người giống hình ảnh Thiên Chúa. Điều làm cho con người trở nên giống Thiên Chúa nhất là tình yêu dành cho mọi người. Thiên Chúa yêu thương tất cả mọi người vì tất cả đều do Ngài dựng nên và là những con cái của Ngài. Thiên Chúa cho mặt trời chiếu soi và cho mưa rơi xuống trên cả ác nhân lẫn người công chính. Con nhà tông chẳng giống lông cũng giống cánh. Là con Thiên Chúa phải nên giống Cha mình, nhất là nên giống Cha trong nét đẹp của yêu thương và tha thứ.
Nếu mọi người đều là con cái Thiên Chúa, chúng ta đều là anh chị em với nhau. Chúng ta không thể coi nhau như kẻ thù, vì như thế không đẹp lòng Thiên Chúa. Khi đọc Kinh Lạy Cha hàng ngày, chúng ta tuyên xưng những điều này khi đọc: “Lạy Cha chúng con ở trên trời. Chúng con nguyện Danh cha cả sáng, Nước Cha trị đến, Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời…” Khi coi nhau như kẻ thù, chúng ta không xứng đáng đọc kinh nguyện này.
(3) Để có tâm hồn bình an: Người nuôi dưỡng hận thù sẽ không bao giờ được bình an trong tâm hồn. Lúc nào họ cũng sợ bị đối phương trả thù hay phải luôn nghĩ cách để trả thù đối phương. Nhưng nếu một người tin tưởng nơi những lời dạy của Thiên Chúa, họ tha thứ, cầu nguyện, và tìm cách làm ơn cho kẻ thù, tâm hồn họ sẽ có sự bình an.
(4) Để có thể hoán cải kẻ thù thành bạn hữu: Tha thứ và yêu thương là cách hiệu nghiệm nhất để hoán cải kẻ thù và mang lại sự sống cho cả hai bên. Ngược lại thù hận chỉ càng ngày càng chồng chất và mang lại sự chết cho một hay cả hai bên.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Không ai có quyền tước lấy đi sự sống của người khác, trừ trường hợp phải bảo vệ sự sống của mình. Chúng ta đừng lo việc báo thù, hãy để việc xét xử cho Thiên Chúa.
– Chúng ta hãy noi gương Đức Kitô. Ngài chấp nhận hy sinh để hòa giải con người với nhau và hòa giải mọi người với Thiên Chúa.
– Chúng ta không được đối xử với ai như kẻ thù; ngược lại, chúng ta phải đối xử với mọi người như anh/chị/em một nhà, con cùng Cha. Người khác sẽ nhận ra tình yêu của chúng ta dành cho mọi người và họ sẽ tin tưởng vào Thiên Chúa.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP
Seventh Sunday in Ordinary TimeC
Viết bởi LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP
Sunday of the 7 OTC
Readings: 1 Sam 26:2, 7-9, 12-13, 22-23; 1 Cor 15:45-49; Lk 6:27-38.
1/ First Reading: RSV 1 Samuel 26:2 So Saul arose and went down to the wilderness of Ziph, with three thousand chosen men of Israel, to seek David in the wilderness of Ziph. 7 So David and Abishai went to the army by night; and there lay Saul sleeping within the encampment, with his spear stuck in the ground at his head; and Abner and the army lay around him. 8 Then said Abishai to David, “God has given your enemy into your hand this day; now therefore let me pin him to the earth with one stroke of the spear, and I will not strike him twice.” 9 But David said to Abishai, “Do not destroy him; for who can put forth his hand against the LORDS anointed, and be guiltless?” 11 12 So David took the spear and the jar of water from Saul’s head; and they went away. No man saw it, or knew it, nor did any awake; for they were all asleep, because a deep sleep from the LORD had fallen upon them. 13 Then David went over to the other side, and stood afar off on the top of the mountain, with a great space between them; 22 And David made answer, “Here is the spear, O king! Let one of the young men come over and fetch it. 23 The LORD rewards every man for his righteousness and his faithfulness; for the LORD gave you into my hand today, and I would not put forth my hand against the LORDS anointed.
2/ Second Reading: RSV 1 Corinthians 15:45 Thus it is written, “The first man Adam became a living being”; the last Adam became a life-giving spirit. 46 But it is not the spiritual which is first but the physical, and then the spiritual. 47 The first man was from the earth, a man of dust; the second man is from heaven. 48 As was the man of dust, so are those who are of the dust; and as is the man of heaven, so are those who are of heaven. 49 Just as we have borne the image of the man of dust, we shall also bear the image of the man of heaven.
3/ Gospel: RSV Luke 6:27 “But I say to you that hear, Love your enemies, do good to those who hate you, 28 bless those who curse you, pray for those who abuse you. 29 To him who strikes you on the cheek, offer the other also; and from him who takes away your coat do not withhold even your shirt. 30 Give to every one who begs from you; and of him who takes away your goods do not ask them again. 31 And as you wish that men would do to you, do so to them. 32 “If you love those who love you, what credit is that to you? For even sinners love those who love them. 33 And if you do good to those who do good to you, what credit is that to you? For even sinners do the same. 34 And if you lend to those from whom you hope to receive, what credit is that to you? Even sinners lend to sinners, to receive as much again. 35 But love your enemies, and do good, and lend, expecting nothing in return; and your reward will be great, and you will be sons of the Most High; for he is kind to the ungrateful and the selfish. 36 Be merciful, even as your Father is merciful. 37 “Love your enemies, do good to those who hate you, 28 bless those who curse you, pray for those who abuse you. 29 To him who strikes you on the cheek, offer the other also; and from him who takes away your coat do not withhold even your shirt. 30 Give to every one who begs from you; and of him who takes away your goods do not ask them again.”
________________________________________
I. THEME: You should have compassion as your Father in heaven who is the merciful one.
One time, after preached today Gospel to the children in my family and emphasized Christ’s teaching to forgive, I wanted to test the children to see how they practice God’s words. I told Anjali to slap Raj, her older brother, to see how he reacts. Anjali turned around and used all of her strength to give her brother’s cheek a violent slap. Raj seized Anjali and hit her repeatedly before all people in the family and during the Mass. Their parents had to separate them. I didn’t expect Anjali such a violent slap, may be it is a result of many times she had to endure Raj’s unfair treatment. I told Raj, “Why do you act like that right after I taught you about Christ’s teaching which said, “To him who strikes you on the cheek, offer the other also.” You didn’t turn your other cheek, but to hit your sister repeatedly?” Raj answered, “because she hit me so hard. If she hit me gently, I shall turn other cheek to her!”
Today readings emphasize Christ’s and David correct way of treating others. In the first reading, King Saul is continuously looking to kill David though he keeps doing good for the king. When David has one in the life time chance to kill Saul, he didn’t react like human way, he took the spear and the jar of water from Saul’s head; and went away when Saul and his soldiers still slept. After he went a distance away, he called Saul to send his soldiers to come and to take these back. King Saul was very surprise about David’s behavior and the king changed his mind about David. In the second reading, Christ, though he has no sin, is ready to accept becoming a human to die for all human beings. It is this heroic act that takes away all human sins and bestows God’s spirit on all people. In the Gospel, Jesus teaches all his disciples about the behaviors they must have toward their enemies. He also gives the reasons why they must behave like that.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: One must have patience to change his enemy’s mind.
1.1/ The enmity between King Saul and David: King Saul is jealous with David because David was praised by all people in the country (1 Sam 18:7). When King Saul knew that God has forsaken him and Samuel the prophet has anointed David as king, Saul set out decidedly to kill David. He is on the way to the desert Ziph, together with 3,000 chosen men of Israel, to look for seizing David in the Desert Ziph.
When a chance comes so David can kill Saul and live a peaceful life, his nephew Abishai, convinces David to let him to kill King Saul so that David’s hand will be clean from the king’s blood: “God has given your enemy into your hand this day; now therefore let me pin him to the earth with one stroke of the spear, and I will not strike him twice.” But David said to Abishai, “Do not destroy him; for who can put forth his hand against the LORDS anointed, and be guiltless?”
1.2/ David’s way to handle King Saul: David took the spear and the jar of water from Saul’s head; and they went away. No man saw it, or knew it, nor did any awake; for they were all asleep, because a deep sleep from the Lord had fallen upon them. Then David went over to the other side, and stood afar off on the top of the mountain, with a great space between them. Then David called out loudly, “Here is the spear, O king! Let one of the young men come over and fetch it. The Lord rewards every man for his righteousness and his faithfulness; for the Lord gave you into my hand today, and I would not put forth my hand against the Lord’s anointed. “
With this kind act, David changed Saul’s mind toward him. From that time, Saul recognized God’s plan and ceased to kill David. He must confess these words to David: “I have done wrong; return, my son David, for I will no more do you harm, because my life was precious in your eyes this day; behold, I have played the fool, and have erred exceedingly.” (1 Sam 26:21).
2/ Reading II: We shall also bear the image of the man of heaven.
2.1/ The same and the difference between Adam and Jesus Christ: St. Paul recognized the relationship between Adam and Crist in God’s plan of salvation. These two important persons have some similarities and differences:
(1) Similarities: Both have human nature. Both must endure sufferings; but Adam’s sufferings are caused by his own sin. Christ has no sin, He endures sufferings to take away sins of people.
(2) Differences: Christ has his origin from heaven while Adam was formed by mud. Beside Christ’s human nature he also has the divine nature. Christ has God’s spirit. The one who is formed by dust shall die; the one has God’s spirit will live forever.
2.2/ We have both Christ and Adam’s image: As Catholics, we carry in ourselves both Christ’s and Adam’s image. We like Adam because we are formed by dust. We like Christ because we are cleaned from sins and He gave His Spirit to us. Therefore, we must be died for sins and lived for God.
3/ Gospel: We must have compassion as our Father who is the Compassionate.
3.1/ Whatever you want others to do for you, you must do the same for others: When we have just heard what Jesus teaches, we find out this teaching is similar with the wisdom or the teachings of other religions; for example, the teachings of Confucius which people used to call “the golden rule” or “the equal rule” which teaches, “Don’t do to others what you don’t want others to do for you.” But if we pay more attention to it, we will see Christ’s teachings is far better than all teachings of the past until now. It is the positive law: “Do to others what you want others to do for you” while “the Golden Rule” is negative, “Don’t do to others what we don’t want others to do for us.” The positive rule is hard to do than the negative rule because it demands people must be permeated by God’s love before they can do it.
3.2/ How can one love his enemies? An analysis of the words will help us to understand clearly Christ’s demands. In Greek, there are three verbs to express “love”:
(1) To express the romantic love between a male and a female, they use the verb “eran.”
(2) To express love between people in a family or love between friends, they use the verb “filein.”
(3) To express love between those who believe in Christ as used in the Gospel today, the evangelist used the verb “agapan.” This verb is used only in the Christian context.
People can’t use their enemies with “eran,” because they can’t love them with the romantic love. They also can’t love them with “filein,” because it is against nature. But they can love their enemies with “agapan,” it means with God’s love. This love depends not only on their heart but also on their will. With God’s love, people can do the “impossible things” as Jesus demands today: “Love your enemies, do good to those who hate you, bless those who curse you, pray for those who abuse you. To him who strikes you on the cheek, offer the other also; and from him who takes away your coat do not withhold even your shirt.”
3.3/ Why must we love our enemies? In order to know this teachings can be effective or not, we need to see their results. We can list some positive results of Christ’s teachings:
(1) To inherit God’s compassion and forgiveness: If we don’t believe God still governs and judges this world, we have a reason to judge and to get revenge to those who maltreat us; but if we believe God is the One who governs and judge all people, we will let Him do such things. In our parts, we only need to do exactly what He teaches us. This is what He teaches us: “Love your enemies, do good to those who hate you, bless those who curse you, pray for those who abuse you. To him who strikes you on the cheek, offer the other also; and from him who takes away your coat do not withhold even your shirt. Give to every one who begs from you; and of him who takes away your goods do not ask them again.” If we don’t forgive others, God shall not forgive our sins.
We know God understands all things and can see clearly our souls; moreover, He has power to do all things. When we generously give out, He shall continuously gives back: “Do good, and lend, expecting nothing in return; and your reward will be great, and you will be sons of the Most High; for he is kind to the ungrateful and the selfish.” In opposition, If a person only know to hold on to what he has received from God, that all he has or he can lose all what he has. Why don’t we give generously so that we shall continuously have more and all people around us will be benefitted by our kindness?
(2) To become like God: God creates us like His image. The main thing that makes us like God is the love we have for everyone. God loves all human beings because He creates all and they are His children. He let the sun shine on all and let rain fall down on both the good and the evil. If we are God’s children, we must look like Him, especially in the beauty of love and of forgiveness.
If everyone are God’s children, then we are brothers and sisters. We can’t consider others as enemies because that attitude isn’t good to God, our Father. When we pray the Our Father daily, we proclaim this when we say: “Our Father who art in heaven. We pray for your name is honored, your kingdom comes…” When we regard others as our enemies, we are not deserved to say this prayer.
(3) To have peace: Those who nourish revenge shall never have peace. They are always anxious about their opponents or think about how to get revenge. But if they believe in God’s teachings, they shall forgive, pray for, and find ways to do good for their enemies, and their mind shall have peace.
(4) To converse enemies to friends: Love and forgiveness are the best way to converse enemies and restore life for both. In opposition, revenge is only escalated and brings death for one or both sides.
III. APPLICATION IN LIFE:
– No one has right to take away others’ life except in the case of protecting his own life. We should not worry about revenging; let leave the judgment in God’s hand.
– We should imitate Christ’s model. He accepted sacrifices to reconcile people with people and all of them to God.
– We can’t treat others as our enemies; in opposition, we must treat others as brothers and sisters and as children having the same Father. When people recognize our love for others they shall believe in our God.