Lời Chúa Mỗi Ngày : Chủ Nhật 34 Thường NiênC, Lễ Chúa Kitô Làm Vua

Chủ Nhật 34 Thường NiênC, Lễ Chúa Kitô Làm Vua
Bài đọc: 2 Sam 5:1-3; Col 1:12-20; Lk 23:35-43.
1/ Bài đọc I: 1 Toàn thể các chi tộc Ít-ra-en đến gặp vua Đa-vít tại Khép-rôn và thưa: “Chúng tôi đây là cốt nhục của ngài.
2 Ngay cả trước kia, khi ông Sa-un làm vua cai trị chúng tôi, chính ngài đã chỉ huy các cuộc hành quân của Ít-ra-en. ĐỨC CHÚA đã phán với ngài: “Chính ngươi sẽ chăn dắt Ít-ra-en, dân Ta, chính ngươi sẽ là người lãnh đạo Ít-ra-en.”
3 Toàn thể kỳ mục Ít-ra-en đến gặp vua tại Khép-rôn. Vua Đa-vít lập giao ước với họ tại Khép-rôn, trước nhan ĐỨC CHÚA. Rồi họ xức dầu tấn phong Đa-vít làm vua Ít-ra-en.
2/ Bài đọc II: 12 Anh em hãy vui mừng cảm tạ Chúa Cha, đã làm cho anh em trở nên xứng đáng chung hưởng phần gia nghiệp của dân thánh trong cõi đầy ánh sáng.
13 Người đã giải thoát chúng ta khỏi quyền lực tối tăm, và đưa vào vương quốc Thánh Tử chí ái;
14 trong Thánh Tử, ta được ơn cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi.
15 Thánh Tử là hình ảnh Thiên Chúa vô hình, là trưởng tử sinh ra trước mọi loài thọ tạo,
16 vì trong Người, muôn vật được tạo thành trên trời cùng dưới đất, hữu hình với vô hình.
Dẫu là hàng dũng lực thần thiêng hay là bậc quyền năng thượng giới,
tất cả đều do Thiên Chúa tạo dựng nhờ Người và cho Người.
17 Người có trước muôn loài muôn vật, tất cả đều tồn tại trong Người.
18 Người cũng là đầu của thân thể, nghĩa là đầu của Hội Thánh; Người là khởi nguyên, là trưởng tử trong số những người từ cõi chết sống lại, để trong mọi sự Người đứng hàng đầu.
19 Vì Thiên Chúa đã muốn làm cho tất cả sự viên mãn hiện diện ở nơi Người,
20 cũng như muốn nhờ Người mà làm cho muôn vật được hoà giải với mình. Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời.
3/ Phúc Âm: 35 Dân chúng đứng nhìn, còn các thủ lãnh thì buông lời cười nhạo: “Hắn đã cứu người khác, thì cứu lấy mình đi, nếu thật hắn là Đấng Ki-tô của Thiên Chúa, là người được tuyển chọn!”
36 Lính tráng cũng chế giễu Người. Chúng lại gần, đưa giấm cho Người uống
37 và nói: “Nếu ông là vua dân Do-thái thì cứu lấy mình đi!”
38 Phía trên đầu Người, có bản án viết: “Đây là vua người Do-thái.”
39 Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá cũng nhục mạ Người: “Ông không phải là Đấng Ki-tô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với!”
40 Nhưng tên kia mắng nó: “Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ!
41 Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái!”
42 Rồi anh ta thưa với Đức Giê-su: “Ông Giê-su ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!”
43 Và Người nói với anh ta: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng.”
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Chỉ có Đức Kitô xứng đáng làm Vua các tín hữu.
Con người muốn có một vị vua tài đức vẹn toàn để xét xử công minh và cai trị dân chúng trong công bằng và thương yêu; nhưng họ không tìm được một vị vua nào lý tưởng như thế trên trần gian này. May mắn cho con người, Thiên Chúa đã sửa soạn sẵn cho con người một vị Vua uy quyền và tài đức để cai trị con người suốt đời ngay từ đầu của lịch sử Cứu Độ.
Các bài đọc hôm nay giới thiệu cho con người vương quốc lý tưởng của Đức Kitô trên trời. Trong bài đọc I, vua David được coi là vị vua lý tưởng nhất của người Do-thái, vì vua có khả năng qui tụ tất cả 12 chi tộc Israel, thống nhất lãnh thổ và mở mang bờ cõi. Người Do-thái vẫn hằng mong có một vị anh quân như thế xuất hiện để làm vua cai trị họ. Trong bài đọc II, tác giả Thư Colossae cung cấp những suy tư thần học về vương vị và vương quốc của Đức Kitô và những đặc quyền các tín hữu được hưởng qua cái chết và sự sống lại của Vua Kitô. Chính Ngài đã giải thoát dân Ngài khỏi nô lệ của tội và quyền lực của ma quỉ, mang họ vào vương quốc đầy ánh sáng, và làm Vua cai trị họ muôn đời. Trong Phúc Âm, Đức Kitô chiến thắng tội lỗi và sự chết bằng cái chết khổ nhục trên Thập Giá và sẵn sàng tiếp nhận vào vương quốc những ai nhận ra và tin tưởng vào vương quyền của Ngài.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Chúng tôi đây là cốt nhục của Ngài, xin Ngài hãy làm Vua cai trị chúng tôi.
1.1/ David được xức dầu tấn phong làm vua Israel.
Sau thời các Thủ Lãnh, các kỳ mục tập họp và đến cùng ngôn sứ Samuel để xin ông cho họ có một vị vua như các nước láng giềng để cai trị và dẫn đầu ra nghinh chiến mỗi khi có chiến tranh. Ông Samuel rất buồn, vì làm như thế là chống lại uy quyền làm vua của Thiên Chúa. Sau khi tham khảo với Thiên Chúa và báo trước cho dân biết những điều thiệt hại họ phải chịu khi có một vị vua con người, ông đã xức dầu phong vương cho Saul là vị vua đầu tiên của Israel; nhưng Saul đã không đẹp lòng Thiên Chúa. Ngài truyền cho Samuel đến nhà ông Jesse tại Bethlehem để xức dầu phong vương cho David, người con út đang chăn chiên ngoài đồng.
Khi David được tiên tri Samuel xức dầu làm vua, ông chỉ cai trị 3 chi tộc miền Nam là Ephraim, Judah, và Benjamin. David cai trị họ trong 7 năm tại Hebron. Vua David là một người biết kính sợ Đức Chúa, có tài quân sự, chinh phục được thành Jerusalem nổi tiếng là không thể tấn công, có tài lãnh đạo và cai trị dân chúng. Khi các chi tộc khác nghe tiếng vua David, toàn thể các chi tộc Israel đến gặp vua David tại Hebron và thưa: “Chúng tôi đây là cốt nhục (xương và thịt) của ngài. Ngay cả trước kia, khi ông Saul làm vua cai trị chúng tôi, chính ngài đã chỉ huy các cuộc hành quân của Israel. Đức Chúa đã phán với ngài: “Chính ngươi sẽ chăn dắt Israel, dân Ta, chính ngươi sẽ là người lãnh đạo Israel.””
Vua David lập giao ước với họ tại Hebron, trước nhan Đức Chúa. Rồi họ xức dầu tấn phong David làm vua Israel. Chỉ trong thời vua David, toàn thể chi tộc Israel đoàn tụ và liên kết với nhau để mở mang bờ cõi. Đối với những người Do-thái, họ vẫn coi vua David là vị vua lý tưởng, và triều đại của David được coi như thời hoàng kim của dân tộc Israel. Vua David chọn Jerusalem làm kinh đô của vương quốc mới, Israel và Judah.
1.2/ Đức Kitô là Vua theo dòng dõi của David: Sau triều đại của David, vương quốc bị chia đôi vào cuối thời vua Solomon, và bắt đầu xuống dốc từ đó. Người Do-thái vẫn mong chờ có một vị vua theo phong cách của David để làm vua cai trị họ.
Các ngôn sứ đã loan báo và Thánh Vịnh đã nhiều lần nhắc tới Đấng Thiên Sai sẽ xuất thân từ dòng tộc David. Ngài sẽ đến để liên kết 12 chi tộc của Israel và sẽ làm vua cai trị họ đến muôn đời. Triều đại của Ngài sẽ vô cùng vô tận. Các ngôn sứ cũng tiên báo Đấng Thiên Sai không chỉ làm vua dân Do-thái, nhưng còn tất cả mọi dân tộc trên địa cầu. Jerusalem được chọn để trở thành nơi mà Đấng Thiên Sai sẽ tập họp các dân tộc.
2/ Bài đọc II: Quyền lực và vương quốc của Đức Kitô.
2.1/ Đức Kitô đến để giải thoát dân Ngài: Theo thói quen của người xưa, sau khi chiến thắng, nhà vua có quyền đem mọi người bị đánh bại về vương quốc của mình. Đó là lý do tại sao dân Do-thái miền Bắc bị bắt lưu đày qua Assyria vào năm 721 BC, và miền Nam bị bắt lưu đày qua Babylon năm 587 BC. Tác giả Thư Colossae cũng áp dụng thói quen này vào chiến thắng của Đức Kitô. Ngài đã giải thoát các tín hữu:
(1) Từ chốn tối tăm đến nơi đầy ánh sáng: Sống trong thế gian, con người bị bao vây bởi mọi thứ bóng tối là những hiểu biết sai lầm. Đức Kitô là ánh sáng, Ngài đến để chiếu sáng con người bằng cách mang sự thật và những mặc khải của Thiên Chúa.
(2) Từ chỗ nô lệ đến chỗ tự do: Con người phạm tội và làm nô lệ cho tội lỗi và sự chết. Đức Kitô đến để giải thoát con người khỏi quyền lực của tội lỗi và dẫn đưa chúng ta vào vương quốc vinh hiển và muôn đời của Ngài.
(3) Từ chỗ bị luận phạt vì tội lỗi đến chỗ được hòa giải: Phạm tội là phải đền tội. Đức Kitô đến để gánh tội cho con người và hòa giải con người với Thiên Chúa; vì thế, “trong Thánh Tử, ta được ơn cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi.”
(4) Từ vương quốc của Satan đến vương quốc của Đức Kitô: Trước khi Đức Kitô đến, Satan thống trị thế giới con người. Đức Kitô đến đánh bại tội lỗi và sự chết là quyền lực của Satan để đưa con người vào vương quốc của Ngài trên trời.
2.2/ Tương quan giữa Vua Kitô và các tín hữu: Có một ý nghĩa rất thâm sâu trong mối tương quan giữa Vua Kitô và các tín hữu mà tác giả Thư Colossae đã cung cấp chất liệu cho chúng ta suy tư, chứ không chỉ dừng lại ở mức độ tương quan bên ngoài như vua và dân.
(1) Đức Kitô là Lời của Thiên Chúa, nhờ Ngài mà toàn thể vũ trụ được tạo thành: Đây là quan niệm mà các Sách Khôn Ngoan (Pro, Wis, Bar) và Gioan (Prolog) khai triển. Đức Kitô là Thiên Chúa. Ngài là Vua không phải chỉ của con người mà còn là Vua vũ trụ. Tất cả quyền lực trên trời hay dưới đất, hữu hình hay vô hình, đều tùy thuộc vào uy quyền của Ngài. Thư Colossae diễn tả bằng những lời như sau: “Thánh Tử là hình ảnh Thiên Chúa vô hình, là trưởng tử sinh ra trước mọi loài thọ tạo, vì trong Người, muôn vật được tạo thành trên trời cùng dưới đất, hữu hình với vô hình. Dẫu là hàng dũng lực thần thiêng hay là bậc quyền năng thượng giới, tất cả đều do Thiên Chúa tạo dựng nhờ Người và cho Người.” Con người phải nhận Đức Kitô là Vua vì họ được Ngài dựng nên, là “huyết nhục” của Ngài.
(2) Đức Kitô gìn giữ muôn vật được tồn tại: Ngài không chỉ là nguyên do tạo thành, Ngài còn là nguyên do tồn tại. “Tất cả đều tồn tại trong Người.” Các tín hữu được tồn tại bằng các ơn thánh Đức Kitô đã thiết lập qua các bí tích: “Người cũng là đầu của thân thể, nghĩa là đầu của Hội Thánh.” Lẽ ra con người bị hủy diệt vì tội lỗi của họ; nhưng Đức Kitô đã tình nguyện hy sinh chịu chết để gánh lấy tội lỗi cho con người, vì thế, con người không bị hủy diệt.
(3) Đức Kitô làm cho con người và muôn loài tìm được cùng đích của mình: Ngài đã phục sinh khải hoàn. Ngài là Trưởng Tử trong số những người từ cõi chết sống lại, và con người sau khi đã hòa giải với Thiên Chúa, cũng được đưa vào vương quốc của Đức Kitô để được Người làm Vua cai trị muôn đời.
(4) Ngài không chỉ cai trị thân xác, nhưng còn trong tâm hồn con người: Để vương quốc thực sự có bình an, không phải chỉ cần vua tài đức thương yêu, mà còn cần dân chúng biết vâng lời và thương yêu nữa. Không vị vua loài người nào có thể cai trị trong tâm hồn con người, chỉ có Đức Kitô có uy quyền làm việc đó. Ngài phải cai trị cả tâm hồn thì vương quốc của Ngài mới là vương quốc của bình an và yêu thương được.
Nói tóm, chỉ một mình Đức Kitô vừa là Vua vừa là Chúa của muôn loài mới hội đủ tất cả đặc tính của một anh quân để cai trị con người muôn đời mà thôi.
3/ Phúc Âm: “Đây là vua người Do-thái.”
3.1/ Đức Kitô chọn con đường đau khổ làm Vua qua để giải thoát dân: Có hai điều trong trình thuật hôm nay tuy con người không muốn; nhưng sự quan phòng khôn ngoan của Thiên Chúa để cho xảy ra như vậy.
(1) Đức Kitô làm Vua người Do-thái: Bản án trên đầu Chúa Giêsu viết bằng ba thứ tiếng: Latin, Do-thái và Hy-lạp. Làm sao một tử tội chết khổ nhục như thế có thể trở thành vua của người Do-thái? Đó là lý do các nhà lãnh đạo của người Do-thái khiếu nại: Xin đừng viết “Đây là vua người Do-thái;” nhưng hãy viết “Người này tự xưng mình là vua người Do-thái.” Vua Herode trả lời: “Điều gì ta đã viết là đã viết.”
(2) Đức Kitô giải thoát con người khỏi quyền lực thần chết: Để cứu muôn người khỏi tội và khỏi chết, Đức Kitô phải cứu chính Ngài. Quân lính, dân chúng, và thủ lãnh chế nhạo và thách thức Chúa Giêsu hãy cứu chính mình trước để họ tin. Họ không thể ngờ Thiên Chúa sẽ giải thoát Ngài khỏi cái chết bằng cách cho Ngài được phục sinh vinh hiển.
3.2/ Vương quốc của Đức Kitô chỉ dành cho những ai nhận ra và tin vào Ngài: Đây là điều kiện duy nhất phải có để được làm công dân của Đức Kitô. Chỉ trong trình thuật của Lucas, chúng ta có câu truyện con người lựa chọn phần thưởng hay bản án cho chính mình dưới chân Thập Giá.
(1) Dân chúng đứng nhìn, còn các thủ lãnh thì buông lời cười nhạo: “Hắn đã cứu người khác, thì cứu lấy mình đi, nếu thật hắn là Đấng Kitô của Thiên Chúa, là người được tuyển chọn!”
Lính tráng cũng chế giễu Người. Chúng lại gần, đưa giấm cho Người uống và nói: “Nếu ông là vua dân Do-thái thì cứu lấy mình đi!” Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá cũng nhục mạ Người: “Ông không phải là Đấng Kitô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với!”
(2) Lời hứa cho anh trộm “lành:” Nhưng tên kia mắng nó: “Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ! Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái!” Rồi anh ta thưa với Đức Giêsu: “Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!” Và Người nói với anh ta: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng.” Đức Kitô có thể hứa câu: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng” cho bất cứ ai đặt niềm tin tưởng tuyệt đối vào Ngài.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Chỉ có Vua Kitô xứng đáng cai trị, vì Ngài đã dựng nên, cứu chuộc, đưa vào vương quốc và làm chủ tâm hồn các tín hữu. Trong vương quốc của Đức Kitô, sẽ không còn đau khổ, không còn chết chóc, không còn bất công. Ngài sẽ cai trị chúng ta đời đời trong công bằng và thương yêu.
– Điều kiện duy nhất để làm công dân của Đức Kitô là hãy học hỏi để nhận ra và tin tưởng vào Ngài. Xin cho “Nước Cha trị đến” là một nguyện ước trong Kinh Lạy Cha mà chúng ta đọc hàng ngày. Điều này chỉ có thể hiện thực khi chúng ta làm cho mọi người tin vào Đức Kitô.

Sunday of the 34 OTC, Christ the King

Readings: 2 Sam 5:1-3; Col 1:12-20; Lk 23:35-43.
1/ Reading I: RSV 2 Samuel 5:1 Then all the tribes of Israel came to David at Hebron, and said, “Behold, we are your bone and flesh. 2 In times past, when Saul was king over us, it was you that led out and brought in Israel; and the Lord said to you, `You shall be shepherd of my people Israel, and you shall be prince over Israel.'” 3 So all the elders of Israel came to the king at Hebron; and King David made a covenant with them at Hebron before the Lord, and they anointed David king over Israel.
2/ Reading II: RSV Colossians 1:12 Giving thanks to the Father, who has qualified us to share in the inheritance of the saints in light. 13 He has delivered us from the dominion of darkness and transferred us to the kingdom of his beloved Son, 14 in whom we have redemption, the forgiveness of sins. 15 He is the image of the invisible God, the first-born of all creation; 16 for in him all things were created, in heaven and on earth, visible and invisible, whether thrones or dominions or principalities or authorities — all things were created through him and for him. 17 He is before all things, and in him all things hold together. 18 He is the head of the body, the church; he is the beginning, the first-born from the dead, that in everything he might be pre-eminent. 19 For in him all the fullness of God was pleased to dwell, 20 and through him to reconcile to himself all things, whether on earth or in heaven, making peace by the blood of his cross.
3/ Gospel: RSV Luke 23:35 And the people stood by, watching; but the rulers scoffed at him, saying, “He saved others; let him save himself, if he is the Christ of God, his Chosen One!” 36 The soldiers also mocked him, coming up and offering him vinegar, 37 and saying, “If you are the King of the Jews, save yourself!” 38 There was also an inscription over him, “This is the King of the Jews.” 39 One of the criminals who were hanged railed at him, saying, “Are you not the Christ? Save yourself and us!” 40 But the other rebuked him, saying, “Do you not fear God, since you are under the same sentence of condemnation? 41 And we indeed justly; for we are receiving the due reward of our deeds; but this man has done nothing wrong.” 42 And he said, “Jesus, remember me when you come into your kingdom.” 43 And he said to him, “Truly, I say to you, today you will be with me in Paradise.”
________________________________________
I. THEME: Only Christ is worthy to be our king.
People would like to have a king who is both talented and virtuous to govern them in love and justice; but it is very hard to find such a king in this world. Sometimes they could find one; but this kind of king doesn’t last very long. People should not be hopeless because God prepares for people a perfect king from the beginning of the history of salvation to govern them eternally.
Today readings introduce to people that king, Christ, and his ideal kingdom in heaven. In the first reading, king David is considered the most ideal king of the Israelites because he had talents to unite all Israel’s twelve tribes as one kingdom and to expand its boundaries to the furthest ends. The Israelites constantly desire to have such a king to appear again and to govern them for ever. In the second reading, the author of the Letter to the Colossians provided theological reflections about Christ’s kingship, kingdom and the priviledges which the faithful shall be enjoyed through Christ’s death and resurrection. Christ liberates his people from sins and the devil’s power, brings them into the full of light kingdom and governs them eternally. In the Gospel, Christ triumphed over sins and death by his suffering death on the cross and is ready to receive into his kingdom all who recognize and believe in his kingship.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: “Behold, we are your bone and flesh.” Reign over us!
1.1/ David was anointed to be the Israelites’ second king.
After the time of the judges, the elders gathered and came to the prophet Samuel to ask him for a king as their neighbor countries so that this king shall govern and lead them to fight in time of wars. Samuel was very upset because he thought if he grants them, he shall oppose God’s kingship. After took counsel with God and warned them of many sufferings they must endure if they have a human king, he anointed Saul as the Israelites’ first king. But Saul didn’t please God; He commanded Samuel to come to Jesse’s house at Bethlehem to anoint David, Jesse’s youngest son who was a shepherd.
After was anointed by Samuel, David governed only three tribes which are Ephraim, Judah, and Benjamin in seven years at Hebron. King David is a God-fearer, has military talent; he conquered Jerusalem city which is well-known for a very difficult city to attack. He is also a good leader and king. When other tribes heard about his fame, they gathered and came to meet him at Hebron and said, “Behold, we are your bone and flesh.In times past, when Saul was king over us, it was you that led out and brought in Israel; and the Lord said to you, `You shall be shepherd of my people Israel, and you shall be prince over Israel.'”
King David established with them a covenant at Hebron before God. Then they anointed him as the king of Israel. Only in David’s time, all the tribes united and expanded their boundaries to the maximum. To all Jews, they still consider David as an ideal king and his reign as the most glorious reign of the Israelites. King David chose Jerusalem as the capital of the new kingdom, both Israel and Judah.
1.2/ Christ is the king in David’s lineage: After David’s reign, the kingdom was divided by two at the end of king Solomon’s reign and gradually declined. From that time, the Israelites always expect a king like David to come and to reign over them.
The Books of Psalm and the prophets mention many times that the Messiah shall come from David’s lineage. He shall come to unite the Israelites’ twelve tribes and reign over them for ever; his kingdom shall be without end. The prophets also foretold that the Messiah is not only the Israel’s king but also the king of all nations of this world. Jerusalem is chosen to be the place where the Messiah shall gather all nations.
2/ Reading II: Christ’s power and kingdom
2.1/ Christ came to liberate his people: According to the ancient custom, the king can bring all people of the conquered nation to his own kingdom. This is the reason why the Israelites were on exile to Assyria in 721 B.C. and the Judahites to Babylon in 587 B.C. The author of the Letter to the Colossians applied this custom to Christ’s victory. He liberated the faithful:
(1) From darkness to full of light place: Living in the world, people are surrounded by all kinds of darkness which are wrong teachings. Christ is the light; he comes to enlighten people by bringing the truth and God’s revelation.
(2) From slavery to freedom: When people commit sins, they become slavery for sins and death. Christ comes to liberate people from power of sins and to lead them into his glorious and eternal kingdom.
(3) From being condemned to being reconciled: When people sin, they must pay for it. Christ comes to take away people’s sins and to reconcile them with God; therefore, “in (the Son) we have redemption, the forgiveness of sins.”
(4) From Satan’s to Christ’s kingdom: Before Christ’s coming, Satan dominated people. Christ comes to destroy sins and death which are Satan’s power, to lead people to his kingdom in heaven.
2.2/ The relationship between Christ and his faithful: There are a deep meaning in the relationship between Christ the king and the faithful which the author of the Letter to the Colossians wants us to meditate; not to stop at the facial relationship between the king and his people.
(1) Christ is God’s Word, through him the whole world is created: This is the concept which the Wisdom Books (Proverbs, Wisdom), Baruch and the Prologue of the Fourth Gospel developed. Christ is God; he is the king not only of people but also of the universe. All powers, in heaven and on earth, visible and invisible, are depended on his power. The author of the Letter to the Colossians described this concept as follows, “He is the image of the invisible God, the first-born of all creation;for in him all things were created, in heaven and on earth, visible and invisible, whether thrones or dominions or principalities or authorities — all things were created through him and for him.” People must accept Christ as their king for they were created by him; they are his “bone and flesh.”
(2) Christ keeps all things in their beings: He is not only the cause of existing but also the cause of continuing to exist, as the author says, “He is before all things, and in him all things hold together.” The faithful can continue to exist by grace of the sacraments established by Christ, “He is the head of the body, the church.” People should be destroyed because of their sins; but Christ volunteered to die in their place to redeem their sins; therefore, people aren’t destroyed.
(3) Christ helps human beings and all creatures to reach their end: He gloriously resurrected. He is the first-born from the dead. People, after being reconciled with God, are also brought into Christ’s kingdom so that he could reign over them forever.
(4) Christ reigns not only the body but also the human soul: In order for a kingdom to have true peace, we need not only a talent and virtuous king but also obedient and lovely people. There is no human king who can rule people’s soul; only Christ has power to do that. He must govern both their soul and body in order for his kingdom to be in true peace and love.
In a word, only Christ, who is both the king and the Lord of all people, can have all the qualities of the ideal king to govern people forever.
3/ Gospel: “This is the king of the Jews.”
3.1/ Christ chose the way of suffering to be the king and to liberate people: There are two things in today passage, though the Jews didn’t want them, but God in His providence let them happen.
(1) Christ is the king of the Jews: This title over Jesus’ head is written in three languages: Latin, Hebrew and Greek. How can a person who endured such kind of death be the king of the Jews? That is why, in the Fourth Gospel, the Jewish chief priests came to Pilate and said, “Do not write, `The King of the Jews,’ but, `This man said, I am King of the Jews.'” But Pilate answered, “What I have written I have written” (Jn 19:21-22).
(2) Christ liberates people from the power of death: To save people from sin and death, Christ must save himself. That is why the soldiers, people and the leaders jeered and challenged Jesus to save himself so they could believe in him. They didn’t expect God shall liberate him from death by letting him resurrect!
3.2/ Christ’s kingdom is reserved only for those who believe in him: This is the only condition to be the citizen of Christ’s kingdom. Only in the Third Gospel, we have a report that people chose the reward or the punishment for themselves underneath of the cross.
(1) The people stood by, watching; but the rulers scoffed at him: They challenged Jesus, “He saved others; let him save himself, if he is the Christ of God, His Chosen One!”The soldiers also mocked him, coming up and offering him vinegar,and saying, “If you are the King of the Jews, save yourself!” One of the criminals who were hanged railed at him, saying, “Are you not the Christ? Save yourself and us!” By saying these words, these people chose the punishment for themselves.
(2) Jesus’ promise for the good thief: But the other rebuked him, saying, “Do you not fear God, since you are under the same sentence of condemnation?And we indeed justly; for we are receiving the due reward of our deeds; but this man has done nothing wrong.”And he said, “Jesus, remember me when you come into your kingdom.”Jesus said to him, “Truly, I say to you, today you will be with me in Paradise.” By putting his faith in Jesus, the good thief chose the reward for himself, confirmed by Jesus.
III. APPLICATION IN LIFE:
– Only Christ is deserved to be our king because he created, redeemed, shall lead us to his kingdom and reign over our soul. In his kingdom, there shall be no more suffering, death and injustice. He shall reign over us eternally and in love and justice.
– The only condition to be Christ’s citizen is to believe in him. Asking for his kingdom to come is one article in the Our Father which we daily pray. This article can only be achieved when we help all people to believe in him.

LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP