Lời Chúa Mỗi Ngày : Chủ Nhật 31 Thường Niên, Năm A

Chủ Nhật 31 Thường Niên, Năm A
Bài đọc: Mal 1:14-2:2, 8-10; I Thes 2:7-9, 13; Mt 23:1-12.
1/ Bài đọc I: 14 Thật đáng bị nguyền rủa kẻ xảo quyệt, kẻ có con vật đực trong đàn mà lại khấn dâng con vật mang tì tích làm lễ tế Chúa Thượng. Quả thật, chính Ta là Đức Vua cao cả, – ĐỨC CHÚA các đạo binh phán -, và danh Ta được kính sợ giữa chư dân.
2 Nếu các ngươi không nghe và không lưu tâm tôn vinh Danh Ta, ĐỨC CHÚA các đạo binh phán, Ta sẽ khiến các ngươi mắc tai hoạ, Ta sẽ biến phúc lành của các ngươi thành tai hoạ. Phải, Ta biến phúc lành ấy thành tai hoạ, vì các ngươi chẳng lưu tâm gì cả.
8 Nhưng các ngươi, các ngươi đã đi trệch đường và làm cho nhiều người lảo đảo trên đường Luật dạy. Các ngươi đã huỷ hoại giao ước với Lê-vi, ĐỨC CHÚA các đạo binh phán.
9 Còn Ta, Ta sẽ làm cho các ngươi đáng khinh và ra hèn mạt trước mặt toàn dân, vì các ngươi không tuân giữ đường lối Ta, và hay nể vì khi áp dụng Luật.
10 Tất cả chúng ta chẳng có cùng một cha sao? Chẳng phải cùng một Thiên Chúa đã dựng nên chúng ta sao? Thế mà sao chúng ta lại bội phản nhau mà vi phạm giao ước của cha ông chúng ta?
2/ Bài đọc II: 7 Trong khi chúng tôi có thể đòi anh em phải trọng đãi, với tư cách là Tông Đồ Đức Ki-tô.
8 Chúng tôi đã quý mến anh em, đến nỗi sẵn sàng hiến cho anh em, không những Tin Mừng của Thiên Chúa, mà cả mạng sống của chúng tôi nữa, vì anh em đã trở nên những người thân yêu của chúng tôi.
9 Thưa anh em, hẳn anh em còn nhớ nỗi khó nhọc vất vả của chúng tôi: đêm ngày chúng tôi đã làm việc để khỏi thành gánh nặng cho một người nào trong anh em, suốt thời gian chúng tôi loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa cho anh em.
13 Bởi thế, về phần chúng tôi, chúng tôi không ngừng tạ ơn Thiên Chúa, vì khi chúng tôi nói cho anh em nghe lời Thiên Chúa, anh em đã đón nhận, không phải như lời người phàm, nhưng như lời Thiên Chúa, đúng theo bản tính của lời ấy. Lời đó tác động nơi anh em là những tín hữu.
3/ Phúc Âm: 1 Bấy giờ, Đức Giê-su nói với dân chúng và các môn đệ Người rằng: “Các kinh sư và các người Pha-ri-sêu ngồi trên toà ông Mô-sê mà giảng dạy. 3 Vậy, tất cả những gì họ nói, anh em hãy làm, hãy giữ, còn những việc họ làm, thì đừng có làm theo, vì họ nói mà không làm.
4 Họ bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ thì lại không buồn động ngón tay vào. 5 Họ làm mọi việc cốt để cho thiên hạ thấy. Quả vậy, họ đeo những hộp kinh thật lớn, mang những tua áo thật dài. 6 Họ ưa ngồi cỗ nhất trong đám tiệc, chiếm hàng ghế đầu trong hội đường, 7 ưa được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng và được thiên hạ gọi là “ráp-bi”.
8 “Phần anh em, thì đừng để ai gọi mình là “ráp-bi”, vì anh em chỉ có một Thầy; còn tất cả anh em đều là anh em với nhau. 9 Anh em cũng đừng gọi ai dưới đất này là cha của anh em, vì anh em chỉ có một Cha là Cha trên trời. 10 Anh em cũng đừng để ai gọi mình là người lãnh đạo, vì anh em chỉ có một vị lãnh đạo, là Đức Ki-tô. 11 Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em. 12 Ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống, sẽ được tôn lên.
________________________________________

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Những đức tính cần có của người lãnh đạo
Trong cuộc đời, tất cả chúng ta có lúc là thành viên, có lúc là những nhà lãnh đạo trong gia đình, công sở, xã hội, và Giáo-Hội. Các Bài đọc hôm nay chẳng những giúp chúng ta biết sáng suốt lựa chọn người lãnh đạo tài đức mà còn biết chuẩn bị để chu tòan bổn phận của nhà lãnh đạo khi được tin cẩn trao phó. Hai đức tính cần thiết nhất của người lãnh đạo:
(1) Phải sáng suốt: không biết lối làm sao có thể dẫn đường? Chính Chúa Giêsu đã cảnh cáo: “Mù dắt mù cả hai cùng xuống hố!”
(2) Không những phải có tài, người lãnh đạo còn phải có đức vì “thượng bất chính hạ tắc lọan.” Nhà lãnh đạo không có đức dễ độc tài, kiêu ngạo, và làm khổ dân.
Bài đọc II chỉ cho chúng ta thấy những dấu hiệu của nhà lãnh đạo khôn ngoan, tài đức. Bài đọc I và Phúc Âm vạch ra cho chúng ta thấy những dấu hiệu của nhà lãnh đạo mù lòa và hậu quả của nó.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Các tư tế đã không chu tòan bổn phận của mình.
(1) Không dạy dỗ dân: Một trong những bổn phận hàng đầu của tư tế là phải dạy dỗ dân biết kính sợ Thiên Chúa qua việc tuân giữ các lề luật của Ngài. Luật dạy khi dâng lễ vật lên Thiên Chúa, họ phải dâng lễ vật hòan hảo nhất; nhưng vì tiếc của hay lợi nhuận, họ lại dâng những của dư thừa hay bệnh họan. Việc làm này biểu tỏ sự khinh thường Thiên Chúa và Ngài lên án họ: “Thật đáng bị nguyền rủa kẻ xảo quyệt, kẻ có con vật đực trong đàn mà lại khấn dâng con vật mang tì tích làm lễ tế Chúa Thượng.”
Thiên Chúa không ăn những lễ vật họ dâng, nhưng Ngài nhận ra sự kính sợ Thiên Chúa trong lòng họ. Điều nguy hiểm có thể xảy ra là một khi đã tiêm nhiễm thói quen này, họ sẽ có thái độ “gần chùa gọi bụt bằng anh.” Họ sẽ không còn kính sợ Thiên Chúa và giữ những gì Ngài dạy. Vì thế, các tư tế phải chỉnh đốn những hành động khinh thường Thiên Chúa trong việc tế tự trước khi chúng trở thành thói quen, và hậu quả của việc khinh thường Thiên Chúa sẽ vô cùng lớn lao: “Nếu các ngươi không nghe và không lưu tâm tôn vinh Danh Ta, Đức Chúa các đạo binh phán, Ta sẽ khiến các ngươi mắc tai hoạ, Ta sẽ biến phúc lành của các ngươi thành tai hoạ. Phải, Ta biến phúc lành ấy thành tai hoạ, vì các ngươi chẳng lưu tâm gì cả.”
(2) Mù quáng: Để có thể hướng dẫn dân chúng, nhà lãnh đạo phải khôn ngoan và sáng suốt. Nếu họ không biết đường đi, làm sao họ có thể hướng dẫn dân chúng đạt đích? Thời của tiên tri Malachi, giới lãnh đạo bị khủng hỏang trầm trọng; và dân chúng phải chịu mọi hậu quả do sự mù quáng của họ: “Nhưng các ngươi, các ngươi đã đi trệch đường và làm cho nhiều người lảo đảo trên đường Luật dạy. Các ngươi đã huỷ hoại giao ước với Lêvi, Đức Chúa các đạo binh phán.”
(3) Làm gương mù: Người dân thường sẽ bắt chước những gì người lãnh đạo của họ thực hiện. Nếu người dân thấy các tư tế có những thái độ khinh thường Thiên Chúa và không giữ luật lệ, họ cũng sẽ bắt chước như vậy, với lý do: “nếu các tư tế còn như vậy thì huống chi là dân!” Trong việc áp dụng Luật cũng thế, nếu các tư tế thẳng thắn áp dụng luật cho mọi người và trong mọi trường hợp, dân chúng sẽ không bị lẫn lộn và không cảm thấy bất công; nhưng nếu các tư tế luôn tìm cách để khỏi giữ luật lệ, dân cũng có lý do để làm như thế hay hơn nữa.
2/ Bài đọc II: Thánh Phaolô làm gương cho các tín hữu.
(1) Yêu thương: Đức tính đầu tiên nhà lãnh đạo phải có là lòng yêu thương, yêu thương Chúa và yêu thương tha nhân; nếu không có đức tính này, nhà lãnh đạo sẽ chỉ lo tìm lợi ích cho bản thân và gia đình mình. Yêu mến Thiên Chúa là lý do duy nhất thúc đẩy Thánh Phaolô hăng say rao giảng Tin Mừng; và vì yêu mến Thiên Chúa, ngài cũng yêu thương tha nhân. Ngài nói với các tín hữu: “Chúng tôi đã quý mến anh em, đến nỗi sẵn sàng hiến cho anh em, không những Tin Mừng của Thiên Chúa, mà cả mạng sống của chúng tôi nữa, vì anh em đã trở nên những người thân yêu của chúng tôi.”
(2) Hy sinh: Vì yêu thương những người dưới quyền mình, nên nhà lãnh đạo có thể hy sinh thời giờ, sức lực, và ngay cả mạng sống mình để phục vụ họ. Thánh Phaolô tuy có quyền đòi các tín hữu Thessanolica phải trọng đãi, với tư cách là Tông Đồ Đức Kitô, nhưng ngài đã không làm như thế. Trái lại, ngài đã tự mưu sinh để khỏi trở nên gánh nặng cho dân; và sẵn sàng hy sinh ngay cả mạng sống cho lợi ích phần linh hồn của họ.
(3) Làm gương sáng: Không phải chỉ có mục đích cất bớt gánh nặng cho dân, nhưng còn làm gương sáng cho họ, để họ có thể hy sinh cho người khác. Con người dễ bị lôi cuốn và bắt chước, Thánh Phaolô muốn khích động tâm tình này nơi các tín hữu của ngài: “Thưa anh em, hẳn anh em còn nhớ nỗi khó nhọc vất vả của chúng tôi: đêm ngày chúng tôi đã làm việc để khỏi thành gánh nặng cho một người nào trong anh em, suốt thời gian chúng tôi loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa cho anh em.”
(4) Khôn ngoan: Thánh Phaolô biết rõ khôn ngoan và sức mạnh đến từ Thiên Chúa qua Tin Mừng. Vì thế, ngài chú trọng đến việc rao giảng Tin Mừng cho các tín hữu, chứ không chú trọng đến việc rao giảng những khôn ngoan của người phàm. Ngài biết rõ Tin Mừng có sức tác động và thay đổi con người các tín hữu: “Bởi thế, về phần chúng tôi, chúng tôi không ngừng tạ ơn Thiên Chúa, vì khi chúng tôi nói cho anh em nghe lời Thiên Chúa, anh em đã đón nhận, không phải như lời người phàm, nhưng như lời Thiên Chúa, đúng theo bản tính của lời ấy. Lời đó tác động nơi anh em là những tín hữu.”
(5) Khiêm nhường: Thánh Phaolô biết khiêm nhường nhận ra chỗ đứng của mình. Sự hiểu biết và hóan cải nơi các tín hữu là do quyền năng của Thiên Chúa họat động trong con người; ngài chỉ là khí cụ Thiên Chúa dùng để rao giảng Tin Mừng mà thôi. Ngài biết ngay cả việc rao giảng Tin Mừng cũng là quà tặng Thiên Chúa trao cho ngài.
3/ Phúc Âm: Các Kinh-sư và Biệt-phái là những người lãnh đạo giả hình.
(1) Không quan tâm dạy dỗ dân: Bổn phận chính yếu của các Kinh-sư và Biệt-phái là dạy cho dân biết và sống theo Luật của Thiên Chúa. Họ đã không chu tòan mà còn đánh lừa dân sống theo luật họ đề ra và cách cắt nghĩa của họ.
(2) Lợi dụng: Thay vì hy sinh và cất bớt gánh nặng cho dân, họ chỉ biết ích kỷ lo cho mình như lời Chúa Giêsu cáo buộc: “Họ bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ thì lại không buồn động ngón tay vào.” Họ lợi dụng cách cắt nghĩa Luật để lấy tài sản của dân.
(3) Làm gương mù: Họ nói mà không làm, và nếu làm, phải cho người khác thấy. Chúa Giêsu cẩn thận phân tích lối sống này: “Các Kinh-sư và các Biệt-phái ngồi trên toà ông Môsê mà giảng dạy.Vậy, tất cả những gì họ nói, anh em hãy làm, hãy giữ, còn những việc họ làm, thì đừng có làm theo, vì họ nói mà không làm.” Thái độ giả hình của họ được ngụy trang bằng việc “đeo những hộp kinh thật lớn, mang những tua áo thật dài” để chứng tỏ cho mọi người thấy sự tôn kính Lề Luật của họ.
(4) Kiêu ngạo: Tự nhận mình là những nhà lãnh đạo quan trọng, họ chọn chỗ tốt nhất trong đám tiệc, chiếm hàng ghế đầu trong hội đường, ưa thích được người ta ca ngợi và gọi là “Rabbi.”
(5) Mù quáng: Chính họ đã không biết đường đi, làm sao họ có thể hướng dẫn người khác? Sống dưới những nhà lãnh đạo như thế, dân chúng sẽ bị ảnh hưởng vì không biết đường để tiến tới một cuộc sống hòan thiện thực sự. Vì thế, Chúa cẩn thận đề phòng các môn đệ của Ngài: “Phần anh em, đừng để ai gọi mình là “Rabbi,” vì anh em chỉ có một Thầy; còn tất cả anh em đều là anh em với nhau. Anh em cũng đừng gọi ai dưới đất này là cha của anh em, vì anh em chỉ có một Cha là Cha trên trời. Anh em cũng đừng để ai gọi mình là người lãnh đạo, vì anh em chỉ có một vị lãnh đạo là Đức Ki-tô.”
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Người lãnh đạo sáng suốt phải biết đường đi: Tùy theo mỗi lãnh vực: chính trị, kinh tế, giáo dục, tôn giáo, người lãnh đạo phải có kiến thức rộng trong lãnh vực của mình trước khi có thể hướng dẫn người khác.
– Người lãnh đạo phải làm gương bằng hành động: Lãnh đạo thành công không chỉ đòi kiến thức mà còn đòi gương sáng qua việc thực hiện những gì mình rao giảng.
– Người lãnh đạo tôn giáo chỉ đường cho dân đến với Chúa, chứ không bắt dân qui phục mình.

LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP

Thirty-First Sunday in the Ordinary TimeA
Viết bởi Lan Hương

Reading 1: Mal 1:14b-2:2b, 8-10

A great King am I, says the LORD of hosts,
and my name will be feared among the nations.
And now, O priests, this commandment is for you:
If you do not listen,
if you do not lay it to heart,
to give glory to my name, says the LORD of hosts,
I will send a curse upon you
and of your blessing I will make a curse.
You have turned aside from the way,
and have caused many to falter by your instruction;
you have made void the covenant of Levi,
says the LORD of hosts.
I, therefore, have made you contemptible
and base before all the people,
since you do not keep my ways,
but show partiality in your decisions.
Have we not all the one father?
Has not the one God created us?
Why then do we break faith with one another,
violating the covenant of our fathers?

Reading 2: 1 Thes 2:7b-9, 13

Brothers and sisters:
We were gentle among you, as a nursing mother cares for her children.
With such affection for you, we were determined to share with you
not only the gospel of God, but our very selves as well,
so dearly beloved had you become to us.
You recall, brothers and sisters, our toil and drudgery.
Working night and day in order not to burden any of you,
we proclaimed to you the gospel of God.

And for this reason we too give thanks to God unceasingly,
that, in receiving the word of God from hearing us,
you received not a human word but, as it truly is, the word of God,
which is now at work in you who believe.

Gospel: Mt 23:1-12

Jesus spoke to the crowds and to his disciples, saying,
“The scribes and the Pharisees
have taken their seat on the chair of Moses.
Therefore, do and observe all things whatsoever they tell you,
but do not follow their example.
For they preach but they do not practice.
They tie up heavy burdens hard to carry
and lay them on people’s shoulders,
but they will not lift a finger to move them.
All their works are performed to be seen.
They widen their phylacteries and lengthen their tassels.
They love places of honor at banquets, seats of honor in synagogues,
greetings in marketplaces, and the salutation ‘Rabbi.’
As for you, do not be called ‘Rabbi.’
You have but one teacher, and you are all brothers.
Call no one on earth your father;
you have but one Father in heaven.
Do not be called ‘Master’;
you have but one master, the Christ.
The greatest among you must be your servant.
Whoever exalts himself will be humbled;
but whoever humbles himself will be exalted.”
________________________________________

I. THEME: The necessary virtues of a leader
In our life, there are times we are members, there are times we are leaders in our family, community, company, country or the Church. Today readings help us not only to wisely select a good leader, but also to prepare us to fulfill duties of a leader when people put their trust in us. Two of the most important virtues of a leader are:
(1) To know what to do in that position: If a leader doesn’t know what to do, how could he lead people? Jesus himself warned people: “”Can a blind man lead a blind man? Will they not both fall into a pit?”
(2) A leader is required to have not only talents but also virtues because “if a leader is bad, his people will be disordered.” A lack of virtues leader is easy to become an arrogant dictator and to cause his people to suffer.
The second deading gives us some sure signs of a good and virtuous leader. The first reading and the Gospel pointed out the signs of a bad and blind leader and their results.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: The priests did not fulfill their duties.
(1) They did not teach people to properly behave: The most important duties of a priest are to teach people to fear God and to keep His law. For example, the law teaches that when people offer their sacrifices to God, they must offer perfect animals. Due to people’s regretting the loss of their possession or the priests’ greed, they offered sick animals or the surplus. Their actions expressed their contempt to God, and thus the prophet Malachi scolded at them: “Cursed be the cheat who has a male in his flock, and vows it, and yet sacrifices to the Lord what is blemished.”
God does not consume what they offered, but He recognized their reverence for Him in their heart through their offerings. The most danger could happen when they had this habit is they will have a attitude “by living so closed to god, they treat him like one of theirs.” They will no longer revere God and keep what He taught them. Thus, priests must correct people of their contempt acts in worship before they become habits. If they don’t, the result will be grave as Malachi announced God’s oracle: “If you will not listen, if you will not lay it to heart to give glory to my name, says the Lord of hosts, then I will send the curse upon you and I will curse your blessings; indeed I have already cursed them, because you do not lay it to heart.”
(2) They are blind: In order to lead people wisely, a leader must know or set the goals which he and his people aim to achieve; if he doesn’t know them, how could he lead people to achieve these goals? At the time of the prophet Malachi, leaders were severely in crisis, and people were suffered due to their blindness, as he said: “But you have turned aside from the way; you have caused many to stumble by your instruction; you have corrupted the covenant of Levi, says the Lord of hosts.”
(3) They set bad examples: People look up to their leaders and imitate what they did; if
people see the priests who didn’t respect God in worship, they will also act like that since they think it is right thing to do so. The same thing could happen in the keeping of God’s law; if a priest followed exactly what the law described for all people and in all cases, people would not be confused and felt unjust; but if he always finds a reason to be dispensed from the law, people will also have a reason to do as such.
2/ Readings II: St. Paul set good examples for his people.
There are five important things we could learn from him to be a good leader.
(1) Love: The first and important virtue of a leader is to love God and people; if a leader doesn’t have this virtue, he will only search profits for himself and his family. The love for God is the only reason that motivated St. Paul to eagerly proclaim the Good News; this love also leads him to love people. He said to the Thessalonians that: “being affectionately desirous of you, we were ready to share with you not only the Gospel of God but also our own selves, because you had become very dear to us.”
(2) Sacrifice: Due to the love for his people, the leader can sacrifice his time, efforts, and even life to serve them. St. Paul, though he had a right to demand the Thessalonians to treat him as Christ’s apostle; but he did not do so. Instead, he worked to support himself, not to become a burden for his people, and he sacrificed his life for the good of their souls.
(3) Setting good examples: Not only to avoid to be a burden for people, he set many good examples so that they will also be willing to sacrifice for others. People are easily to be attracted and imitated by heroic acts; therefore, St. Paul wanted to draw out these motivations from his people by reminding them: “For you remember our labor and toil, brethren; we worked night and day, that we might not burden any of you, while we preached to you the gospel of God.”
(4) Wisdom: St. Paul clearly knew wisdom and strength are come from God through the Good News. Therefore, he paid attention to the preaching of the Good News, not to human wisdom. He knew the Gospel has power and strength to transform people, as he said: “And we also thank God constantly for this, that when you received the word of God which you heard from us, you accepted it not as the word of men but as what it really is, the word of God, which is at work in you believers.”
(5) Humility: St. Paul humbly recognized his position. The understanding and conversion of his audiences are from God’s power working in them. He was only God’s instrument to proclaim the Good News. He believed that even his preaching of the Good News is also God’s gift bestowed on him. A religious leader will not lead people to himself but to God.
3/ Gospel: Some Pharisees and scribes are hypocrite leaders.
Jesus pointed out bad examples of some leaders at his time, typically the Pharisees and the scribes as followed:
(1) They did not pay attention to teaching people: The most important duty of the Pharisees and the scribes is to teach people to know and to practice God’s law. Because of their greed, they did not fulfill this duty, and worse than that, they deceived people by establishing more laws or explaining the law according to their viewpoints.
(2) They used people for their own profit: Instead of sacrificing their own and lessening people’s burden, they selfishly searched for their own good as Jesus said of them: “They bind heavy burdens, hard to bear, and lay them on men’s shoulders; but they themselves will not move them with their finger.” They also used their explanation of the law to take away other’s possessions.
(3) They set bad examples: They taught people to do good things but they did not practice what they preached; and when they do good things, they wanted all people to see their good acts. Jesus carefully explained their ways of life: “The scribes and the Pharisees sit on Moses’ seat; so practice and observe whatever they tell you, but not what they do; for they preach, but do not practice.” Jesus wanted people to know even they did not practice what they preached, their preachings were still good because they are words which come from God, not from them. God’s words have power to change and to transform people who are willing to listen and to practice them. Jesus’ warning is also for those who did not want to hear even their preachings.
Their hypocrite acts were displayed by “mak(ing) their phylacteries broad and their fringes long” to let people to see their respect for the law.
(4) They were so proud of themselves: By self-proclaiming of their importance, “they love the place of honor at feasts and the best seats in the synagogues, and salutations in the market places, and being called rabbi by men.”
(5) They are blind: They themselves did not know the purpose of life and of the law, how could they lead God’s people? Under such leaders, people had to suffer because they did not know how to approach God and to cultivate a true relationship with Him. Thus, Jesus warned his disciples: “But you are not to be called rabbi, for you have one teacher, and you are all brethren.
And call no man your father on earth, for you have one Father, who is in heaven. Neither be called masters, for you have one master, the Christ.”
Many people based on this verse and naively proclaimed “I will not call anyone “my father or teacher” and I will not trust anyone as “my master.”” This is not a correct understanding of Jesus’ intention because Jesus, though he himself is God, chose to call Joseph and Mary, his father and mother. The main point Jesus wanted to convey in this sentence is that only God is the perfect Father we should call Him because of the ways He loves and cares for us. Only Christ is the true teacher and master because he teaches us all the truth and leads us to God. We should be very careful when we put our complete trust in people because they will fall short of our expectation.

III. APPLICATION IN LIFE:
– A wise leader must know the goals and the ways to achieve these goals. Depending on special areas, such as politic, economy, education or religion, a leader must have a broad knowledge in his field before he can instruct others.
– A leader must set good examples by his actions. Successful leadership requires not only knowledge but also good examples through practicing what he preached.
– Above all, a religious leader points out the way for people to come to God, not to himself.