Lời Chúa Mỗi Ngày : Chủ Nhật 28 Thường Niên, Năm A

Chủ Nhật 28 Thường Niên, Năm A
Bài đọc: Isa 25:6-10; Phil 4:12-14, 19-20; Mt 22:1-14.
1/ Bài đọc I: Ngày ấy, trên núi này, Đức Chúa các đạo binh sẽ đãi muôn dân một bữa tiệc: tiệc thịt béo, tiệc rượu ngon, thịt béo ngậy, rượu ngon tinh chế.
Trên núi này, Người sẽ xé bỏ chiếc khăn che phủ mọi dân, và tấm màn trùm lên muôn nước. Người sẽ vĩnh viễn tiêu diệt tử thần.
Đức Chúa là Chúa Thượng sẽ lau khô dòng lệ trên khuôn mặt mọi người, và trên toàn cõi đất, Người sẽ xoá sạch nỗi ô nhục của dân Người. Đức Chúa phán như vậy.
Ngày ấy, người ta sẽ nói: “Đây là Thiên Chúa chúng ta, chúng ta từng trông đợi Người, và đã được Người thương cứu độ. Chính Người là Đức Chúa chúng ta từng đợi trông. Nào ta cùng hoan hỷ vui mừng bởi được Người cứu độ.”
Bàn tay Đức Chúa sẽ đặt trên núi này mà nghỉ.
2/ Bài đọc II: Tôi sống thiếu thốn cũng được, mà sống dư dật cũng được. Trong mọi hoàn cảnh, no hay đói, dư dật hay túng bấn, tôi đã tập quen cả. Với Đấng ban sức mạnh cho tôi, tôi chịu được hết. Tuy nhiên, anh em đã chia sẻ với tôi, khi tôi gặp cơn quẫn bách, như thế là phải.
Thiên Chúa của tôi sẽ thoả mãn mọi nhu cầu của anh em một cách tuyệt vời, theo sự giàu sang của Người trong Đức Ki-tô Giê-su. Xin tôn vinh Thiên Chúa là Cha chúng ta, đến muôn thuở muôn đời! A-men.
3/ Phúc Âm: Đức Giê-su lại dùng dụ ngôn mà nói với họ rằng: “Nước Trời cũng giống như chuyện một vua kia mở tiệc cưới cho con mình. Nhà vua sai đầy tớ đi thỉnh các quan khách đã được mời trước, xin họ đến dự tiệc, nhưng họ không chịu đến.
Nhà vua lại sai những đầy tớ khác đi, và dặn họ: “Hãy thưa với quan khách đã được mời rằng: Này cỗ bàn, ta đã dọn xong, bò tơ và thú béo đã hạ rồi, mọi sự đã sẵn. Mời quý vị đến dự tiệc cưới!” Nhưng quan khách không thèm đếm xỉa tới, lại bỏ đi: kẻ thì đi thăm trại, người thì đi buôn, còn những kẻ khác lại bắt các đầy tớ của vua mà sỉ nhục và giết chết.
Nhà vua liền nổi cơn thịnh nộ, sai quân đi tru diệt bọn sát nhân ấy và thiêu huỷ thành phố của chúng. Rồi nhà vua bảo đầy tớ: “Tiệc cưới đã sẵn sàng rồi, mà những kẻ đã được mời lại không xứng đáng. Vậy các ngươi đi ra các ngã đường, gặp ai cũng mời hết vào tiệc cưới.” Đầy tớ liền đi ra các nẻo đường, gặp ai, bất luận xấu tốt, cũng tập hợp cả lại, nên phòng tiệc cưới đã đầy thực khách.
“Bấy giờ nhà vua tiến vào quan sát khách dự tiệc, thấy ở đó có một người không mặc y phục lễ cưới, mới hỏi người ấy: “Này bạn, làm sao bạn vào đây mà lại không có y phục lễ cưới?” Người ấy câm miệng không nói được gì. Nhà vua liền bảo những người phục dịch: “Trói chân tay nó lại, quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài, ở đó người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng! Vì kẻ được gọi thì nhiều, mà người được chọn thì ít.”
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Giữ quân bình cho cuộc sống
– Nhu cầu vật chất, nhất là ăn uống, có thể nói là nhu cầu căn bản nhất của con người. Để có thể thỏa mãn nhu cầu này, con người phải dành hầu hết thời gian để làm việc kiếm tiền, để chuẩn bị nấu nướng, và để thưởng thức. Tuy nhiên đây không phải là nhu cầu duy nhất của con người, bên cạnh đó, con người còn có những nhu cầu về tình cảm, hiểu biết, và nhất là mối tương quan với Thiên Chúa. Các Bài đọc Chủ Nhật tuần này đều hướng về nhu cầu ăn uống, nhưng với những bài học khác nhau.
– Trong Bài đọc I, tiên tri Isaiah hướng lòng con người về Bữa Tiệc Nước Trời. Chỉ có Bữa Tiệc này mới hòan tòan thỏa mãn mọi khát vọng của con người.
– Trong Bài đọc II, thánh Phaolô dạy cho chúng ta biết làm chủ cuộc đời, khi no cũng như khi đói, khi đầy đủ cũng như lúc tùng thiếu. Điều quan trọng là biết trông cậy vào Chúa trong mọi lúc; chỉ có Ngài mới có thể thỏa mãn mọi nhu cầu của con người.
– Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu gióng lên tiếng chuông để cảnh tỉnh mọi người: Quá bận rộn với nhu cầu vật chất có thể làm cho con người quên đi hay từ chối lời mời gọi của Thiên Chúa vào tham dự Bàn Tiệc Nước Trời.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Bàn Tiệc Nước Trời
Tiên tri Isaiah được Thiên Chúa cho thấy trước hòan cảnh đau khổ của dân tộc Do-Thái khi phải sống lưu đày bên Assyria và Babylon. Họ sẽ phải đau khổ vì đói khát, vì chết chóc, và vì bị Thiên Chúa bỏ rơi; nhưng ông cũng thấy trước ngày Thiên Chúa sẽ khôi phục và cho họ trở về. Đó là ngày họ sẽ được hân hoan vào dự Bàn Tiệc Nước Trời. Giống như cuộc lưu đày của dân Do-Thái, cuộc đời con người cũng được ví như những chuỗi ngàu lưu đày xa Chúa, con người cũng ra sức tìm kiếm để thỏa mãn các nhu cầu trong cuộc đời; nhưng con người sẽ không tìm thấy bất cứ đâu ngòai Bàn Tiệc Nước Trời. Những nhu cầu căn bản được tiên tri Isaiah ghi lại trong Bài đọc hôm nay:
(1) Hai nhu cầu căn bản cho cuộc sống con người là ăn và uống. Con người ra sức làm việc và dành rất nhiều thời gian cho hai nhu cầu này, nhưng vẫn không hòan tòan thỏa mãn cho đến ngày: “Ngày ấy, trên núi này, Đức Chúa các đạo binh sẽ đãi muôn dân một bữa tiệc: tiệc thịt béo, tiệc rượu ngon, thịt béo ngậy, rượu ngon tinh chế.”
(2) Con người có thể đạt mọi ước mơ trong cuộc đời: vợ đẹp, con khôn, giàu có, danh vọng, quyền lực … Nhưng khi phải đối diện với tử thần, con người không thể kéo dài cho đời mình dù chỉ một giây phút ngắn ngủi. Sự chết là nỗi đau khổ lớn nhất của con người vì nó tước đọat tất cả những gì mà con người vất vả xây dựng. Nhưng con người vẫn còn hy vọng thắng được cái chết, vì ngày ấy: “Trên núi này, Người sẽ xé bỏ chiếc khăn che phủ mọi dân, và tấm màn trùm lên muôn nước. Người sẽ vĩnh viễn tiêu diệt tử thần.”
(3) Con người muốn hạnh phúc nhưng cuộc đời là bể khổ. Đau khổ vì trăm ngàn thứ bệnh tật, đau khổ vì hận thù chiến tranh, đau khổ vì thiên tai bão lụt … Con người chỉ tìm thấy sung sướng hạnh phúc trong Ngày ấy, ngày mà: “Đức Chúa là Chúa Thượng sẽ lau khô dòng lệ trên khuôn mặt mọi người, và trên toàn cõi đất, Người sẽ xoá sạch nỗi ô nhục của dân Người. Đức Chúa phán như vậy.”
(4) Không có sự dằn vặt nào lớn hơn sự dằn vặt của con người có mặt trong cuộc đời mà không biết ai sinh ra mình. Không những thế, con người còn được nghe và xem thấy rất nhiều những sự tốt lành và hứa hẹn của Đấng ấy, như lời của Thánh Augustine trong tác phẩm Tự Thú: “Thiên Chúa dựng nên con cho Ngài, và hồn con những khắc khỏai mong chờ, cho tới khi được an nghỉ trong Chúa.” Niềm mong đợi sâu xa nhất của con người cũng sẽ được thỏa mãn trong Ngày đó, ngày mà người ta sẽ nói: “Đây là Thiên Chúa chúng ta, chúng ta từng trông đợi Người, và đã được Người thương cứu độ. Chính Người là Đức Chúa chúng ta từng đợi trông. Nào ta cùng hoan hỷ vui mừng bởi được Người cứu độ.”
Chỉ khi nào những niềm trông đợi trên của con người được hòan tòan thỏa mãn thì “Bàn tay Đức Chúa sẽ đặt trên núi này mà nghỉ.”
2/ Bài đọc II: Tin tưởng nơi Thiên Chúa hơn là tin tưởng nơi con người.
2.1/ Cần luyện tập để trở thành con người có bản lãnh: Có những người đã quá quen với cuộc sống sung túc nên cảm thấy rất đau khổ khi phải sống thiếu thốn. Ngược lại, có những người đã sống trong cảnh nghèo lâu năm, không biết phải cư xử làm sao khi bỗng chốc trở nên sang giầu vì trúng số hay được thừa hưởng gia tài; rốt cuộc, tiền của cũng hết mà cuộc sống còn tàn tệ hơn trước. Người có bản lãnh là người biết điều khiển cuộc sống mình trong mọi hòan cảnh như thánh Phaolô: “Tôi sống thiếu thốn cũng được, mà sống dư dật cũng được. Trong mọi hoàn cảnh, no hay đói, dư dật hay túng bấn, tôi đã tập quen cả. Với Đấng ban sức mạnh cho tôi, tôi chịu được hết. Tuy nhiên, anh em đã chia sẻ với tôi, khi tôi gặp cơn quẫn bách, như thế là phải.”
2.2/ Thiên Chúa sẽ thoả mãn mọi nhu cầu của anh em một cách tuyệt vời: Cái đau khổ nhất của con người là không tin nơi Thiên Chúa; vì thế, họ phải vất vả để lo cho mình. Thánh Phaolô nhắc nhở những người này: “Thiên Chúa của tôi sẽ thoả mãn mọi nhu cầu của anh em một cách tuyệt vời, theo sự giàu sang của Người trong Đức Giêsu Kitô.” Hơn nữa, có những điều mà con người không thể tự lo cho mình được: sức mạnh để chịu đau khổ, sự chết, ơn cứu độ. Một thái độ tin tưởng nơi quyền năng và tình yêu Thiên Chúa sẽ giúp con người sống vui vẻ, bình an, và hạnh phúc trong cuộc đời hơn.
3/ Phúc Âm: Tiệc cưới Nước Trời: Kẻ được gọi thì nhiều, mà người được chọn thì ít.
3.1/ Quan khách được mời vào dự tiệc cưới Nước Trời: Giống như Bàn Tiệc Nước Trời trong Cựu Ước của tiên tri Isaiah, Chúa Giêsu cũng ví Nước Trời cũng giống như chuyện một vua kia mở tiệc cưới cho con mình. Người Vua này là hình ảnh của Chúa Cha, Người Con đây là Chúa Giêsu, quan khách được mời là người Do-Thái, dân riêng được Chúa tuyển chọn. Các đầy tớ của nhà Vua là các tiên tri, các Tông Đồ, và những môn đệ của Chúa. Nhà vua tuy có quyền lực để truyền lệnh hay bắt tới, nhưng ông rất kiên nhẫn sai các đầy tớ đi mời quan khách ít là hai lần; nhưng các quan khách vẫn từ chối không chịu đến.
3.2/ Phản ứng của quan khách: Tuy nhà vua đã làm đủ mọi cách, nhưng quan khách không thèm đếm xỉa tới. Phúc Âm tường thuật 2 phản ứng chính:
– Kẻ thì ra đồng, người thì ra tiệm: Phản ứng này có lẽ là thông thường nhất. Con người vì quá bận rộn với công việc làm ăn khiến họ không còn thời giờ và từ chối lời mời gọi vào dự tiệc cưới Nước Trời.
– Còn những kẻ khác lại bắt các đầy tớ của vua mà sỉ nhục và giết chết. Phản ứng của hạng người này thật khó hiểu: không đi thì thôi, tại sao lại bắt người, sỉ nhục, và giết chết? Nếu chúng ta quan sát những gì đang xảy ra ở Hà-Nội, chúng ta có thể hiểu phản ứng của những người này. Được mời gọi để tôn trọng công bằng và sự thật, họ đáp lại bằng bất công, gian trá, đàn áp, và đe dọa tù đày! Được mời gọi để hướng lên Trời suy nghĩ về đích điểm của cuộc đời, họ từ chối không nhìn lên và tiếp tục nhìn vào những mối lợi vật chất mà họ sẽ mất. Nếu đã được chứng kiến niềm tin của biết bao tín hữu coi thường cái chết và sẵn sàng chịu đau khổ để làm chứng cho Tin Mừng, mà họ vẫn giả điếc làm ngơ thì con người mới thấu hiểu được sự tức giận của nhà vua khi biết họ đối xử tàn tệ với các đầy tớ của mình.
3.3/ Phản ứng của nhà Vua: Khi hay tin các phản ứng của quan khách đối xử tàn tệ với các đầy tớ của mình, nhà Vua liền nổi cơn thịnh nộ và làm 2 việc chính:
(1) Trước tiên, nhà vua sai quân đi tru diệt bọn sát nhân ấy và thiêu huỷ thành phố của chúng. Sự phá hủy tan tành của Jerusalem vào năm 70 AD bởi đế quốc Rôma có lẽ là những gì mà Chúa Giêsu muốn ám chỉ ở đây.
(2) Thứ đến, nhà vua bảo đầy tớ: “Tiệc cưới đã sẵn sàng rồi, mà những kẻ đã được mời lại không xứng đáng. Vậy các ngươi đi ra các ngã đường, gặp ai cũng mời hết vào tiệc cưới.” Đầy tớ liền đi ra các nẻo đường, gặp ai, bất luận xấu tốt, cũng tập hợp cả lại, nên phòng tiệc cưới đã đầy thực khách. Vì người Do-Thái khước từ không chịu tiếp nhận Con Thiên Chúa, nên Tin Mừng được loan báo cho tất cả mọi người, mọi quốc gia, mọi thành phần trong xã hội: tốt cũng như xấu.
(3) Dự tiệc cưới mà không mặc y phục lễ cưới: Khi nhà vua tiến vào quan sát khách dự tiệc, thấy ở đó có một người không mặc y phục lễ cưới, mới hỏi người ấy: “Này bạn, làm sao bạn vào đây mà lại không có y phục lễ cưới?” Người ấy câm miệng không nói được gì. Nhà vua liền bảo những người phục dịch: “Trói chân tay nó lại, quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài, ở đó người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng!” Nhiều người cho phản ứng của nhà Vua khó hiểu ở đây vì những khách dự tiệc được mời sau không có thời giờ để chuẩn bị y phục lễ cưới. Lý do này không vững chắc vì tại sao biết bao nhiêu người khác với hòan cảnh tương tự như anh ta lại có thời giờ chuẩn bị? Hơn nữa, không phải tất cả những người được mời là xứng đáng được chọn, như lời Chúa kết luận: “Vì kẻ được gọi thì nhiều, mà người được chọn thì ít.” Để được vào Nước Trời, con người cần đáp ứng những điều kiện đưa ra bởi Thiên Chúa.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Không có gì trên thế gian có thể thỏa mãn hòan tòan những khát vọng của con người. Chỉ có Bàn Tiệc Nước Trời mới có thể thỏa mãn mọi khát vọng đó.
– Chúng ta cần phải ăn uống để sống, nhưng đừng quá lệ thuộc vào chúng mà quên đi những nhu cầu khác. Như thánh Phaolô, chúng ta cần làm chủ cuộc sống khi đói cũng như khi no; và trong mọi lúc, chúng ta phải luôn trông cậy vào Chúa, là Đấng duy nhất có thể cho con người thỏa mãn hòan tòan.
– Chúng ta phải rất cẩn thận để đang khi phải lo lắng làm việc kiếm của ăn cho thân xác, chúng ta đừng quên lời mời gọi của Thiên Chúa vào dự Tiệc Cưới Nước Trời. Thiên Chúa đã gọi nhưng để được vào con người có tự do đáp trả, như Chúa Giêsu đã cảnh cáo: “Kẻ được gọi thì nhiều, mà người được chọn thì ít.”

LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP

Twenty-Eighth Sunday in the Ordinary TimeA
Viết bởi Lan Hương

Reading 1: (Isa 25:6-10a)

On this mountain the LORD of hosts
will provide for all peoples
a feast of rich food and choice wines,
juicy, rich food and pure, choice wines.
On this mountain he will destroy
the veil that veils all peoples,
the web that is woven over all nations;
he will destroy death forever.
The Lord GOD will wipe away
the tears from every face;
the reproach of his people he will remove
from the whole earth; for the LORD has spoken.
On that day it will be said:
“Behold our God, to whom we looked to save us!
This is the LORD for whom we looked;
let us rejoice and be glad that he has saved us!”
For the hand of the LORD will rest on this mountain.

Reading 2: (Phi 4:12-14, 19-20)

Brothers and sisters:
I know how to live in humble circumstances;
I know also how to live with abundance.
In every circumstance and in all things
I have learned the secret of being well fed and of going hungry,
of living in abundance and of being in need.
I can do all things in him who strengthens me.
Still, it was kind of you to share in my distress.

My God will fully supply whatever you need,
in accord with his glorious riches in Christ Jesus.
To our God and Father, glory forever and ever. Amen.

Gospel: (Mt 22:1-14)

Jesus again in reply spoke to the chief priests and elders of the people
in parables, saying,
“The kingdom of heaven may be likened to a king
who gave a wedding feast for his son.
He dispatched his servants
to summon the invited guests to the feast,
but they refused to come.
A second time he sent other servants, saying,
“Tell those invited: “Behold, I have prepared my banquet,
my calves and fattened cattle are killed,
and everything is ready; come to the feast.”‘
Some ignored the invitation and went away,
one to his farm, another to his business.
The rest laid hold of his servants,
mistreated them, and killed them.
The king was enraged and sent his troops,
destroyed those murderers, and burned their city.
Then he said to his servants, ‘The feast is ready,
but those who were invited were not worthy to come.
Go out, therefore, into the main roads
and invite to the feast whomever you find.’
The servants went out into the streets
and gathered all they found, bad and good alike,
and the hall was filled with guests.
But when the king came in to meet the guests,
he saw a man there not dressed in a wedding garment.
The king said to him, ‘My friend, how is it
that you came in here without a wedding garment?’
But he was reduced to silence.
Then the king said to his attendants, ‘Bind his hands and feet,
and cast him into the darkness outside,
where there will be wailing and grinding of teeth.’
Many are invited, but few are chosen.”
________________________________________
I. THEME: Keep a healthy balance in our life.
The material needs, especially eating and drinking, are basic needs of human life. In order to satisfy them, some spent most of his time to work, to shop, to cook, and to enjoy. However, these are not the only needs of human life; beside these, we also have other needs, such as love, knowledge, and especially the relationship with God.
Today readings centered on the material needs, but with many different lessons. In the first reading, the prophet Isaiah drew human mind to the heavenly banquet. Only this banquet can completely satisfy all human desires. In the second reading, St. Paul taught us how to master our life, in prosperity as in poverty, in having fully as in hungry. The important point is to rely on God at all times; only Him can satisfy all of our needs. In the Gospel, Jesus wanted to warn people that if we are so busy with material need, we can forget about or even deny God’s invitation to the heavenly banquet.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: The heavenly banquet
The prophet Isaiah was permitted by God to forsee future sufferings of the Israelites during their exiles in Assyria and Babylon. They will be suffered of hungry, death, and God’s abandonment. Isaiah also forsaw the day God will restore and permit them to return. That is the day they will be joyfully attended the heavenly banquet. Like the Israelites’ exiles, human life is considered as an exile away from God, people have been tried to find all things in this world which could satisfy them; but they will not find in anywhere except at the heavenly banquet. There are some basic needs which Isaiah recorded in the first reading.
(1) Two basic needs of eating and drinking: People tried their best and spent lots of time for these two needs, but they will not be fully satisfied until the day: “The LORD of hosts will provide for all peoples a feast of rich food and choice wines, juicy, rich food and pure, choice wines.”
(2) People can achieve all their desires in life: beautiful wife, smart children, richness, fame, and power; but when facing their death, they cannot lengthen their life, even a short time. The death is the greatest suffering because it takes away all what one had laboriously built up. But if people believe in God, they hope that they will overcome the death on that day because, “On this mountain He will destroy the veil that veils all peoples, the web that is woven over all nations; he will destroy death forever.”
(3) People desire happiness but life is a sea full of sufferings, such as: many kinds of diseases, hatredness, war, and natural catastrophes. People can find true happiness on that day, the day in which, “the Lord God will wipe away the tears from every face; the reproach of his people he will remove from the whole earth.”
(4) There is no greater suffering than the one of not knowing who had created us. Moreover, people have heard so many of good things God has done, and wonderful promises God has said, as St. Augustine revealed in his book, The Confessions, “God has created me for Him, and my soul cannot be at rest until I rest in Him.” This deepest desire of human being will be satisfied on that day which people will say to another, “Behold our God, to whom we looked to save us! This is the Lord for whom we looked; let us rejoice and be glad that he has saved us!”
Only when all human hope are completely satisfied, “the hand of the Lord will rest on this mountain.”
2/ Reading II: To believe in God is much better than in human beings.
2.1/ One must be trained to become a sterling person: There are some who were so familiar with a prosperous life, felt miserable when they live in poverty. In opposition, there are some who were lived in poverty, did not know how to react properly when they become rich; for examples, to win a jackpot or to inherit a will. These people can squander all of their money and their lives can be more miserable than before. The sterling man is the one who knows how to manager his life in all situations, as St. Paul said, “Brothers and sisters: I know how to live in humble circumstances; I know also how to live with abundance. In every circumstance and in all things I have learned the secret of being well fed and of going hungry, of living in abundance and of being in need.”
2.2/ God will satisfy fully all your needs: The most suffering of all is not to believe in God. To such people, they have to laboriously work to take care of themselves. St. Paul reminded these people: “My God will fully supply whatever you need, in accord with his glorious riches in Christ Jesus.” Moreover, there are something which human being cannot take care of themselves, such as the strength to endure suffering, the death, and the salvation. A strong faith in God’s love, power, and providence will help one to live in peace, joy, and happiness.
3/ Gospel: “Many are invited, but few are chosen.”
3.1/ The inviting guests of the heavenly banquet: Like the Isaiah’s heavenly banquet in the first reading, Jesus also compared the kindom of heaven with the story of a king who organized a wedding feast for his son. This king is liken as God the Father; his son as Jesus Christ; the inviting guests are the Jews who are selected first as God’s people; the king’s servants are all prophets, apostles and disciples. Although the king has power to command or to force everyone to come; but he patiently sent his servants to invite his guests at least twice, but they refused to come.
3.2/ Guests’ reactions: The Gospel gave us two main reactions of guests.
(1) Some went to their fields, some to their stores: These reactions are the most common excuse. People are so busy with their work and business that they had no time for God and denied His invitation to the heavenly banquet.
(2) Some seized the king’s servants, mocked and killed them: Their reactions are hard to understand. If they did not want to attend, they can say no to servants; why did they seize them to mock and to kill? These can be understood if we observed what have happened around us. Many leaders of nations are called to govern their people in justice and charity, they governed them unjustly with forces, threat of killing or prison. They were invited to look up into heaven to think about the ultimate goal of life, they refused to look up and kept looking to material gains of this world. If they were witnessed the faith of many people who were ready to die and to accept sufferings for values of the Good News, they were still deafened and so inconsiderate, we can understand the king’s angry and his reaction to destroy all their cities.
3.3/ The king’s reactions: Hearing all the guests’ reactions to his servants, the king became extremely angry and did three main things.
(1) First, he sent his soldiers to kill them and to destroy their cities. The complety destroy of the Jerusalem city on 70 AD by the Roman armies might be what Jesus implied here.
(2) Next, the king said to his servant: “The feast is ready, but those who were invited were not worthy to come. Go out, therefore, into the main roads and invite to the feast whomever you find.” The servants went out into the streets and gathered all they found, bad and good alike,
and the hall was filled with guests.”
Many commentators saw here the reason that the Good News is no longer kept in the Israelites’ circle. Since they denied to welcome Jesus Christ, the Son of God, the Good News is announced to all people, nations, to every class of societies: good or bad.
(3) To attend without proper wedding garment: When the king came and saw one man who did not have his wedding garment, he said to him, “My friend, how is it that you came in here without a wedding garment?” But he did not answer. Then the king said to his attendants, “Bind his hands and feet, and cast him into the darkness outside, where there will be wailing and grinding of teeth.”
Many are surprised with the king’s hard-to-understand reaction, because he probably did not have enough time to change. This reason is not valid because many others who were in the same situation had enough time to change. Moreover, it is not all people who were invited, will be selected as Jesus’ conclusion, “Many are invited, but few are chosen.” To attend the heavenly banquet, people must meet God’s requirements.
III. APPLICATION IN LIFE:
– Nothing in the world can completely satisfy all human desires. Only the heavenly banquet can satisfy them.
– We need to eat and drink to preserve life; but should not be so dependent on them so that we forget about other needs. We should imitate St. Paul to have a full control of our life, and in all situations, we must depend on God, who is the only One can completely satisfy all of our needs.
– We must be cautious when we have to work in order to satisfy our basic need so that we should never forget God’s inviting us to attend the heavenly banquet. God has indeed invited all, but we have freedom to respond, as He warned us: “Many are invited, but few are chosen.”