Chủ Nhật 26 Thường Niên, Năm A
Bài đọc: Eze 18:25-28; Phil 2:1-11; Mt 21:28-32.
1/ Bài đọc I: Các ngươi lại nói: “Đường lối của Chúa Thượng không ngay thẳng.” Vậy hỡi nhà Ít-ra-en, hãy nghe đây: Phải chăng đường lối của Ta không ngay thẳng hay đường lối của các ngươi mới không ngay thẳng? Khi người công chính từ bỏ lẽ công chính của mình và làm điều bất chính mà chết, thì chính vì điều bất chính nó đã làm mà nó phải chết. Còn nếu kẻ gian ác từ bỏ điều dữ nó đã làm, mà thi hành điều chính trực công minh, thì nó sẽ cứu được mạng sống mình. Nó đã thấy và từ bỏ mọi tội phản nghịch nó phạm, thì chắc chắn nó sẽ sống, nó không phải chết.
2/ Bài đọc II: Nếu quả thật sự liên kết với Đức Ki-tô đem lại cho chúng ta một niềm an ủi, nếu tình bác ái khích lệ chúng ta, nếu chúng ta được hiệp thông trong Thần Khí, nếu chúng ta sống thân tình và biết cảm thương nhau, thì xin anh em hãy làm cho niềm vui của tôi được trọn vẹn, là hãy có cùng một cảm nghĩ, cùng một lòng mến, cùng một tâm hồn, cùng một ý hướng như nhau. Đừng làm chi vì ganh tị hay vì hư danh, nhưng hãy lấy lòng khiêm nhường mà coi người khác hơn mình. Mỗi người đừng tìm lợi ích cho riêng mình, nhưng hãy tìm lợi ích cho người khác. Giữa anh em với nhau, anh em hãy có những tâm tình như chính Đức Ki-tô Giê-su.
Đức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự.
Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giê-su, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: “Đức Giê-su Ki-tô là Chúa.”
3/ Phúc Âm: Các ông nghĩ sao: Một người kia có hai con trai. Ông ta đến nói với người thứ nhất: “Này con, hôm nay con hãy đi làm vườn nho.” Nó đáp: “Con không đi đâu!” Nhưng sau đó, nó hối hận, nên lại đi. Ông đến gặp người thứ hai, và cũng bảo như vậy. Nó đáp: “Thưa ngài, con đi!” nhưng rồi lại không đi. Trong hai người con đó, ai đã thi hành ý muốn của người cha?” Họ trả lời: “Người thứ nhất.” Đức Giê-su nói với họ: “Tôi bảo thật các ông: những người thu thuế và những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông. Vì ông Gio-an đã đến chỉ đường công chính cho các ông, mà các ông không tin ông ấy; còn những người thu thuế và những cô gái điếm lại tin. Phần các ông, khi đã thấy vậy rồi, các ông vẫn không chịu hối hận mà tin ông ấy.”
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Đường lối của Thiên Chúa và của con người
– Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hai điều:
(1) Nhìn vào bản thân để xét mình: Một trong những tật xấu nhất của con người mà Bài đọc I và Phúc Âm lên án hôm nay là thái độ kiêu ngạo, tự cho mình là công chính. Tật xấu này làm cho con người xúc phạm đến Thiên Chúa và khinh thường tha nhân: Xúc phạm đến Thiên Chúa vì chê đường lối của Thiên Chúa không công chính ngay thẳng vì Ngài đối xử với người công chính ngang hàng như những người tội lỗi. Khinh thường tha nhân là những người tội lỗi và không muốn cho họ có cơ hội ăn năn trở lại.
(2) Nhìn vào Thiên Chúa: Tiêu chuẩn và đường lối của Thiên Chúa không phải là tiêu chuẩn và đường lối của con người. Ngài không chỉ xét xử theo công bằng, nhưng còn theo lòng thương xót. Ngài không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn họ ăn năn xám hối và được sống.
– Đường lối nào ích lợi cho con người hơn? Các Bài đọc hôm nay cho chúng ta những cái nhìn chính xác về 2 đường lối này.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Chúa mở lối cho tất cả mọi người
Những người tự cho mình là công chính khó chịu khi thấy Chúa tỏ lòng thương xót cho những người tội lỗi, họ than phiền: “Đường lối của Chúa Thượng không ngay thẳng.” Hay khi thấy Thiên Chúa đối xử tốt với Dân Ngọai, họ ghen tị và phân bì: Tại sao Thiên Chúa lại đối xử với người công chính ngang hàng với những tội nhân?
Thiên Chúa trả lời họ: “Phải chăng đường lối của Ta không ngay thẳng hay đường lối của các ngươi mới không ngay thẳng?” Chương 18 của Tiên tri Êzêkiel liệt kê tất cả 4 trường hợp có thể xảy ra:
(1) Những người công chính luôn luôn thực hành điều chính trực sẽ sống. Có thể nói không ai trong con người thuộc lọai người đầu tiên này, trừ Đức Mẹ.
(2) Những người công chính từ bỏ lẽ công chính để làm điều bất chính sẽ chết.
(3) Những kẻ gian ác từ bỏ điều dữ chúng đã làm, mà thi hành điều chính trực công minh sẽ sống. Đa số con người ở trong trường hơp này.
(4) Những kẻ gian ác không chịu từ bỏ mọi tội phản nghịch chúng đã phạm sẽ chết.
Điều mà Bài đọc muốn nhấn mạnh đến hôm nay là trường hợp thứ (3). Đây là một trong những chủ đề chính của tiên tri Êzêkiel: “Thiên Chúa không muốn những kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn chúng ăn năn xám hối và được sống.” Nêu lên điều này tiên tri muốn chứng minh: đường lối của Thiên Chúa rất khác với đường lối con người. Theo luật công bằng của con người, hễ đã có tội là phải đền trả: mắt đền mắt, răng đền răng, và mạng đền mạng. Án tử hình cho tội giết người trong quốc gia chúng ta đang sống là một ví dụ điển hình.
2/ Bài đọc II: Duy trì sự hiệp nhất trong tinh thần khiêm nhường.
2.1/ Thánh Phaolô liệt kê 3 nhân đức cần thiết để xây dựng cộng đòan và 3 tật xấu cần tránh vì chúng phá hủy cộng đòan.
– Ba đức tính cần có để xây dựng cộng đòan theo đường lối của Thiên Chúa:
(1) Liên kết với Đức Kitô: Qua BT Rửa Tội, chúng ta đều là những chi thể của một thân thể, và mọi người đều có bổn phận giữ cho chi thể của Chúa Kitô tòan vẹn.
(2) Bác ái huynh đệ: Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ. Một người anh em bị hư mất thân thể của Chúa Kitô bớt tòan vẹn.
(3) Và hiệp thông trong một Thánh Thần: Các ơn thánh lãnh nhận nơi cùng một Thánh Thần là để xây dựng cộng đòan và bảo trì sự hiệp nhất trong cộng đòan.
Và thánh Phaolô khuyên chúng ta: “Hãy có cùng một cảm nghĩ, cùng một lòng mến, cùng một tâm hồn, cùng một ý hướng như nhau.”
– Ba tật xấu cần tránh vì chúng phá hủy cộng đòan theo đường lối con người:
(1) Ghen tị: Khó chịu khi thấy người khác hơn mình và tìm mọi dịp để hạ bệ người khác.
(2) Tìm hư danh: Làm đủ mọi cách để được tiếng khen, ngay cả việc tự mình khen mình, và khó chịu khi người khác được khen.
(3) Và tìm lợi ích riêng: Luôn lo thu tích cho mình những lợi nhuận và không bao giờ chịu để ý đến nhu cầu của người khác.
Và Thánh Phaolô khuyên các tín hữu Philipphê: “Hãy lấy lòng khiêm nhường mà coi người khác hơn mình. Mỗi người đừng tìm lợi ích cho riêng mình, nhưng hãy tìm lợi ích cho người khác. Giữa anh em với nhau, anh em hãy có những tâm tình như chính Đức Ki-tô Giê-su.”
2.2/ Để chống lại thái độ kiêu ngạo của những người tự cho mình là công chính, thánh Phaolô nêu bật cho chúng ta gương khiêm nhường và vâng lời của Đức Kitô: Sự hủy mình ra không (Kenosis) qua sự khiêm nhường và vâng lời tuyệt đối của Con Thiên Chúa: Chỉ trong 6 câu ngắn ngủi, Thánh Phaolô đã lột tả được trọn vẹn kế họach cứu độ của Thiên Chúa qua con đường đau khổ: Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa, nhưng Ngài không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, và sống như người trần thế. Thánh Gioan Kim Khẩu cho đây mới là sự khiêm nhường đích thực vì tuy Ngài ở địa vị cao trọng của Thiên Chúa nhưng đã chấp nhận một địa vị thấp hèn của con người. Hơn thế nữa, Ngài lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, và chết trên cây thập tự.
2.3/ Vinh quang tột đỉnh nhờ khiêm nhường và vâng lời tuyệt đối: Vinh quang chiếm được nhờ sự hủy mình ra không: Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Danh được Thiên Chúa ban cho Chúa Kitô là Đức Giêsu, có nghĩa là Đấng Cứu Độ. Khi nào nghe Danh Thánh Giê-su, cả trên trời, dưới đất, và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: “Đức Giê-su Ki-tô là Chúa.”
3/ Phúc Âm: Nghe và làm theo ý Chúa
3.1/ Giống như tư tưởng của Bài đọc I, các Kinh-sư và Biệt-phái là hai hạng người tự cho mình là công chính nên luôn tìm cách phê bình Chúa Giêsu khi Ngài ngồi đồng bàn với những người thu thuế và tỏ lòng thương cảm cho những cô gái điếm. Để các Kinh-sư và Biệt-phái nhận ra con người thật của họ, Chúa đưa ra câu truyện: Một người kia có hai con trai. Ông ta đến nói với người thứ nhất: “Này con, hôm nay con hãy đi làm vườn nho.” Nó đáp: “Con không đi đâu!” Nhưng sau đó, nó hối hận, nên lại đi. Ông đến gặp người thứ hai, và cũng bảo như vậy. Nó đáp: “Thưa ngài, con đi!” nhưng rồi lại không đi. Trong hai người con đó, ai đã thi hành ý muốn của người cha?” Họ trả lời: “Người thứ nhất.”
Giống như trong Bài đọc I, chúng ta có thể liệt kê 4 trường hợp có thể xảy ra mặc dù Phúc Âm chỉ liệt kê 2 trường hợp:
(1) Nghe và làm theo lời cha;
(2) Không nghe nhưng sau hối hận làm theo lời cha;
(3) Nghe nhưng không làm theo lời cha;
(4) Không nghe và cũng không làm theo lời cha.
Điều đáng mong ước hơn cả là trường hợp thứ (1); thứ đến là trường hợp thứ (2) mà cả Bài đọc I và Phúc Âm chú ý tới; mặc dù không tòan hảo nhưng vẫn hơn xa hai trường hợp sau. Trường hợp thứ (3) dành cho những người con chỉ yêu cha bằng chóp lưỡi đầu môi nhưng không thể hiện bằng hành động; hứa hẹn rất nhiều nhưng làm chẳng bao nhiêu. Trường hợp cuối cùng dành cho những đứa con hoang đàng.
Đối chiếu với 4 trường hợp có thể xảy ra trên đây, chúng ta thấy ngay dụng ý của Chúa: Những người thu thuế và những cô gái điếm thuộc trường hợp thứ (2) vì tuy họ không nghe theo ý Chúa từ ban đầu, nhưng sau hối hận và làm theo ý Chúa; trong khi các Kinh-sư và Biệt-phái thuộc trường hợp thứ (3), vì tuy họ nghe theo ý Chúa từ đầu, nhưng không chịu làm theo ý Chúa. Không những thế, họ còn chê trách và ngăn cản những người muốn trở về cùng Chúa. Họ quên đi rằng con người có khả năng để thay đổi: từ xấu nên tốt và ngược lại.
Vì thế, Đức Giêsu nói với họ: “Tôi bảo thật các ông: những người thu thuế và những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông. Vì ông Gio-an đã đến chỉ đường công chính cho các ông, mà các ông không tin ông ấy; còn những người thu thuế và những cô gái điếm lại tin. Phần các ông, khi đã thấy vậy rồi, các ông vẫn không chịu hối hận mà tin ông ấy.”
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Chúa mở lối cho tất cả: người công chính cũng như tội nhân. Ngài không muốn tội nhân phải chết, nhưng muốn họ ăn năn xám hối và được sống. Nếu Chúa xét xử như đường lối của những người tự cho mình là công chính thì chẳng ai có thể được cứu, vì mọi người đều là tội nhân trước mặt Chúa. Bắt Chúa phải xét xử công chính là tự khai án tử cho mình. Muốn được cứu độ, con người chỉ còn cách trông nhờ vào lòng thương xót của Thiên Chúa.
– Ba tật xấu phá hủy cộng đòan cần tránh: ghen tị, tìm hư danh, và tìm lợi ích riêng. Muốn xây dựng cộng đòan, mọi người cần có 3 đức tính: liên kết với Đức Kitô, bác ái huynh đệ, và hiệp nhất trong cùng một Thánh Thần. Gương khiêm nhường và vâng lời của Chúa Kitô là mẫu gương cho chúng ta noi theo.
– Vì các Kinh-sư và Biệt-phái chỉ lo vun xới cho danh vọng và những đặc quyền của họ; nên không bao giờ họ hiểu được nỗi đau khổ của Thiên Chúa khi nhìn thấy dù chỉ một người con của mình bị hư mất.
– Điều lý tưởng nhất là lời nói phải đi đôi với hành động. Nước Trời chỉ dành cho những ai nghe và làm theo ý Chúa.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP
Twenty-Sixth Sunday in Ordinary TimeA
Viết bởi Lan Hương
Reading 1 (Ez 18:25-28)
Thus says the LORD:
You say, “The LORD’s way is not fair!”
Hear now, house of Israel:
Is it my way that is unfair, or rather, are not your ways unfair?
When someone virtuous turns away from virtue to commit iniquity, and dies,
it is because of the iniquity he committed that he must die.
But if he turns from the wickedness he has committed,
he does what is right and just,
he shall preserve his life;
since he has turned away from all the sins that he has committed,
he shall surely live, he shall not die.
Reading 2 (Phil 2:1-11)
Brothers and sisters:
If there is any encouragement in Christ,
any solace in love,
any participation in the Spirit,
any compassion and mercy,
complete my joy by being of the same mind, with the same love,
united in heart, thinking one thing.
Do nothing out of selfishness or out of vainglory;
rather, humbly regard others as more important than yourselves,
each looking out not for his own interests,
but also for those of others.
Have in you the same attitude
that is also in Christ Jesus,
Who, though he was in the form of God,
did not regard equality with God
something to be grasped.
Rather, he emptied himself,
taking the form of a slave,
coming in human likeness;
and found human in appearance,
he humbled himself,
becoming obedient to the point of death,
even death on a cross.
Because of this, God greatly exalted him
and bestowed on him the name
which is above every name,
that at the name of Jesus
every knee should bend,
of those in heaven and on earth and under the earth,
and every tongue confess that
Jesus Christ is Lord,
to the glory of God the Father.
Gospel (Mt 21:28-32)
Jesus said to the chief priests and elders of the people:
“What is your opinion?
A man had two sons.
He came to the first and said,
‘Son, go out and work in the vineyard today.’
He said in reply, ‘I will not, ‘
but afterwards changed his mind and went.
The man came to the other son and gave the same order.
He said in reply, ‘Yes, sir, ‘but did not go.
Which of the two did his father’s will?”
They answered, “The first.”
Jesus said to them, “Amen, I say to you,
tax collectors and prostitutes
are entering the kingdom of God before you.
When John came to you in the way of righteousness,
you did not believe him;
but tax collectors and prostitutes did.
Yet even when you saw that,
you did not later change your minds and believe him.”
________________________________________
Written by: Rev. Anthony Dinh M. Tien, O.P.
I. THEME: God’s way versus human way
Today God’s words ask us to do two things:
(1) Look into ourselves to examine: One of the worst habit which the first reading and the Gospel condemn is pride, the attitude of self-righteous. This habit leads one to sin against God and despite others. He sins against God because he denigrates God’s way as not fair when God treats the just as same as the sinner. He hates sinners and does not want them to have any opportunity to repent.
(2) Look up to God: God’s way and standard are not human way and standard. He judges people not only according to justice but also according to His compassion. He does not want sinners to die, but wants them to repent and to live.
Which way will benefit people more? Today readings give us the correct view about these two ways.
II. ANALYSES:
1/ The First Reading: God opens up His ways to all people.
The self-righteous ones anger when they see God have compassion for sinners. They complain: “The LORD’s way is not fair!” When they see God treat the Gentiles well, they become jealous and compare: Why does God treat sinners as same as the just ones?
God answers them: “Is it my way that is unfair, or rather, are not your ways unfair?” Chapter 18 of the Book of the prophet Ezekiel lists out 4 possible cases that can happen:
(1) The virtuous, who always does good deeds, will live. We can say that there is no one can do this, except the Blessed Mary.
(2) The virtuous, who gives up his virtue to do iniquities, will die.
(3) The wicked, who gives up his iniquities to do what is right and just, will live. Most people belong to this case.
(4) The wicked, who persists in his iniquities, will die.
What the first reading wants to emphasize is the third case. This is one of the main themes of the Book of Ezekiel: God does not want wicked ones to die; but to repent and to live. When Ezekiel emphasizes this point, he wants to show God’s way is very different with human way. According to human way, when one does evil, he has to pay for his deed: an eye for an eye and a tooth for a tooth. The death penalty, which is still existed today in many nations, is a clear example.
2/ The Second Reading: Preserving unity in the humble spirit
2.1/ St. Paul lists out three virtues which are necessary to build up community, and three vices which must be avoided because they destroy the unity of the community.
A. Three needed virtues to build up a community according to God’s way:
(1) Unity: United with Christ through Baptism, we all are members of one body which is the Church with Christ is the head. We have a duty to preserve Christ’s entire body.
(2) Fraternal love: “One horse is sick, all horses will not eat.” If one brother is lost, Christ’s body is not wholesome.
(3) Communication in one spirit: The gifts we received, come from the same spirit, is to build up and to preserve unity in our community.
And St. Paul advices all Christians: Let have “the same mind, with the same love,
united in heart, thinking one thing.”
B. Three vices which are needed to avoid because they will destroy our community.
(1) Jealousy: This is the attitude of those who are anger or worry, when someone are better than them. They are looking for opportunities to degrade those people.
(2) Vainglory: This is the attitude of those who do everything to be praised. They even praise themselves and anger when others are praised.
(3) Selfish: This is the attitude of those who always collect things for their personal uses and do not care about the needs of others.
And St. Paul advices the Philippians: “Do nothing out of selfishness or out of vainglory; rather, humbly regard others as more important than yourselves, each looking out not for his own interests, but also for those of others. Have in you the same attitude that is also in Jesus Christ.”
2.2/ To oppose the arrogant attitude of the self-righteous, St. Paul highlights Christ’s humility and obedience. He used the Greek word “kenosis” which means “empty out” or “make oneself to be nothing.” Christ does that by his absolute humility and obedience. There are only six verses, but this periscope has wholly expressed God’s salvation plan through His Son’s sufferings and the Christology: “Christ Jesus, Who, though he was in the form of God, did not regard equality with God something to be grasped. Rather, he emptied himself, taking the form of a slave, coming in human likeness; and found human in appearance, he humbled himself, becoming obedient to the point of death, even death on a cross.”
2.3/ The highest glory is achieved by the absolute obedience: Christ’s glory was achieved due to his kenosis. God gave him a name above every other names, so that “at the name of Jesus every knee should bend, of those in heaven and on earth and under the earth, and every tongue confess that Jesus Christ is Lord, to the glory of God the Father.” The name God gave to Christ is the Redeemer od all people.
3/ Gospel: Hear and do God’s will.
3.1/ Like what happens in the first reading, Pharisees and scribes are two classes of people who are considered themselves righteous. They always tried to criticize and made degraded comments when Jesus sit in the same table with tax-collectors and prostitutes.
In order to help them to recognize their true identity, Jesus proposes to them one story: “A man had two sons. He came to the first and said, ‘Son, go out and work in the vineyard today.’
He said in reply, ‘I will not,’ but afterwards changed his mind and went. The man came to the other son and gave the same order. He said in reply, ‘Yes, sir,’ but did not go. Which of the two did his father’s will?” They answered, “The first.””
As in the first reading, we can list out 4 possible cases that can happen; even though the Gospel was concentrated only on the two cases:
(1) Hear and do the father’s will: This case is ideal, but is not happened.
(2) Don’t hear but after a while, he repents and does his father’s will: This is the case of the first son.
(3) Hear but don’t do the father’s will: This is the case of the second one. He said “yes” to his father but did not do his will.
(4) Don’t hear and don’t do the father’s will.
The most desired is the first case; next is the second one which both the first reading and the Gospel pay a special attention, even though it is not perfect, but is still better than the next two cases. The third case is those who love God and his father only by words, not by deeds. They promised many things but never accomplished them. The last case is for unbelievers.
Look at these four cases, one can immediately see Jesus’ intention. The tax-collectors and the prostitutes belong to the second case. Though they did not hear God from the beginning; but later they repented and did God’s will. The Pharisees and the scribes belong to the third case. Though they knew God from the beginning, but did not do God’s will. Not only that, they also criticizes and prevented those who wanted to return to God. They forgot that men are able to change from bad to good and the reverse.
Therefore, Jesus warns them: “Amen, I say to you, tax collectors and prostitutes are entering the kingdom of God before you. When John came to you in the way of righteousness,
you did not believe him; but tax collectors and prostitutes did. Yet even when you saw that,
you did not later change your minds and believe him.”
III. APPLICATION IN LIFE:
– God opens up His ways to all, both righteous and sinner. He does not want sinners to die, but to repent and to live. If God treat us according to the way of the self-righteous, no one can be saved; because all are sinners before God. If we want God to judge people righteously, we choose death for ourselves. If we want to be saved, there is only one way, that is, to rely on God’s mercy and compassion.
– Three evil vices which will destroy any community are jealousy, vainglory, and selfishness. To build up community, we need three necessary virtues which are unity in Christ, fraternal charity, and unity in the same Spirit. Christ’s exemplary of humility and obedience must be the example for us to follow.
– Since the Pharisees and the scribes pay attention only to their glory and rights, they never understand God’s suffering when He sees one of His children is destroyed.
– The ideal is to hear and to practice God’s will. The Kingdom of God is only for those who do God’s will.