Lời Chúa Mỗi Ngày : Chủ Nhật 23 Thường Niên, Năm A

Chủ Nhật 23 Thường Niên, Năm A
Bài đọc: Eze 33:7-9; Rom 13:8-10; Mt 18:15-20.
1/ Bài đọc I: 7 Phần ngươi, hỡi con người, Ta đã đặt ngươi làm người canh gác cho nhà Ít-ra-en. Ngươi sẽ nghe lời từ miệng Ta phán ra, rồi thay Ta báo cho chúng biết.
8 Nếu Ta phán với kẻ gian ác rằng: “Hỡi tên gian ác, chắc chắn ngươi phải chết”, mà ngươi không chịu nói để cảnh cáo nó từ bỏ con đường xấu xa, thì chính kẻ gian ác ấy sẽ phải chết vì tội của nó, nhưng Ta sẽ đòi ngươi đền nợ máu nó.
9 Ngược lại, nếu ngươi đã báo cho kẻ gian ác phải từ bỏ con đường của nó mà trở lại, nhưng nó không trở lại, thì nó sẽ phải chết vì tội của nó; còn ngươi, ngươi sẽ cứu được mạng sống mình.
2/ Bài đọc II: 8 Anh em đừng mắc nợ gì ai, ngoài món nợ tương thân tương ái; vì ai yêu người, thì đã chu toàn Lề Luật.
9 Thật thế, các điều răn như: Ngươi không được ngoại tình, không được giết người, không được trộm cắp, không được ham muốn, cũng như các điều răn khác, đều tóm lại trong lời này: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình.
10 Đã yêu thương thì không làm hại người đồng loại; yêu thương là chu toàn Lề Luật vậy.
3/ Phúc Âm: 15 “Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi. Nếu nó chịu nghe anh, thì anh đã chinh phục được người anh em.
16 Còn nếu nó không chịu nghe, thì hãy đem theo một hay hai người nữa, để mọi công việc được giải quyết, căn cứ vào lời hai hoặc ba chứng nhân.
17 Nếu nó không nghe họ, thì hãy đi thưa Hội Thánh. Nếu Hội Thánh mà nó cũng chẳng nghe, thì hãy kể nó như một người ngoại hay một người thu thuế.
18 “Thầy bảo thật anh em: dưới đất, anh em cầm buộc những điều gì, trên trời cũng cầm buộc như vậy; dưới đất, anh em tháo cởi những điều gì, trên trời cũng tháo cởi như vậy.
19 “Thầy còn bảo thật anh em: nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho.
20 Vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ.”
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Sửa lỗi cho nhau.
Sống chung là có đụng. Khi có đụng thì có người sai người đúng. Làm sao biết được ai sai ai đúng? Sửa lỗi cho nhau là cách để nhận ra. Nhưng sửa lỗi là vấn đề hết sức tế nhị, vì tự ái nên không ai muốn nhận phần sai về mình. Nhiều người nhận thấy việc sửa lỗi hại nhiều hơn lợi nên chọn thái độ dĩ hòa vi quý để gia đình hay cộng đòan được bình an. Nhưng sự bình an này chỉ tạm thời và giả tạo vì những tật xấu cá nhân không kịp thời sửa chữa sẽ dần dần lan ra và tác hại trên cộng đòan.
Thái độ lẩn tránh này cũng bị Thiên Chúa kết tội trong bài đọc I hôm nay vì sự hư mất của một linh hồn nếu không được sửa lỗi. Bài đọc II nhấn mạnh về thái độ phải có khi sửa lỗi: Vì yêu thương chứ không vì bất cứ một lý do nào khác. Bài Phúc Âm đưa ra một tiến trình thứ tự trong việc sửa lỗi hầu bảo đảm được kết quả mong muốn.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Bổn phận phải sửa dạy và loan báo nguy hiểm của các tiên tri.
Bài đọc I dùng phân từ “ƒôpeh,” đến từ động từ “ƒ¹pâ”. Động từ này có nghĩa là canh gác để khi có dấu hiệu nguy hiểm thì đánh chuông báo động cho mọi người được biết. Trong Sách Khôn Ngoan, động từ được dùng cho người nội trợ khôn ngoan là người luôn biết thu xếp lo liệu cho mọi nhu cầu có thể xảy ra trong nhà (Prov 31:27). Cũng vậy, Thiên Chúa luôn quan sát những gì xảy ra trên thế giới để xét xử cách công minh cho mọi người (Prov 15:3; cf Psa 66:7). Phân từ “ƒôpeh” có nghĩa người canh gác, người luôn ở nơi cao trên tường thành và chịu trách nhiệm loan báo cho Bộ Chỉ Huy biết mọi nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào (1Sam 14:16; 2 Sam 18:24ff; 2 Kgs 9:17-20). Nếu người canh gác không tỉnh thức chu tòan bổn phận, ông có thể bị tử hình.
Nhiệm vụ của tiên tri đôi khi được mô tả theo ngôn ngữ này như Chúa phán cùng tiên tri Ezekiel: “Hỡi con người, Ta đã đặt ngươi làm người canh gác cho nhà Israel. Ngươi sẽ nghe lời từ miệng Ta phán ra, rồi thay Ta báo cho chúng biết.” (Eze 3:17; cf Eze 33:7; Jer 6:17; Hab 2:1). Mặc dù Thiên Chúa luôn trung thành trong việc gởi các người canh gác của Ngài là các tiên tri đến sửa dạy dân chúng, nhưng nhiều người đã nhắm mắt làm ngơ trước những lời cảnh giác của họ (Isa 56:10). Sự thất bại của những người canh gác và sự từ khước những sứ giả thật là những lý do chính tại sao Israel bị tàn phá và bị lưu đày. Ngược lại, các tiên tri thật sẽ là những người canh gác đầu tiên ca tụng ơn cứu độ của Thiên Chúa (Isa 52:7-10).
Như người canh gác có thể bị tử hình nếu không chịu loan báo kịp thời những nguy hiểm xảy ra, người có trách nhiệm không chịu sửa lỗi cho những người dưới quyền mình cũng sẽ phải chịu hậu quả như vậy trước mặt Thiên Chúa. Điều này được Ngài tuyên phán rõ ràng hôm nay: “Nếu Ta phán với kẻ gian ác rằng: “Hỡi tên gian ác, chắc chắn ngươi phải chết,” mà ngươi không chịu nói để cảnh cáo nó từ bỏ con đường xấu xa, thì chính kẻ gian ác ấy sẽ phải chết vì tội của nó, nhưng Ta sẽ đòi ngươi đền nợ máu nó.”
Bổn phận của người có trách nhiệm là phải nói, bổn phận của người dưới quyền là sửa. Cả hai đều phải chịu phán xét trước tòa Chúa. Nếu người có bổn phận đã nói mà người dưới quyền không chịu sửa, tội về phần người dưới quyền: “Ngược lại, nếu ngươi đã báo cho kẻ gian ác phải từ bỏ con đường của nó mà trở lại, nhưng nó không trở lại, thì nó sẽ phải chết vì tội của nó; còn ngươi, ngươi sẽ cứu được mạng sống mình.”
2/ Bài đọc II: Mến Chúa, yêu người. Yêu mến là chu tòan Lề Luật.
2.1/ Sửa dạy vì yêu thương: Lý do chính của việc sửa dạy là yêu thương. Thiên Chúa là nguồn mạch yêu thương nên đã khôn ngoan bố trí cho con cái Ngài có rất nhiều người canh gác để canh giữ họ khỏi mọi nguy hiểm phần hồn cũng như phần xác: trong nhà có cha mẹ, anh chị em; nơi học đường có thầy cô; nơi nhà thờ có các cha; giáo hội địa phương có các giám mục; và Giáo Hội hòan vũ có Đức Giáo Hòang và hàng Giáo Phẩm của ngài.
Những người canh gác của Thiên Chúa được đòi hỏi bắt chước Thiên Chúa để hướng dẫn những người Chúa trao như Người Mục Tử Tốt Lành: đi tìm con chiên lạc, băng bó chiên bị thương, vỗ béo chiên gầy còm, tìm đồng cỏ xanh và suối mát cho chiên ăn uống. Người Mục Tử Tốt Lành sẵn lòng thí mạng sống để bảo vệ chiên mình khỏi nanh vuốt cho sói hay kẻ trộm, khỏi rơi xuống vực thẳm, chứ không để chiên lang thang khắp nơi làm mồi ngon cho mọi nguy hiểm.
Những người dưới quyền cũng được đòi để yêu mến và kính trọng những người canh gác như những đại diện của Chúa, vâng lời họ để họ có thể chu tòan sứ vụ Chúa trao, và nhất là cho chính bản thân mình khỏi mọi nguy hiểm. Người Mục Tử Tốt Lành phải biết chiên của mình, nhưng chiên của ông cũng phải biết ông và nghe tiếng ông; để đừng đi theo tiếng gọi của người lạ và nghe theo những lời dụ dỗ ngon ngọt của họ.
Nói tóm, tất cả mọi thành phần đều phải có nhân đức yêu thương để làm căn bản cho mọi họat động nhất là việc sửa lỗi, như lời thánh Phaolô dạy: “Anh em đừng mắc nợ gì ai, ngoài món nợ tương thân tương ái; vì ai yêu người, thì đã chu toàn Lề Luật.”
2.2/ Sửa dạy vì các lý do khác: Một lý do đầu tiên là sửa dạy để thỏa mãn tính nóng giận. Khi gặp ai làm những gì trái ý, nhất là trong những lúc mệt mỏi và dưới nhiều áp lực, con người thường dễ nổi nóng, la hét, đập phá, chửi rủa… Sửa dạy trong lúc nóng giận như thế chẳng những sẽ không đạt được kết quả mong muốn mà còn gây thêm hận thù, khinh thường, và đổ vỡ trong gia đình. Cách tốt nhất là đừng bao giờ sửa dạy trong lúc nóng giận, hãy đi vào phòng hay tìm chỗ yên tĩnh nghỉ ngơi, suy nghĩ qua đêm để tìm phương cách thích hợp và những lời lẽ khôn ngoan để cố đạt được kết quả mong muốn. Một lý do khác là sửa dạy để vạch ra những lầm lỗi của đối phương cho người khác nhìn thấy. Khi một người bị sửa dạy vì ý hướng này họ sẽ tìm mọi cách để biện hộ vì tự ái của họ, và như thế cũng không đạt kết quả như ý muốn của việc sửa lỗi. Một lý do nữa là thái độ “vạch lá tìm sâu” như thái độ của các Kinh-sư và Biệt-phái, họ tìm cách làm giảm danh giá của người khác để bảo vệ danh tiếng hay gìn giữ khán giả của họ.
3/ Phúc Âm: Bổn phận và cách sửa dạy.
Chúa Giêsu đưa ra tiến trình của việc sửa lỗi gồm 3 giai đọan phải theo như sau:
(1) Bước đầu tiên là giữa hai người mà thôi: “Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi. Nếu nó chịu nghe anh, thì anh đã chinh phục được người anh em.” Con người ai cũng có tự ái dẫu biết mình làm sai, họ không muốn bị sửa sai trước mặt người khác, nhất là trước mặt những người thân tín của họ. Bước này cũng cần thiết để bảo vệ công bằng vì hai bên cần biết tất cả những gì liên quan đến sự việc đã xảy ra hầu xét đóan cho đúng đắn.
(2) Kế tiếp cần hai hoặc ba chứng nhân: “Còn nếu nó không chịu nghe, thì hãy đem theo một hay hai người nữa, để mọi công việc được giải quyết, căn cứ vào lời hai hoặc ba chứng nhân.” Mục đích của bước này là để chứng thực điều lầm lỗi. Luật lệ người Do-Thái công nhận lời chứng của hai hay ba chứng nhân là sự thật.
(3) Bước cuối cùng là đưa bị can ra trước mặt cộng đòan (ekklêsía): “Nếu nó không nghe họ, thì hãy đi thưa cộng đòan. Nếu cộng đòan mà nó cũng chẳng nghe, thì hãy kể nó như một người ngoại hay một người thu thuế.” Mục đích của bước cuối cùng này là để bảo vệ quyền lợi của đương sự cũng như quyền lợi chung của cộng đòan. Cộng đòan hiện diện là do sự tập hợp của nhiều cá nhân và được bảo vệ bằng các luật lệ và hình phạt mà mọi người đã đồng ý thi hành. Một khi đương sự không chịu tuân giữ các qui luật thì cũng chẳng còn lý do gì để ở trong cộng đòan nữa.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Sửa lỗi nhau là một công việc hết sức tế nhị và khó khăn. May mắn cho chúng ta vì Chúa đã để lại cho chúng ta một cách sửa lỗi sao cho có hiệu quả. Chúng ta cần theo đúng những bước này mỗi khi phải sửa lỗi anh em.
– Hai thái cực cần tránh trong việc sửa lỗi: Thái độ “xin cho hai chữ bình an” không giải quyết được vấn đề vì trước hay sau rồi cũng phải giải quyết. Thái độ này cũng bị luận tội bởi Thiên Chúa vì đã không chu tòan bổn phận của người canh gác. Ngược lại thái độ xét xử người khác từng ly từng tí và mọi nơi mọi lúc cũng không nên làm vì người được sửa sẽ nhàm chán và không muốn nghe.
– Để việc sửa lỗi có hiệu quả đòi tất cả mọi người phải có tâm hồn yêu thương. Mục đích của việc sửa lỗi là để cứu vớt tội nhân, cho họ có cơ hội ăn năn trở lại, chứ không phải vì bất kỳ một lý do nào khác.

SUNDAY OF THE 23 OTA

Readings: Eze 33:7-9; Rom 13:8-10; Mt 18:15-20.
1/ Reading I: RSV Ezekiel 33:7 “So you, son of man, I have made a watchman for the house of Israel; whenever you hear a word from my mouth, you shall give them warning from me. 8 If I say to the wicked, O wicked man, you shall surely die, and you do not speak to warn the wicked to turn from his way; that wicked man shall die in his iniquity, but his blood I will require at your hand. 9 But if you warn the wicked to turn from his way, and he does not turn from his way; he shall die in his iniquity, but you will have saved your life.”
2/ Reading II: RSV Romans 13:8 Owe no one anything, except to love one another; for he who loves his neighbor has fulfilled the law. 9 The commandments, “You shall not commit adultery, You shall not kill, You shall not steal, You shall not covet,” and any other commandment, are summed up in this sentence, “You shall love your neighbor as yourself.” 10 Love does no wrong to a neighbor; therefore love is the fulfilling of the law.
3/ Gospel: RSV Matthew 18:15 “If your brother sins against you, go and tell him his fault, between you and him alone. If he listens to you, you have gained your brother. 16 But if he does not listen, take one or two others along with you, that every word may be confirmed by the evidence of two or three witnesses. 17 If he refuses to listen to them, tell it to the church; and if he refuses to listen even to the church, let him be to you as a Gentile and a tax collector. 18 Truly, I say to you, whatever you bind on earth shall be bound in heaven, and whatever you loose on earth shall be loosed in heaven. 19 Again I say to you, if two of you agree on earth about anything they ask, it will be done for them by my Father in heaven. 20 For where two or three are gathered in my name, there am I in the midst of them.”
I. THEME: The fraternal correction
When we live together, there must be conflicts because we are different in thinking, interests, values and hobbies. When there is a conflict, who is right and who is wrong? The fraternal correction is the proper way to solve a conflict. But the correction is a very delicate problem because not everyone want to accept their mistakes. Some people think the correction causes more harms than benefits so they choose to adapt the silent attitude to protect peace for themselves and others. These people must know that this kind of peace is only temporal and deceptive because if individual sins are not corrected on time, they shall gradually spread out and cause many damages later for families and communities.
Today readings help us to recognize the importance of the fraternal correction and the proper way to do it. In the first reading, God reminds the Ezekiel of his prophetic duty; he must say and warn people whatever God tells him. If he refuses to do that, he shall be responsible for the lost of those who are under his leadership. In the second reading, St. Paul recognized the importance of love in the Christians’ life so he taught the Romans, “Love does no wrong to a neighbor; therefore love is the fulfilling of the law.” In the Gospel, Jesus also taught the importance of love in the fraternal correction. He gave us the proper way to do it in order to get the desired result.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: The prophet’s duties are to correct and to warn sinners.
1.1/ The prophet’s duties: The author used the participle “ƒôpeh,” which came from the Hebrew verb “ƒ¹pâ.” This verb means to watch carefully so that if there is a sign of danger, the watchman must sound the horn or blow the trumpet for everyone to know. In the Book of Proverbs, this verb was used for the ideal housewife who always knows how to arrange things to keep everything in good order for her house (Prov. 31:27). Similarly, God always observes all things that happen in the world so He can keep everything in His providence (Prov. 15:3; cf. Psa. 66:7). The participle “ƒôpeh” is specially used for a military watchman who must constantly be in the sentry-box or walk around the ancient city-wall so that he can discover any imminent danger that threatens the safety and announce it for his chief (Cf. 1 Sam 14:16; 2 Sam 18:24ff; 2 Kgs 9:17-20). If a watchman misses a threat due to his sleep or carelessness, he can be condemned to death.
The prophetic duty is also described in this image when the Lord said to the prophet Ezekiel, “So you, son of man, I have made a watchman for the house of Israel; whenever you hear a word from my mouth, you shall give them warning from me” (Eze. 3:17; cf. Eze. 33:7; Jer. 6:17; Hab. 2:1). God’s message for a prophet is clear: He must tell people whatever he heard from the Lord. Although God is always sending His prophets to correct people, but many people choose to ignore prophets’ warnings (Isa 56:10). The failure of prophets to announce and people’s ignorance of God’s message are the reasons of the Israel’s destruction and exile. In opposition, the true prophets shall be the first ones to announce God’s salvation (Isa 52:7-10).
1.2/ The prophet’s responsibility: As a watchman can be put to death if he didn’t announce an imminent threat, a leader who didn’t correct his follower’s bad habits shall also have a similar fate before God. This responsibility is clearly announced by God in today passage, “If I say to the wicked, O wicked man, you shall surely die, and you do not speak to warn the wicked to turn from his way; that wicked man shall die in his iniquity, but his blood I will require at your hand.”
The leader’s duty is to warn; the follower’s duty is to correct. Both shall be responsible before God if they don’t fulfill their duty. If a leader warned but a follower didn’t listen to his warning, he must take full responsibility of his disobedience, as God said, “But if you warn the wicked to turn from his way, and he does not turn from his way; he shall die in his iniquity, but you will have saved your life.” A leader can be the pope, bishops, priests, teachers, parents and guardians.
2/ Reading II: To love God and others is to fulfill all the laws.
Jesus already taught us all commandments are contained in the two most commandments: love God and love others. St. Paul explained the latter in different words, “The commandments, “You shall not commit adultery, You shall not kill, You shall not steal, You shall not covet,” and any other commandment, are summed up in this sentence, “You shall love your neighbor as yourself.” Love does no wrong to a neighbor; therefore love is the fulfilling of the law.” St. Thomas Aquinas reasoned: When you love somebody, you want all the best to happen to him; therefore, you must give him the fraternal correction because you don’t want him to suffer bad results both in this life and the next.
2.1/ To correct others out of love: The main motivation for correction is love. God is love so He wisely prepares for His children to have many watchmen to keep them from both bodily and spiritual dangers, such as: parents, brothers and sisters in their house; teachers in school, a priest in their parish, local and national government, a bishop in local ordinary and a pope and his Curia in the universal Church.
God’s watchmen are required to imitate God as the Good Shepherd in guiding their sheep: to find the lost sheep, to bind the injured, to fatten the undernourished, to find green fields and pure springs. The good shepherd must be ready to sacrifice his life to protect his sheep from wolves and robbers and from falling into ditches. He cannot let his sheep to wander around and to be a prey for beasts.
A follower is required to respect and to love his watchmen as God’s representatives and to listen to their messages as God’s messages so that he might be free from all dangers. He is also required to follow his leaders and not strangers. In short, both leaders and followers have their duties to fulfill. Leaders are required to deliver God’s messages and to love his followers while followers are required to listen and to obey leaders’ messages.
2.2/ To correct due to other reasons: Some of these reasons are:
(1) To satisfy one’s anger: This is the most popular reason for correction. When people face an undesired thing, especially when they are tired or under pressure, they are easy to get angry by shouting, reviling, and using the abusive language. Correcting someone in such angry moment shall not only have a desired result, but also cause hatred, insult and isolation from the corrected one. The best thing they should do in such moment is to go into a quiet room to calm down, to rest and to think overnight so they can find a better way and use proper language to achieve the desired result.
(2) To humiliate other: The other reason for correction is to humiliate others in front of their loved ones. Everyone has the sense of honor needing to be protected. If the corrector takes this sense of honor away, the corrected one shall protect oneself by all possible ways, the desired result can’t be reached.
(3) To show one’s goodness: Another reason for correction is to show how good the corrector is. The corrector accuses other’s faults in order for others to know how good he is. In the Gospel, Jesus rebuked the scribes and the Pharisees as hypocrites because they tried to find faults in him and his disciples to show their goodness and piety.
3/ Gospel: The proper way to correct others.
3.1/ The fraternal correction: Correcting others is a very delicate issue and must be done for the benefits of the community and the individual violator. In order for the correction to bear fruits, Jesus teaches us to carefully follow this process:
(1) First, between only the two related persons: Jesus said, “If your brother sins against you; go and tell him his fault, between you and him alone. If he listens to you, you have gained your brother.” Two things Jesus wants us to pay attention in this sentence. First, correction must be done between the two related persons, the violator and the violated. Most of the time, we corrected the violator through or under the presence of others. Doing at such shall have no result or the unwanted result, because no one wants to be corrected before others, especially before their intimates or relatives. Secondly, the purpose of correction isn’t about to satisfy our anger, but to gain a brother or a sister.
(2) Next, bringing two or three witnesses: Jesus continues, “But if he does not listen, take one or two others along with you, that every word may be confirmed by the evidence of two or three witnesses.” This is a wise thing to do because it helps both members to avoid their subjective views. Two or three witnesses are enough to conclude something is true. Most of the worldly courts use two or three witnesses to judge their people.
(3) Lastly, before the whole community: Jesus continues, “If he refuses to listen to them, tell it to the church; and if he refuses to listen even to the church, let him be to you as a Gentile and a tax collector.” The “ekklesia” in Greek can be any gathering of people, so it can be a family, a community or the Church. This is the last step to solve a problem to safeguard the common good and to avoid setting a “bad example” for a community. A Gentile and a tax collector are those who don’t know or disregard God’s law. However, we must be ready to forgive them if they repent.
3.2/ God presents in the midst of a community: We don’t deny God’s presence in an individual but His presence in a community must take precedence and have the priority. Jesus gives two examples to illustrate God is always presence in a community.
(1) The right to bind and to loose one’s sin: Jesus said, “Truly, I say to you, whatever you bind on earth shall be bound in heaven, and whatever you loose on earth shall be loosed in heaven.” First of all, this right is used for the truth, not for the falsity because God is the truth. Secondly, Jesus wants to remind sinners that though they don’t see yet the result in this world, it isn’t meant that they can avoid it in the next life. Lastly, the Church uses this right for the sacrament of Reconciliation to forgive sins so sinners could begin a new life.
(2) Unity in prayers: Jesus said, “Again I say to you, if two of you agree on earth about anything they ask, it will be done for them by my Father in heaven. For where two or three are gathered in my name, there am I in the midst of them.” This promise doesn’t mean all things which people ask shall be guaranteed by God. In order to be heard, people must avoid selfish requests or those which cause damages for others; but those please God and bring benefits for others. Next, when God hears their prayer, it isn’t meant the petitioners shall receive exactly what they desire. Only God knows what is good and He shall give what is good for their future. Lastly, Jesus wants to emphasize God’s presence even in a group of two or three people, not only in a big gathering.
III. APPLICATION IN LIFE:
– To correct others is a delicate thing to do, especially to correct those who are our peers or older than us. Therefore, many people want to have peace and not to waste their time to correct others; they are afraid to be hated or to endure the unwanted results. But today God’s words clearly say to us that the fraternal correction is our duty to bring others to the right way, not an option.
– Many times we corrected others, not to bring them back, but to satisfy our anger or to find fault in them. Punishment is only the last step we should use for the sinner after we went through these three steps; and the punishment’s purpose is to purify, not to destroy others.
– These three steps which God teaches us in today Gospel safeguard justice and avoid all psychological fears.
– In order for the fraternal correction to be effective, we need to have charity. The purpose for correction is to save others, to give them an opportunity to repent, not by any other reasons.

LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP