Chủ Nhật 21 Thường Niên, Năm C
Bài đọc: Isa 66:18-21; Heb 12:5-7, 11-13; Lk 13:22-30.
1/ Bài đọc I: 18 Còn Ta, Ta biết rõ việc làm và ý định của chúng, Ta sẽ đến tập họp mọi dân tộc và mọi ngôn ngữ; họ sẽ đến và được thấy vinh quang của Ta.
19 Ta sẽ đặt giữa họ một dấu hiệu và sai những kẻ sống sót của họ đến các dân tộc: Tác-sít, Pút, Lút, là những dân thạo nghề cung nỏ, đến dân Tu-van, Gia-van, đến những hải đảo xa xăm chưa hề được nghe nói đến Ta và chưa hề thấy vinh quang của Ta. Họ sẽ loan báo vinh quang của Ta giữa các dân tộc.
20 ĐỨC CHÚA phán: giống như con cái Ít-ra-en mang lễ phẩm trên chén dĩa thanh sạch đến Nhà ĐỨC CHÚA, người ta cũng sẽ đưa tất cả những anh em các ngươi thuộc mọi dân tộc về làm lễ phẩm tiến dâng ĐỨC CHÚA – đưa bằng ngựa, xe, võng cáng, lừa và lạc đà – về trên núi thánh của Ta là Giê-ru-sa-lem.
21 Và cả trong bọn họ, Ta sẽ chọn lấy một số làm tư tế, làm thầy Lê-vi – ĐỨC CHÚA phán như vậy.
2/ Bài đọc II: 5 Anh em đã quên lời khuyên nhủ được nói với anh em như với những người con: Con ơi, đừng coi nhẹ lời Chúa sửa dạy, chớ nản lòng khi Người khiển trách.
6 Vì Chúa thương ai thì mới sửa dạy kẻ ấy, và có nhận ai làm con thì Người mới cho roi cho vọt.
7 Anh em hãy kiên trì để cho Thiên Chúa sửa dạy. Người đối xử với anh em như với những người con. Thật vậy, có đứa con nào mà người cha không sửa dạy?
11 Ngay lúc bị sửa dạy, thì chẳng ai lấy làm vui thú mà chỉ thấy buồn phiền. Nhưng sau đó, những người chịu rèn luyện như thế sẽ gặt được hoa trái là bình an và công chính.
12 Bởi vậy, hãy làm cho những bàn tay bủn rủn, những đầu gối rã rời, nên mạnh mẽ.
13 Hãy sửa đường cho thẳng mà đi, để người què khỏi trật bước và hơn nữa, còn được chữa lành.
3/ Phúc Âm: 22 Trên đường lên Giê-ru-sa-lem, Đức Giê-su đi ngang qua các thành thị và làng mạc mà giảng dạy.
23 Có kẻ hỏi Người: “Thưa Ngài, những người được cứu thoát thì ít, có phải không? ” Người bảo họ:
24 “Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào, vì tôi nói cho anh em biết: có nhiều người sẽ tìm cách vào mà không thể được.
25 “Một khi chủ nhà đã đứng dậy và khoá cửa lại, mà anh em còn đứng ở ngoài, bắt đầu gõ cửa và nói: “Thưa ngài, xin mở cho chúng tôi vào! , thì ông sẽ bảo anh em: “Các anh đấy ư? Ta không biết các anh từ đâu đến!
26 Bấy giờ anh em mới nói: “Chúng tôi đã từng được ăn uống trước mặt ngài, và ngài cũng đã từng giảng dạy trên các đường phố của chúng tôi.
27 Nhưng ông sẽ đáp lại: “Ta không biết các anh từ đâu đến. Cút đi cho khuất mắt ta, hỡi tất cả những quân làm điều bất chính!
28 “Bấy giờ anh em sẽ khóc lóc nghiến răng, khi thấy các ông Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp cùng tất cả các ngôn sứ được ở trong Nước Thiên Chúa, còn mình lại bị đuổi ra ngoài.
29 Thiên hạ sẽ từ đông tây nam bắc đến dự tiệc trong Nước Thiên Chúa.
30 “Và kìa có những kẻ đứng chót sẽ lên hàng đầu, và có những kẻ đứng đầu sẽ xuống hàng chót.”
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Sự cần thiết của kỷ luật và hình phạt.
Kỷ luật và hình phạt có cần thiết trong việc giáo dục con người không? Nhiều người nghĩ không cần, vì con người có tự do, có khôn ngoan, và trưởng thành đủ để biết cách cư xử; chỉ một điều cần là cắt nghĩa cho con người biết nẻo chính đường ngay. Nhiều người khác cho rất cần vì con người không luôn hành động theo những gì mình biết là tốt, vì còn mang tính yếu đuối xác thịt trong mình. Lịch sử và kinh nghiệm cho thấy con người không luôn làm những điều họ biết là tốt lành, nhưng lại làm những điều họ biết là dữ. Tất cả các quốc gia trên thế giới hiện nay đều có những luật lệ và hình phạt cho những ai vi phạm luật lệ.
Các bài đọc hôm nay muốn nêu bật sự quan trọng của sửa phạt và kỷ luật. Trong bài đọc I, ngôn sứ Isaiah nhận ra tầm quan trọng của biến cố lưu đày. Nó giúp những người còn sót lại nhận ra tội lỗi và quay trở lại với tình thương Thiên Chúa. Nó cũng giúp cho ơn cứu độ được mở cho mọi người ở khắp nơi trên thế giới, chứ không giới hạn trong vòng của dân tộc Do-thái nữa. Trong bài đọc II, tác giả Thư Do-thái xác tín việc sửa dạy bởi Thiên Chúa là điều cần thiết để mọi người được lãnh nhận ơn cứu độ. Nếu Thiên Chúa không sửa phạt, con người sẽ có nguy cơ xa lìa Thiên Chúa đời đời. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu xác nhận: Nước Trời không phải dễ vào; nhưng chỉ dành cho những ai sống theo những đòi hỏi của Tin Mừng. Người tín hữu trên danh hiệu hay người tín hữu thích sống cuộc đời dễ dãi và buông thả sẽ không được vào Nước Trời.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Ta sẽ đặt giữa họ một dấu hiệu và sai những kẻ sống sót của họ đến các dân tộc.
1.1/ Ơn cứu độ chỉ dành cho những ai được tinh luyện và được mở rộng đến mọi người.
Biến cố mất nước và lưu đày xa quê hương phải xảy ra, vì con cái Israel đã lìa xa Thiên Chúa để chạy theo thờ phượng các thần của ngoại bang và không tuân giữ những luật lệ của Ngài, mặc dù các ngôn sứ đã cảnh cáo trước nhiều lần. Nếu Thiên Chúa không sửa phạt, họ sẽ chết trong tội của họ. Việc Thiên Chúa sửa phạt con cái Israel là để tinh luyện họ, chứ không phải để tiêu diệt, dù những kẻ cứng lòng vẫn phải chết trong tội của họ. Khi sống cực khổ nơi lưu đày, một số còn sót lại giữa họ nhận ra tội lỗi của họ và tình yêu của Thiên Chúa dành cho họ, nên đã quay trở về với tình thương đích thực và được cứu thoát.
Biến cố lưu đày cũng là một dấu chỉ để ơn cứu độ được lan tràn tới mọi dân tộc trên địa cầu. Ngôn sứ Isaiah có lẽ là người đầu tiên Thiên Chúa cho nhận ra tính phổ quát của ơn cứu độ. Thiên Chúa không chỉ cứu thoát dân tộc Do-thái mà còn dùng những người Do-thái sống sót để mang Tin Mừng cứu độ đến cho mọi dân tộc. Khi những người này đã nhận ra tình thương của Thiên Chúa, họ sẽ trở thành những người loan báo cho tình thương của Ngài.
Những địa danh được nhắc đến hôm nay “Tarshish, Put, Lut, Tuval, Giavan” là những nơi xa lạ, chỉ được đề cập đến lần đầu tiên trong Sách Sáng Thế 10:2-6. Tất cả những dân tộc này chưa hề được nghe nói đến Đức Chúa và chưa hề thấy vinh quang của Ngài; nhưng họ cũng sẽ được đón nhận Tin Mừng cứu độ và rao giảng Tin Mừng này cho các dân tộc khác.
1.2/ Cách thức thờ phượng Thiên Chúa sẽ đổi khác:
(1) Lễ phẩm dâng tiến Thiên Chúa không còn là chiên dê nữa, nhưng là những con người tin yêu Thiên Chúa. Đức Chúa phán: “giống như con cái Israel mang lễ phẩm trên chén dĩa thanh sạch đến Nhà Đức Chúa, người ta cũng sẽ đưa tất cả những anh em các ngươi thuộc mọi dân tộc về làm lễ phẩm tiến dâng Đức Chúa – đưa bằng ngựa, xe, võng cáng, lừa và lạc đà – về trên núi thánh của Ta là Jerusalem.”
(2) Người làm việc trong Đền Thờ: không còn giới hạn trong dân tộc Do-thái và chi tộc Lêvi nữa, vì “trong bọn họ, Ta sẽ chọn lấy một số làm tư tế, làm thầy Lêvi – Đức Chúa phán như vậy.”
Tất cả những gì được tiên báo bởi ngôn sứ Isaiah đã trở thành hiện thực khi Đức Kitô đến, tuy Jerusalem trên trời vẫn là trung tâm điểm của mọi dân tộc, nhưng việc thờ phượng Thiên Chúa mở rộng khắp nơi, chứ không còn giới hạn trong Thành Jerusalem của người Do-thái nữa.
2/ Bài đọc II: Đừng coi nhẹ lời Chúa sửa dạy, chớ nản lòng khi Người khiển trách.
2.1/ Cần thiết của việc sửa dạy: Dạy dỗ và sửa phạt là hai yếu tố cần thiết của việc giáo dục, vì con người không luôn nhận ra điều tốt lành từ điều sai trái, và không luôn làm những điều tốt phải làm. Khi người cha phải sửa phạt con, ông không làm vì ghét bỏ hay để thỏa mãn cơn giận của ông, nhưng vì thương yêu nên ông không muốn con ông phải hứng chịu những đau khổ nặng hơn, hay để đề phòng nguy hiểm của cái chết sẽ xảy đến trong tương lai.
Sửa dạy là dấu chứng tỏ tình yêu của người cha đối với con mình; không chịu sửa dạy chứng minh sự vô trách nhiệm của người cha. Nhiều người con đã oán hận cha vì đã không chịu sửa dạy họ khi còn nhỏ, để giờ đây họ bị lâm vào tình trạng tứ đổ tường hay phải chịu giam cuộc đời trong nơi lao tù.
Thánh Phaolô khuyên nhủ các tín hữu Do-thái phải nhớ những điều này khi chịu đau khổ: “Con ơi, đừng coi nhẹ lời Chúa sửa dạy, chớ nản lòng khi Người khiển trách. Vì Chúa thương ai thì mới sửa dạy kẻ ấy, và có nhận ai làm con thì Người mới cho roi cho vọt. Anh em hãy kiên trì để cho Thiên Chúa sửa dạy. Người đối xử với anh em như với những người con. Thật vậy, có đứa con nào mà người cha không sửa dạy?”
2.2/ Hậu quả của việc sửa dạy: Chúng ta có thể chia làm hai:
(1) Hậu quả gần: Người con có thể tức giận và ghét cha ngay lúc bị sửa dạy, vì con người không thích bị giam mình trong kỷ luật và hình phạt; nhưng thích tự do và dễ dãi.
(2) Hậu quả xa: Người con sẽ mang ơn cha khi học hành thành đạt và gặt hái được nhiều thành công trong cuộc đời.
Thánh Phaolô cắt nghĩa: “Ngay lúc bị sửa dạy, thì chẳng ai lấy làm vui thú mà chỉ thấy buồn phiền. Nhưng sau đó, những người chịu rèn luyện như thế sẽ gặt được hoa trái là bình an và công chính.”
Trên bước đường lên trọn lành, đau khổ là điều không thể thiếu cho các tín hữu, vì:
(1) Đau khổ làm con người trở nên mạnh mẽ trong niềm tin vào Thiên Chúa: Lửa thử vàng, gian nan thử nhân đức. Nếu không có đau khổ, làm sao một người chứng minh đức tin của họ vào Thiên Chúa. Mỗi lần chịu đau khổ, người tín hữu sẽ cảm thấy đức tin vào Thiên Chúa ngày càng mạnh hơn.
(2) Đau khổ cơ hội để tập luyện các nhân đức: Khi con người phải sống trong đau khổ, con người dễ gia tăng đức ái, vì họ biết thông cảm với những ai cùng hoàn cảnh, ví dụ: chịu bệnh. Đau khổ cũng giúp con người rèn đức kiên nhẫn, người kiên trì trong đau khổ sẽ dễ thành công…
(3) Đau khổ chữa lành các vết thương phần hồn là tội lỗi: Khi phải chịu đau khổ, con người có thời gian để hồi tâm, nhận ra tội lỗi, và ăn năn trở lại để được Thiên Chúa tha thứ.
Vì thế, các tín hữu: “Hãy khuyên nhủ nhau chịu đựng đau khổ trên tiến trình trở nên trọn lành… hãy làm cho những bàn tay bủn rủn, những đầu gối rã rời, nên mạnh mẽ. Hãy sửa đường cho thẳng mà đi, để người què khỏi trật bước và hơn nữa, còn được chữa lành.”
3/ Phúc Âm: Hãy chiến đấu để qua cửa hẹp mà vào.
3.1/ Vào Nước Trời dễ hay khó? Có ít nhất 3 câu trả lời:
(1) Có nhiều người cắt nghĩa vì Thiên Chúa là Cha nhân từ, không muốn một người con nào phải hư đi, nên sai Con Một của Ngài đổ máu để tha thứ mọi tội lỗi cho con người, nên họ kết luận: Thiên Chúa sẽ cứu tất cả mọi người. Đây là thuyết “cứu độ phổ quát” (Universalism). Giáo Hội kết án học thuyết này, vì tuy ơn cứu độ được dâng tặng cho mọi người, nhưng không phải mọi người đều đón nhận. Thiên Chúa sẽ không cứu những người không muốn được cứu, vì làm như thế là vi phạm tự do của họ.
(2) Nhiều người khác cho chỉ cần “tin” vào Đức Kitô là đủ, như thánh Phaolô dạy trong Thư Rôma và Thư Galat. Các việc tốt lành của con người không có sức mạnh để đem lại ơn cứu độ nên con người chẳng cần phải “làm.” Nếu họ chịu đọc hai Thư này cách chính xác và khách quan, họ sẽ thấy thánh Phaolô đòi cả đức tin lẫn việc làm.
(3) Nhiều lần trong Tin Mừng, Chúa Giêsu nhấn mạnh đến sự khó khăn của việc vào Nước Trời như: “Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa.” “Nếu ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ chính mình, vác Thập Giá của mình hằng ngày mà theo.” Hay trong trình thuật hôm nay, Chúa Giêsu trả lời: “Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào, vì tôi nói cho anh em biết: có nhiều người sẽ tìm cách vào mà không thể được.” Nói cách khác, nếu một người không sống theo những đòi hỏi của Tin Mừng, người ấy sẽ không được cứu độ.
Con người có khuynh hướng thích dễ dãi nên dễ chấp nhận hai giả thuyết (1) và (2); nhưng họ phải cẩn thận vì họ sẽ phải trả giá cho việc “đánh bạc” này. Mỗi người chỉ có một cuộc đời để sống, vì nói như Phúc Âm hôm nay: “một khi chủ nhà đã đứng dậy và khoá cửa lại, mà anh em còn đứng ở ngoài, bắt đầu gõ cửa và nói: “Thưa ngài, xin mở cho chúng tôi vào!” Ông sẽ bảo anh em: “Các anh đấy ư? Ta không biết các anh từ đâu đến!””
3.2/ Vào Nước Trời không chỉ dựa trên việc biết Chúa hay biết những gì Ngài dạy.
Bấy giờ anh em mới nói: “Chúng tôi đã từng được ăn uống trước mặt ngài, và ngài cũng đã từng giảng dạy trên các đường phố của chúng tôi.” Nhưng ông sẽ đáp lại: “Ta không biết các anh từ đâu đến. Cút đi cho khuất mắt ta, hỡi tất cả những quân làm điều bất chính!”
Kitô hữu chỉ trên danh hiệu hay chỉ sống đạo bằng những hình thức hời hợt bên ngoài sẽ không bao giờ đạt được ơn cứu độ. Câu trả lời của ông chủ không đề cập đến việc biết ông; nhưng nhấn mạnh đến việc “làm” điều bất chính.
Ơn cứu độ cũng không dựa trên việc có địa vị này hoặc có uy quyền khác, nhưng được mở rộng cho tất cả những người thành tậm thiện chí tin tưởng nơi Thiên Chúa và thực thi những điều Ngài dạy. Vì thế, chúng ta đừng quá tự mãn với quyền lực, danh vọng, địa vị, và tiền của đời này, vì “có những kẻ đứng chót sẽ lên hàng đầu, và có những kẻ đứng đầu sẽ xuống hàng chót.”
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Không có gì quan trọng hơn là đạt được cuộc sống đời sau, chúng ta đừng để bất cứ điều gì ngăn cản chúng ta đạt được mục đích này.
– Thiên Chúa là Cha nhân từ sẽ dùng mọi cách để chúng ta được sống đời đời với Ngài, trong đó cả việc sửa phạt, chúng ta hãy khôn ngoan để nhận ra, vâng lời làm theo, và biết sửa trị các lỗi lầm.
– Danh xưng Kitô hữu không đủ cho chúng ta đạt tới Nước Trời; nhưng chúng ta cần phải đáp ứng những đòi hỏi của Tin Mừng. Chúng ta đừng dễ rơi vào bẫy của ma quỉ để chọn lựa những đạo nào đòi hỏi việc giữ luật ít, hay không cần giữ luật, hay chỉ cần giữ đạo tại tâm.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP
Twenty-first Sunday in the Ordinary TimeC
Viết bởi LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP
SUNDAY OF THE 21 OTC
Readings: Isa 66:18-21; Heb 12:5-7, 11-13; Lk 13:22-30.
1/ Reading I: RSV Isaiah 66:18 “For I know their works and their thoughts, and I am coming to gather all nations and tongues; and they shall come and shall see my glory, 19 and I will set a sign among them. And from them I will send survivors to the nations, to Tarshish, Put, and Lud, who draw the bow, to Tubal and Javan, to the coastlands afar off, that have not heard my fame or seen my glory; and they shall declare my glory among the nations. 20 And they shall bring all your brethren from all the nations as an offering to the Lord, upon horses, and in chariots, and in litters, and upon mules, and upon dromedaries, to my holy mountain Jerusalem, says the Lord, just as the Israelites bring their cereal offering in a clean vessel to the house of the Lord. 21 And some of them also I will take for priests and for Levites, says the Lord.
2/ Reading II: RSV Hebrews 12:5 And have you forgotten the exhortation which addresses you as sons? — “My son, do not regard lightly the discipline of the Lord, nor lose courage when you are punished by him. 6 For the Lord disciplines him whom he loves, and chastises every son whom he receives.” 7 It is for discipline that you have to endure. God is treating you as sons; for what son is there whom his father does not discipline? 11 For the moment all discipline seems painful rather than pleasant; later it yields the peaceful fruit of righteousness to those who have been trained by it. 12 Therefore lift your drooping hands and strengthen your weak knees, 13 and make straight paths for your feet, so that what is lame may not be put out of joint but rather be healed.
3/ Gospel: RSV Luke 13:22 He went on his way through towns and villages, teaching, and journeying toward Jerusalem. 23 And someone said to him, “Lord, will those who are saved be few?” And he said to them, 24 “Strive to enter by the narrow door; for many, I tell you, will seek to enter and will not be able. 25 When once the householder has risen up and shut the door, you will begin to stand outside and to knock at the door, saying, `Lord, open to us.’ He will answer you, `I do not know where you come from.’ 26 Then you will begin to say, `We ate and drank in your presence, and you taught in our streets.’ 27 But he will say, `I tell you, I do not know where you come from; depart from me, all you workers of iniquity!’ 28 There you will weep and gnash your teeth, when you see Abraham and Isaac and Jacob and all the prophets in the kingdom of God and you yourselves thrust out. 29 And men will come from east and west, and from north and south, and sit at table in the kingdom of God. 30 And behold, some are last who will be first, and some are first who will be last.”
________________________________________
I. THEME: The necessity of discipline and punishment
Are discipline and punishment necessary for human education? Some say “No!” because people are wise, free and mature enough to behave. The only thing they need is that someone to explain what is good thing they should do. Many say they are needed because people don’t always act according to the good thing they know due to the human weakness. History and experience show people don’t always do what they think are good, but do what they think are evil. All nations of the earth have laws and punishments for those who violate the law.
Today readings emphasize the importance of discipline and correction. In the first reading, the prophet Isaiah recognized the importance of the Israelites’ exiles; they helped the remnant of the Israelites to recognize their sins and to return to God’s love. They also caused the salvation to be extended to all people of the earth; it is no longer limited only in the circle of the Israelites. In the second reading, the author of the Letter to the Hebrews ascertained that the correction by God is necessary for all people to receive the salvation. If God doesn’t correct, people are in danger to be separated from God forever. In the Gospel, Jesus confirmed that it isn’t easy for people to enter the kingdom of heaven; but it is only reserved for those who live according to the requirements of the Gospel. The Christians only in name and those who like to live an easy and licentious life shall not be entered the kingdom of heaven.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: “I will set a sign among them; and from them I will send survivors to the nations.”
1.1/ Salvation is only for those who are purified and extended to all nations.
The falls and the exiles of the two kingdoms, Israel and Judah, must happen because the Israelites turned their back to God to worship foreign gods and didn’t keep His commandments; though the prophets warned them many times. If God didn’t punish, they shall die in their sins. God’s punishments are to purify the Israelites, not to destroy them; though the stubborn must still die in their sins. When the Israelites must terribly suffer in the exiles, a remnant recognized their sins and God’s love for them, they repented and returned to God’s true love and were saved.
The exiles were also the opportunities for God’s salvation to be extended to all nations of the earth. The prophet Isaiah might be the first one to recognize the universality of the salvation. God saves not only the Israelites but He also used the remnant to bring the Good News of salvation to the nations where they lived. When these people recognized the true God of Israel, they shall also become the preachers of the Good News for others.
The locations which are mentioned in today passage, “Tarshish, Put, Lut, Tuval, Giavan,” are strange locations which were only mentioned once in Genesis 10:2-6. All these nations are never heard about the Lord, or seen His glory; but they shall also receive the Good News of the salvation and preach it to other nations.
1.2/ The way of worshipping God shall be changed.
(1) The offerings for God are no longer animals, but the people who believe and love God, as the author wrote in today passage, “And they shall bring all your brethren from all the nations as an offering to the Lord, upon horses, and in chariots, and in litters, and upon mules, and upon dromedaries, to my holy mountain Jerusalem, says the Lord, just as the Israelites bring their cereal offering in a clean vessel to the house of the Lord.”
(2) The people who work in the temple are no longer be only the Levites, because “some of them also I will take for priests and for Levites, says the Lord.” The priesthood of the New Testament is opened up to all nations.
All what were announced by the prophet Isaiah became the reality when Christ came. Though the heavenly Jerusalem is still the center of all nations; but the places for worshipping God are opened everywhere in all nations, no longer be limited in Jerusalem of the Israelites.
2/ Reading II: “My son, do not regard lightly the discipline of the Lord, nor lose courage when you are punished by him.”
2.1/ The necessity of the correction: Teaching and punishing are two necessary elements of the education, because people aren’t always recognizing the truth from all falsities; and don’t always do good even they know it. When a father must punish his child, he does it, not out of hating, nor satisfying his anger; but out of love for him. He doesn’t want his child to have more painful sufferings in the future, or to prevent him from the danger of death which might happen later.
Correcting is the sign of the father’s love for his child; not correcting them shows the father’s irresponsibility. Many children resented their father for not correcting them when they are young, so now they ended up in addiction or being confined in prison.
St. Paul recognized the value of correction, so he advised the faithful these words when they are corrected, “My son, do not regard lightly the discipline of the Lord, nor lose courage when you are punished by him; for the Lord disciplines him whom he loves, and chastises every son whom he receives.” It is for discipline that you have to endure. God is treating you as sons; for what son is there whom his father does not discipline?”
2.2/ The results of the correction: We can divide in two:
(1) The near result: The child can be angry and hate his father at the time of punishment. This can be understood because people don’t want to be surrounded with disciplines and punishments; but they like an easy and free life.
(2) The far result: The child shall thank his father when he is successful and harvests many accomplishments in his life.
St. Paul explained this process as follows, “For the moment all discipline seems painful rather than pleasant; later it yields the peaceful fruit of righteousness to those who have been trained by it.”
On the way to be perfected, sufferings can’t be lacked for the faithful due to the following reasons:
(1) Sufferings help people to have a firm faith in God: “Gold is tested by fire and virtue by suffering.” Without suffering, how could one proves his faith in God? Every time the faithful is suffered, his faith shall be stronger.
(2) Sufferings are the opportunities to train virtues: When people live in suffering, their charity shall increase because they learn to have compassion for those who are in the same situation; for example, to suffer a disease. Suffering also helps people to train the virtue of patience; the one who persevered in suffering is more likely to be successful.
(3) Sufferings heal the spiritual wounds which are sins: When people are suffered, they have time to examine their conscience, to recognize their sins and to return to God to receive His forgiveness.
So, the author advised his faithful, “Therefore lift your drooping hands and strengthen your weak knees, and make straight paths for your feet, so that what is lame may not be put out of joint but rather be healed.”
3/ Gospel: “Strive to enter by the narrow door; for many, I tell you, will seek to enter and will not be able.”
3.1/ Whether it is easy or difficult to enter the heavenly kingdom? There are at least three opinions:
(1) Some explained since God is the merciful Father; He doesn’t want any person to be lost, so He sent His only son to die for all people’s sins. Therefore, they concluded God shall save all people. This is the Universalism. The Church condemns this doctrine, because, though salvation is offered to all, but not all people accept it. God shall not save those who don’t want to be saved. If God forces people to accept the salvation, He violates their freedom.
(2) Many assume that they only need to believe in Christ, as Paul taught in the Letters to the Romans and Galatians. Since good deeds have no power to bring salvation, so they don’t need to do them. If these people read these two letters correctly and objectively, they shall recognize that Paul required both faith and good deeds.
(3) Many times in the Gospels, Jesus insisted the difficulty of the entrance to the heavenly kingdom, such as: “It is easier for a camel to go through the eye of a needle than for a rich man to enter the kingdom of God” (Mt 19:24). Or, “If any man would come after me, let him deny himself and take up his cross daily and follow me” (Lk 9:23). Or in today passage, “Strive to enter by the narrow door; for many, I tell you, will seek to enter and will not be able.” In other words, if a person doesn’t live according to the requirements of the Gospel, he shall not be saved.
Since people have a tendency to like what is easy, they could accept the first and the second opinion without difficulty; but they must be careful because they have to pay for this gamble. Each of us has only one life to live, because according to today Gospel, “When once the householder has risen up and shut the door, you will begin to stand outside and to knock at the door, saying, `Lord, open to us.’ He will answer you, `I do not know where you come from.’”
3.2/ The entrance to heaven isn’t based on the knowledge of God or His teaching; but on doing them.
Jesus continues, “Then you will begin to say, `We ate and drank in your presence, and you taught in our streets.’ But he will say, `I tell you, I do not know where you come from; depart from me, all you workers of iniquity!’”
The Christians only by name or those practice their religion by outside observances shall never achieve salvation. The household’s answer didn’t mention of knowing him; but emphasized on doing the works of iniquity.
Salvation isn’t based on power or position; but it is extended to all who sincerely believe in God and practice what He teaches. Therefore, we shouldn’t take our pride on power, fame, position or richness of this world, because, “Some are last who will be first, and some are first who will be last.”
III. APPLICATION IN LIFE:
– Nothing is more important than reaching the eternal life; we shouldn’t let anything to prevent us to reach this goal.
– God is the merciful Father; He shall use all possible ways to help us to live with Him forever, including punishments. We should wisely recognize them, endure sufferings, and correct all of our sins.
– The name “Christian” isn’t enough for us to enter the kingdom of heaven, we must respond to the requirements of the Gospel. We shouldn’t easily fall into the devil’s trap by selecting the religion which doesn’t require keeping the laws; has fewer laws; or requires only believing in heart.