Chủ Nhật 17 Thường Niên, Năm C
Bài đọc: Gen 18:20-32; Col 2:12-14; Lk 11:1-13.
1/ Bài đọc I: 20 Đức Chúa phán: “Tiếng kêu trách Xơ-đôm và Gô-mô-ra thật quá lớn! Tội lỗi của chúng quá nặng nề! 21 Ta phải xuống xem thật sự chúng có làm như tiếng kêu trách đã thấu đến Ta không. Có hay không, Ta sẽ biết.” 22 Hai người kia bỏ nơi đó mà đi về phía Xơ-đôm, nhưng Đức Chúa còn đứng lại với ông Áp-ra-ham. 23 Ông lại gần và thưa: “Chẳng lẽ Ngài tiêu diệt người lành một trật với kẻ dữ sao? 24 Giả như trong thành có năm mươi người lành, chẳng lẽ Ngài tiêu diệt họ thật sao? Chẳng lẽ Ngài không dung thứ cho thành đó, vì năm mươi người lành trong đó sao? 25 Ngài làm như vậy, chắc không được đâu! Giết chết người lành một trật với kẻ dữ, coi người lành cũng như kẻ dữ, chắc không được đâu! Đấng xét xử cả trần gian lại không xét xử công minh sao?” 26 Đức Chúa đáp: “Nếu Ta tìm được trong thành Xơ-đôm năm mươi người lành, thì vì họ, Ta sẽ dung thứ cho tất cả thành đó.” 27 Ông Áp-ra-ham lại nói: “Mặc dầu con chỉ là thân tro bụi, con cũng xin mạn phép thưa với Chúa: 28 Giả như trong số năm mươi người lành lại thiếu mất năm, vì năm người đó, Ngài sẽ phá huỷ cả thành sao? ” Chúa đáp: “Không! Ta sẽ không phá huỷ, nếu Ta tìm được bốn mươi lăm người.” 29 Ông lại thưa một lần nữa: “Giả như trong thành tìm được bốn mươi người thì sao? ” Chúa đáp: “Vì bốn mươi người đó, Ta sẽ không làm.” 30 Ông nói: “Xin Chúa đừng giận, cho con nói tiếp: Giả như ở đó có ba mươi người thì sao? ” Chúa đáp: “Nếu Ta tìm được ba mươi người, Ta sẽ không làm.” 31 Ông nói: Con xin mạn phép thưa với Chúa: “Giả như tìm được hai mươi người thì sao? ” Chúa đáp: “Vì hai mươi người đó, Ta sẽ không phá huỷ.” 32 Ông nói: “Xin Chúa đừng giận, cho con nói một lần này nữa thôi: Giả như tìm được mười người thì sao? ” Chúa đáp: “Vì mười người đó, Ta sẽ không phá huỷ Xơ-đôm.”
2/ Bài đọc II: 12 Anh em đã cùng được mai táng với Đức Kitô khi chịu phép rửa, lại cùng được trỗi dậy với Người, vì tin vào quyền năng của Thiên Chúa, Đấng làm cho Người trỗi dậy từ cõi chết. 13 Trước kia, anh em là những kẻ chết vì anh em đã sa ngã, và vì thân xác anh em không được cắt bì, nay Thiên Chúa đã cho anh em được cùng sống với Đức Kitô: Thiên Chúa đã ban ơn tha thứ mọi sa ngã lỗi lầm của chúng ta. 14 Người đã xoá sổ nợ bất lợi cho chúng ta, sổ nợ mà các giới luật đã đưa ra chống lại chúng ta. Người đã huỷ bỏ nó đi, bằng cách đóng đinh nó vào thập giá.
3/ Phúc Âm: 1 Có một lần Đức Giê-su cầu nguyện ở nơi kia. Người cầu nguyện xong, thì có một người trong nhóm môn đệ nói với Người: “Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện, cũng như ông Gio-an đã dạy môn đệ của ông.” 2 Người bảo các ông: “Khi cầu nguyện, anh em hãy nói: “Lạy Cha, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển, Triều Đại Cha mau đến, 3 xin Cha cho chúng con ngày nào có lương thực ngày ấy; 4 xin tha tội cho chúng con, vì chính chúng con cũng tha cho mọi người mắc lỗi với chúng con, và xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ.”
5 Người còn nói với các ông: “Ai trong anh em có một người bạn, và nửa đêm đến nhà người bạn ấy mà nói: “Bạn ơi, cho tôi vay ba cái bánh, 6 vì tôi có anh bạn lỡ đường ghé lại nhà, và tôi không có gì dọn cho anh ta ăn cả”; 7 mà người kia từ trong nhà lại đáp: “Xin anh đừng quấy rầy tôi: cửa đã đóng rồi, các cháu lại ngủ cùng giường với tôi, tôi không thể dậy lấy bánh cho anh được.
8 Thầy nói cho anh em biết: dẫu người kia không dậy để cho người này vì tình bạn, thì cũng sẽ dậy để cho người này tất cả những gì anh ta cần, vì anh ta cứ lì ra đó. 9 “Thế nên Thầy bảo anh em: anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho. 10 Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho. 11 Ai trong anh em là một người cha, mà khi con xin cá, thì thay vì cá lại lấy rắn mà cho nó? 12 Hoặc nó xin trứng lại cho nó bò cạp?
13 Vậy nếu anh em vốn là những kẻ xấu mà còn biết cho con cái mình của tốt của lành, phương chi Cha trên trời lại không ban Thánh Thần cho những kẻ kêu xin Người sao?”
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Cầu nguyện
Có nhiều định nghĩa khác nhau về cầu nguyện. Có người định nghĩa đơn giản là nâng tâm hồn lên cùng Thiên Chúa. Người khác cho cầu nguyện là thương lượng với Thiên Chúa. Người khác nữa cho cầu nguyện là nói chuyện với Thiên Chúa như hai người bạn nói chuyện với nhau. Và cũng có những người cho cầu nguyện là cầu xin những gì mình đang túng thiếu và cần Thiên Chúa ban ơn. Tất cả những định nghĩa trên đây nói lên một khía cạnh của cầu nguyện, tổng hợp tất cả cho chúng ta cái nhìn toàn bộ về việc cầu nguyện.
Các bài đọc hôm nay cho chúng ta thấy những khía cạnh khác nhau của việc cầu nguyện. Trong bài đọc I, tổ phụ Abraham xót thương dân thành Sodom, nên ông can đảm và mạnh bạo đến thương lượng cùng Thiên Chúa để Ngài bỏ ý định luận phạt dân thành đó. Tuy không nhận được sự ân xá cho thành, nhưng ông chứng tỏ cho chúng ta thấy chúng ta có thể thương lượng với Thiên Chúa, và những việc lành của một số người có sức mạnh để Thiên Chúa tha thứ cho toàn thể dân cư trong thành. Trong bài đọc II, lòng thương xót của Thiên Chúa dành cho con người được biểu tỏ qua việc Thiên Chúa ban cho con người Đức Kitô. Ngài đến để xóa sạch sổ nợ cho con người bằng cái chết trên Thập Giá và mang nguồn hy vọng cho con người được sống đời đời với Thiên Chúa. Trong Phúc Âm, Thiên Chúa dạy cho các môn đệ biết cách cầu nguyện cách xứng hợp qua Kinh Lạy Cha, và hai thái độ cần có trong khi cầu nguyện là tin tưởng và kiên trì.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Abraham cầu xin cho dân thành Sodom.
1.1/ Trách nhiệm hỗ tương giữa người và người trong điều thiện cũng như trong tội lỗi:
Đây là một trong những trình thuật viết bởi truyền thống J: gọi Thiên Chúa là Jahveh và mô tả sự thân mật giữa Thiên Chúa và con người. Tuy là Thiên Chúa, nhưng vì tình bạn đối với Abraham, Ngài muốn tỏ cho Abraham biết những gì Ngài sắp làm.
Hai đặc tính quan trọng của Thiên Chúa là công bằng và nhân từ. Nhiều người, trong đó có tác giả của Sách Sáng Thế Ký và Abraham, thắc mắc: đặc tính nào Thiên Chúa sẽ dùng để xét xử và luận phạt con người? Ông Abraham muốn xin Thiên Chúa thương xót và tha thứ cho dân thành Sodom, nên ông tiến lại gần lại gần Ngài và thưa: “Chẳng lẽ Ngài tiêu diệt người lành một trật với kẻ dữ sao? Giả như trong thành có năm mươi người lành, chẳng lẽ Ngài tiêu diệt họ thật sao? Chẳng lẽ Ngài không dung thứ cho thành đó, vì năm mươi người lành trong đó sao? … Giết chết người lành một trật với kẻ dữ, coi người lành cũng như kẻ dữ, chắc không được đâu! Đấng xét xử cả trần gian lại không xét xử công minh sao?”
Qua lời van xin của Abraham, tác giả của Sách muốn nhấn mạnh tội lỗi và sự thánh thiện không chỉ có tính cá nhân, mà còn mang tính cộng đồng: một người làm lành mọi người đều hưởng; một người làm ác mọi người đều phải chịu lây. Thiên Chúa cũng đồng ý như vậy khi Ngài chấp nhận lời khẩn cầu đầu tiên của Abraham.
1.2/ Thiên Chúa công bằng và nhân từ trong việc luận phạt.
Abraham muốn khêu gợi lòng nhân từ của Thiên Chúa, vì sự thiện của một nhóm người, để xin Thiên Chúa ân xá cho dân thành Sodom, trong đó có cháu của ông là Lot và gia đình của ông này. Abraham thương lượng với Thiên Chúa: bắt đầu từ 50 và giảm dần cho tới 10, nhưng ông không thể giảm tới con số nhỏ hơn 10. Vì thế, Sodom đã bị tiêu diệt bởi lửa diêm sinh từ trời, chỉ có ông Lot và gia đình của ông thoát nạn.
Đâu là tiêu chuẩn Thiên Chúa dùng để phán xét và luận phạt con người? Mặc dù không tìm được câu trả lời rõ ràng; nhưng tác giả cho thấy cách phán xét của Thiên Chúa: không quá khắt khe đến độ không thể cầu nguyện hay thương lượng cho được và cũng không quá dễ dàng đến độ hễ cầu xin là được nhận lời.
2/ Bài đọc II: Đức Kitô là người bầu chủ cho chúng ta trước Thiên Chúa.
2.1/ Bí tích Rửa Tội hoàn hảo hơn phép cắt bì.
Nhiều người Do-thái tin tưởng phép cắt bì là dấu họ thuộc về Thiên Chúa, là dân riêng của Ngài. Tuy nhiên, nhiều ngôn sứ đã đả phá quan niệm này và chứng minh việc cắt bì xác thịt không đủ để Thiên Chúa bảo vệ. Họ phải cắt bì cả đôi tai để lắng nghe lời Thiên Chúa, và cắt bì cả lòng trí để vâng phục và làm theo ý của Ngài.
Thánh Phaolô nhắc nhở cho các tín hữu Colossê sự quan trọng của bí tích Rửa Tội: “Trước kia, anh em là những kẻ chết vì anh em đã sa ngã, và vì thân xác anh em không được cắt bì, nay Thiên Chúa đã cho anh em được cùng sống với Đức Kitô: Thiên Chúa đã ban ơn tha thứ mọi sa ngã lỗi lầm của chúng ta.”
Thần học của thánh Phaolô về bí tích Rửa Tội giải thích: khi một tín hữu bị dìm mình trong nước Rửa Tội, mọi tội lỗi của người đó bị cuốn trôi đi vì cái chết và mai táng của Đức Kitô; để khi trồi lên khỏi nước, họ là một con người mới trong Đức Kitô. Họ cùng được trỗi dậy và cùng sống với Ngài. Sự sống của người tín hữu từ nay gắn liền với sự sống của Đức Kitô, đến nỗi họ có thể thốt lên như thánh Phaolô: “Từ nay tôi sống, nhưng không còn là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi.” Qua cái chết của Đức Kitô, Thiên Chúa đã xóa bỏ mọi tội lỗi cho con người, và nhờ đó, con người được hòa giải với Thiên Chúa.
2.2/ Người đã huỷ bỏ sổ nợ của chúng ta đi, bằng cách đóng đinh nó vào thập giá.
Sổ nợ (cheirógraphon) là chữ chỉ được dùng một lần ở đây trong toàn Tân Ước. Danh từ này có nghĩa là những gì viết bằng tay trên giấy trắng mực đen. Trong thương mại, nó có nghĩa là những gì một người có bổn phận phải trả cho chủ nợ. Trong Lề Luật, nó có nghĩa là những tội lỗi của một người.
Con người đã nợ Thiên Chúa rất nhiều về mọi phương diện. Ở đây, thánh Phaolô có lẽ muốn nhấn mạnh đến sổ nợ của con người theo Lề Luật. Mỗi lần con người không thi hành Luật, con người phạm một tội, hậu quả của tội nặng và cố tình là sự chết. Cái chết là hình phạt của sự không vâng phục (Gen 2:17; Deut 30:19). Nếu xét như thế, mỗi người đã phải chết bao nhiêu lần rồi!
Trong Thư Rôma, thánh Phaolô giải thích rõ ràng hơn làm thế nào Đức Kitô giải thoát con người khỏi Lề Luật, tội lỗi, và sự chết (Rom 6-8). Trong Ephesians 2:15, Phaolô cũng cắt nghĩa lý do của sổ nợ là những Lề Luật. Tất cả sổ nợ của con người bị hủy diệt đi, khi Đức Kitô đại diện cho toàn thể nhân loại, gánh mọi hình phạt của tội trên Ngài, khi Ngài tình nguyện đóng đinh vào Thập Giá.
3/ Phúc Âm: Chúa Giêsu dạy các môn đệ cách cầu nguyện và thái độ phải có.
3.1/ Lời cầu nguyện lý tưởng nhất: Con người không biết cách cầu nguyện làm sao cho đúng, vì điều cần cầu xin nhất lại không cầu xin, mà chỉ chú tâm đến điều phụ thuộc; hay cầu xin những gì không có lợi cho mình trong tương lai, chẳng hạn xin giầu có hay chức tước, để rồi dần dần lún sâu trong tội và sống xa Chúa.
Khi các môn đệ xin Chúa Giêsu dạy cho biết cách cầu nguyện, Ngài dạy cho các ông Kinh Lạy Cha. Kinh này được Giáo Hội coi là kinh quan trọng nhất, vì nó phát xuất từ Đức Kitô, Đấng duy nhất biết và thi hành trọn vẹn thánh ý của Thiên Chúa.
Có hai sự khác biệt giữa kinh Lạy Cha của Luke và Matthew: Thứ nhất, trình thuật của Luke thiếu câu “ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.” Thứ hai, trình thuật của Luke cũng thiếu câu “xin cứu chữa chúng con khỏi sự dữ.”
Cả hai trình thuật đều đặt sự quan trọng của việc cầu xin cho Danh Chúa được cả sáng và Nước Chúa được trị đến, trước khi hướng tới những nhu cầu căn bản của con người. Lương thực hằng ngày, sự tha thứ, và sức mạnh để vượt qua mọi cơn cám dỗ là ba điều quan trọng trong đời sống thường nhật của một Kitô hữu.
3.2/ Thái độ phải có khi cầu nguyện
(1) Kiên trì: Ví dụ Chúa Giêsu đưa ra có mục đích đòi hỏi con người phải có thái độ kiên khi cầu nguyện. Truyền thống Do-thái rất hiếu khách, nhất là những khách từ xa tới. Người kêu xin bị đặt trong thế kẹt: một là chịu thất lễ với khách, hai là chịu làm phiền hàng xóm, anh đã chọn giải pháp thứ hai để bảo vệ sự sống cho người bạn mình.
Nhà của người Do-thái ngày xưa không rộng mà nhân số trong nhà lại đông, nên cả gia đình thường ngủ chung dưới sàn trên chăn chiếu. Vì thế, nếu một người phải thức và ra mở cửa sẽ làm cho những người khác phải thức theo. Đó là lý do người hàng xóm từ chối lúc đầu; nhưng khi anh bạn có khách cứ gõ và nói mãi, anh phải chỗi dậy lấy bánh cho mượn, không phải vì tình bạn; nhưng vì sự lỳ lợm của anh. Lúc này, chắc những người trong gia đình đang ngủ chung cũng đã thức dậy hết!
(2) Tin tưởng: Thái độ này còn quan trọng hơn cả thái độ kiên trì, vì nó là động lực giúp con người chạy đến với Thiên Chúa. Hầu như trong tất cả các phép lạ, Chúa Giêsu chỉ làm khi Ngài nhận thấy có dấu chỉ của niềm tin. Ngài từ chối không làm bất cứ phép lạ nào khi chỉ thấy sự cứng lòng hay thử thách.
Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ so sánh người Cha trên trời với các người cha dưới đất: “Ai trong anh em là một người cha, mà khi con xin cá, thì thay vì cá lại lấy rắn mà cho nó? Hoặc nó xin trứng lại cho nó bò cạp? Vậy nếu anh em vốn là những kẻ xấu mà còn biết cho con cái mình của tốt của lành, phương chi Cha trên trời lại không ban Thánh Thần cho những kẻ kêu xin Người sao?”
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Chúng ta có bổn phận cầu xin Thiên Chúa cho những người tội lỗi được ăn năn trở lại, vì đó là điều đẹp lòng Thiên Chúa.
– Đức Kitô là căn nguyên của tha thứ, hòa giải, và mọi ơn lành. Để lời cầu nguyện chúng ta được Thiên Chúa lắng nghe, chúng ta phải cầu xin nhờ danh và công nghiệp của Ngài.
– Để lời cầu nguyện có hiệu quả, chúng ta cần có thái độ tin tưởng và kiên trì nơi Thiên Chúa. Chúng ta cứ việc cầu xin mọi sự đẹp ý Thiên Chúa, nhưng phải sẵn lòng để chấp nhận thánh ý của Ngài.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP
Seventeenth Sunday of the Ordinary TimeC
Viết bởi LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP
SUNDAY OF THE 17 OTC
Readings: Gen 18:20-32; Col 2:12-14; Lk 11:1-13.
1/ Reading I: RSV Genesis 18:20 Then the LORD said, “Because the outcry against Sodom and Gomorrah is great and their sin is very grave, 21 I will go down to see whether they have done altogether according to the outcry which has come to me; and if not, I will know.” 22 So the men turned from there, and went toward Sodom; but Abraham still stood before the LORD. 23 Then Abraham drew near, and said, “Wilt thou indeed destroy the righteous with the wicked? 24 Suppose there are fifty righteous within the city; wilt thou then destroy the place and not spare it for the fifty righteous who are in it? 25 Far be it from thee to do such a thing, to slay the righteous with the wicked, so that the righteous fare as the wicked! Far be that from thee! Shall not the Judge of all the earth do right?” 26 And the LORD said, “If I find at Sodom fifty righteous in the city, I will spare the whole place for their sake.” 27 Abraham answered, “Behold, I have taken upon myself to speak to the Lord, I who am but dust and ashes. 28 Suppose five of the fifty righteous are lacking? Wilt thou destroy the whole city for lack of five?” And he said, “I will not destroy it if I find forty-five there.” 29 Again he spoke to him, and said, “Suppose forty are found there.” He answered, “For the sake of forty I will not do it.” 30 Then he said, “Oh let not the Lord be angry, and I will speak. Suppose thirty are found there.” He answered, “I will not do it, if I find thirty there.” 31 He said, “Behold, I have taken upon myself to speak to the Lord. Suppose twenty are found there.” He answered, “For the sake of twenty I will not destroy it.” 32 Then he said, “Oh let not the Lord be angry, and I will speak again but this once. Suppose ten are found there.” He answered, “For the sake of ten I will not destroy it.”
2/ Reading II: RSV Colossians 2:12 You were buried with him in baptism, in which you were also raised with him through faith in the working of God, who raised him from the dead. 13 And you, who were dead in trespasses and the uncircumcision of your flesh, God made alive together with him, having forgiven us all our trespasses, 14 having canceled the bond which stood against us with its legal demands; this he set aside, nailing it to the cross.
3/ Gospel: RSV Luke 11:1 He was praying in a certain place, and when he ceased, one of his disciples said to him, “Lord, teach us to pray, as John taught his disciples.” 2 And he said to them, “When you pray, say: “Father, hallowed be thy name. Thy kingdom come. 3 Give us each day our daily bread; 4 and forgive us our sins, for we ourselves forgive everyone who is indebted to us; and lead us not into temptation.” 5 And he said to them, “Which of you who has a friend will go to him at midnight and say to him, `Friend, lend me three loaves; 6 for a friend of mine has arrived on a journey, and I have nothing to set before him’; 7 and he will answer from within, `Do not bother me; the door is now shut, and my children are with me in bed; I cannot get up and give you anything’? 8 I tell you, though he will not get up and give him anything because he is his friend, yet because of his importunity he will rise and give him whatever he needs. 9 And I tell you, Ask, and it will be given you; seek, and you will find; knock, and it will be opened to you. 10 For every one who asks receives, and he who seeks finds, and to him who knocks it will be opened. 11 What father among you, if his son asks for a fish, will instead of a fish give him a serpent; 12 or if he asks for an egg, will give him a scorpion? 13 If you then, who are evil, know how to give good gifts to your children, how much more will the heavenly Father give the Holy Spirit to those who ask him!”
________________________________________
I. THEME: Praying
There are many different definitions of praying. Someone simply define praying as to raise one’s mind to God. Others define praying as negotiating with God. Others think praying is talking with God as two friends talking with one another. Still others think praying is asking what they are lacking and for God’s blessing. Each of these definitions gives an aspect of praying, the combination of all gives us the whole view of praying.
Today readings show us different aspects of praying. In the first reading, the patriarch Abraham had compassion for the Sodomites. He had courage and strength to come to God and to negotiate with Him so that God might forfeit His intention to punish them. Although he wasn’t successful to receive the general pardon for the city; but he showed that we can negotiate with God, and the right amount of good people can receive God’s pardon for all people in the city of Sodom. In the second reading, God’s compassion for people was expressed through Christ’s Incarnation. St. John perfectly expressed this compassion as follows, “For God so loved the world that he gave his only Son, that whoever believes in him should not perish but have eternal life” (Jn 3:16). Christ came to wipe away all people’s sins by his death on the cross and to provide hope for people that they could live a happy life with God forever. In the Gospel, Jesus teaches his disciples how to pray through the most perfect prayer, the Our Father; and two attitudes they need to have before praying are trust and perseverance.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: Abraham interceded for the people of Sodom.
1.1/ The mutual responsibilities between human beings in the good as well as the evil
This passage is one of passages written by J tradition because it called God, Jahveh, and described an intimate relationship between God and human beings. Though He is God, but because of His friendly relationship with Abraham, He disclosed to him what He is going to do against the Sodomites.
Two very important attributes of God are just and merciful. Many people including the author of the Book of Genesis and Abraham questioned which attribute God shall use to judge and to condemn the Sodomites. Abraham wanted to ask God to have mercy and to forgive people so he approached God and asked Him, “Wilt thou indeed destroy the righteous with the wicked? Suppose there are fifty righteous within the city; wilt thou then destroy the place and not spare it for the fifty righteous who are in it? Far be it from thee to do such a thing, to slay the righteous with the wicked, so that the righteous fare as the wicked! Far be that from thee! Shall not the Judge of all the earth do right?”
Through Abraham’s intercession, the author wanted to stress that sin and holiness aren’t purely individual but also have a communal aspect—when one does a good thing, others shall also be benefited from it; and when one does evil thing, others shall also be affected by it. God seems to agree with this concept when He accepted Abraham’s first intercession.
1.2/ God is just and merciful in His punishment against the Sodomites.
Abraham wanted to arouse God’s mercy to forgive the Sodomites because the good of some people in that city, included Lot, Abraham’s nephew, and his family. Abraham started his negotiation with fifty people and gradually reduced to ten people; but he couldn’t reduce to a small number than ten people. Therefore, the Sodomites were killed by fire and brimstone from heaven; only Lot and his family were saved by God’s angels.
What is the standard which God uses to judge and to condemn people? Although the author didn’t give us a clear answer; but he showed us God’s judgment isn’t so strict that one can’t pray for the sinner or negotiate with God, nor so easy to the point that whoever prays shall be received.
2/ Reading II: Christ is our intercessor before God.
2.1/ The sacrament of Baptism is more perfect than the circumcision.
Many Jews believe that circumcision is the sign to indicate that they belong to God, His own people. However, many prophets denied this belief and showed that the circumcision in the flesh isn’t enough to be protected by God. They must circumcise both their ears to listen to God’s word and their mind to obey and to do God’s will.
The author of the Letter to the Colossians reminded the faithful about the importance of the sacrament of the Baptism, “And you, who were dead in trespasses and the uncircumcision of your flesh, God made alive together with him, having forgiven us all our trespasses.”
St. Paul explained the sacrament of Baptism as followed: When the faithful is immersed in the water of Baptism, all his sins are wiped away because of Christ’s death and burial; so that when he is raised from the water, he is a new man in Christ. He shall also be raised and lived with Christ. From that time on, the faithful’s life is directly connected with Christ’s life to the point that he can proclaim as St. Paul, “I have been crucified with Christ; it is no longer I who live, but Christ who lives in me; and the life I now live in the flesh I live by faith in the Son of God, who loved me and gave himself for me” (Gal 2:20). Through Christ’s death, God wiped away all people’s sins, and because of that, people are reconciled with God.
2.2/ He canceled the bond which stood against us by nailing it to the cross.
The bond (cheirógraphon) is used only here in all the Books of the New Testament. This noun means what is written in paper. In business, it means what the borrower must pay to the lender. In the Law, it means one’s sins.
People owed God many things and in all aspects. Here, the author might want to emphasize people’s bond according to the Law. Each time when a person doesn’t keep the Law, he commits one sin; the result of a serious sin is death. Death is the punishment of disobedience (Gen 2:17; Deut 30:19). If people are judged according to this standard, they must be dead many times already!
In the Letter to the Romans, chapters 6 and 7, St. Paul explained more clearly how Christ liberated people from the Law, sin and death. In Ephesians 2:15, he also explained the reason of the bond is the Law. All people’s bonds were destroyed when Christ, representing for all humankind, put all people’s sins on him when he was voluntarily nailed to the cross.
3/ Gospel: Jesus taught his disciples and their necessary attitudes.
3.1/ The perfect prayer: The majority of people don’t know how to pray properly because what they need to pray for the most, they don’t; but only pay attention to supplemental things or to pray for what don’t benefit them in the future, such as: to pray for richness or high position, without knowing that these requests only lead them to sin more or to separate them from God.
When Jesus’ disciples asked him to teach them how to pray, Jesus taught them the “Our Father.” This prayer is regarded by the Church as the most perfect prayer because it directly came from Christ, the only one perfectly knows and fulfills God’s will.
There are two differences when one compares the Our Father in the Gospel according to Luke and Matthew: First, Luke’s account lacked the sentence “God’s will be done on earth as also in heaven.” Secondly, it also lacked the sentence, “deliver us from all evil.”
Both accounts emphasize the importance of praying for God’s name is known and God’s kingdom to come before mentioning human basic needs. The daily food, the forgiveness and the strength to overcome all temptations are three important things in the faithful’s daily life.
3.2/ The attitudes one must have when praying.
(1) Perseverance: Jesus cited an example to illustrate the attitude one must have when praying. The Jewish tradition pays a special attention to hospitality, especially for the guests who come from far away. The reason for receiving guests is they might be God’s messenger or God Himself. In the story, the host was put in the difficult situation: either he doesn’t show hospitality for his guest or he must bother his neighbor. He chose the second solution to show hospitality for his guest.
The Jewish house in the old time isn’t big and there are many members in the household, so all the family used to sleep in one place. Therefore, if one member must wake up to open the door, he shall also wake up all other members. This might be the reason why the neighbor rejected his request in the beginning; but when the host kept knocking on the door and begging, the neighbor must wake up and let him borrow; not because of friendship, but his stubbornness. At this moment, all members of the neighbor’s household might already be awoken!
(2) Trust: This attitude is even more important than perseverance because it is the motivation that helps people to come to God. In most of Jesus’ miracles, Jesus only did them when he saw some signs of faith. He denied performing any miracle when he didn’t see any sign of faith or worse, people’s stubbornness.
Jesus invited his disciples to compare God, the heavenly Father, with the earthly father: “What father among you, if his son asks for a fish, will instead of a fish give him a serpent; or if he asks for an egg, will give him a scorpion? If you then, who are evil, know how to give good gifts to your children, how much more will the heavenly Father give the Holy Spirit to those who ask him?”
III. APPLICATION IN LIFE:
– We have a duty to pray for sinners to repent and to return to God because their repentances please Him.
– Christ is the root of forgiveness, reconciliation and all blessings. In order for our prayers to be heard by God, we must pray by Christ’s name and his merits.
– For our prayers to be effective, we must have our trust in God and be persevered in our prayers. We can pray for all things that please God, but also be ready to accept His will.