Chủ Nhật 15 Thường Niên, Năm A
Bài đọc: Isa 55:10-11; Rom 8:18-23; Mt 13:1-23
1/ Bài đọc I: 10 Cũng như mưa với tuyết sa xuống từ trời không trở về trời nếu chưa thấm xuống đất, chưa làm cho đất phì nhiêu và đâm chồi nẩy lộc, cho kẻ gieo có hạt giống, cho người đói có bánh ăn, 11 thì lời Ta cũng vậy, một khi xuất phát từ miệng Ta, sẽ không trở về với Ta nếu chưa đạt kết quả, chưa thực hiện ý muốn của Ta, chưa chu toàn sứ mạng Ta giao phó.
2/ Bài đọc II: 18 Thật vậy, tôi nghĩ rằng: những đau khổ chúng ta chịu bây giờ sánh sao được với vinh quang mà Thiên Chúa sẽ mặc khải nơi chúng ta. 19 Muôn loài thọ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người. 20 Quả thế, muôn loài đã lâm vào cảnh hư ảo, không phải vì chúng muốn, nhưng là vì Thiên Chúa bắt chịu vậy; tuy nhiên, vẫn còn niềm trông cậy 21 là có ngày cũng sẽ được giải thoát, không phải lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang. 22 Thật vậy, chúng ta biết rằng: cho đến bây giờ, muôn loài thọ tạo cùng rên siết và quằn quại như sắp sinh nở. 23 Không phải muôn loài mà thôi, cả chúng ta cũng rên siết trong lòng: chúng ta đã lãnh nhận Thần Khí như ân huệ mở đầu, nhưng còn trông đợi Thiên Chúa ban cho trọn quyền làm con, nghĩa là cứu chuộc thân xác chúng ta nữa.
3/ Phúc Âm: 1 Hôm ấy, Đức Giê-su từ trong nhà đi ra ngồi ở ven Biển Hồ. 2 Dân chúng tụ họp bên Người rất đông, nên Người phải xuống thuyền mà ngồi, còn tất cả dân chúng thì đứng trên bờ. 3 Người dùng dụ ngôn mà nói với họ nhiều điều. 4 Trong khi người ấy gieo, thì có những hạt rơi xuống vệ đường, chim chóc đến ăn mất. 5 Có những hạt rơi trên nơi sỏi đá, chỗ đất không có nhiều; nó mọc ngay, vì đất không sâu; 6 nhưng khi nắng lên, nó liền bị cháy, và vì thiếu rễ nên bị chết khô. 7 Có những hạt rơi vào bụi gai, gai mọc lên làm nó chết nghẹt. 8 Có những hạt lại rơi nhằm đất tốt, nên sinh hoa kết quả: hạt được gấp trăm, hạt được sáu chục, hạt được ba chục. 9 Ai có tai thì nghe.”
10 Các môn đệ đến gần hỏi Đức Giê-su rằng: “Sao Thầy lại dùng dụ ngôn mà nói với họ?” 11 Người đáp: “Bởi vì anh em thì được ơn hiểu biết các mầu nhiệm Nước Trời, còn họ thì không.
12 Ai đã có thì được cho thêm, và sẽ có dư thừa; còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy mất. 13 Bởi thế, nếu Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ, là vì họ nhìn mà không nhìn, nghe mà không nghe không hiểu. 14 Thế là đối với họ đã ứng nghiệm lời sấm của ngôn sứ I-sai-a, rằng: Các ngươi có lắng tai nghe cũng chẳng hiểu, có trố mắt nhìn cũng chẳng thấy; 15 vì lòng dân này đã ra chai đá: chúng đã bịt tai nhắm mắt, kẻo mắt chúng thấy, tai chúng nghe, và lòng hiểu được mà hoán cải, và rồi Ta sẽ chữa chúng cho lành. 16 “Còn anh em, mắt anh em thật có phúc vì được thấy, tai anh em thật có phúc, vì được nghe. 17 Quả thế, Thầy bảo thật anh em, nhiều ngôn sứ và nhiều người công chính đã mong mỏi thấy điều anh em đang thấy, mà không được thấy, nghe điều anh em đang nghe, mà không được nghe. 18 “Vậy anh em hãy nghe dụ ngôn người gieo giống. 19 Hễ ai nghe lời rao giảng Nước Trời mà không hiểu, thì quỷ dữ đến cướp đi điều đã gieo trong lòng người ấy: đó là kẻ đã được gieo bên vệ đường. 20 Còn kẻ được gieo trên nơi sỏi đá, đó là kẻ nghe Lời và liền vui vẻ đón nhận. 21 Nhưng nó không đâm rễ mà là kẻ nhất thời: khi gặp gian nan hay bị ngược đãi vì Lời, nó vấp ngã ngay.
22 Còn kẻ được gieo vào bụi gai, đó là kẻ nghe Lời, nhưng nỗi lo lắng sự đời, và bả vinh hoa phú quý bóp nghẹt, khiến Lời không sinh hoa kết quả gì.
23 Còn kẻ được gieo trên đất tốt, đó là kẻ nghe Lời và hiểu, thì tất nhiên sinh hoa kết quả và làm ra, kẻ được gấp trăm, kẻ được sáu chục, kẻ được ba chục.”
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Hiệu quả và lợi ích của Lời Chúa.
Lời phát ra từ miệng của một người gây ra những hậu quả khác nhau nơi người nghe: có người chăm chú lắng nghe và ghi nhận trong tâm hồn, có người lắng nghe cho qua lần chiếu lệ hay nghe như “nước đổ đầu vịt,” có người tuy ngồi đó nhưng chẳng nghe gì cả vì trí óc còn bận tâm những chuyện khác, có người nghe để tìm sơ hở của người nói để bắt bẻ hay truy tố… Tùy vào cách lắng nghe, những lời của diễn giả nói sẽ sinh lợi ích hay thiệt hại cho khán giả.
Các bài đọc hôm nay dùng nhiều hình ảnh khác nhau để nhấn mạnh tới sự chuẩn bị con người cần có khi lắng nghe Lời Chúa. Trong bài đọc I, ngôn sứ Isaiah dùng hình ảnh của mưa và tuyết sa xuống từ trời. Mục đích của chúng là để thấm nhuần đất đai để cho hạt giống được nẩy mầm và tăng trưởng, để người gieo có hạt giống và người đói có bánh ăn. Lời Chúa cũng thế, một khi đã nói ra sẽ không trở về với Ngài sau khi đã thấm nhập vào trí óc và sinh ích lợi cho con người. Trong bài đọc II, Lời Chúa mặc khải cho con người biết Kế Hoạch Cứu Độ của Thiên Chúa, để con người hiểu biết tình trạng cuộc đời mình và giữ vững niềm hy vọng sẽ được sống lại với Thiên Chúa trong vinh quang. Trong Phúc Âm, Lời Chúa được ví như hạt giống mà một nông phu ra đi vãi gieo. Nó có thể rơi bên vệ đường, trong chỗ đá sỏi, trong bụi gai hay rơi vào đất tốt. Tùy chỗ rơi vào mà hạt giống sẽ cho những kết quả khác nhau.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Ngôn sứ Isaiah chú trọng đến tính liên tục của Lời Chúa.
1.1/ Lời Chúa được so sánh như mưa và tuyết từ trời rơi xuống: Ngôn sứ Isaiah liệt kê 4 công dụng hay mục đích của mưa tuyết mà nhà nông nào cũng có thể hiểu cả.
(1) Thấm nhập và làm cho đất được phì nhiêu: Đất đai không có nước sẽ trở nên cằn cỗi và khô cứng như đá. Trước khi gieo hạt, nông phu phải cuốc hay cày bừa làm cho đất cứng vỡ ra, rồi đợi mưa hay tuyết rơi xuống làm cho đất xốp hay mềm. Không có nước chẳng hạt giống nào có thể nảy mầm được chứ đừng nói tới việc sinh trái.
(2) Giúp cây cối sinh hoa kết quả: Hạt giống được gieo vào miền đất đã chuẩn bị sẽ có cơ hội nảy mầm, mọc lên lớn mạnh, và sinh hoa kết trái. Tùy vào sự phì nhiêu của đất và nước, hạt giống sẽ cho những kết quả khác nhau: nhiều hay ít, ngọt ngào hay chua chát…
(3) Giúp nhà nông có hạt giống để trồng: Trong sự quan phòng của Thiên Chúa, hạt giống được gieo ra sẽ cho hàng trăm, ngàn những hạt giống khác từ hoa quả của nó. Nhà nông sẽ để dành những hạt giống tốt để tiếp tục gieo mùa sau.
(4) Mục đích tối hậu của hạt giống là giúp con người có lương thực: Trong sự quan phòng của Thiên Chúa, các hạt giống là để cho thú vật và con người có cơm bánh ăn. Nếu không có các hạt giống thì cũng chẳng có sự sống trên trái đất này.
Đó là tất cả mục đích của mưa và tuyết, chúng sẽ không trở lên trời và tiếp tục mưa xuống cho tới khi hoàn thành những mục đích đã tiên liệu cho chúng.
1.2/ Tính liên tục của Lời Chúa: Hạt giống không thể sinh hoa kết trái nếu vùng đất chỉ mưa tuyết một lần, chúng đòi lượng nước đủ để có thể lớn mạnh và sinh quả. Cũng vậy, Lời Chúa cần được gieo nhiều lần như mưa tuyết vào lòng con người. Trình thuật muốn nhấn mạnh tới sự liên tục quan tâm của Thiên Chúa trong việc tác động vào trí óc và trái tim con người để họ tin Thiên Chúa và hành động cách xứng hợp. Lời Chúa gieo ra có thể chưa có hiệu quả ngay lần đầu, nhưng cứ thấm nhập mỗi ngày một tí. Lời Chúa gieo ra có thể chưa sinh hoa kết quả ngay nhưng nhưng đã có những chồi non đợi ngày sẽ sinh hoa kết trái.
Lời ở đây có thể hiểu theo ý nghĩa sâu xa hơn là Ngôi Lời. Chúa Giêsu là Lời phát xuất từ Thiên Chúa ngay từ khi tạo dựng trời đất và sẽ không trở về với Thiên Chúa cho tới khi hoàn tất việc cứu chuộc con người.
2/ Bài đọc II: Những đau khổ chúng ta chịu bây giờ không sánh sao được với vinh quang mà Thiên Chúa sẽ mặc khải nơi chúng ta.
Trồng cấy là một tiến trình đòi nhiều thời gian, khổ đau, và kiên nhẫn. Nông phu phải vất vả đổ mồ hôi từ chỗ cày bừa, gieo hạt, bón phân, vun tưới, thì mới có ngày mùa thắng lợi vinh quang. Nếu một nông phu không qua tiến trình này, anh sẽ chẳng mùa gặt hái. Thánh Phaolô dùng một hình ảnh khác cho toàn bộ cuộc đời con người. Các tín hữu cũng phải trải qua một tiến trình tương tự, cũng đòi nhiều hy sinh, gian khổ, và kiên nhẫn còn hơn nhà nông trước khi đạt tới kết quả vinh quang là ơn cứu độ Thiên Chúa đã dành sẵn cho con người.
2.1/ Sự cần thiết của khổ đau: Vinh quang có được là phải đi qua con đường đau khổ, đường rộng rãi thênh thang chỉ dẫn đến chỗ diệt vong. Chính Đức Kitô đã mặc khải cho chúng ta chân lý này, và Ngài đã làm gương cho chúng ta bằng cách trải qua cùng tận đau khổ để mang ơn cứu độ đến cho muôn người.
Ai cũng nhận ra cuộc đời là bể khổ. Thánh Phaolô diễn tả cuộc đời đau khổ như sau: “Thật vậy, chúng ta biết rằng: cho đến bây giờ, muôn loài thọ tạo cùng rên siết và quằn quại như sắp sinh nở. Không phải muôn loài mà thôi, cả chúng ta cũng rên siết trong lòng.” Điều này xảy ra, “không phải vì chúng muốn, nhưng là vì Thiên Chúa bắt chịu vậy.” Vì thế, không ai có thể tránh được con đường đau khổ cả.
Nhưng đâu là ý nghĩa hay mục đích của đau khổ? Có rất nhiều, nhưng chúng ta chỉ có thể liệt kê những lợi ích chính trong khuôn khổ của bài viết: Thứ nhất, đau khổ giúp chúng ta cảm nhận được tình yêu của những người đã hy sinh cho chúng ta. Thứ hai, đau khổ giúp chúng ta định giá đúng giá trị của cuộc đời. Thứ ba, đau khổ thanh luyện con người, giúp chúng ta trở nên như những người con của Chúa. Ngài đã hy sinh cứu chuộc chúng ta, đến lượt chúng ta cũng phải hy sinh cho người khác được sống.
2.2/ Vinh quang con người nhận được sau đau khổ: Tuy nhiên, đau khổ chỉ tạm thời, chính thánh Phaolô đã quả quyết: “Thật vậy, tôi nghĩ rằng: những đau khổ chúng ta chịu bây giờ sánh sao được với vinh quang mà Thiên Chúa sẽ mặc khải nơi chúng ta… Muôn loài thọ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người.” Đau khổ nhất của con người và của các loài thọ tạo là sự hủy diệt, nhưng ngay cả đau khổ này cũng chỉ tạm thời, vì tất cả “vẫn còn niềm trông cậy là có ngày cũng sẽ được giải thoát, không phải lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang.”
Con người không phải đợi đến Ngày Phán Xét mới nhận được vinh quang cứu độ từ Thiên Chúa, họ đã cảm nghiệm được điều đó ngay từ đời này. Thánh Phaolô diễn tả thực tại này như sau: “Chúng ta đã lãnh nhận Thần Khí như ân huệ mở đầu, nhưng còn trông đợi Thiên Chúa ban cho trọn quyền làm con, nghĩa là cứu chuộc thân xác chúng ta nữa.” Lãnh nhận Thánh Thần là xác nhận quyền làm con để chúng ta có thể gọi Thiên Chúa là Cha. Ngài đã gieo vào lòng chúng ta những ân huệ của Thánh Thần để chúng ta có thể sống nhân đức như những người con của Thiên Chúa ngay từ đời này.
3/ Phúc Âm: Matthêu chú trọng đặc biệt đến bốn mảnh đất mà Lời Chúa được gieo vào.
Chúa Giêsu đã cắt nghĩa rõ ràng ý nghĩa của dụ ngôn, chúng ta chỉ cần chú ý đến khía cạnh thực tế của đời sống của các tín hữu.
3.1/ Vệ đường: là những người nghe qua mà không hiểu nên quỷ dữ đến cướp đi cũng như hạt giống bị chim trời ăn mất. Để Lời Chúa sinh ích lợi, con người cần có sự chuẩn bị chu đáo trước khi nghe: thời gian để tâm hồn lắng đọng, cầu nguyện với Thánh Thần để xin ơn soi sáng cho hiểu được ý nghĩa thực sự của Lời Chúa. Đến nhà thờ khi thánh lễ đã bắt đầu có thể được ví như những người này.
3.2/ Đá sỏi: là những kẻ nghe qua thì vui vẻ đón nhận; nhưng không để cho Lời Chúa thấm sâu vào đời sống, giống như hạt giống rơi vào đá sỏi không thể đâm rễ sâu vì ít đất. Những kẻ này khi gặp gian nan khốn khó vì Lời Chúa sẽ vấp ngã ngay cũng như hạt giống sẽ bị khô héo khi mặt trời nóng lên. Để Lời Chúa sinh lợi ích không phải chỉ lắng nghe, nhưng còn đòi một người phải để tâm suy niệm và mang ra áp dụng trong đời sống. Lời Chúa có sức để làm cho đức tin tăng trưởng. Nếu đức tin không vững mạnh, làm sao một người có thể đứng vững trước những phong ba của cuộc đời!
3.3/ Bụi gai: những kẻ cũng để cho Lời Chúa lớn lên nhưng không sinh hoa kết quả được vì bị gai góc bóp nghẹt. Gai góc đây là những lo lắng ưu tư về cuộc đời phải ăn gì, uống gì và có gì. Lời Chúa đòi con người phải chọn lựa: hoặc hạnh phúc đời này hoặc hạnh phúc đời sau, chứ không thể bắt cá hai tay.
3.4/ Đất tốt: những kẻ nghe và hiểu Lời Chúa, đồng thời để cho Lời Chúa hướng dẫn cuộc đời họ; tùy theo mức độ tốt, họ sẽ sinh lời 30, 60, hay 100. Thửa ruộng tốt là những người biết bỏ nhiều thời gian để dọn dẹp tâm hồn cho Lời Chúa được gieo vào, không để những giá trị hào nhoáng của thế gian làm xao lãng việc học hỏi Lời Chúa, dành nhiều thời gian ưu tiên cho việc học hỏi Lời Chúa vì “vô tri bất mộ,” suy niệm Lời Chúa đêm ngày, và tìm mọi dịp áp dụng Lời Chúa trong cuộc đời.
Sau đây là kinh nghiệm sống của một chứng nhân trong Vietcatholic: Thật Chúa đã để cho hạt của tôi có lúc thì như:
(1) Kẻ thuộc hạng gieo dọc đường: Đây là thời gian tôi còn ở tuổi vị thành niên ham chơi và ưa tìm những thú vui vật chất. Chúa lúc này vắng bóng trong cuộc đời tôi vì tôi chưa biết Ngài.
(2) Kẻ thuộc hạng rơi trên đá sỏi: Đây là khoảng thời gian tôi còn bôn ba và rất vất vả để tự lực cánh sinh lo cho thân phận của tôi để đi vào đời trong cùng những lạc lõng, bơ vơ, vật vã lo toan cho hiện tại và tương lai của mình. Thời gian này tôi có cảm nhận được có Chúa trong đời nhưng tôi không có thời giờ dành cho Chúa.
(3) Kẻ thuộc hạng gieo trên đất tốt: Cách đây được vài năm cho đến bây giờ mới là khoảng thời gian mà thân tôi mới bớt gian khổ. Giờ thì cây tôi cũng ở được nửa đoạn đời và cũng bao mùa có cống hiến được cho đời trái ngon trái ngọt tuy không nhiều nhưng cũng tạm đủ để dâng lên cho Chúa tôi làm của Lễ Tạ Ơn.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Trở nên tốt và hữu ích là một tiến trình giống như tiến trình của hạt giống trước khi thành cây và sinh hoa kết quả. Hãy để cho Lời Chúa liên tục thấm nhập vào lòng mỗi ngày một chút cho tới khi thành thửa ruộng phì nhiêu.
– Tiến trình này đòi hỏi liên tục rất nhiều ơn thánh và Lời Chúa mỗi ngày cũng như sự cộng tác cá nhân.
– Bàn tiệc Lời Chúa và bàn tiệc Thánh Thể đều quan trọng như nhau. Lời Chúa chuẩn bị tâm hồn chúng ta để lãnh nhận chính Ngài. Nếu không biết chuẩn bị tâm hồn, Chúa có vào cũng chẳng sinh ích lợi gì. Vì thế, chúng ta đừng bao giờ đi lễ trễ, sau khi Lời Chúa đã bắt đầu công bố.
Sunday of the 15 OTA
Readings: Isa 55:10-11; Rom 8:18-23; Mt 13:1-23
1/ Reading I: RSV Isaiah 55:10 “For as the rain and the snow come down from heaven, and return not thither but water the earth, making it bring forth and sprout, giving seed to the sower and bread to the eater, 11 so shall my word be that goes forth from my mouth; it shall not return to me empty, but it shall accomplish that which I purpose, and prosper in the thing for which I sent it.
2/ Reading II: RSV Romans 8:18 I consider that the sufferings of this present time are not worth comparing with the glory that is to be revealed to us. 19 For the creation waits with eager longing for the revealing of the sons of God; 20 for the creation was subjected to futility, not of its own will but by the will of him who subjected it in hope; 21 because the creation itself will be set free from its bondage to decay and obtain the glorious liberty of the children of God. 22 We know that the whole creation has been groaning in travail together until now; 23 and not only the creation, but we ourselves, who have the first fruits of the Spirit, groan inwardly as we wait for adoption as sons, the redemption of our bodies.
3/ Gospel: RSV Matthew 13:1 That same day Jesus went out of the house and sat beside the sea. 2 And great crowds gathered about him, so that he got into a boat and sat there; and the whole crowd stood on the beach. 3 And he told them many things in parables, saying: “A sower went out to sow. 4 And as he sowed, some seeds fell along the path, and the birds came and devoured them. 5 Other seeds fell on rocky ground, where they had not much soil, and immediately they sprang up, since they had no depth of soil, 6 but when the sun rose they were scorched; and since they had no root they withered away. 7 Other seeds fell upon thorns, and the thorns grew up and choked them. 8 Other seeds fell on good soil and brought forth grain, some a hundredfold, some sixty, some thirty. 9 He who has ears, let him hear.” 10 Then the disciples came and said to him, “Why do you speak to them in parables?” 11 And he answered them, “To you it has been given to know the secrets of the kingdom of heaven, but to them it has not been given. 12 For to him who has will more be given, and he will have abundance; but from him who has not, even what he has will be taken away. 13 This is why I speak to them in parables, because seeing they do not see, and hearing they do not hear, nor do they understand. 14 With them indeed is fulfilled the prophecy of Isaiah which says: `You shall indeed hear but never understand, and you shall indeed see but never perceive. 15 For this people’s heart has grown dull, and their ears are heavy of hearing, and their eyes they have closed, lest they should perceive with their eyes, and hear with their ears, and understand with their heart, and turn for me to heal them.’ 16 But blessed are your eyes, for they see, and your ears, for they hear. 17 Truly, I say to you, many prophets and righteous men longed to see what you see, and did not see it, and to hear what you hear, and did not hear it. 18 “Hear then the parable of the sower. 19 When any one hears the word of the kingdom and does not understand it, the evil one comes and snatches away what is sown in his heart; this is what was sown along the path. 20 As for what was sown on rocky ground, this is he who hears the word and immediately receives it with joy; 21 yet he has no root in himself, but endures for a while, and when tribulation or persecution arises on account of the word, immediately he falls away. 22 As for what was sown among thorns, this is he who hears the word, but the cares of the world and the delight in riches choke the word, and it proves unfruitful. 23 As for what was sown on good soil, this is he who hears the word and understands it; he indeed bears fruit, and yields, in one case a hundredfold, in another sixty, and in another thirty.”
I. THEME: Results and benefits of God’s word
The word that comes out from a person’s mouth can cause different reactions from his audience: some pay a special attention and treasure it in their heart; some listen perfunctorily; some get it like “water poured on a duck’s head;” some sit there but listen nothing because their mind are wandering somewhere else; some listen critically to find faults of the speaker to criticize him. Depending on the way of listening, the speaker’s word can bring benefits or damages for the audience.
Today readings use many different images to emphasize people’s necessary attitude when they listen to God’s word. In the first reading, the prophet Isaiah used the image of rain and snow that come down from heaven. Their purposes are to permeate the earth and to help seeds to germinate and to grow so that farmers may have more seeds and people have food to eat. Similarly with God’s word, once it comes out, shall not return to Him until it permeates human minds and brings benefits for people. In the second reading, God’s word reveals for people to know God’s plan of salvation so they understand their ultimate goal of life and firmly keep this hope as the basic guidance for all decisions of their life. In the Gospel, God’s word is compared as a seed which a farmer went out to sow. It can fall in a sidewalk, a rocky ground, a thorny bush or a good soil. Depending on the spot, a seed shall give different yields.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: The prophet Isaiah emphasized on the continuity of God’s word.
1.1/ God’s word is liken as rain or snow which comes down from the sky: The prophet Isaiah listed out four benefits of rain and snow which every farmer can understand them.
(1) They permeate and fertilize the earth: If the soil has no water, it becomes dried and hard as a stone. Before farmers sow seeds, they must plow their field and then wait for rain or snow to fall down to soften it. If there is no water, no seed can germinate, not to mention of harvesting
(2) It helps seeds to grow and to bear fruit: If a seed is sowing in a well prepared field, it has a chance to germinate, to grow strong, and to bear fruit. Depending on the fertilization and water, a seed shall yield different results, little or plenty, sweet or sour, etc.
(3) It helps farmers to have plenty of seeds for their next season: In God’s providence, a seed has potential to give hundred or thousand other seeds. A farmer shall preserve them for his next sowing season.
(4) It helps people to have food: In God’s plan, seeds were created for people and animals to have food. If there are no seeds, there shall be no life on this earth.
These are at least the four purposes of rain and snow. They shall not return to the sky until they fulfill all of these purposes which God determines them to fulfill.
1.2/ The continuity of God’s word: Seeds can’t bear fruit if there is only rain or snow once; they need water continuously to grow and to bear fruit. Similarly, God’s word needs to be sowed in human mind many times before it can yield good results for people. The passage wants to emphasize the continuity of God in the process of influencing a person’s mind and heart so that he might believe in His word and act on it properly. God’s word might not have a good result the first time when a person listens to; but it permeates his mind day after day. Like a seed that germinates, it has potential to bear fruit.
God’s word can also be understood as Christ, the Logos. He is the word that comes from God right from the beginning, before the creation of the world, and shall not return to God until he finishes God’s plan of salvation.
2/ Reading II: “The sufferings of this present time are not worth comparing with the glory that is to be revealed to us.”
Farming is the job that requires time, endurance and patience. The farmers must work hard to the point of sweating, from plowing and sowing to fertilizing and watering before they can have a bountiful harvest. If a farmer doesn’t pass through this process, he shall not have a good harvest. St. Paul used a different image for the whole process of a human being. According to him, the faithful must also go through a similar process which requires even more time, sacrifice, endurance and patience than farmers before they can reach the glorious result, the salvation, which Christ has prepared for them.
2.1/ The necessary of sufferings: To reach the glorious result, people must go through the way of suffering; the easy way only leads them to destruction. It is Jesus who revealed for us this principle; he set for us an exemplar by went through all terrible sufferings and death to bring salvation for many people.
Many people recognize life is an ocean of sufferings. St. Paul described the sufferings of humankind as follows, “The whole creation has been groaning in travail together until now; and not only the creation, but we ourselves.” This happens, not because of our willing, but God determines so. Therefore, no one can avoid the way of sufferings.
But what is the meaning or the purpose of suffering? There are many but we can only list out some of their main ones due to the limitation of the space. First, suffering helps us to recognize the love of people who sacrificed for us; for example, by looking upon the cross, we felt God’s and Christ’s love for us. Secondly, suffering helps us to evaluate right about the value of our life on earth. Lastly, suffering purifies people; it helps us to become God’s holy children. Since Christ sacrificed his life for us; we must also sacrifice our life for others to live.
2.2/ The glory shall be gained after sufferings: However, suffering is only temporal. St. Paul confirmed this when he wrote, “I consider that the sufferings of this present time are not worth comparing with the glory that is to be revealed to us; for the creation waits with eager longing for the revealing of the sons of God.” The most terrible suffering which people and all creatures must endure is the destruction; but even the destruction is only temporal, because all still have a hope that “the creation itself will be set free from its bondage to decay and obtain the glorious liberty of the children of God.”
The faithful don’t have to wait until the Last Day to receive their glorious salvation from God; they actually feel that even from this life. St. Paul described this reality as follows, “but we ourselves, who have the first fruits of the Spirit, groan inwardly as we wait for adoption as sons, the redemption of our bodies.” To receive the Holy Spirit is to affirm our right to call God as our Father. He sows in us the Holy Spirit’s grace so that we can live righteously as God’s children from this present life.
3/ Gospel: Four kinds of field which God’s word is sowed in
Jesus explained clearly about the meaning of the Parable of the Sowing; we only need to pay attention to the reality of the faithful’s life.
3.1/ Sidewalk: is the image of those who listen God’s word perfunctorily without understanding; so the devil comes and takes it away as a seed is eaten by a bird. To gain benefits from God’s word, people need to be prepared carefully. They need to let their mind to settle down and to have time to pray with the Holy Spirit so that he can enlighten their mind to understand the true meaning of God’s word. Coming to the Mass late can be the sign of this kind of people.
3.2/ Rocky ground: is the image of those who first listen to God’s word, they welcome it happily; but they don’t let it permeate in their life, as the seed can’t take a deep root in a stony ground. These people shall be discouraged when they face suffering due to the practicing of God’s word, like a seed is withered when the sun comes out. To gain benefits from God’s word, people need not only to listen but also to meditate and to apply it in their life. God’s word has power to make their faith growing. If their faith isn’t strong, how can they stand firm before all strong winds and storms of their life?
3.3/ Thorny bush: is the image of those who let God’s word grow but can’t bear fruit because thorns suffocated it. The thorns can be their worries about what they need to eat, to drink, to wear and to enjoy. God’s word demands people to choose: either the temporal happiness of this life or the eternal happiness of the next life; they can’t catch fish with both hands.
3.4/ Good soil: is the image of those who listened well, understood and let God’s word guide their life. Depending on the level of understanding and living, they might bear a profit of thirty, sixty or a hundredfold. These people spent much time to prepare their soul before they listen to God’s word. They don’t let gaudy values of the world to prevent them from studying God’s word; but spent much time to study, to meditate day and night, and to find all opportunities to apply it into their life.
The following is the experience of a witness from Vietcatholic website. When he looked back at his past, he felt sometime likes:
(1) A seed on a sidewalk: This is the time when he was still under-aged, loving to play and looking for material enjoyments. God is absent in his life because he didn’t know him.
(2) A seed on a rocky ground: This is the time when he had to wander and to look for a job for his living. He sometimes felt God’s presence but he didn’t have much time for God because he had to spend so much time for working.
(3) A seed on good soil: This only happens a few years ago when his life was settled down and he didn’t have to work a lot. He has more time to dedicate for God and to study God’s word. He starts to bear fruit for God and others, not many but enough to offer for God as his thanksgiving offerings.
III. APPLICATION IN LIFE:
– To become good and useful is the process that needs time and effort as the process of a seed to become a tree and to bear fruit. Let God’s word permeate continuously our mind and heart until it becomes a fertile field.
– This process demands continuously God’s grace and His daily word, also our own contribution.
– The Liturgy of the Word and the Liturgy of the Eucharist are equally important. The Liturgy of the Word prepares us to receive God Himself. If we don’t prepare our mind, it isn’t useful for us to receive Him. Therefore, we should never come to Mass late when God’s word was already announcing.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP