Lời Chúa Mỗi Ngày : Chủ Nhật 13 Thường Niên, Năm A

Chủ Nhật 13 Thường Niên, Năm A
Bài đọc: 2 Kgs 4:8-11, 14-16a; Rom 6:3-4, 8-11; Mt 10:37-42.
1/ Bài đọc I:8 Một hôm, ông Ê-li-sa đi qua Su-nêm. Ở đó có một phụ nữ giàu sang. Bà ta giữ ông lại dùng bữa. Từ đó, mỗi lần đi qua, ông đều ghé vào dùng bữa.
9 Bà ấy nói với chồng: “Này ông! Tôi biết người thường ghé vào nhà chúng ta là một thánh nhân của Thiên Chúa.
10 Mình phải làm cho ông một căn phòng nhỏ trên lầu có tường có vách, rồi kê ở đó một cái giường, đặt bàn ghế và để một cái đèn cho ông dùng. Như thế, khi nào đến nhà mình, ông sẽ lui vào đó.”
11 Một hôm, ông đến nơi ấy, ông lui vào phòng trên lầu và nghỉ ở đó.
14 Ông Ê-li-sa nói với tiểu đồng: “Nên làm gì cho bà ấy? ” Giê-kha-di đáp: “Tội nghiệp, bà ấy không có con trai, mà chồng thì đã già.”
15 Ông Ê-li-sa bảo: “Đi gọi bà ấy.” Nó đi gọi bà, và bà ấy đến đứng ngoài cửa.
16 Ông Ê-li-sa nói: “Vào thời kỳ này, vào độ này sang năm, bà sẽ được bế con trai.”
2/ Bài đọc II:3 Anh em không biết rằng: khi chúng ta được dìm vào nước thanh tẩy, để thuộc về Đức Ki-tô Giê-su, là chúng ta được dìm vào trong cái chết của Người sao?
4 Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới.
8 Nếu chúng ta đã cùng chết với Đức Ki-tô, chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người: đó là niềm tin của chúng ta.
9 Thật vậy, chúng ta biết rằng: một khi Đức Ki-tô đã sống lại từ cõi chết, thì không bao giờ Người chết nữa, cái chết chẳng còn quyền chi đối với Người.
10 Người đã chết, là chết đối với tội lỗi, và một lần là đủ. Nay Người sống, là sống cho Thiên Chúa.
11 Anh em cũng vậy, hãy coi mình như đã chết đối với tội lỗi, nhưng nay lại sống cho Thiên Chúa, trong Đức Ki-tô Giê-su.
3/ Phúc Âm:37 “Ai yêu cha yêu mẹ hơn Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai yêu con trai con gái hơn Thầy, thì không xứng với Thầy.
38 Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng với Thầy.
39 Ai giữ lấy mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm thấy được.
40 “Ai đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy, và ai đón tiếp Thầy là đón tiếp Đấng đã sai Thầy.
41 “Ai đón tiếp một ngôn sứ, vì người ấy là ngôn sứ, thì sẽ được lãnh phần thưởng dành cho bậc ngôn sứ; ai đón tiếp một người công chính, vì người ấy là người công chính, thì sẽ được lãnh phần thưởng dành cho bậc công chính.
42 “Và ai cho một trong những kẻ bé nhỏ này uống, dù chỉ một chén nước lã thôi, vì kẻ ấy là môn đệ của Thầy, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu.”
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Hiếu khách và thương người
Trong các quốc gia vùng Cận Đông, khi một khách lỡ đường hay từ xa đến viếng thăm, chủ nhà phải tiếp đón họ cách niềm nở, chu đáo, và chân thành. Ngày nay, nhiều người bị chủ nghĩa cá nhân và tính ích kỷ thống trị, nên họ rất miễn cưỡng tiếp khách, và không kiên nhẫn đủ để chờ khách ra đi. Nhiều người đá chó, mắng mèo, chửi con để đuổi khách về sớm. Có người đặt câu hỏi: Hiếu khách như nào là đủ? Việt-nam có câu tục ngữ có thể làm chỉ nam trong việc tiếp khách: “Thương người như thể thương thân.” Nếu ta muốn được đối xử như nào khi đến nhà người khác, hãy đi bước trước và đối xử với người khác như vậy. Hơn nữa, khi một người rộng lượng cho đi, họ sẽ được Thiên Chúa bù đắp gấp trăm. Nhiều tác giả trong Tân Ước vẫn căn dặn các tín hữu phải tập luyện và thi hành đức tính này (Rom 12:13; 1 Tim 5:10; Heb 13:2; 1 Pet 4:9).
Các bài đọc hôm nay cho chúng ta thấy những ví dụ của việc hiếu khách và những đền đáp cụ thể. Trong bài đọc I, người phụ nữ thành Shunamite rộng lượng tiếp đón ngôn sứ Elisha, dù chẳng biết ông là ai. Bà không chỉ dọn bữa, nhưng còn sửa dọn một phòng với đầy đủ vật dụng cần thiết cho ngôn sứ khi ông đi ngang qua. Cảm kích vì lòng hiếu khách của Bà, ngôn sứ đã dùng uy quyền của Thiên Chúa để cho Bà có một người con trai trong lúc tuổi già. Trong bài đọc II, vì Đức Kitô đã đối xử với chúng ta như một thượng khách, chúng ta cũng phải đáp lại bằng cách giũ sạch các thói hư tật xấu trong cái chết của Ngài, để rồi cùng được sống lại với Ngài trong vinh quang. Trong Phúc Âm, Đức Kitô đòi người môn đệ của Ngài phải hy sinh, từ bỏ, và vác Thập Giá theo Ngài; đồng thời phải luôn biết mở rộng tâm hồn để tiếp đón và giúp đỡ tất cả những ai cần đến, vì tất cả những gì một người làm cho tha nhân là anh làm cho chính Ngài (Mt 25).
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: “Vào thời kỳ này, vào độ này sang năm, bà sẽ được bế con trai.”
1.1/ Tinh thần hiếu khách của người phụ nữ Shunamite: Như đã nói trong phần nhập đề, tinh thần hiếu khách là một điểm son của các quốc gia vùng Cận Đông. Điều này được ghi nhận nhiều lần trong Cựu Ước: Abraham tiếp đón 3 người khách tại Mamre (Gen 18:1-13); ông Lot tiếp đón hai sứ thần của Thiên Chúa tại Sodom (Gen 19:1-11); người phụ nữ tiếp ngôn sứ Elijah (1 Kgs 17:1-15). Trong Tân Ước, chính Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh người bạn phải kiên nhẫn phiền hà hàng xóm ban đêm để xin bánh dù bị từ chối ban đầu, để dẫn chứng việc phải kiên nhẫn cầu nguyện (Lk 11:5-8). Một trong những lý do con người phải hiếu khách là có thể họ đang tiếp đón những sứ giả của Thiên Chúa gởi đến mà họ không biết (Heb 13:2). Hơn nữa, nếu một tín hữu đọc những lời của Chúa Giêsu trong Matthew 25, họ phải hiếu khách vì đây là tiêu chuẩn Thiên Chúa dùng để phán xét con người.
Người phụ nữ thành Shunamite là một người giàu có. Bà không chỉ dọn bữa cho ngôn sứ cho Elisha mỗi khi ông đi qua Shunamite; nhưng còn dọn riêng cho ông một căn phòng để ở. Bà nói với chồng: “Này ông! Tôi biết người thường ghé vào nhà chúng ta là một thánh nhân của Thiên Chúa. Mình phải làm cho ông một căn phòng nhỏ trên lầu có tường có vách, rồi kê ở đó một cái giường, đặt bàn ghế và để một cái đèn cho ông dùng. Như thế, khi nào đến nhà mình, ông sẽ lui vào đó.”
1.2/ Tinh thần hiếu khách của Bà được đền bù xứng đáng: Cảm kích về sự hiếu khách của Bà, ngôn sứ Elisha đã dùng quyền Thiên Chúa để ban cho Bà một người con trai trong khi cả hai vợ chồng Bà đều đã cao niên. Ông Elisha loan tin vui cho Bà: “Vào thời kỳ này, vào độ này sang năm, bà sẽ được bế con trai.” Điều này không lạ lắm nếu một người tin Thiên Chúa vẫn đang quan phòng mọi sự trong trời đất, và Ngài có uy quyền làm được mọi sự.
2/ Bài đọc II: Anh em hãy coi mình như đã chết đối với tội lỗi, nhưng nay lại sống cho Thiên Chúa, trong Đức Giêsu Kitô.
2.1/ Ý nghĩa của bí-tích Rửa Tội: Theo thánh Phaolô, bí tích Rửa Tội có tác động chính: Khi một người được dìm mình trong nước là họ được cùng mai táng với Đức Kitô; và khi họ trồi lên khỏi mặt nước là họ được cùng sống lại với Ngài. Ngài cũng cắt nghĩa thêm về hai tác động này: Khi dìm mình xuống nước là các tín hữu lột bỏ con người cũ với đầy những tội lỗi và đam mê xấu xa; khi trồi lên là các tín hữu mặc lấy Đức Kitô với sự thánh thiện và tràn đầy ơn thánh của Người.
Vì Đức Kitô đã hy sinh chịu chết để thánh hóa chúng ta, chúng ta cũng phải chết với Người. Chết đây không phải là cái chết thể lý; nhưng là chết cho tội lỗi và mọi tính hư nết xấu trong người. Hơn nữa, không phải chỉ chừa tội, người tín hữu còn phải tập sống nhân đức; nếu không, các tội xưa lại tái phát, và người tín hữu lại dần dần trở lại nếp sống khi chưa được Rửa Tội.
2.2/ Người tín hữu phải biết đáp trả tình yêu hy hiến của Đức Kitô: Đã nhận ơn là phải biết đền ơn. Người tín hữu không chỉ nhận ơn nhưng là ơn cứu tử để được sống muôn đời; vì thế, người tín hữu không thể để sự hy sinh xương máu của Đức Kitô dành cho họ ra vô hiệu. Trái lại, họ phải cố gắng luyện tập nhân đức để càng ngày họ càng trở nên đồng hình đồng dạng với Ngài.
Trong tiến trình trở nên thánh thiện, người tín hữu không làm việc một mình vì họ đã được Đức Kitô ban tặng Chúa Thánh Thần và 7 quà tặng của Ngài. Chúa Thánh Thần sẽ hướng dẫn họ để nhận ra sự thật, ban sức mạnh để vượt qua những yếu đuối xác thịt, và bảo vệ họ khỏi muôn điều nguy hại. Điều cần là họ phải cộng tác với Chúa Thánh Thần để mưu cầu ích lợi cho riêng họ và cho mọi người.
Vì thế, thánh Phaolô khuyên các tín hữu: “Anh em cũng vậy, hãy coi mình như đã chết đối với tội lỗi, nhưng nay lại sống cho Thiên Chúa, trong Đức Giêsu Kitô.”
3/ Phúc Âm: Ai đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy, và ai đón tiếp Thầy là đón tiếp Đấng đã sai Thầy.
3.1/ Người môn đệ phải yêu mến Thiên Chúa hơn hết mọi người: Tại sao Thiên Chúa đòi con người phải yêu Ngài trên hết tất cả: cha mẹ, vợ chồng, con cái? Lý do đơn giản vì Ngài yêu thương chúng ta hơn hết tất cả những người đó. Thiên Chúa không những tạo dựng hồn xác và thế giới cho con người sinh sống, Ngài còn cho Con Một nhập thể để đền tội cho con người, để con người có thể sống hạnh phúc muôn đời bên Ngài. Thiên Chúa đã từng so sánh tình yêu trổi vượt của Ngài dành cho con người: Cho dù cha mẹ của ngươi có quên ngươi đi nữa, Ta cũng sẽ không quên ngươi (Isa 49:15). Rất nhiều người sau khi đã cảm nghiệm được tình yêu Thiên Chúa đã phải thốt lên: Quả thật! Không ai yêu tôi bằng Thiên Chúa. Lịch sử Cựu Ước đầy dẫy những tấm gương con người dám hy sinh cha mẹ như ngôn sứ Elisha (1 Kgs 19:19-21); hy sinh con trai duy nhất như tổ phụ Abraham, bà mẹ của Samuel (Gen 22:1-9; 1 Sam 1:27-28); hy sinh con gái như thủ lãnh Jephthah (Judg 11:30-35).
Tình yêu chân thành đòi phải biểu tỏ ra bằng hành động, chứ không phải chỉ bằng lời nói yêu thương. Thánh Anrê Phú Yên, tuy còn trẻ, nhưng đã thấu hiểu tình yêu của Đức Kitô dành cho ngài; nên đã can đảm thốt lên những lời sau đây trước khi tử đạo: “Phải lấy tình yêu đáp trả lại tình yêu, và phải lấy mạng sống đáp trả lại mạng sống.” Có một sự nghịch lý trong cách sống theo tiêu chuẩn của Thiên Chúa và theo tiêu chuẩn của con người. Con người tìm bảo vệ mạng sống bằng bất cứ giá nào; trong khi Đức Kitô dạy: “Ai giữ lấy mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm thấy được.” Và Ngài mặc khải cho chúng ta một ví dụ: “Amen! Amen! Thầy nói với anh em, nếu hạt giống rơi xuống đất không chết đi, nó chỉ trơ trọi một mình; nhưng nếu nó chết đi, nó sẽ trổ sinh nhiều hạt giống khác.” Vì thế, nếu một người chịu hy sinh chết cho mình để sống cho người khác, người đó mới thực sự sống và làm cho tha nhân được sống; ngược lại, nếu một người chỉ biết ích kỷ sống cho mình, họ sẽ bị cô đơn và cũng chẳng giúp cho ai được sống.
3.2/ Các Kitô hữu phải có tinh thần hiếu khách và thương người: Chúa Giêsu liệt kê 3 loại người mà các Kitô hữu phải đón nhận với tinh thần hiếu khách.
(1) Chúa Giêsu đồng hóa mình với người môn đệ: Động từ “dékomai” mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Ý nghĩa căn bản là tiếp nhận hay đón nhận nếu là một đồ vật hay một sứ điệp. Nếu là một người, động từ có nghĩa đón tiếp một người với lòng hiếu khách. Đón tiếp một con người khác với tiếp nhận một món hàng, vì con người có nhân phẩm và phải được đối xử tương xứng với phẩm giá con người.
Chúa Giêsu mặc khải cho chúng ta một chân lý quan trọng: “Ai đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy.” Người môn đệ là người được Đức Kitô sai đi cách chính thức. Theo cách thức ngoại giao, ai tiếp nhận người môn đệ hay sứ điệp của người môn đệ là tiếp nhận chính Đức Kitô; ngược lại, ai từ chối không tiếp nhận người môn đệ hay sứ điệp của người môn đệ là từ chối chính Đức Kitô. Chúa Giêsu đi xa hơn nữa: “và ai đón tiếp Thầy là đón tiếp Đấng đã sai Thầy.” Đức Kitô được Thiên Chúa sai đi, và là người ngang hàng với Thiên Chúa; vì thế, ai tiếp nhận người môn đệ là tiếp nhận chính Thiên Chúa.
(2) Chúa Giêsu đồng hóa với ngôn sứ và người công chính: Nhiều người hỏi chúng tôi: Nếu con ủng hộ vào công việc cha đang làm, chúng con sẽ được hưởng những gì? Đây là câu trả lời từ Chúa Giêsu: “Ai đón tiếp một ngôn sứ, vì người ấy là ngôn sứ, thì sẽ được lãnh phần thưởng dành cho bậc ngôn sứ; ai đón tiếp một người công chính, vì người ấy là người công chính, thì sẽ được lãnh phần thưởng dành cho bậc công chính.” Nói một cách cụ thể hơn, nếu người ngôn sứ cứu vớt được một linh hồn, người giúp cho ngôn sứ có phương tiện hoạt động cũng được hưởng phần thưởng của một linh hồn được cứu vớt.
(3) Chúa Giêsu đồng hóa với người nghèo: Sau cùng, Chúa Giêsu tóm gọn trong đức bác ái căn bản của Kitô Giáo: “Và ai cho một trong những kẻ bé nhỏ này uống, dù chỉ một chén nước lã thôi, vì kẻ ấy là môn đệ của Thầy, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu.” Chúng ta không thể làm được gì cho Thiên Chúa vì Ngài đã có tất cả; nhưng Ngài kể tất cả những gì chúng ta làm cho anh/chị/em cần đến, là chúng ta làm cho chính Ngài. Trong chương 25 của Tin Mừng Matthew, Chúa Giêsu giải thích điều này cách rõ ràng nhất.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Chúng ta hãy học tinh thần hiếu khách của người xưa để chào đón và lo mọi sự chu đáo cho tất cả những ai dừng chân ghé lại thăm nhà của chúng ta. Đừng để bất cứ một ai ghé thăm chúng ta một lần rồi không bao giờ trở lại nữa.
– Đức Kitô đã chết cho chúng ta và Ngài đi trước để dọn chỗ cho chúng ta trong Nhà của Cha Ngài, rồi sẽ trở lại đón chúng ta để Ngài ở đâu chúng ta cũng ở đấy. Chúng ta hãy báo đáp công ơn của Ngài cách xứng đáng bằng cách sống thánh thiện và thương yêu mọi người.
– Tất cả những gì chúng ta làm cho tha nhân, Thiên Chúa kể là làm cho chính Ngài. Chúng ta hãy mở rộng tâm hồn để giúp đỡ và hy sinh mọi sự cho tha nhân. Hãy làm tất cả với một tình yêu chân thành.

Sunday of the 13week in OTA
Readings: 2 Kgs 4:8-11, 14-16a; Rom 6:3-4, 8-11; Mt 10:37-42.

1/ Reading I: RSV 2 Kings 4:8 One day Elisha went on to Shunem, where a wealthy woman lived, who urged him to eat some food. So, whenever he passed that way, he would turn in there to eat food. 9 And she said to her husband, “Behold now, I perceive that this is a holy man of God, who is continually passing our way. 10 Let us make a small roof chamber with walls, and put there for him a bed, a table, a chair, and a lamp, so that whenever he comes to us, he can go in there.” 11 One day he came there, and he turned into the chamber and rested there. 14 And he said, “What then is to be done for her?” Gehazi answered, “Well, she has no son, and her husband is old.” 15 He said, “Call her.” And when he had called her, she stood in the doorway. 16 And he said, “At this season, when the time comes around, you shall embrace a son.” And she said, “No, my lord, O man of God; do not lie to your maidservant.”
2/ Reading II: RSV Romans 6:3 Do you not know that all of us who have been baptized into Christ Jesus were baptized into his death? 4 We were buried therefore with him by baptism into death, so that as Christ was raised from the dead by the glory of the Father, we too might walk in newness of life. 8 But if we have died with Christ, we believe that we shall also live with him. 9 For we know that Christ being raised from the dead will never die again; death no longer has dominion over him. 10 The death he died he died to sin, once for all, but the life he lives he lives to God. 11 So you also must consider yourselves dead to sin and alive to God in Christ Jesus.
3/ Gospel: RSV Matthew 10:37 He who loves father or mother more than me is not worthy of me; and he who loves son or daughter more than me is not worthy of me; 38 and he who does not take his cross and follow me is not worthy of me. 39 He who finds his life will lose it, and he who loses his life for my sake will find it. 40 “He who receives you receives me, and he who receives me receives him who sent me. 41 He who receives a prophet because he is a prophet shall receive a prophet’s reward, and he who receives a righteous man because he is a righteous man shall receive a righteous man’s reward. 42 And whoever gives to one of these little ones even a cup of water because he is a disciple, truly, I say to you, he shall not lose his reward.”
________________________________________

I. THEME: Hospitality and charity
In the nations of the ancient Near East, when a traveler who missed a trip or visits a friend from a far, the household that he visits must receive him or her with hospitality and eagerness. Today many people are affected by individualism and selfishness, therefore they are reluctant to receive any visitor to their house, and have no patience to wait for their visitor to leave if they received him. Some even use tricks by beat their dog or cat, or by blaming their children as a sign to tell their visitor to leave as soon as possible. But many question, “What is the limit of hospitality?” There is a Vietnamese maxim that can be used as a guide in receiving a guest to one’s house, “Love other as you wish to be loved.” How we want to be treated at our friend’s house, we should treat our visitor as such. Moreover, when we treat others generously, God shall compensate us one hundred-fold. Many New Testament authors recommended the faithfuls to practice and to possess this virtue (See Rom 12:13; 1 Tim 5:10; Heb 13:2; 1 Pet 4:9).
Today readings show us some examples of receiving a visitor with hospitality, and good result that came with it. In the first reading, the Shunamite woman generously received Elisha though she did not actually know who he is. She not only served him and his servant a meal but also made a room for them with every necessary thing when they stop by. Touched by her hospitality, the prophet Elisha used God’s power to grant her a son in her old age. In the second reading, St. Paul advised the faithfuls: since Christ treated us as important guests, we must respond by eliminating all our evil habits in his death so that we shall be also resurrected with Him in glory. In the Gospel, Christ requires His disciples to sacrifice, to give up their wills and to carry their cross to follow Him; they must also open their hand widely to receive and to help everyone in needs because when they are doing so for others, they do for Him (Mt 25).
II. ANALYSIS:
1/ Reading I:“At this season, when the time comes around, you shall embrace a son.”
1.1/ The hospitality of the Shunamite woman: As mentioned in the introductory, hospitality is a special charater of the nations of the Ancient Near East. This character is mentioned many times in the Old Testament. For examples, Abraham welcomed three guests at Mamre (Gen 18:1-13); Lot welcomed two God’s angels at Sodom (Gen 19:1-11); the Zarephath woman received the prophet Elijah (1 Kgs 17:1-15). In the New Testament, to illustrate the importance of hospitality, Jesus used the story of a man who must awake during the night to give bread to his friend (Lk 11:5-8). One of the reasons why people must always have hospitality is that they probably receive God’s messengers who God sent to them and they don’t know (Heb 13:2). Moreover, if a faithful reads the message of Matthew, chapter 25, he knows hospitality is the standard which God shall use to judge people.
The Shunamite woman is rich. She not only served food for Elisha every time when he passed by Shunamite, but also made for him a private room to sleep. The way she said to her husband showed her deep hospitatity for him, “Behold now, I perceive that this is a holy man of God, who is continually passing our way. 10 Let us make a small roof chamber with walls, and put there for him a bed, a table, a chair, and a lamp, so that whenever he comes to us, he can go in there.”
1.2/ Her hospitatity was deservedly compensated: Recognized her hospitality for him, the prophet Elisha used the power which God gave to him by granting her a son during the old ages of both her and her husband. He announced to her the good new, “At this season, when the time comes around, you shall embrace a son.” We know this is not impossible to God who created the world and He has power to do all things.
2/ Reading II:“You also must consider yourselves dead to sin and alive to God in Christ Jesus.”
2.1/ The meaning of Baptism: According to St. Paul, the sacrament of Baptism has two main acts: when one is immersed in water one is buried with Christ; and when one arises from water one is resurrected with Him. He also explained further about these two acts: When the faithfuls are immersed in water, they let go their own man with all sins and wicked passions; when they arise from water they put on Christ with His holiness and full of His graces.
Since Christ sacrificially died to sanctify us, we must also die for Him. Death here is not understood physically; but it means death for sins and all evil habits in us. Moreover, it is not only to stop sinning, we must also pratice virtues; if we don’t do that, the former sins shall gradually appear and we shall return to the past life when we didn’t receive the sacrament of Baptism yet.
2.2/ The faithfuls must respond to Christ’s sacrificial love: If one received a favor, he must return a favor. The faithful not only received a favor, but a critical favor to be lived forever; therefore, the faithful must not let Christ’s sacrificial love for him to become ineffective. On the opposite, he must try to practice virtues so that he gradually becomes the same image and holiness with Him.
On the progress to become holiness, a faithful isn’t working by himself because he is given the other Paraclete: The Holy Spirit and His seven gifts. The Holy Spirit can guide him to recognize all truth, give him strength to overcome the weakness of his flesh and protect him from all dangers. The important thing for the faithful is to cooperate with the Holy Spirit to produce good for him and for all people.
Therefore, St. Paul advised the faithful, “So you also must consider yourselves dead to sin and alive to God in Christ Jesus.”
3/ Gospel:“He who receives you receives me, and he who receives me receives him who sent me.”
3.1/ A disciple must love God more than all other people: Why does God require us to love Him above all: parents, husband, wife and children? The simple reason is because He loves us more than all these people. God is not only created our soul and body and the world for us to live, He also gave us His Only Son to die for our sins so that we can inherit the eternal life with Him forever. God compared His immense love with the parental love when He said, “Though your parents can forsake you, I shall never forsake you” (Isa 49:15). Many people, after feeling God’s immense love, cried out: Verily! No one loves me as God. The history of the Old Testament is full of the examples of people who sacrificed their lives for God such as: Elisha gave up his parents to become God’s prophet (1 Kgs 19:19-21); Abraham was willing to sacrifice his only son, Isaac, for God (Gen 22:1-9); Hannah offered her only son, Samuel, to serve God in His temple (1 Sam 1:27-28); and Jephthah the judge kept his promise to God by sacrificing his daughter (Jdg 11:30-35).
The real love requires us to show in action, not only in words. St. Andrew Phu Yen, though still young, deeply felt God’s love for him, spoke these words before his martyr, “We must take love to return love, life to return life.” There is a contradiction between God’s and human lifestyle and standard: While people try to protect their life at all cost, Jesus taught, “He who finds his life will lose it, and he who loses his life for my sake will find it.” He also gives us an example, “Truly, truly, I say to you, unless a grain of wheat falls into the earth and dies, it remains alone; but if it dies, it bears much fruit” (Jn 12:24). Therefore, if a man dies to self so he can live to others, that man really lives and bears many profits for himself and others; but if one selfishly lives only for himself, he shall be lonely and become no help for others.
3.2/ The Christians must have hospitality and charity: Jesus listed three kinds of people which the Christians must receive them with hospitality:
(1) Jesus identifies himself as a disciple: The Greek verb “dékomai” has many meanings. The basic meaning is to receive or to accept if it is for a thing or a message. If it is for a person, the verb means to welcome a person with hospitality. To receive a person is different with to receive a thing because a person has dignity and must be treated adequatedly with human dignity.
Jesus reveals for us an important truth: “He who receives you receives me.” The disciple is the one who is officially sent by Christ. According to diplomatic way, who receives the disciple or his message is to receive Christ himself; in the opposite, who refuses to receive the disciple or his message is to deny Christ himself. Jesus continues to explain further, “and he who receives me receives Him who sent me.” Christ is sent by God and equal to Him; therefore, who receives the disciple is to receive God Himself.
(2) Jesus identifies himself as a prophet and a righteous: Some people ask me: If I support the work you are doing, what profits can we get back? This is the answer from Jesus today, “He who receives a prophet because he is a prophet shall receive a prophet’s reward, and he who receives a righteous man because he is a righteous man shall receive a righteous man’s reward.” More concretely, if the prophet saved a soul, the one who has helped the prophet to have the mean, also share in the reward of saving a soul.
(3) Jesus identifies himself with a poor man: Lastly, Jesus abbreviates the Christian basic charity as follows: “And whoever gives to one of these little ones even a cup of water because he is a disciple, truly, I say to you, he shall not lose his reward.” We cannot do anything for God because He has everything; but He counts all things which we do for others who are in need as to do for Himself. In chapter 25 of Matthew’s Gospel, Jesus explained this meaning in the clearest way.
III. APPLICATION IN LIFE:
– We should learn the ancient hospitality to welcome and to care carefully for all visitors who stop and stay in our house. Don’t let anybody who visited us once and never come back us the second time.
– Christ died for us and went before us to prepare for us a place in His Father’s house, and will return to take us so that wherever He is, we shall be with him. We should return His love and works deservedly by living a holy life and loving all people.
– Whatever we do for others, God counts as we do for Him. We should open our mind and hands to help and to sacrifice for others. Let do these with a great and true love.

LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP