CHIA SẺ SUY TƯ, BƯỚC THEO CHÚA LÀ ĐIỀU KHÔN NGOAN – ĐƯỢC CHÚA CHỌN LÀ ĐIỀU HẠNH PHÚC

Thưa quý vị và các bạn, có lẽ năm 2024 là năm được tiên đoán có nhiều biến đổi trên thế giới, vậy tại Việt Nam không ngoại trừ.

Thiên Chúa, Đấng làm Chủ vũ trụ chứ không phải ai khác, nên chi, theo sự Tạo Thành, tức mầu nhiệm Tạo Thành bởi Thiên Chúa là một QUY LUẬT siêu nhiên lẫn tự nhiên.

Nói đến quy luật thì mặc nhiên phải có sự tuần hoàn, thay đổi, mà được gọi bình dân là sự” biến chuyển”, tức thay đổi theo sự tuần hoàn tự nhiên, lẫn siêu nhiên của vũ trụ.

Nếu muốn giảng thuyết, về một đề tài nào đó, thì người diễn thuyết phải có học vị, người ta mới nghe. Điều ấy cũng hợp lý thôi, vì không biết thì “dựa cột” mà nghe, biết mới “thưa thốt”.

Nhưng, người được sai nói LỜI của Thiên Chúa, thì được gọi là:” Ngôn sứ”, tức người được sai đi để nói LỜI Thiên Chúa. Như vậy, mặc nhiên, người nói LỜI Thiên Chúa, thì phải được Thiên Chúa sai đi. Khi được Thiên Chúa sai đi thì có ai thấy đâu? Nên, điều ấy gọi là “siêu nhiên”.

Như vậy, giữa tự nhiên và siêu nhiên vẫn luôn hiện hữu và có khoảng cách.

Thế nhân là nhân thế, mãi mãi không thay đổi. Nhưng, thế nhân là người thế biết khôn ngoan “bước theo” Chúa GIÊ-SU, nếu được Người gọi chọn, thì người ấy thật hạnh phúc.

Điều ấy xác tin và minh định không hồ nghi gì cả. Bởi vì, Tám Mối Phúc Thật, hay được gọi là: Hiến Chương Nước Trời, nói lên điếu ấy. xác tín cách minh định như vậy.

Từ đó, Người muốn chọn gọi ai thì theo Ý định muôn thuở của Người. Người Chọn Gọi, và muôn muôn thế hệ, thế nhân không thể can thiệp vào siêu nhiên. Hai trạng thái cách biệt như ngày và đêm, ánh sáng và bóng tối.

Thiên Chúa vẫn yêu thương và chọn gọi những ai mà Người muốn, để ra đi làm ngôn sứ cho Người, mà thường được gọi là: ”Chứng nhân”. Bởi vì, trong thế giới tự nhiên cần chứng nhân siêu nhiên.

Vì, điều thôi thúc, điều chọn gọi bởi siêu nhiên, đó là THẦN KHÍ của Thiên Chúa.Vì, người ngôn sứ không nói lời của mình hay của thế nhân, mà là LỜI của Thiên Chúa. Vì, LỜI của Thiên Chúa là Thần Khí và là Sự Sống. Chỉ có Thần Khí mới có LỜI ban sự sống đời đời.

Sự sống đới đời không thuộc về tự nhiên, mà là thuộc về siêu nhiên. Trạng thái tự nhiên chóng qua, không tồn tại. Điều tồn tại thuộc về siêu nhiên. Nhưng, người ngôn sứ luôn gặp gian nan, thử thách, mà thế nhân gọi là đau khổ, bất hạnh. Lại sống trong thế giới tự nhiên để loan truyền điều siêu nhiên, như vậy là:” Ngược đời,” nghịch đời”. Nhưng, đối vối siêu nhiên thì họ đang hạnh phúc, dù bằng LỜI, hay bằng đời sống của họ. Vì, Thần Khí Chúa đang ở với họ, đang ở trong họ. Nên chi, Tám Mối Phúc của Chúa GIÊ-SU là THẬT. Bởi vì, đó là hạnh phúc vĩnh cửu, hạnh phúc siêu nhiên, hạnh phúc đích thực.

Thưởng – Phạt ở trong tay Đấng Tạo Thành Tối Cao và Duy Nhất, đó là Thiên Chúa. Thiên Chúa là Đấng Tạo Thành và yêu thương. Nhưng, có người thợ gốm nào mà không ít nhất một lần đập vỡ tác phẩm chưa ưng ý của mình không? Nên chi, sự phá huỷ tác phẩm chưa ưng ý của mình đối với Thiên Chúa không phải là Thiện hay Ác mà là một sự tự nhiên trong siêu nhiên thôi.

Ví dụ: Một Quân Vương, Hiền Vương của một đất nước mà ra lệnh chém đầu một tên tử tội quá độc ác và dã man, thì chẳng lẽ gọi vị Minh Vương ấy là bạo chúa sao?! Huống chi, mọi tạo vật là tro bụi đối với Thiên Chúa, chỉ có trạng thái siêu nhiên là vĩnh hằng, đời đời. Đó là linh hồn của thế nhân thụ tạo, nếu một thế nhân thụ tạo phản nghịch, chống lại Thiên Chúa, mặc nhiên, không hoán cải thì nó phải chịu sự trừng phạt bởi Thiên Chúa, nhưng thật ra đó là, quy luật tự nhiên trong siêu nhiên mà thôi.

Nhưng, rõ ràng sự trừng phạt nơi Thiên Chúa chỉ có một lần đó là trừng phạt satan và những kẻ thuộc về nó.

Rõ ràng, không ai yêu thương kẻ phản nghịch mình, nhưng, Thiên Chúa vẫn ban ơn Cứu Độ cho người công chính. Người công chính nơi thế nhân là người biết sám hối, ăn năn, cải tà quy chánh. Vì, thế nhân không một ai vô tội. Người công chính là người biết tháp nhập vào Thiên Chúa.

Muốn vậy, phải có một Hy Tế Cứu Độ, đó là Đức Giê-su – Ki-tô. Đấng đến thế gian không đổ Máu vô ích và Máu của Người không đổ cho kẻ có tội không biết ăn năn, cũng như không đổ cho người vô tội. Nhưng, đổ ra cho kẻ có tội biết sám hối, ăn năn, để được trở nên người công chính.

Rõ ràng, người công chính bởi Đúc Tin Công giáo là người được Máu Đức Giê-su- Ki-tô tẩy rửa .Vì, Chúa nói:” Kẻ sạch rồi thì không cần tắm rửa.”

Chúng ta thấy, một Ngôi Vị Thiên Chúa từ Trời xuống thế, bởi Thần Khí Thiên Chúa, và là Thiên Chúa thật, Đấng nhân từ tuyệt đối, nhưng, Người đến để phân rẻ sự công bình và bất công, đó là ánh sáng và bóng tối, tội lỗi và thánh thiên ở thế gian. Đó là mầu nhiệm Thập giá.

Mầu Nhiệm Thập Gía phá tan sự chết dành cho kẻ TIN, thì biến đổi thành Mầu Nhiệm Thánh Gía, tức Mầu Nhiệm Cứu Chuộc cho người ấy.

Rõ ràng, từ đó, tức Thời Giao Ứơc Cứu Độ, Giao Ứơc Mới, đó là Thời Tân Ứơc, Đức GIÊ-SU –KI-TÔ, Đấng là Hiện Thân duy nhất của Đức Chúa Trời. Nhưng, Người đã bước vào thế giới tự nhiên bằng sự tuân phục Thiên Chúa để CỨU thế giới tự nhiên bởi sự siêu nhiên của Thiên Chúa.

Người mang lấy sự hữu hình để chấp nhận cái chết thể lý, hầu mang lại phúc trường sinh bất tử cho thế nhân là những kẻ TIN.

Người đã trở nên hữu hình để bày tỏ sự siêu nhiên bởi Thiên Chúa mà cùng đích là Mầu Nhiệm Thập giá. Đó là tình thương đến từ Thiên Chúa, Thập giá là án phạt dành cho tử tội, nhưng, Thánh Gía là vinh quang cho người công chính.

Vì thế, Chúa GIÊ-SU, Đấng Cứu Thế bị liệt vào hàng tội nhân, để Cứu Chuộc tội nhân là như thế.

Được gọi là tội nhân, thì phải là nhân thế, hay thế nhân thì mới gọi là:”Tội nhân”. Vì, nghiễm nhiên, Thiên Chúa không thể là, và bao gời là ” tội nhân”, vì Thiên Chúa là Đấng Tạo Thành, Ngài dựng nên muôn loài.

Một người thợ gốm không thể gọi là có tội với tác phẩm do chính ta mình làm ra. Cũng vậy, Thiên Chúa tạo dựng muôn loài trong vũ trụ, mà Ngài muốn phá bỏ nó thì không thể ai buộc tội Thiên Chúa được, kể cả kẻ phản nghịch là satan. Satan chỉ ngông cuồng được khi Thiên Chúa cho phép thôi.

Nhưng, Đức Giê-su – Ki-tô đã tự nguyện Cứu Chuộc nhân loại bằng tự nguyện hạ mình Nhập Thể và Nhập Thế để CỨU thế nhân. Người là Thiên Chúa đã trở nên loài người, ngang hàng với Đấng Đấng Tạo Thành để trở nên thụ tạo, hầu tỏ bày tình yêu thương rốt ráo và vô biên, minh chứng sự siêu nhiên trong tự nhiên hữu hình.

Một sự chứng minh phải trả giá. Đó là Thập Gía, vì, không có sự chứng minh nào mà không trả giá. Chiếc cân là biểu tượng cho sự công bằng của thế gian, thường thấy ở những nơi đại diện cho luật pháp thế gian. Điều đo cho thấy, thế gian muốn duy trì sự tồn tại phải có luật pháp. Luật pháp phải căn cứ vào sự công bằng nhân sinh, sự công bằng nhân sinh đó là quy luật nhân quả. Nhưng, quyền hành thế gian cũng chỉ tượng trưng thôi.

Thập Giá mới là “CÁN CÂN CÔNG LÝ” chính xác, vì Thập Giá mới có giá trị làm cân bằng quy luật sống của nhân sinh đời đời cả hiện tại là tự nhiên lẫn vĩnh hằng là siêu nhiên.

Nhưng, Thập Gía được chính Đấng yêu thương gánh lấy, để gánh tội trần gian, trên đó, Người treo cao chính Con Một của Người là ĐỨC GIÊ-SU- KI-TÔ, đó là HY TẾ CỨU ĐỘ đồng thời là HY LỄ TẠ ƠN ĐỜI ĐỜI của nhân loại dâng lên Đức Chúa Trời.

Theo đó, Thánh Lễ hằng ngày là Hy Tế tạ ơn Thiên Chúa, mà của Lễ chính là CON CHIÊN THIÊN CHÚA, là Đức GIÊ-SU – KI-TÔ, Đấng Cứu Độ thế nhân.

Không như kẻ đã nói:” Con chiên bỏ vô chảo mà chiên”, mà là còn hơn chảo dầu, vì, Thập Gía là một Hy Tế còn kinh khủng hơn chảo dầu sôi. Không cực hình nào, không án phạt nào hơn Thập Gía.

Chảo dầu sôi là cực hình mà các thánh Tử Đạo đã chịu để trung thành với Thánh Gía. Nhưng, thứ “chảo dầu sôi ấy” cũng không thấm gì với Thập Gía mà Đức Giê-su – Ki-tô đã gánh vác lấy vì nhân loại. Vì, tội lỗi nhân loại còn khủng khiếp và dã man hơn chảo dầu sôi.

Đấng Cứu Thế GIÊ-SU – KI-TÔ được mệnh danh là:” CON CHIÊN THIÊN CHÚA”, nghĩa là : VƯỢT QUA- GIẢI THOÁT- CỨU THẾ- CỨU ĐỘ- PHỤC SINH – ĐỨNG TRÊN SỰ CHẾT.

Là Hy Tế trong Cựu Ứơc, con chiên là con vật hiền lành, không phản kháng, không chống cự, không trả thù. Con vật hiền lành tương trưng sự nhịn nhục và tinh tuyền, thanh khiết để làm lễ vật, Hy Tế dâng lên Thiên Chúa. Đấng Cứu thế được mang hình ảnh đó, để chon trở nên biểu tượng của Hy Tế tạ ơn. Con chiên là một trong số vật nuôi hiền lành trong dân tộc Israel. Một trong những con vật nuôi giữa những đại gia súc, và những gian súc nhỏ, thì con chiên là vật nuôi dễ dàng và mang lại giá trị kinh tế cao, cũng cho thịt, cho sữa, cho lông da, giống, trong đời sống tự nhiên của một dân tộc.

Đức GIÊ-SU – KI-TÔ được ví như Con Chiên hiền lành bị đem đi giết. Điều ấy tượng trưng Người không phản kháng, không chống cự dù là Bán Tính Toàn Năng trong Người. Phản ánh sự hiền lành tuyệt đối nơi một Ngôi Vị Thiên Chúa. Vì thế, Con Chiên Vượt Qua trong Cựu Ứơc là HY TẾ TẠ ƠN trong Tân Ứơc, một Giao Kết tuyệt vời bởi một Giá Chuộc vô song qua Đức Giê-su – Ki-tô.

• GIÊ-SU có nghĩa là: GIẢI THOÁT – CỨU CHUỘC – CỨU ĐỘ – VƯỢT QUA – THA THỨ – CỨU VỚT – PHỤC SINH. Mang lại SỰ SỐNG.

• KI-TÔ có nghĩa là: Được xức dầu tấn phong là thủ lãnh để trở nên Đấng Cứu Thế, Cứu Chuộc muôn dân.

Vì thế, chỉ là ấu trĩ khi nói:” Con chiên bỏ vô chảo mà chiên.” Không thể xuyên tạc, hay bôi bác một cách vô căn cứ, vô xác nhận được. vì thế, dân gian có câu:” Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe.”. Không biết mà nói, mà dạy người khác là:” Mù đắt mù cả hai sẽ sa xuống hố.” trong kinh Phật giáo cũng có cầu này.

Trong cuộc sống tự nhiên nhân sinh có vui buồn lẫn lộn đan xen. Chuyện buồn vui hỷ sự ai bi, là chuyện của tự nhiên. Dù, trong giới tu hành hay ngoài xã hội.

Chúng ta thấy trong tháng 07/ 2024 có nhiều biến cố vui buồn, teho tự nhiên, cái chết, sự chết là nỗi buồn lớn nhất vì mất đi mạng sống. Nhưng, người ki-tô hữu là người có niềm TIN vào Đức Giê-su – Ki-tô, nếu không chết thân xác hữu lý thì sao có thể được diện kiến Thiên Chúa.

Vì thế, sự chết của người Công giáo không phải là một bi lụy mà là một niềm vui. Niềm vui là được bước vào thế giới siêu nhiên, bước vào cõi vĩnh hằng.

Cái mà người ta gọi là:” chết”, hay “qua đời”, là một sự chấm dứt sự sống tự nhiên nơi trần gian, để bước vào siêu nhiên. Nhưng, nếu chấm dứt sự sống tự nhiên, mà không có đường về Nước Trời thì phải làm sao? Như thế, là đại khổ, như vậy, người Công giáo phải trở nên sống công chính mới có đường về Nước Trời. Sự sống công chính ấy là chính Chúa Giê-su, vì có Chúa Giê-su mới có Đường về Trời. Vì, Chúa nói:” Ta là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống…”. Đó là niềm vui của người công chính được qua đời trong Đức Ki-tô – Giê-su.

Vì, nếu không chết “thân xác”, thì làm sao nhìn thấy Thiên Chúa, mà sau khi chết cũng chưa chắc được nhìn thấy Thiên Chúa ngay. Còn hơn thế, nếu chết ngoài ân sủng, thì đời đời cũng không nhìn thấy Thiên Chúa. Vì thế, cái chết thân xác là quy luật tự nhiên. Con ân sủng siêu nhiên tùy thuộc vào linh hồn người ấy thời gian hữu hạn tự nhiên có quy chiếu về Thiên Chúa hay không?

Ngày 04/07 2024 vừa qua, Đức nguyên giám mục chính tòa giáo phận Quy Nhơn, Phê-rô NGUYỄN SOẠN, đã về với Chúa, sau 88 năm làm người, 56 năm linh mục và 25 năm giám mục.

Theo đó, ngài được Chúa gọi về trong ân sủng là một niềm vui cho chính ngài, nhưng giáo phận Quy Nhơn và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam là nỗi buồn lớn. Vì, nếu nói chết là một niềm vui thì bị chửi liền.

Đức cha chưa kịp mừng ngân khánh giám mục, nhưng, Thánh Lễ an táng cho ngài cũng đánh dấu được lễ ngân khánh giám mục của ngài. Một vị Hồng y, 17 vị giám mục trong đó có ba vị Tổng giám mục, một Thánh Lễ an táng cho một vị giám mục hồi hưu thật ấm cúng và long trọng.

Giáo Phận Quy nhơn tọa lạc tại một tỉnh lẽ, thuộc giáo tỉnh Huế, chạy dài ba tỉnh là Quãng Ngãi, Bình Định và Phú Yên. Nhưng, có niên đại truyền giáo hơn 400 năm, kể từ năm 1618- 2018.

Trước đây khi Tòa Thánh chưa tách, còn nguyên bản thì Giáo Phận Quy Nhơn là Giáo Phận Đông Đàng Trong, tính từ vĩ tuyến 17 là sông Gianh, Quãng Bình trở vào Nam. Chỉ có 02 Giáo Phận là Quy Nhơn và Sài Gòn, Sài gòn là Giáo Phận Tây Đàng Trong. Từ địa giới Bình Thuận – Phan Thiết đến Mũi Cà Mau là Giáo Phận Tây Đàng Trong, chính xác là qua tới Nam Vang luôn.

Như vậy, tiền khởi là Giảo Phận Quy nhơn không phải nhỏ. Nhưng nay, trực thuộc Giáo Tỉnh Huế. Trước đây hơn 90 năm thì chưa có giáo phận Kontum – Gia-lai. Lên đến Giáo Phận Buôn Mê Thuột luôn cũng thuộc về Giáo Phận Quy Nhơn. Nhưng, Đà Lạt thì thuộc về Giáo Phận Sài Gòn.

Tóm lại trước khi được thành lập Hội Đồng Giám Mục Việt Nam năm 1960 thì, từ sông Gianh, Quãng Bình trở vào Miền Nam chỉ cô 02 Giáo Phận là Đông Đàng Trong là Quy Nhơn và Tây Đàng Trong là Sài Gòn thôi. Trước đây là Giáo Phận mẹ của Giáo Phận Huế, kể từ năm 1960 làm giáo phận con. Nhưng, Giáo Phận Quy Nhơncó những kỳ tích lẫy lừng và lâu đời, đó là Thánh ANRE Phú Yên, ngài là gốc Phú Yên, nhưng chịu Tử Đạo ở Hải Dương hay sao ấy? Có Thánh ANRE Năm Thông, trùm họ, Tử Đạo tại trong Nam, sau đó được cải táng về quê nhà là Gò Bồi – Gò Thị -Tuy Phước Bình Định. Đặc biệt có chiếc nôi đào tạo chủng sinh là Tiểu Chủng Viện Làng Sông – Quy Nhơn. Một địa danh, kỳ tích đến nay đã phủ màu rêu phong nhưng khi được nhắc đến thật nên thơ. Dù, tín hữu đã tứ tán, theo thời gian tìm kế mưu sinh, cũng như các tỉnh khác, Quy Nhơn –Bình Định cũng không loại trừ. Song người Công Giáo Giáo Phận Quy Nhơn, nhất là Tỉnh Bình Định chạy dài đến Huyện Tam Quan giáp với Sa Huỳnh, Tỉnh Quãng Ngãi, người Công giáo giáo phận Quy nhơn vẫn giữ Đạo cách trung kiên theo truyền thống Tổ Tiên, cội nguồn. Nhất là Huyện Tuy Phước- Bình Định, thật sự ra Quy Nhơn – Bình Định là dân biển. Đất đai ít hơn các tỉnh khác. Nhưng, có một biển thật hùng vĩ và thơ mộng, đan xen nhau hai đặc tính làm nên con người Quy Nhơn –Bình Định thật kiên cường và trung tín, chung thủy. Nhiều xứ Đạo vùng sâu, xa trong Bình Định có khăn, gian khổ về vật chất, nhưng lòng tin sắt son luôn bền bĩ và khơi nguồn cảm hứng cho thế hệ mai sau. Huyện Tuy phước là một địa danh sản sinh ra nhiều vị Giám mục. Đức Giám Mục đương nhiệm là Mat-thêu NGUYỄN VĂN KHÔI, người gốc tuy Phước Gò Thị – Gò Bồi. Đức cha cố Phê-rô NGUYỄN SOẠN, Đức cố Phao-lô HUỲNH ĐÔNG CÁC, Đức cha Vinh Sơn NGUYỄN VĂN BẢN, giám mục đương nhiệm chính tòa giáo phận Hải Phòng, nguyên Giám mục chính tòa, giám quản giáo phận Buôn Mê Thuột, ngài sinh trưởng tại Phú Yên, nhưng gốc Hải Dương, mất gốc, như người của Giáo Phận Quy Nhơn hoàn toàn, học tiểu chủng viện Quy Nhơn, rồi Đại Chủng Viện Sao Biển, chịu chức linh mục làm chính xứ nhà thờ Phú Yên, thành phố Phú Yên, du học Pháp, rồi được tấn phong giám mục. Rồi Đức giám mục chính tòa đương nhiệm Nha Trang là Giuse HUỲNH VĂN SĨ. Các vị nầy đều là người Huyện Tuy Phước Bình Định, sau khi kế tục, tiếp nối sứ mạng Tông đồ, gánh vác trọng trách bởi các Đức Giám mục Tiên Khởi là Phê-rô – Maria PHẠM NGỌC CHI, và Đaminh HOÀNG VĂN ĐOÀN, (02 vị cố giám mục nầy là người gốc Bùi Chu, vâng lời Tòa Thánh ủy thác đến gp Quy Nhơn chăm sóc).

Riêng, Đức Giám Mục đương nhiệm Phê-rô NGUYỄN VĂN KHÔI, gia đình ngài chỉ có 03 anh em trai, một người anh qua đời lúc trẻ, còn lại 02 anh em, ngài là út, đi tu, từng học tại Gíao Hoàng học viện Pio X Đà lạt, học viện Pio X Đà lạt là nơi dành cho chủng sinh ưu tú, được giáo phận gởi đi học, chứ không phải chủng sinh nào cũng vào được, do các linh mục Dòng Tên đảm trách, toàn là người nước ngoài, giảng dạy hòan toàn bằng tiếng Latinh và Anh, Pháp. Giống như bây giờ đi du học vậy. Tiếng nói của người Bình Định và Phú Yên rất nặng, khó nghe, vì là gần biển. Từ, thành phố Quy Nhơn mà ra đến Tam Quan khoảng 70 km, cùng tỉnh mà khác huyện, như một trời, một vực. Biển Quy Nhơn rất đẹp, thành phố biển, quang cảnh nhà thờ chính toàn Quy Nhơn sá tbiển ,lưng là Biển, mặt cũng quay ra biển và núi. Nhưng, phải nhìn từ trên cao.

Bình Định, quê hương của các bậc anh hùng mà, anh em Vua Quang Trung – Nguyễn Huệ, Nữ tướng Bùi Thị Xuân, nhờ thơ Xuân Diệu, nhà thơ Công giáo kiệt xuất Hàn Mặc Tử. Có núi Gành Ráng, có Đầm Thị Nại. Còn có các bậc thi sĩ linh mục nổi tiếng như cha Gioankim ĐẶNG ĐỨC TUẤN, Linh mục thi sĩ NGUYỄN XUÂN VĂN.

Theo đó, khoảng 60 năm trở lại dây, Giáo Phận Quy Nhơn thật hào hùng, viết tiếp trang sử lịch sử Giáo Phận Quy Nhơn, nơi có tinh thần tổ tiên Tử Đạo bước theo Đức Ki-tô, nơi có Thần Khí Thiên Chúa và hồn thiêng sông núi hào khí của đất võ Bình Định – Tây Sơn của Giáo Phận Quy Nhơn, nhờ vào tinh thần tận tụy dẫn dắt, hy sinh, quên mình của các mục tử Tông Đồ Giáo Phận Quy Nhơn trong suốt 60 năm qua, tiếp nối hào khí hơn 400 năm truyền giảng Tin Mừng tại vùng đất biển miền Trung.

Vào lúc 06 sáng ngày 25/07/2024, tại giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Kỳ Đồng – Sài Gòn, thuộc tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, có một Thánh Lễ an táng long trọng, đồng tế hàng trăm linh mục khắp ba Miền của Dòng Chúa Cứu Thế, Hà Nội – Huế – Sài Gòn, có sự hiện diện của Dòng Chúa Cứu Thế 03 giáo tỉnh của Việt Nam, dành cho một tu sĩ trẻ, đã được đại diện nhà Dòng và cha giảng lễ trình bày cụ thể.

Thật ngắn ngũi, thật chóng vánh, nhưng một đời người 27 cái xuân xanh của tu sĩ trẻ, trẻ về tuổi khấn dòng, trẻ về tuồi đời, nhưng, thầy có một lý tưởng đong dầy ân sủng. Thật sự, như một búp măng đối với thầy, dù đã 27 tuổi. Có 03 điểm của riêng con nhận thấy về thầy.
Thứ nhất: Người con của gia đình thầy và của núi rừng Tây Nguyên – Gialai, thuộc Giáo Phận Kontum. Thầy là con trai duy nhất, có một chị gái, nghĩa là không có anh em trai. Như vậy, là con trai duy nhất, đáng lẽ ăn chơi, quậy phá, hư hỏng, bóng đá, cá độ, hay hút chích…

Vì, cũng lắm khi cảm thấy lẻ loi, đơn dộc, nhưng trong lúc ấy cậu đã tìm đến với Chúa, ân sủng của Chúa đã thấm vào tâm hồn cậu lúc nào không biết, nhưng điều xác tín là có ân sủng của Chúa đổ vào tâm hồn cậu. Có ân sủng là có Thiên Chúa. Không ai nhìn thấy ân sủng của Chúa, nhưng, có thể nhìn thấy hiểu quả, kết quả, tức hoa trái của ân sủng.

Nếu đến năm 2024, cậu được 27 tuổi, thì cậu sinh năm 1997, đến năm 2015 thì tìm hiểu ơn gọi Dòng Chúa Cứu Thế. Như vậy, thời gian khấn dòng thì chỉ có 20 ngày, kể từ ngày 02/07/2024, nhưng thời gian tìm hiểu, là thời bắt đầu nhận ra ơn gọi đên khi khấn dòng sơ khởi là 09 năm.

Chín năm, vậy là từ năm 18 tuổi, cậu đã chuẩn bị cho ơn gọi của mình. Như vậy, sự kiên trì, sự ấp ủ, nuôi dưỡng, chịu thử thách, luyện tập ý chí, trung thành, giữ vững lý tưởng đời tu của cậu là một chặng đường không ngắn. Vì, năm 18, hết cấp 03, cậu có thể gởi đơn vào Đại Chủng Viện Sài Gòn, hay Sao biển Nha Trang để xin dự tu theo quy định hiện hành.

Nhưng, câu trả lời là “cậu yêu mến” ơn gọi Dòng Chúa Cứu Thế, cậu là giáo dân của Giáo Xứ Châu Khê, nơi có cộng đoàn Dòng Chúa Cứu Thế hoạt động. Nơi có Trung Tâm hành hương Đức Mẹ Mang – yang. Nơi đây, tuy vùng đất truyền giáo, có đa số các dân tộc miền núi sinh sống.

Người kinh ít hơn các dân tộc khác. Tuy là thuộc Giáo Phận Kon-tum, nhưng Gia Lai cách xa Tòa giám mục hai trăm km. Kon-tum thì có nơi linh thiêng Đức Mẹ Mang Đen, nhưng Gia Lai thì có Đức Mẹ Mang Yang, hai nơi hoàn toàn khác nhau, tuy cùng một Giáo Phận.

Như vậy, chúng ta thấy tầm ảnh hưởng và gắn kết của Dòng Chúa Cứu Thế nơi cậu thật “keo sơn”. Từ đó, sau khi được tiên khấn lần đầu tại nhà Dòng Kỳ Đồng thì thầy được trở về Châu Khê để vào học viện chỉ có 02 ngày.

Thứ hai: Định mệnh của thầy theo sát Đức Ki-tô Vị Thầy Chí Thánh đã kêu gọi thầy gia nhập Dòng Chúa Cứu Thế. Tuy thời gian tập tu chính thức ngắn ngũi, nhưng, thầy nắm bắt các điều mấu chốt của cha Thánh Tổ Phụ Alphongsô nói:” Nếu tu sĩ nào chết trong dòng, thì sẽ được đội mũ triều thiên do lời bầu cử của ngài…”. Điều ấy có nghĩa gắn chặt ơn bền đỗ trong dòng. Ân sủng, đặc ân của dòng dành cho mọi tu sĩ của dòng CCT.

Như vậy, như điều linh ứng trước, thầy muốn linh hồn và thân xác của mình thuộc trọn về nhà Dòng Chúa Cứu Thế, nơi thầy đã đáp lại tiếng gọi và xin gởi toàn thân cả hồn và xác cho nhà Dòng.

Đúng như lời cha giảng lễ, nguyên bề trên giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế, Giuse Nguyễn Ngọc Bích là:” tất cả sự qua đời của thầy đều có sự chuẩn bị trước, tức linh ứng trước.”, nghĩa là xác tín có Thiên Chúa hiện hữu.

Thứ ba: Từ đó, nhà Dòng thật tận tâm, chu đáo thực hiện di nguyện của thầy, một tu sĩ trẻ chưa có công trạng gì đối với nhà Dòng, dù thầy chưa trực tiếp đệ thỉnh, nhưng qua lời di nguyên như báo trước nhà Dòng vẫn thuận tình chấp thuận theo di nguyện của thầy.

Không có ai chết mà tự chôn mình, hay tự an táng cho mình, nhưng, nhờ người còn sống. Câu LỜI Chúa Giê-su nói:” Hãy để kẻ chết chôn kẻ chết”, là như vậy, vì, ai cũng sẽ là người chết, chứ không phải người đang chết nằm đó mà tự chôn họ được. Người chết sau, chôn kẻ chết trước.

Như một đặc ân cuối cùng trên dương thế của nhà Dòng dành cho thầy. Chứ, thầy qua đời tại quê hương, giáo xứ của thầy, cũng có học viện, cơ sở Dòng trên ấy, đầy đủ Bề Trên giám tỉnh đương nhiệm ở trên ấy, có anh em cùng Dòng trên ấy đầy đủ. Nếu có đưa về gia đình quàn thì cũng gần. Nhưng, nhà Dòng vẫn thực hiện di nguyện của thầy cách trọn vẹn, đưa thi hài về lại nhà Dòng Sài Gòn hơn 400 km, xe chay tốc độ 60km/giờ cũng mất 07 tiếng đồng hồ.

Một Thánh Lễ an táng đồng tế hàng trăm linh mục, do phó Bề Trên Giám Tỉnh chủ sự, nguyên Bề Trên giảng lễ cho một tu sĩ trẻ mới tiên khấn 20 ngày, tuổi đời cũng còn khá trẻ, quả là một ân huệ xưa nay hiếm. Một sự chu đáo tận tâm của toàn thể anh em tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế khắp 03 giáo tỉnh.

Theo đó, sự biệt đãi nầy cũng là chia sẻ, an ủi, khích lệ gia đình ông bà cố của thầy cũng còn khá trẻ, chỉ ngoài 50 thôi. Dâng một người con trai duy nhất trọn vẹn nghĩa đen lẫn nghĩa bóng lên Thiên Chúa như hy lễ tạ ơn ./. Amen

Xin cầu nguyện cho linh hồn Tu sĩ Giuse LÊ NGUYỄN C,s,C,R. R-I-P.

Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho linh hồn tu sĩ GIUSE được lên chốn nghĩa ngơi, Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng./. Amen

25/07/2024

P. A Bước Theo.