SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XXIV TN (A) 2017 (Mt 18, 21 -35) CHIỀU NGANG CỦA THÁNH GIÁ

17.9.2017Thưa quý vị, thưa các bạn, chủ đề Lời Chúa hôm nay là sự “tha thứ”, nhưng nhân dịp Phê-rô hỏi Chúa về sự tha thứ, phải tha thứ mấy lần? Thì ,nhân dịp nầy Chúa dạy cho các môn đệ “Dụ ngôn về Lòng Thương Xót” của Thiên Chúa.
Theo đó Đoạn Tin Mừng hôm nay có hai phần :
• Phần thứ nhất : Phê-rô hỏi Chúa về sự tha thứ ( c 21 -22)
• Phần Thứ hai : “Dụ ngôn về tên mắc nợ, nhưng không biết tha nợ” (c 23 -35).
Như chúng ta biết, chủ đề Lời Chúa chúa nhật 23 TN vừa qua cũng là chủ đề về sự “sửa lỗi” nhau. Nhưng, Chúa dạy chỉ “ ba lần “, tức là có giới hạn, vậy, hôm nay Chúa dạy tha thứ mãi mãi, điều nầy có mâu thuẫn với Lời Chúa dạy Chúa nhật tuần trước không ? Nếu không, thì tại sao không ? Thưa, thoạt nghe, chúng ta có thể nghĩ rằng: Lời Chúa chúa nhật tuần nầy có mâu thuẫn với tuần trước. Nhưng, khi đọc kỹ, chúng ta sẽ nhận ra sự khác biệt của tính chất, một bên là “ có lỗi ” khi làm sai trong cộng đoàn, tức sự lầm lỗi nguy hại đến nhiều người, nhưng sau lần thứ ba, thì vẫn là sự “thả nổi”, không có sự” trừng phạt”, cũng như không có biện pháp “ hành chính” nào cả. Cuối cùng cũng là “tha thứ” trong sự “ngoan cố” của kẻ ấy.
Vâng, hôm nay, chúng ta thấy, thánh Phê-rô lại là người xướng lên một “ví dụ”, tức dụ ngôn, “nếu”. “ Thưa Thầy, nếu người ta xúc phạm đến con thì con phải tha mấy lần, có phải là bảy lần không ?” Chúa Giêsu đáp : “Không phải là bảy lần, mà là bảy mươi lần bảy” ( c 21- 22).
Như chúng ta biết trong Thánh Kinh Cựu Ứơc sự công bằng không phải là sự “tha thứ”, mà là sự “trả miếng”. Trả miếng là sự đòi hỏi công bằng không có đức “Bác ái”. Vì vậy, tha thứ là sự công bằng mang theo đức “Bác ái”, theo đó thánh Phê-rô khi hỏi Chúa, và tự ông trả lời luôn, ông tự nghĩ rằng kỳ nầy thì “trúng phóc”, việc tha thứ gấp “bảy lần” là một sự tha thứ cao thượng rồi. Nhưng, một lần nữa Phê-rô lại bị “hố ”, bởi vì, không phải “bảy lần, mà bảy mươi lần bảy”.
Vâng, con số bảy trong Thánh Kinh chỉ cho Thiên Chúa, nhắc đến “bảy ngày tạo dựng”, nhưng, sự cao thượng của con người nếu nói như Phê-rô , thì vẫn là sự cao thượng của phàm nhân. Vì sao, thưa quý vị, thưa, vì nếu đến lần thứ bảy, thì coi như hết thời gian “tha thứ”, trở lại “trả thù”. Như vậy, sự tha thứ ấy là “uổng công” , là “công cốc” sao ?!
Vâng, sự “tha thứ” của Chúa Giêsu là sự “ tha thứ “ của “GIAO ƯỚC MỚI” , đó là Tân Ứớc. Có nghĩa là sự tha thứ “ vô tận “. Vâng, sự tha thứ vô tận, không có nghĩa “dung túng “ cho kẻ ác, mà là cho họ có đường ăn năn, phàm nhân vốn dĩ là “ ngoan cố” lại bị satan lôi kéo, thì càng ngoan cố hơn, vì vậy, Bác ái Kitô đói hỏi sự tha thứ mãi mãi.
Sự “tha thứ” của Bác Ái Kitô giáo là sự tha thứ có điều kiện, có nghĩa là “ không trả thù”. Vì việc “ không trả thù” là hành vi cao thượng, chứ không phải hèn hạ, vì không trả thù có nghĩa “ tiếp tay” với Thiên Chúa đem lại sự sống. Còn việc trả thù có nghĩa là “tiếp tay “ với ma quỷ đem lại sự chết. Chúng ta thấy, từ cổ chí kim, tinh thần “võ hiệp” là tinh thần cao thượng, hay là tinh thần thượng võ , luôn luôn cho đối phương con đường sống. Những bậc cao tăng , võ hiệp , gọi là thần tăng, không ai tìm cách đoạt mạng kẻ khác.
Thì, Tin Mừng, trên hết Chúa Giêsu là Đấng “Cứu Độ”, Người là Thiên Chúa mang đến thế gian một từ “CỨU” mà, có nghĩa là Thiên Chúa không bao giờ diệt vong phàm nhân. Vâng, đó là “ĐƯỜNG “ lối Tin Mừng vậy.
Từ đó, chúng ta hiểu được tại sao, Chúa Giêsu bảo Phê-rô phải tha bảy mươi lần bảy. Không phải theo cấp số học, mà là theo “Bác ái Kitô giáo”. Chúng ta thấy, Kinh của Đức Phật cũng dạy làm người phải có đức “hiếu sinh”, có nghĩa mọi sinh vật đều muốn sống. Những kẻ thủ ác, khi ra trước vành móng ngựa, hay “dựa cột” thụ án tử theo luật trần thế, đều run sợ, và muốn sống, muốn ăn năn, vâng, đó là bản chất của thế nhân. Sự kiêu ngạo trong con người nhân thế là sự “yếu đuối” nhất, mà họ tưởng là mạnh mẽ.
-Phần Thứ hai : “Dụ Ngôn tên mắc nợ không biết tha nợ”
Vâng, đây là dụ ngôn Chúa Giêsu muốn nói đến người Dothai, và những ai mang tâm tính như họ. Đọc rõ dụ ngôn nầy từ câu ( 23 -35), chúng ta thấy “tội” nầy, tức tội có tội mà không tha thứ cho tha nhân xúc phạm đến mình, thì thật là đáng trách, tội nầy là tội “ nặng nhất”, khó tha thứ nhất . Cuối cùng, Chúa Giêsu kết luận : “ Thiên Chúa sẽ xử như vậy đối với những ai có tội mà không biết tha thứ cho người khác”. Có nghĩa là : cuối cùng có “Luật nhân quả”.
Thiên Chúa vẫn để cho luật pháp thế nhân cai trị nhân thế, nhưng, một ngày nào đó, Thiên Chúa sẽ biểu lộ “Thiên Luật” đối với những ai “ngoan cố”, còn chúng ta, chúng ta cố gắng thực thi Lời Chúa.
Như vậy, chúng ta thấy Thánh Gía chịu nạn của Đức Kitô có “Thanh ngang” cho thấy sự “ tha thứ” bao la của Thiên Chúa. Người ta kể chuyện có một linh mục ngồi tòa giải tội không chịu tha tội cho một “tội nhân “, vì tội nầy anh ta đã xưng quá nhiều lần, lại phạm đi, phạm lại, vì thế, vị linh mục không giải tội cho anh ta, ngay lúc đó, từ trên tượng chịu nạn, cánh tay Chúa Giêsu đã hạ xuống và ban phép tha tội cho anh ta, rồi Chúa nói với vị linh mục đó, chính Ta đã chết vì tội lỗi người nầy, chứ không phải con.
Câu chuyện nầy có thật, hay chỉ là huyền thoại không ai xác định được, nhưng dù hư cấu, cũng nói lên sự “tha thứ “ từ Thiên Chúa, vì Thánh giá Chúa phải có chiều ngang , là chiều kích vì nhân loại. Vâng, vì yêu thương nhân loại, nên chính Thiên Chúa đã sai Con Một là Đức Giêsu- Kitô đến thế gian để chịu treo lên Thánh Gía, Cứu chuộc nhân loại.Vì vậy, ơn tha thứ của Thiên Chúa chính là chiều ngang của Thánh Giá, vì dù là Thánh Gía, nhưng không có thanh ngang thì không phải là Thánh Gía trọn vẹn.
Vâng, ngày 04/09/2017 vừa qua, tại giáo xứ Thọ Hòa, giáo phận Xuân Lộc, có một nhóm người quá khích, ngang nhiên xông vào khuôn viên nhà thờ, uy hiếp và lăng mạ cha chính xứ là linh mục Giuse Maria Nguyễn Duy Tân, hành động nầy cần truy tố, hay bỏ qua là do người bị hại “phản ứng”. nếu chờ hoàn toàn , và tin tưởng vào luật pháp Việt Nam, họ dễ dàng cho qua, và phớt lờ, như vậy sẽ tạo cho kẻ quá khích một cơ hội xấu, vì họ không có gặp một “biện pháp “ răn đe nào từ phía pháp luật, họ cho rằng, việc làm ấy được xã hội ủng hộ, như vậy sẽ tạo cho một xã hội giống như “cái chợ cá”.
Như vậy, sự tha thứ đúng nghĩa không phải đồng nghĩa với sự dung túng tội ác, mà là phải có một biện pháp mang tính “GIÁO DỤC”.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chịu Chết, để đem lại cho nhân loại sự sống, và sống muôn đời, đó là ơn tha thứ. Xin ban cho nhân loại biết nhận ra tình Chúa cao vời mà tôn thờ cho xứng hợp./. Amen
17/09/2017
P.Trần Đình Phan Tiến