SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT VIII (A) (Mt 6, 24-34) NGÀY NÀO CÓ CÁI KHỔ CỦA NGÀY ẤY!

26.02.2017aKính thưa quý vị, khi thân thể chúng ta bị bệnh, chúng ta sẽ cần thuốc , khi cơ thể chúng ta đói, khát chúng ta cần thức ăn và nước uống. Còn linh hồn của chúng ta thì sao ?!
Vâng, mặc nhiên, khi chúng ta được nghe Lời Chúa hôm nay, chúng ta nghĩ dường như Lời Chúa nói với ai khác , chứ không phải nói với tôi. Vâng, tâm trạng ấy , suy tư ấy, đôi khi chúng ta từng nghĩ rồi. Vì sao vậy, thưa quý vị ? Bởi vì , khi Lời Chúa nói với chúng ta , chúng at không nhận ran gay cái nhu cầu “ vĩnh cửu” , đó là linh hồn của chúng ta. Vâng, dường như Chúa Giêsu nói : “ …đừng lo cho mạng sống, lấy gì mà ăn …” ( c 25). Chúng ta nghĩ rằng : “Có thực mới vực được đạo”. vậy Lời Chúa Giêsu dạy hôm nay có nghịch lý không ? Thưa , hoàn toàn không, bởi vì Lời Chúa là chân lý mà. Nhưng, Lời Chúa muốn dạy chúng ta đừng quá lo lắng cho nhu cầu thân xác. Bởi vì, sự quan phòng của Thiên Chúa LỚN HƠN CHÚNG TA NGHĨ.
Chúng ta hãy nghĩ xem, nếu chúng ta lao động, nhưng thành quả thất bát, thì dù chúng ta có đặt hết sức mình vào điều chúng ta làm, liệu có hơn được sự quan phòng nhiệm mầu của Thiên Chúa không ? Bởi vì, thân thể chúng ta do Thiên Chúa tạo thành, tất cả các bộ phận trong cơ thể của chúng ta , Thiên Chúa đo đếm hết rồi. Kích thước bao tử là bao nhiêu? Lá gan dài chừng nào ? Ruột phèo mấy đoạn ? Ăn bao nhiêu thì no ?
Vâng, Lời Chúa hôm nay nhắc nhở cho chúng ta sự mầu nhiệm tạo dựng của Thiên Chúa, lòng thương xót của Thiên Chúa chắc chắn lớn hơn sự lao động của con người. Chúng ta thường tích lũy của cải và cho đó là khôn ngoan, nhưng , chúng ta không tích lũy ân sủng siêu nhiên của Thiên Chúa thì lấy gì chúng ta có để cho linh hồn chúng ta hưởng dùng. Của cải chỉ là phương tiện nuôi thân xác, còn LỜI Chúa là Lương Thực nuôi linh hồn.
Vấn đề đặt ra là, Lời Chúa hôm nay dạy chúng ta một chân lý “xác đáng “ về của ăn nuôi thân xác và sự sống vĩnh cửu của linh hồn. Chứ không phải Lời chúa hôm nay dạy chúng ta ỷ lại vào sự quan phòng của Thiên Chúa mà “ há miệng chờ sung rụng”. Việc lao động để có cái ăn cái mặc là điều thánh thiện, nhưng, đặt cái ăn, cái mặc lên trên hết, bất chấp luân thường đạo lý là điều mà lời Chúa không giáo huấn.
Trở về , Đoạn Tin Mừng ( Mt 6, 24 -34) hôm nay, chúng ta thây có hai phần rõ rệt:
– Một là : Dứt khoát chọn Chúa hay thế gian
– Hai là : Sự quan phòng, hay là tiên liệu, an bài của Thiên Chúa luôn luôn đứng trên sự “lo lắng” của chúng ta.
Kinh nghiệm cho thấy, sự lo lắng của chúng ta đối với sự cầu nguyện chân thành và tín thác vào Thiên Chúa , thì sự “lo lắng” của chúng ta thua xa.
Vì vậy, Chúa dạy chúng ta “ đừng lo lắng cho ngày mai sẽ ăn gì, mặc gì …” là điều hết sức chính đáng. Trải qua hơn hai ngàn năm, Lời Chúa không “ lỗi thời”.
Vâng, chúng ta hãy đặt ra một ví dụ : Nếu mỗi ngày chúng ta lo lắng, ăn mặc chải chuốc, vòng xuyến đầy mình. Như thế, để cho người đời khen ngợi, nhưng, những thứ ấy không “ trang sức cho linh hồn” chúng ta được. Muốn có những thứ ấy, chúng ta phải bỏ ra rất nhiều thì giờ, tính toán suy nghĩ, kể cả bất lương, bất minh, bất chính mới có được số của cải dư thừa ấy. Giả sử, trên đường về nhà, chúng ta bị cướp sạch, thì sự gì sẽ xảy ra sau đó. Chúng ta khóc lóc, đau khổ, van xin Chúa giúp, đi cầu đi khấn đủ nơi.
Nhưng, nếu chúng ta biết lắng nghe và thực hành Lời Chúa, thì công sức lao động chúng ta bỏ ra vừa phải cho kế sinh nhai, còn lại thì giờ chúng ta ca tụng Chúa. Thứ nhất , linh hồn chúng ta thanh thản, vì được no thỏa bởi Lời Chúa, thứ đến tâm hồn bình an, thư thái ,hoan lạc, không buồn sầu vì tiếc của, rồi thân thể chúng ta bình an không bị đau đớn vì cướp giật và khỏi xấu hổ bởi người bên cạnh.
Như vậy, Lời Chúa cho chúng ta sự khôn ngoan đích thực, vì không sắm sửa những của cải hư mất, nhưng sắm sửa của cải vĩnh cửu.
Như vậy, lời Chúa đòi hỏi chúng ta phải có sự chọn lựa dứt khoát không “ bắt cá hai tay”, không giả trái hai mặt. Chúa Giêsu không cần những” môn đệ của thế gian “, nhưng Người muốn những “ môn đệ Nước Trời”. Bởi vì, những ai “ bỏ” Chúa , hay “không biết “ Chúa, thì họ cứ làm giàu bởi của cải thế gian. Nhưng, khi nhắm mắt, xuôi tay, họ chắc chắn không có những thứ họ cần
Làm giàu của cải trần gian bằng sự công bằng và bác ái thì không sai. Nhưng, thời giờ và sức lực không đủ để “ làm giàu “ thiêng liêng. Cũng vậy, không ai để gia đình mình thiếu thốn túng khổ, mà lại đi làm từ thiện cho tha nhân.Cũng không chờ đến lúc dư thừa của cải mới làm bác ái. Nhưng, biết cân bằng, cân đối và hài hòa trong đời sống đạo cũng như đời sống thân xác. Vì, thân thể con người cũng được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa.
Như vậy. một đời sống hài hòa là một đời sống hạnh phúc. Muốn vậy, sự cân bằng đời sống thể xác dưới sự quan phòng của Thiên Chúa là người không ngoan. Vì , khi “làm giàu” của cải trần thế, thì sẽ mất thì giờ cho việc cầu nguyện. Cũng vậy, Chúa không bảo bỏ hết công việc làm ăn sinh sống để cầu nguyện. Nhưng, nếu một người mẹ, người cha chỉ biếtt làm lụng vất vả quanh năm ngày tháng để lo cho con cái, hầu làm giàu vật chất, nuôi con học cao, để nở mày , nở mặt, không lo, thờ ơ việc siêu nhiên, thờ phụng Thiên Chúa. Đến khi sau nầy, con cái trưởng thành, giàu có, thi nó cũng chẳng lo cho cha mẹ, nhưng chỉ lo tiền bạc. Lúc đó, cha mẹ tuổi thân, ân hận muộn màng. Vì “ sóng trước đổ đâu, sóng sau dổ đấy”, vì, nó không biết Chúa đâu mà thờ. Vậy, khi cha mẹ đó về đời sau, thì rõ là người nghèo “ mạt”, vì không thể mang của cải trần thế về đời sau, “ai xài” mà mang, còn của cải “ thiêng liêng” không có lấy gì mang theo . vì người giàu của cải thế gian cũng khổ. Vì vậy, “ người giàu cũng khóc” là như thế. Theo đó, Chúa Giêsu không nói rằng : “ Ngày nào cũng có cái khổ của ngày ấy. “ Có nghĩa rằng nỗi khổ của con người không khi còn là nhân thế là không dứt, lo kiếm của nuôi thân là phải khổ, thì tội gì ta cứ chồng chất mãi cái khổ làm chi trong một ngày. Vậy, cứ “ quẳng gánh lo đi mà vui sống” bằng Lời Chúa, thì như vậy mới là khôn ngoan. Vậy cơm áo, gạo, tiền làm cho chúng ta khổ, thì Lời Chúa sẽ làm hoan lạc tâm can chúng ta, như vậy, Lời Chúa sẽ làm vơi đi nỗi khổ, nếu chúng ta biết thực thi. Một tỷ lệ thuận giữa thực thi Lời Chúa và đời sống tâm linh hoan lạc. càng thực thi Lời Chúa , thì tâm hồn càng hoan lạc. Cũng vậy, một tỷ lệ thuận khi chúng ta càng làm giàu của cải trần thế, thì cùng ta càng đau khổ, vì “ ngày nào cũng có cái khổ của ngày ấy”.
Như vậy, Lời Chúa hôm nay đòi hỏi sự dứt khoát không phải là cho Chúa, mà là cho chính chúng ta. Theo đó, sự đòi hỏi phải” triệt để” dứt khoát theo Chúa thì phải bỏ sự giả trá thế gian, không phải là Chúa ích kỷ nhưng là một sự thật đáng tôn thờ, vì nó mang lại cho thế nhân một sự “ khôn ngoan đích thực”.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã dạy chúng con : “Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ nọ…” . Một sự chọn lựa dứt khoát sẽ đem lại cho chúng con một giá trị đích thực, vì chúng con chọn Chúa thì chúng con mới xứng đáng được lãnh phần gia nghiệp nơi Chúa. Vì Chúa là Đấng hằng sống và hiển trị cùng Chúa Cha và Chúa Thánh Thần muôn đời./. Amen
Lạy Chúa Giêsu xin thương xót chúng con.
P.Trần Đình Phan Tiến