Bài đọc: Jer 17:5-8; I Cor 15:12, 16-20; Lk 6:17, 20-26.
1/ Bài đọc I: 5 Đức Chúa phán như sau: Đáng nguyền rủa thay kẻ tin ở người đời,
lấy sức phàm nhân làm nơi nương tựa, và lòng dạ xa rời Đức Chúa!
6 Người đó sẽ như bụi cây trong hoang địa chẳng được thấy hạnh phúc bao giờ,
hạnh phúc có đến cũng chẳng nhìn ra, nhưng sẽ ở mãi nơi đồng khô cỏ cháy,
trong vùng đất mặn không một bóng người.
7 Phúc thay kẻ đặt niềm tin vào Đức Chúa, và có Đức Chúa làm chỗ nương thân.
8 Người ấy như cây trồng bên dòng nước, đâm rễ sâu vào mạch suối trong,
mùa nóng có đến cũng chẳng sợ gì, lá trên cành vẫn cứ xanh tươi,
gặp năm hạn hán cũng chẳng ngại, và không ngừng trổ sinh hoa trái.
2/ Bài đọc II: 12 Nhưng nếu chúng tôi rao giảng rằng Đức Ki-tô đã từ cõi chết trỗi dậy, thì sao trong anh em có người lại nói: không có chuyện kẻ chết sống lại?
16 Vì nếu kẻ chết không trỗi dậy, thì Đức Ki-tô cũng đã không trỗi dậy.
17 Mà nếu Đức Ki-tô đã không trỗi dậy, thì lòng tin của anh em thật hão huyền, và anh em vẫn còn sống trong tội lỗi của anh em.
18 Hơn nữa, cả những người đã an nghỉ trong Đức Ki-tô cũng bị tiêu vong.
19 Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Đức Ki-tô chỉ vì đời này mà thôi, thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người.
20 Nhưng không phải thế! Đức Ki-tô đã trỗi dậy từ cõi chết, mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu.
3/ Phúc Âm: 17 Đức Giê-su đi xuống cùng với các ông, Người dừng lại ở một chỗ đất bằng. Tại đó, đông đảo môn đệ của Người, và đoàn lũ dân chúng từ khắp miền Giu-đê, Giê-ru-sa-lem cũng như từ miền duyên hải Tia và Xi-đôn
20 Đức Giê-su ngước mắt lên nhìn các môn đệ và nói:
“Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em.
21 “Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải đói, vì Thiên Chúa sẽ cho anh em được no lòng.
“Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải khóc, vì anh em sẽ được vui cười.
22 “Phúc cho anh em khi vì Con Người mà bị người ta oán ghét, khai trừ, sỉ vả và bị xoá tên như đồ xấu xa.
23 Ngày đó, anh em hãy vui mừng nhảy múa, vì này đây phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Bởi lẽ các ngôn sứ cũng đã từng bị cha ông họ đối xử như thế.
24 “Nhưng khốn cho các ngươi là những kẻ giàu có, vì các ngươi đã được phần an ủi của mình rồi.
25 “Khốn cho các ngươi, hỡi những kẻ bây giờ đang được no nê, vì các ngươi sẽ phải đói.
“Khốn cho các ngươi, hỡi những kẻ bây giờ đang được vui cười, vì các ngươi sẽ phải sầu khổ khóc than.
26 “Khốn cho các ngươi khi được mọi người ca tụng, vì các ngôn sứ giả cũng đã từng được cha ông họ đối xử như thế.
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Hãy đặt trọn vẹn niềm tin nơi Thiên Chúa!
Đa số con người ở mọi thời đều tin: “ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão.” Đàng sau niềm tin này là niềm tin vào “ông Trời,” hay “Thượng Đế,” hay “Thiên Chúa;” vì phải có một Đấng uy quyền nhìn xem để bảo vệ người lành và trừng phạt kẻ ác. Mới đầu, niềm tin này chỉ giới hạn trong cuộc đời trên dương gian của mỗi người; nhưng khi thấy có những người ăn ở hiền hậu mà vẫn không gặp lành, hay những kẻ ăn ở thất nhân ác đức mà vẫn sống phây phây; niềm tin này lan rộng tới đời sau. Nếu ông trời có mắt, phải thưởng công cho những người ăn ở hiền lành và phải phạt kẻ ác ở đời sau.
Các Bài Đọc hôm nay tập trung trong việc con người phải đặt trọn vẹn niềm tin tưởng nơi Thiên Chúa, để được Ngài ghé mắt thương tới cả đời này và đời sau. Trong Bài Đọc I, tiên-tri Jeremiah so sánh sự đau khổ của những kẻ tin tưởng nơi sức phàm nhân với hạnh phúc của những ai đặt niềm trông cậy nơi Thiên Chúa. Trong Bài Đọc II, thánh Phaolô khuyên các tín hữu Corintô phải giữ vững niềm tin vào sự sống lại của Đức Kitô và niềm tin mình cũng sẽ được sống lại với Ngài. Đây chính là lý do thúc đẩy con người thực hành những gì Đức Kitô dạy. Trong Phúc Âm, thánh Lucas tường thuật bài giảng của Đức Kitô nơi đồng bằng. Ngài chúc lành cho tất cả những ai nghèo khó, đói khát, khóc lóc, và bị đối xử bất công vì danh Thiên Chúa. Ngược lại, Ngài báo trước khốn cho những ai bây giờ đang giầu có, no đầy, vui cười, và được mọi người ca tụng.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Phúc thay kẻ đặt niềm tin vào Đức Chúa, và có Ngài làm chỗ nương thân.
1.1/ Kẻ tin ở sức con người: Mục đích của Jeremiah là nêu bật sự tương phản giữa niềm tin nơi sức con người với niềm tin nơi Thiên Chúa. Điều đầu tiên chúng ta cần lưu ý: để bị nguyền rủa, một người phải có cả ba yếu tố được liệt kê: tin ở người đời, lấy xác thịt mình làm sức mạnh, và lòng dạ xa rời Đức Chúa! Nếu một người tin cha mẹ, tự tin nơi mình, và tin tưởng Thiên Chúa, người đó sẽ không bị nguyền rủa. Jeremiah muốn nhấn mạnh con người phải đặt trọn vẹn niềm tin nơi Thiên Chúa, hơn là chỉ tin tưởng nơi tài năng của mình, hay cậy dựa vào người đời cho dẫu họ có quyền thế đến đâu chăng nữa. Điều dễ hiểu là nếu con người không có đức tin nơi Thiên Chúa, họ sẽ dễ dàng rơi vào chán chường và tuyệt vọng khi phải đương đầu với bệnh tật, phản bội, hay cái chết; vì họ không còn biết trông cậy vào ai hay vào điều gì nữa.
1.2/ Người trông cậy nơi Thiên Chúa: Lịch sử của Cựu Ước là một chuỗi những bài học dẫn chứng những điều tốt lành xảy đến cho các tổ-phụ, nhà lãnh đạo, các vua, và các tiên tri, khi họ tuân hành giữ cẩn thận các điều Thiên Chúa truyền dạy. Chúng ta có thể nói lời sấm của ngôn sứ Jeremiah hôm nay là kết luận của những gì Thiên Chúa muốn in sâu vào tâm khảm của con người: “Phúc thay kẻ đặt niềm tin vào Đức Chúa, và có Đức Chúa làm chỗ nương thân. Người ấy như cây trồng bên dòng nước, đâm rễ sâu vào mạch suối trong, mùa nóng có đến cũng chẳng sợ gì, lá trên cành vẫn cứ xanh tươi, gặp năm hạn hán cũng chẳng ngại, và không ngừng trổ sinh hoa trái.”
Nếu con người biết hoàn toàn trông cậy nơi Thiên Chúa, Ngài sẽ tiếp tục chúc lành, bảo vệ, và ban mọi ơn lành. Lịch sử Cựu Ước cũng chứng minh: khi một con người hay cả dân tộc không tin tưởng nơi Thiên Chúa, chỉ tin vào sự khôn ngoan hay sức mạnh của mình, hay chỉ biết cậy dựa vào sức mạnh của quốc gia khác, họ sẽ phải lãnh nhận biết bao đau khổ, tủi nhục, và lưu đày.
2/ Bài đọc II: Niềm tin vào sự sống lại giúp con người thi hành những gì Thiên Chúa dạy.
Truyền thống Do-thái cho tới năm 200 BC không có giải thích rõ rệt về sự sống lại, mặc dù có nhiều đoạn nói về chỗ nghỉ của kẻ chết nhất là những người được trở thành bạn hữu với Thiên Chúa. Niềm tin vào sự sống lại bắt đầu được đề cập tới trong Sách tiên tri Daniel và Sách Maccabees.
2.1/ Niềm tin căn bản là niềm tin vào sự sống lại: Có nhiều lý do đưa tới việc thánh Phaolô dạy dỗ về sự sống lại:
(1) Niềm tin của các triết gia Hy-lạp: Họ tin vào sự bất tử của linh hồn, vì linh hồn không cấu thành bởi vật chất, nên không bị tiêu tan. Họ cũng tin thân xác là ngục tù giam hãm linh hồn, nên con người phải tìm mọi cách để giải thoát linh hồn khỏi thân xác. Đó là một trong những lý do mà họ nhạo cười Phaolô tại Areopagus, Athens, khi ông nói về sự sống lại của thân xác. Corintô cũng là một thành phố của Hy-lạp, chắc chắn đã có người phản đối Phaolô về sự giáo huấn thân xác sẽ sống lại.
(2) Kinh nghiệm của các chứng nhân: Thánh Phaolô có kinh nghiệm rõ rệt về sự phục sinh của Đức Kitô trên đường đi Damascus. Ngài tưởng một người tên Giêsu đã bị Thượng Hội Đồng kết tội và giết chết sẽ rơi vào quên lãng như bao người; nhưng không, Ngài vẫn sống và tỏ uy quyền cho Phaolô: “Ta là Người mà ngươi đang truy tố. Khốn cho ngươi nếu ngươi cứ giơ chân đạp mũi nhọn!” Chính cuộc gặp gỡ này đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời Phaolô: từ chỗ không tin có sự sống lại đến chỗ phải tin; từ chỗ bắt bớ đạo Chúa đến chỗ nhiệt thành rao giảng… Nếu một Người đã chết mà vẫn sống, mọi điều Người ấy nói đều có thực; nhất là những mặc khải về ý định của Thiên Chúa cho con người và về sự sống đời sau.
(3) Niềm tin của đa số con người: Rất nhiều người dù không tin nơi Thiên Chúa, nhưng vẫn tin: “ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão;” nhưng có những người ăn ở thất nhân ác đức mà vẫn sống phây phây ở đời này. Vì thế, nếu ông trời có mắt, phải thưởng công cho những người ăn ở hiền lành và phải phạt kẻ ác ở đời sau.
(4) Mục đích của biến cố Nhập Thể của Đức Kitô: là để tha tội lỗi cho con người và mang lại cho con người cuộc sống đời đời với Thiên Chúa.
2.2/ Niềm tin vào sự sống lại giúp chúng ta biết sống thế nào trong cuộc đời: Có hai niềm tin và hai cách sống tương xứng với hai niềm tin này.
(1) Người không tin có sự sống lại: Họ sẽ giản lược tất cả vào việc tìm cách hưởng thụ tối đa những gì mà thế gian dâng tặng, cho dẫu phải đối xử bất công với anh chị em đồng loại. Họ không lo bị ai phán xét, vì chết là hết. Họ sẽ không phí thời giờ học hỏi Lời Chúa hay thực hành những gì Thiên Chúa dạy.
(2) Người tin vào sự sống lại sẽ sống đời này với cặp mắt luôn hướng về đời sau. Họ sống đời này như cuộc đời tạm thời để tiến về cuộc sống mai sau vĩnh cửu với Đức Kitô. Thánh Phaolô không chấp nhận giải pháp tin vào Đức Kitô sẽ giúp ích cho người tín hữu chỉ ở đời này: “Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Đức Kitô chỉ vì đời này mà thôi, thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người.” Nói cách khác, nếu không tin vào sự sống lại, chúng ta hãy hưởng thụ tối đa cuộc sống đời này, như những người vô thần. Lý do: nếu không, đời này chúng ta đã không được hưởng mà đời sau cũng chẳng có để hưởng.
3/ Phúc Âm: Bài giảng về Nước Thiên Chúa nơi đồng bằng
3.1/ Những điều khác biệt giữa Lucas và Matthew: Có ít nhất 3 điều khác biệt giữa hai thánh ký:
(1) Khác với Matthew trong Bài Giảng Trên Núi (Mt 5:1-12), trong đó Chúa Giêsu chỉ dạy dỗ các môn đệ; trình thuật của Lucas xảy ra ở một chỗ đất bằng và mở rộng cho dân chúng: “từ khắp miền Judah, Jerusalem cũng như từ miền duyên hải Tyre và Sidon.”
(2) Matthew tường thuật rõ ràng Bát Phúc; trong khi Lucas phân chia thành bốn mối phúc và bốn sự khốn.
(3) Matthew xử dụng ngôi thứ ba trong khi Lucas xử dụng ngôi thứ hai.
3.2/ Những mối phúc: Đức Giêsu ngước mắt lên nhìn các môn đệ và nói: “Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em.” Lucas dùng động từ ở thời hiện tại trong câu này, như có ý bảo khi con người sống nghèo khó, họ bắt đầu sở hữu Nước Thiên Chúa. Trong thực tế, khi con người sống trong hoàn cảnh nghèo nàn, họ dễ trông cậy vào Thiên Chúa hơn khi họ trở nên giàu có. Người giàu thường cậy vào của cải của mình.
Trong câu kế tiếp, Lucas dùng mệnh đề thứ nhất ở thời hiện tại và mệnh đề thư hai ở thời tương lai: “Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải đói, vì Thiên Chúa sẽ cho anh em được no lòng. Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải khóc, vì anh em sẽ được vui cười.”
Lucas có ý muốn nói những gì xảy ra trong tương lai sẽ đảo ngược hoàn toàn những gì đang xảy ra trong hiện tại.
Câu kế tiếp Lucas dùng các động từ của mệnh đề thứ nhất ở thời điều kiện, và các động từ của mệnh đề thứ hai ở thời hiện tại: “Phúc cho anh em khi vì Con Người mà bị người ta oán ghét, khai trừ, sỉ vả và bị xoá tên như đồ xấu xa. Ngày đó, anh em hãy vui mừng nhảy múa, vì này đây phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Bởi lẽ các ngôn sứ cũng đã từng bị cha ông họ đối xử như thế.” Lucas có ý muốn nói nếu những điều đó xảy ra, các tín hữu hãy vui mừng, vì Thiên Chúa sẽ đền bù xứng đáng những gì họ phải chịu thiệt hại ở đời này.
3.3/ Những sự khốn: Có lẽ câu truyện giúp chung ta dễ hiểu Bài Giảng của Chúa Giêsu trong Lucas là câu truyện của Lazarus và người giàu có (Lk 16:20-31). Trong mối khốn thứ nhất, Lucas cũng dùng động từ của mệnh đề thứ nhất ở thời hiện tại và của mệnh đề thứ hai ở thời hoàn hảo: “Nhưng khốn cho các ngươi là những kẻ giàu có, vì các ngươi đã được phần an ủi của mình rồi.” Khi con người sống trong hoàn cảnh giàu có ở đời này, họ đã được hưởng phần an ủi rồi. Trong câu kế tiếp, cấu trúc động từ cũng tương xứng với cấu trúc bên trên: “Khốn cho các ngươi, hỡi những kẻ bây giờ đang được no nê, vì các ngươi sẽ phải đói. Khốn cho các ngươi, hỡi những kẻ bây giờ đang được vui cười, vì các ngươi sẽ phải sầu khổ khóc than.” Tổ phụ Abraham cũng nói lời tương tự với người nhà giàu: “Con ơi, hãy nhớ lại: suốt đời con, con đã nhận phần phước của con rồi; còn Lazarô suốt một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ, Lazarô được an ủi nơi đây, còn con thì phải chịu khốn khổ.”
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Chúng ta đừng đặt trọn vẹn niềm tin tưởng vào mình hay bất cứ ai ngoại trừ vào Thiên Chúa, chỉ có Ngài là người yêu thương và có uy quyền mang lại hạnh phúc đời đời cho chúng ta.
– Niềm tin vào sự sống lại là sự khác biệt căn bản giữa những người tin tưởng vào Thiên Chúa và những người không tin tưởng nơi Ngài.
– Đức tin của chúng ta cần phải được tôi luyện và thử thách trong đau khổ; nhưng những thử thách này chỉ tạm thời. Nếu không có thử thách, chúng ta sẽ không có cơ hội chứng minh niềm tin của chúng ta nơi Thiên Chúa.
Sixth Sunday – Year C – Ordinary Time
Readings: Jer 17:5-8; I Cor 15:12, 16-20; Lk 6:17, 20-26.
1/ First Reading: RSV Jeremiah 17:5 Thus says the LORD: “Cursed is the man who trusts in man and makes flesh his arm, whose heart turns away from the LORD. 6 He is like a shrub in the desert, and shall not see any good come. He shall dwell in the parched places of the wilderness, in an uninhabited salt land. 7 “Blessed is the man who trusts in the LORD, whose trust is the LORD. 8 He is like a tree planted by water, that sends out its roots by the stream, and does not fear when heat comes, for its leaves remain green, and is not anxious in the year of drought, for it does not cease to bear fruit.”
2/ Second Reading: RSV 1 Corinthians 15:12 Now if Christ is preached as raised from the dead, how can some of you say that there is no resurrection of the dead? 16 For if the dead are not raised, then Christ has not been raised. 17 If Christ has not been raised, your faith is futile and you are still in your sins. 18 Then those also who have fallen asleep in Christ have perished. 19 If for this life only we have hoped in Christ, we are of all men most to be pitied. 20 But in fact Christ has been raised from the dead, the first fruits of those who have fallen asleep.
3/ Gospel: RSV Luke 6:17 And he came down with them and stood on a level place, with a great crowd of his disciples and a great multitude of people from all Judea and Jerusalem and the seacoast of Tyre and Sidon, who came to hear him and to be healed of their diseases; 20 And he lifted up his eyes on his disciples, and said: “Blessed are you poor, for yours is the kingdom of God. 21 “Blessed are you that hunger now, for you shall be satisfied. “Blessed are you that weep now, for you shall laugh. 22 “Blessed are you when men hate you, and when they exclude you and revile you, and cast out your name as evil, on account of the Son of man! 23 Rejoice in that day, and leap for joy, for behold, your reward is great in heaven; for so their fathers did to the prophets. 24 “But woe to you that are rich, for you have received your consolation. 25 “Woe to you that are full now, for you shall hunger. “Woe to you that laugh now, for you shall mourn and weep. 26 “Woe to you, when all men speak well of you, for so their fathers did to the false prophets.
________________________________________
I. THEME: Let put our faith completely I God.
Most people in all times believe, “if one lives kindly, he shall be rewarded with good things; if he sows wind, he shall get back storm.” Behind this belief is the faith in a god: The Most High One or “God;” because there must be the powerful One to protect the good and to punish the bad. At first, this belief is confined only in this present world; but when people noticed that some good people lived a good life and still didn’t receive good things, and the evil one lived a bad life and still received the good things; this belief extends to the next world. If God is just, He must reward the good and punish the evil in the next life.
Today readings advice people to put their faith completely in God so that they were blessed by God both in this life and the next life. In the first reading, the prophet Jeremiah compared the sufferings of those who believe in the human power with the happiness of those who put their hope in God. In the second reading, St. Paul advised the Corinthians to believe firmly in Christ’s resurrection and in their resurrection with Him. This is the reason that motivates people to practice what Christ teaches them. In the Gospel, Luke reported what Jesus taught about God’s kingdom in the plain. He blesses those who are poor, lack of food and drink, wailed or be treated unjustly in God’s name. In opposition, He warned sufferings for those who now are rich, full of good things, laughed and be praised by people.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: “Blessed is the man who trusts in the LORD, whose trust is the LORD.”
1.1/ Those who believe in human power: Jeremiah’s purpose in this passage is to emphasize the contrast between the faith in God’s power and the trust in human power. The first thing we need to note is that in order to be woeful, there must be all of three listed elements which are: believe in human power, take one’s muscles to be one’s strength, and one’s heart is far away from God. If one believes in his parents, is confident in his given talent and believes in God, that person shall not be damned. Jeremiah wants to stress on the faith completely in God than the trust one has in his talent or the trust on the powerful ones no matter how mighty they are. It is easy to understand that if a person has no faith in God, he is easy to fall into the abyss of tiresomeness and despair or when he is confronted with sickness, treachery or death because he has no one to rely on or nothing to hope for.
1.2/ Those who believe in God’s power: The history of the Old Testament offers many lessons to illustrate many good things happened to forefathers, leaders, kings and prophets when they keep carefully what God teaches them. We can say that today Jeremiah’s oracle is the conclusion of what God wants to print in people’s mind and heart: “Blessed is the man who trusts in the Lord, whose trust is the Lord. 8 He is like a tree planted by water, that sends out its roots by the stream, and does not fear when heat comes, for its leaves remain green, and is not anxious in the year of drought, for it does not cease to bear fruit.”
If a person puts completely his trust in God, He will bless, protect and grant him all good things. The history of the Old Testament also demonstrated that when a person or a nation didn’t believe in God and believes only in his own or the other nation’s wisdom and strength, he or that nation must receive countless sufferings, shame and exile.
2/ Reading II: The belief in the resurrection helps people to practice what God teaches them.
The Jewish tradition from the beginning to about 200 BC doesn’t have a clear explanation of the resurrection even though there exist many passages that talk about the restful place of the dead and those who become friends with God. A clear belief in the resurrection only begins in the Book of Daniel and the two Books of Maccabees.
2.1/ The basic belief is the belief in the resurrection: There are many reasons lead to Paul’s teaching on the resurrection:
(1) The belief of the Hellenistic philosophers: Plato and Aristotle believe in the eternity of human soul because it isn’t made by material things so it shall not be destroyed. They also believe that human body is a prison that confines the soul. In order that the soul be truly free, a person must find a way to liberate his soul from his body. This is one of many reasons which people laughed at Paul at Areopagus, Athens when he talked about the resurrection of the human body. Corinth is also a city of Greeks, there certain be people who opposed Paul his teaching about the resurrection of the human body.
(2) The experience of the witnesses: St. Paul had a clear experience about Jesus’ resurrection on his way to Damascus to seize Christians. Before that event, he thought a person named Jesus who was condemned by the Sandherin and killed, shall be forgotten as many people in the past who died before him; but not at all, He is still alive and showed His power to Paul: I am the one who you are persecuting. Wow to you if you keep kicking against the goads! (Act 26:14). It is this meeting that changed completely Paul’s life, from the unbelief to the belief of the resurrection, from the persecution to the eagerness to preach about Christ for all people, especially the Gentiles. If a person who was dead and now still lives, all what that person spoke are true; especially what He revealed about God’s plan for people and the eternal life.
(3) The belief of majority of people: Many people in the world, though don’t believe in God, but believe in the natural law, “do good and avoid evil.” But they notice that there are many who do evil but are still prosperous in this life. So, they think those people must be punished in the next life, or at least, must be started low at their new cycle of life
(4) The purpose of Jesus’ Incarnation is to forgive people’s sins and to help them to achieve salvation. If there is no resurrection and dead is the end, why God let His Son, Jesus, to incarnate and to die for no purpose?
2.2/ The belief in the resurrection teaches us how to live our lives: There are two beliefs and two ways of life corresponding with these two beliefs:
(1) Those who don’t believe in the resurrection: They will reduce all their activities in enjoying the most what they can find in this world, even they must maltreat others. They are not worry about the last judgment because to them, death is the end. They don’t waste their time to learn about the truths in Scripture or to practice what God teaches.
(2) Those who believe in the resurrection: They live this life with their eyes toward the next life. They live this life temporally so that they shall enjoy the eternal life with Christ. St. Paul didn’t approve the solution that said, “the belief in Christ shall help Christians only in this life” as he said: “If for this life only we have hoped in Christ, we are of all men most to be pitied.” In other words, if we don’t believe in the resurrection, we should enjoy everything in this life as those who don’t believe in God. The reason is that we will lose both this life and the life to come.
3/ Gospel: Jesus preached the Sermon of the Mount in the plain.
3.1/ The differences between Luke’s and Matthew’s Sermon of the Mount: There are at least three differences between them:
(1) In Matthew (5:1-12), Jesus taught only His disciples on the mountain; in Luke, the Sermon of the Mount was taught at the plain and extended up to all people, “from all Judea and Jerusalem and the seacoast of Tyre and Sidon.”
(2) Matthew reported clearly 8 Beatitudes while Luke divided in to four “blesses” and four “woes.”
(3) Matthew used the third person while Luke used the second person.
3.2/ Four blesses: Jesus lifted up his eyes on his disciples and said: “Blessed are you poor, for yours is the kingdom of God.” Luke used the verb in present time in this sentence as he wants to say that when people lives poorly, they begin to possess the kingdom of God. In the real life, when people live in poverty, it is easy for them to rely on God than when they become rich. The rich used to rely on his richness than God.
In the next sentences, Luke used the first clause at present and the second clause at future: “Blessed are you that hunger now, for you shall be satisfied. Blessed are you that weep now, for you shall laugh.” He wants to say that what will happen in the future will completely reverse what is happening now.
In the next sentence, Luke used the verb of the first clause at conditional and all the verbs of the second clause at present, “Blessed are you when men hate you, and when they exclude you and revile you, and cast out your name as evil, on account of the Son of man! Rejoice in that day, and leap for joy, for behold, your reward is great in heaven; for so their fathers did to the prophets.” Luke wanted to say that if those things happen, the believers should rejoice, since God will reward deservedly what they suffered in this life.
3.3/ Four woes: May be the story in Luke, “Lazarus and the rich man” (Lk 16:20-31) will help us to understand the four woes in today passage. In the first woe, Luke used the verb of the first clause at present and the second clause at perfect, “But woe to you that are rich, for you have received your consolation.” When people live in richness of this life, they already have consolation.
In the next sentence, the using of the verb is also similar with the above structure, “Woe to you that are full now, for you shall hunger. Woe to you that laugh now, for you shall mourn and weep.” The forefather Abraham also said the similar with the rich man, “Son, remember that you in your lifetime received your good things, and Lazarus in like manner evil things; but now he is comforted here, and you are in anguish. 26 And besides all this, between us and you a great chasm has been fixed, in order that those who would pass from here to you may not be able, and none may cross from there to us”(Lk 16:25-26).
III. APPLICATION IN LIFE:
– We should not put our faith in ourselves or in anyone except in God. He is the only One who loves and has the power to bestow on us the eternal life.
– The belief in the resurrection is the difference between those who believe in God and those who don’t believe in Him.
– Our faith is needed to be purified and tested by sufferings; but these tests are only temporal. If there are no tests, we shall have no opportunities to demonstrate our faith in God.
Written by: Fr. Anthony Tien M. Dinh, O.P.