Lời Chúa Mỗi Ngày : Thứ Tư – Tuần II – MV

Bài đọc: Isa 40:25-31; Mt 11:28-30.
1/ Bài đọc I: 25 Các ngươi so sánh Ta với ai, để Ta phải ngang hàng với nó?
26 Hãy đưa mắt lên cao mà nhìn: Ai đã sáng tạo những vật đó?
Đấng tung ra toàn bộ đạo binh các tinh tú,
Người gọi đích danh từng ngôi một,
khiến không thiếu vắng một ngôi nào.
27 Hỡi Gia-cóp, sao ngươi nói, hỡi Ít-ra-en, sao ngươi bảo:
“Đường tôi đi, ĐỨC CHÚA không nhìn thấy,
quyền lợi của tôi, Thiên Chúa chẳng đoái hoài? “
28 Ngươi chẳng biết, chẳng nghe thấy sao?
ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa vĩnh cửu,
là Đấng sáng tạo toàn cõi đất.
Người không mệt mỏi, chẳng nhọc nhằn,
trí thông minh của Người khôn dò thấu.
29 Người ban sức mạnh cho ai mệt mỏi,
kẻ kiệt lực, Người làm cho nên cường tráng.
30 Thanh niên thì mệt mỏi, nhọc nhằn,
trai tráng cũng ngả nghiêng, lảo đảo.
31 Nhưng những người cậy trông ĐỨC CHÚA
thì được thêm sức mạnh.
Như thể chim bằng, họ tung cánh.
Họ chạy hoài mà không mỏi mệt,
và đi mãi mà chẳng chùn chân.
2/ Phúc Âm: 28 “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.
29 Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng.
30 Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng.”
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Thiên Chúa yêu thương và săn sóc mọi người.
Con người thường có khuynh hướng lấy những gì mình suy nghĩ và áp dụng cho Thiên Chúa; chẳng hạn, cha mẹ chỉ có thể yêu thương và chăm sóc cho vài con (chỉ 2 con với cha mẹ thời nay). Đem áp dụng suy nghĩ này cho Thiên Chúa, họ không tin Thiên Chúa có thể biết, yêu thương, và chăm sóc cho từng người một trong nhân lọai.
Các Bài đọc hôm nay muốn chứng minh: với quyền năng và sự khôn ngoan của Thiên Chúa, Ngài yêu thương và săn sóc từng người một. Trong Bài đọc I, người Do-Thái kêu trách Thiên Chúa: “Đường tôi đi, Đức Chúa không nhìn thấy, quyền lợi của tôi, Thiên Chúa chẳng đoái hoài?” Tiên Tri Isaiah sửa sai quan niệm này: Nếu Thiên Chúa có thể gọi đích danh từng ngôi sao một, Ngài cũng có thể gọi đích danh từng người một. Nói cách khác, vì Thiên Chúa gọi, nên tất cả được tạo thành. Tiên tri nói: “Thiên Chúa không mệt mỏi, cũng chẳng nhọc nhằn, trí thông minh của Người khôn dò thấu. Người ban sức mạnh cho ai mệt mỏi; kẻ kiệt lực, Người làm cho nên cường tráng.” Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu kêu mời mọi người: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.”
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Người ban sức mạnh cho ai mệt mỏi; kẻ kiệt lực, Người làm cho nên cường tráng.
1.1/ Chúa biết và yêu thương từng cá nhân một: Tiên Tri Isaiah dùng công cuộc sáng tạo vũ trụ của Thiên Chúa để chứng minh sự quan phòng của Thiên Chúa cho con người: “Các ngươi so sánh Ta với ai, để Ta phải ngang hàng với nó? Hãy đưa mắt lên cao mà nhìn: Ai đã sáng tạo những vật đó? Đấng tung ra toàn bộ đạo binh các tinh tú, Người gọi đích danh từng ngôi một, khiến không thiếu vắng một ngôi nào.”
Nếu Thiên Chúa đã dựng nên từng ngôi sao một và sắp xếp vị trí của chúng trong trời đất, Người cũng dựng nên và quan phòng cho từng con người một trong thế gian này. Vì thế, Tiên Tri chất vấn những người không tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa: “Hỡi Jacob, sao ngươi nói, hỡi Israel, sao ngươi bảo: “Đường tôi đi, Đức Chúa không nhìn thấy, quyền lợi của tôi, Thiên Chúa chẳng đoái hoài?” Ngươi chẳng biết, chẳng nghe thấy sao? Đức Chúa là Thiên Chúa vĩnh cửu, là Đấng sáng tạo toàn cõi đất.”
2.2/ Chúa săn sóc từng cá nhân: Vì Thiên Chúa uy quyền, khôn ngoan, và thông biết mọi sự, nên Người không mệt mỏi cũng chẳng nhọc nhằn trong việc quan phòng con người. Những ai trông cậy vào Người, thì được Người ban sức mạnh: “Như thể chim bằng, họ tung cánh. Họ chạy hoài mà không mỏi mệt, và đi mãi mà chẳng chùn chân.” Người ban sức mạnh cho những ai mệt mỏi; kẻ kiệt lực, Người làm cho nên cường tráng. Còn những ai không biết trông cậy nơi Người, cho dẫu là thanh niên cũng mệt mỏi, nhọc nhằn; cho dẫu là trai tráng cũng ngả nghiêng, lảo đảo.
2/ Phúc Âm: Hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.
2.1/ Chúa Giêsu biết “nỗi vất vả” và “gánh nặng nề” của từng người: Ngài kêu gọi: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.” Trong đời người, chắc ai cũng đã trải qua những kinh nghiệm như Chúa Giêsu mô tả hôm nay: mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưng vẫn không gánh nổi những đau thương của cuộc sống. Trong những lúc như thế, con người chỉ muốn buông xuôi, nói theo kiểu của thi hào Nguyễn Du, “thử xem Con Tạo xoay vần đến đâu!” Chúa Giêsu cũng đã từng trải qua những kinh nghiệm đau thương như chúng ta, và còn hơn chúng ta nữa. Bị nhân lọai khước từ mặc dù đã làm không biết bao nhiêu điều ích lợi cho con người: mặc khải, dạy dỗ, chữa lành. Một mình Ngài đã vác Thập Giá nặng lên Đồi Canvê dưới bao nhiêu những roi đòn của lính; và đã 3 lần gục ngã dưới sức nặng của cây Thập Giá. Sau cùng, Ngài phải chịu một cái chết đau thương, cô đơn, nhục nhã; đến nỗi đã phải thốt lên: “Cha hỡi, Cha ơi! Sao Cha bỏ con!” Một người đã trải qua những gánh nặng như thế của kiếp người, Ngài chắc chắn biết chia sẻ những gánh nặng của con người. Ngài mời gọi con người hãy đến với Ngài để được nghỉ ngơi bồi dưỡng.
2.2/ Chúa Giêsu giúp từng người giải quyết vấn đề của mình:
(1) Chúa không hứa con người sẽ không phải đau khổ; nhưng Ngài sẽ giúp con người vượt qua đau khổ: “Anh em hãy mang lấy ách của tôi… Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng.” Tĩnh từ Hy-Lạp dùng để mô tả chữ êm ái ở đây là “crhsto.j,” nó còn có nghĩa “vừa vặn.” Bên Palestine, ách của bò được làm bằng gỗ, con bò được mang tới xưởng để thợ mộc đo kích thước trước khi làm ách. Sau khi đã làm xong, con bò được mang tới để thử; ách được cẩn thận thêm bớt sao cho nó có thể vừa khít cổ con bò mà không gây đau đớn cho nó. Truyền thuyết cho rằng Chúa Giêsu nổi tiếng về nghề làm ách khi Ngài lớn lên ở Nazareth với Giuse. Ngài biết cách giúp con người mang ách làm sao cho êm ái, và mang gánh làm sao cho nhẹ nhàng.

(2) Chúa giúp con người vượt qua đau khổ bằng dạy dỗ hai bài học quan trọng trong cuộc đời: “Hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường.”
– Bài học hiền hậu: Đây là đức tính giúp con người thực sự có bình an trong tâm hồn. Người hiền hậu không dễ bị tức giận vì lời nói, thái độ, hay việc làm của người khác. Vì thế, họ sẽ không cảm thấy đau khổ khi bị chọc tức, bị khinh thường, hay bị đối xử bất công.
– Bài học khiêm nhường: Đây là đức tính giúp con người biết chấp nhận mọi hòan cảnh xảy ra trong cuộc đời. Người khiêm nhường không ghen tị, không bon chen để tìm cách cho bằng hay hơn người khác. Họ biết mình và biết người. Vì họ luôn tìm chỗ hèn hạ, và nhường cho người khác chỗ cao trọng hơn; nên họ không lo phải đối chọi với phong ba, bão táp của những người ham hố quyền hành, chức vụ.

(3) Chúa giúp con người vượt đau khổ bằng sức mạnh của Ngài: “Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng.” Lời Chúa hướng dẫn và Bí-tích Thánh Thể cung cấp cho con người sức mạnh để đương đầu với mọi đau khổ có thể xảy đến trong cuộc đời.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Chúng ta cần xác tín mối liên hệ giữa chúng ta với Thiên Chúa là mối liên hệ cá nhân; và Chúa muốn chúng ta dùng tình yêu cá nhân để đáp trả lại.
– Chúa biết chúng ta còn hơn chúng ta biết chúng ta. Chúng ta đừng sợ khi đối diện với Chúa, vì Ngài đã biết mọi vấn đề, và quan tâm giúp chúng ta giải quyết vấn đề.
– Nhiều khi chúng ta cảm thấy cô đơn, mệt mỏi, chán chường, thất vọng, vì chúng ta muốn chiến đấu một mình; nhưng nếu chúng ta biết chạy đến với Chúa để xin Ngài giúp sức, mọi sự sẽ trở nên dễ dãi, nhẹ nhàng; và chính Ngài sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn trở ngại bằng chính sức mạnh của Ngài.

Wednesday – second week – Advent

Readings: Isa 40:25-31; Mt 11:28-30.

1/ First Reading: RSV Isaiah 40:25 To whom then will you compare me, that I should be like him? says the Holy One. 26 Lift up your eyes on high and see: who created these? He who brings out their host by number, calling them all by name; by the greatness of his might, and because he is strong in power not one is missing. 27 Why do you say, O Jacob, and speak, O Israel, “My way is hidden from the LORD, and my right is disregarded by my God”? 28 Have you not known? Have you not heard? The LORD is the everlasting God, the Creator of the ends of the earth. He does not faint or grow weary; his understanding is unsearchable. 29 He gives power to the faint, and to him who has no might he increases strength. 30 Even youths shall faint and be weary, and young men shall fall exhausted; 31 but they who wait for the LORD shall renew their strength, they shall mount up with wings like eagles, they shall run and not be weary, they shall walk and not faint.

2/ Gospel: RSV Matthew 11:28 Come to me, all who labor and are heavy laden, and I will give you rest. 29 Take my yoke upon you and learn from me; for I am gentle and lowly in heart, and you will find rest for your souls. 30 For my yoke is easy, and my burden is light.”
________________________________________
I. THEME: God loves and cares for all.
Human beings have a tendency to apply what they think to God; for example, parents can only take care of a few children. So, God can’t know, love and care for all people of this world.
Today readings want to show that with God’s mighty power and wisdom, He loves and cares for everybody. In the first reading, the Israelites complained that: “My way is hidden from the LORD, and my right is disregarded by my God?” The prophet Isaiah corrected this understanding: If God can directly call out every single star, He can also directly call out everybody. The prophet declared: “The LORD is the everlasting God, the Creator of the ends of the earth. He does not faint or grow weary; his understanding is unsearchable. He gives power to the faint, and to him who has no might he increases strength.” In the Gospel, Jesus invited everybody: “Come to me, all who labor and are heavy laden, and I will give you rest.”

II. ANALYSIS:

1/ Reading I: “He gives power to the faint, and to him who has no might he increases strength.”

1.1/ God knows and cares for every single individual: The prophet Isaiah used God’s creation of the world to show God’s providence of human beings: “To whom then will you compare me, that I should be like him? says the Holy One. Lift up your eyes on high and see: who created these? He who brings out their host by number, calling them all by name; by the greatness of his might, and because He is strong in power not one is missing.” Isaiah wanted to say that if God created every star and gave it a determined place in the world, He can also create every person and gives him a place in this world.
It is hard for human beings to fathom God’s unlimited power, wisdom, and providence. Many of us doubted and complained as one of the Israelites said: “My way is hidden from the LORD, and my right is disregarded by my God?” But those who understood God’s attributes, they know that they existed because God know them; if God doesn’t know, they won’t be existed. As the prophet Isaiah said: “Listen to me, O coastlands, and hearken, you peoples from afar. The LORD called me from the womb, from the body of my mother he named my name. He made my mouth like a sharp sword, in the shadow of his hand he hid me; he made me a polished arrow, in his quiver he hid me away” (Isa 49:1-2).

1.2/ God isn’t tired, He gives strength for those who are tired: According to human way, the more people labored, the tired people are. We can’t apply this principle to God because He works according to divine way. Since He is all mighty, wise, and foreknowing; He isn’t tired nor exhausted in His creation.
He doesn’t follow human standard in providence. Whoever hope and trust in Him, He gives them incredible strength: “They who wait for the LORD shall renew their strength, they shall mount up with wings like eagles, they shall run and not be weary, they shall walk and not faint.” But those who rely on their own strength will be tired and exhausted, as the prophet continued, “even youths shall faint and be weary, and young men shall fall exhausted.”
We can clearly see this principle in the lives of the saints. They are fragile persons like us, but they had incredible wisdom and strength because of God’s power and wisdom, such as: St. Paul, St. Thomas Aquinas, St. Catherine de Sienna, St. Martin de Porres.

2/ Gospel: Come to me, all who labor and are heavy laden, and I will give you rest.
2.1/ Jesus knows “tiredness” and “heavy laden” of every person: He issued an invitation to all of us: “Come to me, all who labor and are heavy laden, and I will give you rest.” In our life, everyone has experience as Jesus described today. Sometimes, we felt so tired to the point of breaking down, because even we tried the best as we could, we still had to endure hardship and suffering of life. In those moments, we only wanted to give up everything, or as the poet Nguyen Du said, “to go wherever God wants us to!”
Jesus also passed through this painful experience in his life on earth, and even much more than our experience. He was betrayed by all even though he did many good works for human beings such as revelation, instruction, healing and redemption. He carried the heavy cross to Calgary under a rain of scourging; and three times he felt under his heavy cross. Lastly, he died lonely, painfully and shamefully on the cross to the point that he had to cry out these words from the cross: “My God, my God, why hast thou forsaken me?” (Mt 27:46). A person who had gone through such painful suffering of human life, he certainly knows what we feel and is ready to share our suffering. He invites us to come to him in order to rest and to be nourished.
2.2/ Jesus helps each one to solve his problem.
(1) Christ doesn’t promise his disciples won’t be suffered but he will help them to overcome: “Take my yoke upon you and learn from me; for I am gentle and lowly in heart, and you will find rest for your souls. For my yoke is easy, and my burden is light.” The Greek adjective “krêtos” was used to render English translation “easy” has another meaning “fitting.” In Palestine, an ox’s yoke is made by wood, an ox is brought to a carpenter’s shop to measure its neck before making a yoke. After that, an ox is brought again to try that yoke, and it will be adjusted until it could fit nicely around an ox’s neck without causing pain. Some said that since Jesus learned how to make oxen’s yokes with Joseph, his adopted father, when he grew up in Nazareth, he knows how to help people to carry their yokes easily and their burden lightly.
(2) Christ helps people to master suffering by two important lessons in life: “Learn from me; for I am gentle and lowly in heart.”
– The gentle lesson: This virtue truly helps people to have inner peace. The gentle isn’t easily irritated by others’ attitudes, words or deeds. Therefore, they won’t feel pain when they were tried, despised or maltreated.
– The humble lesson: This virtue helps people to accept all situations that happen in life. The humble aren’t jealous, fighting to get even, or finding a way to get ahead of others. They know God, themselves and others. Since they’re always looking for the lowly places, and yielding to others higher places, they don’t have to face competition from the people who desire power and fame.
(3) Christ helps people to overcome suffering by his power: “You will find rest for your souls.” God’s words and the Eucharist provide for people the strength to face all hardships and sufferings that happen in life.

III. APPLICATION IN LIFE:
– We need to know that our relationship with God is the individual relationship; and He wants us to return with our love.
– God knows us more than we know ourselves. We should not be afraid to face God because He knows all and wants to help us to solve our problems.
– Many times, we felt lonely, tired and hopeless because we wanted to fight alone; but if we know how to fight with God’s help, everything will be easy and light. God helps us to overcome our burden by His grace and strength.

LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP