Lời Chúa Mỗi Ngày : Chủ Nhật 34 – Năm B – Thường Niên – Lễ Chúa Kitô Vua

Bài đọc: Dan 7:13-14; Rev 1:5-8; Jn 18:33b-37.
1/ Bài đọc I: 13 Trong những thị kiến ban đêm, tôi mải nhìn thì kìa:
có ai như một Con Người đang ngự giá mây trời mà đến.
Người tiến lại gần bên Đấng Lão Thành và được dẫn đưa tới trình diện.
14 Đấng Lão Thành trao cho Người quyền thống trị, vinh quang và vương vị;
muôn người thuộc mọi dân tộc, quốc gia và ngôn ngữ đều phải phụng sự Người.
Quyền thống trị của Người là quyền vĩnh cửu, không bao giờ mai một;
vương quốc của Người sẽ chẳng hề suy vong.
2/ Bài đọc II: 5 Xin Đức Giê-su Ki-tô là vị Chứng Nhân trung thành, là Trưởng Tử trong số những người từ cõi chết chỗi dậy, là Thủ Lãnh mọi vương đế trần gian, ban cho anh em ân sủng và bình an. Người đã yêu mến chúng ta và lấy máu mình rửa sạch tội lỗi chúng ta,
6 làm cho chúng ta trở thành vương quốc và hàng tư tế để phụng sự Thiên Chúa là Cha của Người: kính dâng Người vinh quang và uy quyền đến muôn thuở muôn đời. A-men!
7 Kìa, Người ngự đến giữa đám mây. Ai nấy sẽ thấy Người, cả những kẻ đã đâm Người. Mọi dân trên mặt đất sẽ đấm ngực than khóc khi thấy Người. Đúng thế! A-men!
8 Đức Chúa là Thiên Chúa phán: “Ta là An-pha và Ô-mê-ga, là Đấng hiện có, đã có và đang đến, là Đấng Toàn Năng.”
3/ Phúc Âm: 33 Ông Phi-la-tô trở vào dinh, cho gọi Đức Giê-su và nói với Người: “Ông có phải là vua dân Do-thái không?”
34 Đức Giê-su đáp: “Ngài tự ý nói điều ấy, hay những người khác đã nói với ngài về tôi?”
35 Ông Phi-la-tô trả lời: “Tôi là người Do-thái sao? Chính dân của ông và các thượng tế đã nộp ông cho tôi. Ông đã làm gì?”
36 Đức Giê-su trả lời: “Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu Nước tôi thuộc về thế gian này, thuộc hạ của tôi đã chiến đấu không để tôi bị nộp cho người Do-thái. Nhưng thật ra Nước tôi không thuộc chốn này.”
37 Ông Phi-la-tô liền hỏi: “Vậy ông là vua sao?” Đức Giê-su đáp: “Chính ngài nói rằng tôi là vua. Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi.”
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Đức Kitô là Vua sự thật.
Con người ao ước được biết sự thật, nhưng bị vây quanh bởi những giả dối của thế gian: đồ giả, vàng giả, người giả, cha giả, sư giả, thần giả. Con người mong muốn được đối xử chân tình, nhưng lòng người lắm nẻo quanh co và khó đoán như bài toán đố; hứa đó rồi thất hứa vì những lợi nhuận vật chất làm con người thay đổi còn nhanh hơn chong chóng… Làm sao để học biết sự thật và cảm nhận được tình yêu chân thành?
May mắn cho con người, các Bài Đọc hôm nay chỉ đường cho con người để biết đâu là nguồn gốc của sự thật; con người không thể tìm đâu khác ngoài Đức Kitô, Ngôi Lời của Thiên Chúa. Trong Bài Đọc I, tiên tri Daniel tường thuật thị kiến một Con Người lãnh quyền vương đế, vinh quang, và thống trị vĩnh cửu muôn đời từ Thiên Chúa. Tất cả mọi người trên vũ trụ sẽ phải tuân phục quyền bính của Người Con này. Trong Bài Đọc II, tác giả Sách Khải Huyền xác tín Đức Kitô là Vua muôn thuở và muôn đời; ngay cả lúc Ngài hy sinh chịu chết vì con người. Mọi người đã giết và từ chối Đức Kitô sẽ đấm ngực than khóc khi nhìn thấy triều đại Người trị đến trong vinh quang. Trong Phúc Âm, cuộc đàm thoại giữa Đức Kitô và quan Tổng Trấn Philatos nêu bật sự khác biệt giữa vua thế gian và vua Nước Trời. Philatos hiểu Đức Giêsu muốn làm vua kiểu của thế gian như phần đông người Do-thái; trong khi Chúa Giêsu mặc khải Ngài là Vua của Nước Trời, Vua của sự thật. Tất cả những ai biết lắng nghe và sống theo sự thật là con dân của Nước Trời, dưới quyền cai trị của Đức Kitô.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC
1/ Bài đọc I: Đấng Lão Thành trao cho Người quyền thống trị, vinh quang và vương vị.
1.1/ Chúa Cha đặt Ngài làm Vua cai trị muôn đời: Tiên-tri Daniel tường thuật thị kiến phong vương xảy ra trên trời cho một nhân vật đặc biệt: Người có hình dạng của một con người; nhưng lại đến từ trời. Người được dẫn tới trình diện Đấng Lão Thành, và Đấng này trao cho Người “quyền thống trị, vinh quang và vương vị.” Sau đó, muôn người thuộc mọi dân tộc, quốc gia và ngôn ngữ đều phải phụng sự Người. Con Người đây chính là Đức Kitô, và Đấng Lão Thành chính là Thiên Chúa Cha. Thị kiến muốn nói lên quyền làm Vua của Đức Kitô trên tất cả mọi tạo vật của Thiên Chúa. Trước thị kiến này là thị kiến 4 con vật, tượng trưng cho sự chóng qua của các 4 đế quốc trên mặt đất: Babylon, Ba-tư, Hy-lạp, và Rôma.
1.2/ Vương quyền và vương quốc của Ngài sẽ tồn tại muôn đời: Thị kiến cũng nói lên “quyền thống trị của Người là quyền vĩnh cửu, không bao giờ mai một; và vương quốc của Người sẽ chẳng hề suy vong.”
Con người luôn khát khao những gì vĩnh cửu, trường tồn. Trong lãnh vực cai trị, họ ước ao có được một vị anh quân cai trị họ đến muôn đời; nhưng thực tế chứng minh niềm khao khát này không bao giờ được đáp ứng vì các đế quốc tiếp tục đổi ngôi, và những nhà cai trị nổi danh cũng hết thời. Có 3 lý do tại sao ước mơ của con người không thành tựu: (1) Vua chúa và các thủ lãnh thế gian là những con người bất tòan. Họ sống bất công và không lo lắng cho dân; họ lợi dụng niềm tin của dân để vơ vét của cải cho mình. (2) Vuơng quốc trần gian luôn thay đổi: Hết triều đại này đến triều đại kia, hết đế quốc này tới đế quốc khác. Kiếm mỏi mắt được một người biết thương yêu lo lắng cho dân, lại bị ám sát hay chết sớm. (3) Dân chúng hỗn hợp nhiều lọai khác nhau: cả người lành lẫn kẻ dữ, cả chiên lẫn dê; vì thế, rất khó cai trị.
Nhưng đối với các Kitô hữu, thiên đàng chỉ có được ở đời sau, nơi mà cả 3 điều kiện trên đều có thể tìm được: (1) Vua duy nhất là Đức Kitô: Ngài sẽ chiến thắng tất cả, và các thủ lãnh thế gian phải qui phục Ngài. Ngài sẽ qui tụ tất cả về cho Thiên Chúa; sẽ cai trị trong tâm hồn; sẽ cai trị trong sự thật, công bằng, và thương yêu. (2) Vương quốc của Ngài là Nước Trời, sẽ tồn tại muôn đời. (3) Dân của Vua Kitô: chỉ tòan chiên (những người công chính), dê (những kẻ gian ác) bị lọai ra ngòai. Họ sẽ không bao giờ phải chết nữa. Điều kiện để thuộc về vương quốc: nghe tiếng sự thật và tin vào Đức Kitô.
2/ Bài đọc II: Mọi dân trên mặt đất sẽ đấm ngực than khóc khi thấy Người.
2.1/ Những gì Đức Kitô làm cho con người:
(1) Đức Kitô là nguồn mạch của mọi ân sủng và bình an: Tác giả Sách Khải Huyền đề cập đến ba danh xưng của Đức Kitô, và những danh xưng này đều có liên hệ với nhau. Thứ nhất, Đức Giêsu Kitô là vị Chứng Nhân trung thành. Tất cả những gì Ngài nói đều ứng nghiệm và Ngài đã làm chứng sự trung thành với Thiên Chúa bằng cách chấp nhận ngay cả cái chết để chuộc tội cho con người. Thứ hai, Ngài là Trưởng Tử trong số những người từ cõi chết chỗi dậy. Trước Ngài, chưa có một ai sống dậy từ cõi chết và không bao giờ chết nữa. Ngài là người đầu tiên đã chết, đã sống lại, và sống muôn đời. Thứ ba, Ngài là Thủ Lãnh mọi vương đế trần gian, tất cả các vương quốc trần gian đều thuộc quyền của Ngài. Theo Phaolô, chính vì sự vâng lời Thiên Chúa và chấp nhận cái chết trên Thập Giá của Ngài, mà khi nghe danh hiệu Giêsu, mọi loài trên trời, dưới đất, và trong nơi âm phủ, phải bái quì và tuyên nhận “Đức Kitô là Chúa” (Phi 2:11). Nhờ cái chết của Ngài mà con người nhận được hết ân sủng này đến ân sủng khác. Nhờ sự tin tưởng và sống theo những gì Đức Kitô dạy, mà con người tìm được bình an thực sự cho tâm hồn.
(2) Đức Kitô làm cho chúng ta thuộc về vương quốc và trở thành hàng tư tế: Ngài làm cho con người thuộc về vương quốc Nước Trời bằng cách đổ máu trên Thập Giá để rửa sạch tội lỗi và giao hòa con người với Thiên Chúa. Chúng ta cần chú ý đến cách dùng hai phân từ khác nhau trong câu này: Phân từ “yêu mến” được dùng ở thời hiện tại, vì Đức Kitô luôn yêu mến con người. Phân từ “rửa sạch” được dùng ở thời quá khứ, vì biến cố Đức Kitô đổ máu chỉ xảy ra một lần trên đồi Golgotha, và có sức để rửa sạch mọi tội lỗi con người.
Trong Cựu Ước, chỉ có tư tế mới được vào gặp Thiên Chúa trong nơi cung thánh, mọi người Do-thái đều phải dừng lại ở khu vực của họ. Bằng cái chết của Chúa Giêsu, bức màn trong Đền Thờ xé ra làm hai, để từ nay mọi tín hữu đều có thể cầu nguyện trực tiếp với Thiên Chúa. Qua bí-tích Rửa Tội, người tín hữu trở được thành “tư tế phổ quát” (universal priesthood) để ”phụng sự Thiên Chúa là Cha của Người: kính dâng Người vinh quang và uy quyền đến muôn thuở muôn đời. A-men!”
2.2/ Họ sẽ nhìn xem Đấng họ đã giết chết hay từ chối: Sách Khải Huyền tường thuật thị kiến khi Đức Kitô đến lần thứ hai để phán xét nhân loại: “Kìa, Người ngự đến giữa đám mây. Ai nấy sẽ thấy Người, cả những kẻ đã đâm Người. Mọi dân trên mặt đất sẽ đấm ngực than khóc khi thấy Người. Đúng thế! Amen!”
Điều này không những áp dụng cho quân lính Rôma và những người Do-thái đã kết tội và giết Chúa Giêsu; nhưng cũng đúng cho mọi người qua mọi thời đã từ chối không tin vào Đức Kitô. Họ phải đấm ngực ăn năn, vì họ đã từ chối Người mang ơn cứu độ đến cho họ. Họ phải đấm ngực than khóc, vì Đức Kitô là sự thật. Ngài như một tấm gương soi; khi nhìn vào Ngài, mọi gian dối và mưu mô quanh co của họ bị lột tẩy ra tất cả. Con người nghĩ không ai có thể thấu hiểu những gì họ giấu kín trong tâm tư để đánh lừa Thiên Chúa và tha nhân; nhưng mọi ý nghĩ và việc làm của họ sẽ bị mọi người nhìn thấy trong Ngày Phán Xét.
Tác giả Sách Khải Huyền liệt kê ba danh xưng của Thiên Chúa: Thứ nhất, Ngài là Alpha và Ômêga: Đây là hai mẫu tự đầu tiên và cuối cùng của Hy-lạp, có ý muốn nói Thiên Chúa là khởi nguyên vì nhờ Ngài mà muôn vật được tạo thành, và là tận cùng vì muôn vật muốn tìm được ý nghĩa cuộc đời phải qui hướng vào Ngài. Thứ hai, Ngài là Đấng đã có, hiện có, và đang đến: Đối với Đức Kitô, không có quá khứ, hiện tại, hay tương lai, vì Ngài là Thiên Chúa; mọi sự đều xảy ra như trong hiện tại và liên tục đối với Ngài. Ngài không bao giờ thay đổi như con người. Sau cùng, Ngài là Đấng Toàn Năng, vì Ngài làm được mọi sự; và không có gì là không thể đối với Ngài.
3/ Phúc Âm: Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật.
3.1/ Âm mưu gian tà của những người trong Thượng Hội Đồng: Để hiểu cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và Philatos trong trình thuật hôm nay, chúng ta cần hiểu hoàn cảnh lịch sử chung quanh cái chết của Chúa Giêsu. Những người trong Thượng Hội Đồng của người Do-thái không có quyền giết Chúa Giêsu, vì họ đang bị cai trị bởi đế quốc Rôma. Vì thế, họ bắt Chúa Giêsu và trao nộp cho quan Tổng Trấn Philatos. Để có thể luận tội Chúa, Philatos cần biết lý do rõ ràng Ngài phạm tội gì. Lúc đầu người Do-thái buộc tội Chúa Giêsu phạm thượng (Jn 19:7), vì là người mà dám xưng mình là Con Thiên Chúa. Sau này họ biết được Philatos không muốn lên án tử hình Chúa Giêsu vì lý do tôn giáo (Jn 19:6), họ họp nhau lại tìm một lý do chính trị để làm áp lực với Philatos. Họ tố cáo Chúa Giêsu dám xưng mình là “Vua dân Do-thái;” và bất cứ ai xưng mình là vua, là chống lại Caesare (Jn 19:12).
3.2/ Cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và Philatos: Quan Tổng Trấn chỉ quan tâm đến một điều là làm sao cho Chúa Giêsu tuyên bố Ngài là vua để có lý do luận tội Ngài; vì thế, ông cho gọi Đức Giêsu tới và hỏi Người: “Ông có phải là vua dân Do-thái không?” Đức Giêsu biết rõ tà ý của những người trong Thượng Hội Đồng và Philatos, Ngài hỏi ngược lại: “Ngài tự ý nói điều ấy, hay những người khác đã nói với ngài về tôi?” Chúa Giêsu có ý nhắc nhở Philatos về bổn phận của ông như một người cầm quyền là phải điều tra kỹ lưỡng trước khi luận tội, chứ không chỉ nghe những gì người khác tố cáo mà luận tội người khác cách bất công. Để tránh né, Philatô trả lời: “Tôi là người Do-thái sao? Chính dân của ông và các thượng tế đã nộp ông cho tôi. Ông đã làm gì?”
3.3/ Chúa Giêsu giải thích cho Philatos về vương quốc và cách cai trị của Ngài: Chúa Giêsu không sợ đương đầu với sự thật và tìm cách tránh né, người Do-thái hiểu đúng phần nào về Đấng Thiên Sai sẽ đến để cai trị họ trong công bằng và sự thật; nhưng họ không hiểu về phương cách dùng để chinh phục con người của Đấng Thiên Sai. Chúa Giêsu cắt nghĩa cho Philatos hiểu hai điều quan trọng:
(1) Vương quốc của Ngài không thuộc về thế gian này: Người Do-thái tin khi Đấng Thiên Sai tới, Ngài sẽ dùng sức mạnh để dẹp tan mọi quyền lực ngoại bang để giải thoát dân chúng và lên ngôi cai trị họ. Đức Giêsu giải thích quan niệm sai lầm này: “Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu Nước tôi thuộc về thế gian này, thuộc hạ của tôi đã chiến đấu không để tôi bị nộp cho người Do-thái; nhưng thật ra Nước tôi không thuộc chốn này.”
(2) Phương cách chinh phục dân của Chúa Giêsu: Khi vừa giải thích về vương quốc thực sự của Ngài, ông Philatô liền hỏi: “Vậy ông là vua sao?” Đức Giêsu đáp: “Chính ngài nói rằng tôi là vua. Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi.” Lần chất vấn thứ hai này Chúa Giêsu xác nhận với Philatos Ngài là vua, không theo cách hiểu của vua và vương quốc trần gian; nhưng theo cách hiểu Ngài là Vua của Nước Trời và cách chinh phục dân là thuyết phục họ biết nghe theo và sống cho sự thật. Philatos không hiểu lời cắt nghĩa của Chúa Giêsu hay không có can đảm sống theo sự thật, vì sau đó ông trao Chúa Giêsu cho họ đem Ngài đi đóng đinh.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Chỉ có Đức Kitô mới đem lại cho chúng ta ý nghĩa và hạnh phúc của cuộc đời, vì Ngài được Thiên Chúa trao ban mọi uy quyền, vinh quang, và vương vị. Chúng ta hãy mời Ngài vào tâm hồn để làm vua hướng dẫn, cai trị, và bảo vệ chúng ta.
– Thế gian đầy dẫy những gian trá và mưu mô đen tối để lừa lọc con người. Sự thật chỉ có nơi Đức Kitô vì Ngài là Ngôi Lời của Thiên Chúa. Nếu muốn tìm hiểu sự thật, chúng ta hãy đến học với Ngài.

Thirty-fourth Sunday – Christ the King – Year B – Ordinary Time

Readings: Dan 7:13-14; Rev 1:5-8; Jn 18:33b-37.
Reading 1: (Dan 7:13-14):
As the visions during the night continued, I saw
one like a Son of man coming,
on the clouds of heaven;
when he reached the Ancient One
and was presented before him,
the one like a Son of man received dominion, glory, and kingship;
all peoples, nations, and languages serve him.
His dominion is an everlasting dominion
that shall not be taken away,
his kingship shall not be destroyed.
Reading 2: (Rev 1:5-8):
Jesus Christ is the faithful witness,
the firstborn of the dead and ruler of the kings of the earth.
To him who loves us and has freed us from our sins by his blood,
who has made us into a kingdom, priests for his God and Father,
to him be glory and power forever and ever. Amen.
Behold, he is coming amid the clouds,
and every eye will see him,
even those who pierced him.
All the peoples of the earth will lament him.
Yes. Amen.
“I am the Alpha and the Omega, ” says the Lord God,
“the one who is and who was and who is to come, the almighty.”
Gospel: (Jn 18:33b-37):
Pilate said to Jesus,
“Are you the King of the Jews?”
Jesus answered, “Do you say this on your own
or have others told you about me?”
Pilate answered, “I am not a Jew, am I?
Your own nation and the chief priests handed you over to me.
What have you done?”
Jesus answered, “My kingdom does not belong to this world.
If my kingdom did belong to this world,
my attendants would be fighting
to keep me from being handed over to the Jews.
But as it is, my kingdom is not here.”
So Pilate said to him, “Then you are a king?”
Jesus answered, “You say I am a king.
For this I was born and for this I came into the world,
to testify to the truth.
Everyone who belongs to the truth listens to my voice.”
________________________________________
Written by: Fr. Anthony Dinh M. Tien, O.P.
I. THEME: Christ is the king of truth.
We desire to know the truth but are surrounded by worldly deception: from fake things to people, and even gods. We want to be treated with real love; but human hearts are so hard to know. Many people solemnly promised one day and forget their promise few days later; material profits cause people to change so quickly. How can we know the truth and receive a real love?
It is fortunate for us because all the readings of the last Sunday of the year show us the origin of the truth; we can’t find anywhere else, except in Jesus Christ, the God’s Word. In the first reading, the prophet Daniel reported a Son of Man received dominion, glory and kingship from God. All people of the earth must obey his dominion. In the second reading, the author of the Book of Revelation confirmed that Christ is the everlasting king, even at the moment on the cross when he sacrificed his life for people. All those who killed and denied Christ shall strike their hearts and lament when they saw his reign coming in glory. In the Gospel, St. John reported the dialogue between Jesus and Pilate, the Roman pontiff, about the difference between heavenly and earthly king. Pilate understood that Jesus wanted to be an earthly king as most of the Jews do while Jesus revealed to him that he is the heavenly king, the king of the truth; whoever listens and lives according to the truth is a citizen of the heavenly kingdom, under Christ’s dominion.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: He shall rule for ever; his kingdom is without end and his people shall be sheep only–no goats.
1.1/ The Father set him king to rule forever: The prophet Daniel reported the vision of the inauguration in heaven for a very special man who has an appearance of a man; but comes from heaven. When he reached the Ancient One, he received dominion, glory, and kingship from this One; all nations and peoples of every language serve him.”
The Son of Man is Jesus Christ and the Ancient One is God the Father. The vision wanted to stress Christ’s dominion as the king over all God’s creation. Before this vision is the vision of the four wild beasts which represent for the quick passing of the four worldly empires: Babylon, Persia, Greek and Rome.
1.2/ His kingship and kingdom shall remain forever: His dominion is an everlasting dominion that shall not be taken away; his kingship shall not be destroyed.
People desire what has a lasting value. In the political area, they desire to have a best leader who shall govern them many years; but their desire can’t be achieved because all worldly empires keep changing and well-known leaders passed away. There are three main reasons why people’s desire can’t be achieved: Firstly, kings or worldly leaders are imperfect, many of them are unjust and didn’t care for people. They used people’s trust to hoard up material gains for themselves. Secondly, worldly kingdom always change hands: from one reign to another, from one empire to the next. When they try hard to find a leader who cares for people, this leader is assassinated or died early. Thirdly, people in the kingdom are both good and bad, both sheep and goats; therefore, it is very hard to govern them.
To the Christians, the perfect kingdom which is heaven can only be found in the next life where all three above conditions can be found: Firstly, the only king is Christ. He shall conquer all nations, and all worldly leaders must submit to him. He shall gather all people for God, govern them in their mind. He shall rule in truth, justice and love. Secondly, his kingdom which is heaven shall remain forever. Thirdly, his people are Christians: they are sheep which mean all the righteous; the goats which are the unrighteous shall be eliminated forever. The righteous shall live forever. The conditions to belong to his kingdom are to listen to the truth and to believe in him.
2/ Reading II: Christ deserves to be our king because he died for us.
2.1/ What Christ has done for people.
(1) Christ is the source of every grace and peace: The author of Revelation mentioned three titles of Christ and they are related to each other. Firstly, Christ is the faithful witness: All that wrote about him are fulfilled and he witnessed his loyalty to God by accepting even death to redeem people’s sins. Secondly, he is the firstborn of the dead: Before him, there is none who is raised from dead and lives forever. He is the first who died, resurrected and lives forever. Thirdly, he is the ruler of the kings of the earth, all worldly leaders must obey him: According to St. Paul, because of Christ’s obedience and his accepting of death on the cross, “God greatly exalted him and bestowed on him the name that is above every name, that at the name of Jesus every knee should bend, of those in heaven and on earth and under the earth, and every tongue confess that Jesus Christ is Lord, to the glory of God the Father” (Phi 2:9-11). Because of his death, people receive grace upon grace. If people believe and live according to Christ’s teaching, they shall find the true peace for their mind.
(2) Christ has made us into a kingdom and priests: He makes people belonging to the heavenly kingdom by pouring out his blood on the cross to purify their sins and to reconcile them with God. We need to pay attention on the author’s use of two participles in this sentence: The participle “loving” was used in present because Christ always loves people while the second participle “freed” was used in past because Christ’s pouring out of his blood happened only one time on Golgotha; it has power to purify all human sins.
In the Old Testament, only the high priest can enter the holy of the holies one a year to meet God, all people must remain at their place. When Jesus gave up his spirit on the cross, the curtain which separated people with the most holy place was torn in two, so that from now on, people can directly pray to God. Through Baptism, the faithful have the universal priesthood to become “priests for his God and Father, to him be glory and power forever (and ever). Amen.”
2.2/ They shall see the one who they killed or denied: The author reported the vision of Christ’s Second Coming to judge humankind, “Behold, he is coming amid the clouds, and every eye will see him, even those who pierced him. All the peoples of the earth will lament him. Yes. Amen.”
This happened not only for the Roman soldiers and the Jews who condemned Jesus to be killed but also for all people through generations who refused to believe in Christ. They shall beat their breast and lament because they denied the one who brings salvation for them. They have to lament because Christ is the truth. He is like a mirror; when people look on him, they shall see that all of their lies and secret hidings are revealed. People used to think that no one can see through what they hide inside to deceive God and others; but all their thoughts and deeds shall be seen by all in the Judgment Day.
Lastly, the author of Revelation listed three of God’s name: Firstly, He is “the alpha and the omega”: These are two first and last of Greek’s alphabet; he wanted to say that God is the beginning because of Him, all were created, and the end because if all creatures want to find their meanings, they must orient to Him. Secondly, He is “the one who is and who was and who is to come”: To God, there is no past or future, all are in present and continous to Him. He is never changed like human beings. Lastly, He is “the Almighty” because He can do all things and there is none which is impossible to Him.
3/ Gospel: “I was born and came to this world is to witness for the truth. Everyone who belongs to the truth listens to my voice.”
3.1/ The wicked plan of the Sandherin: To understand Christ’s conversation with the Roman pontiff, Pilate, we must understand the historical background behind his death. People in the Sandherin, the highest court of the Jews have no right to kill Jesus before they are under Roman governance. Therefore, they seized and handed him for the Roman Pontiff. Before he can condemn Jesus, he needs to know what sin that Jesus committed. At the high priest court, the Jews condemned Jesus because he blasphemed (Jn 19:7), professed himself as the Son of God. Later, when they knew that Pilate shall not condemn Jesus because of a religious reason, they organized a meeting to find a political reason to put pressure on Pilate (Jn 19:6). They accused Jesus of called himself as “the king of the Jews;” whoever calls himself a king, that one is against Caesar (Jn 19:12).
3.2/ The dialogue between Jesus and Pilate: The Roman Pontiff concerns only one thing whether Jesus confesses himself a king to have a reason to condemn him. Therefore, he called him and asked, “Are you the King of the Jews?” Jesus knew the wicked intentions of the Sandherin and Pilate, he answered, “Do you say this on your own or have others told you about me?” Jesus reminded Pilate of his duty as the officer which must carefully inspect before condemnation, not just hearing of others’ accusation and making a condemnation. To avoid of answering, Pilate answered, “I am not a Jew, am I? Your own nation and the chief priests handed you over to me. What have you done?”
3.3/ Jesus explained for Pilate about his kingdom and governance: Jesus isn’t afraid of facing the truth or avoid of answering. The Jews correctly understood about the Messiah shall come to govern them in justice and truth; but they didn’t understand of his way to conquer people. Jesus explained for Pilate to understand the two important things:
(1) His kingdom doesn’t belong to this world: The Jews believe that when the Messiah comes, he shall use his mighty power to conquer all foreign powers to liberate people and to govern them. Jesus corrects this wrong understanding, “My kingdom does not belong to this world. If my kingdom did belong to this world, my attendants would be fighting to keep me from being handed over to the Jews. But as it is, my kingdom is not here.”
(2) Jesus’ way to win over his people: Hearing of Jesus’ explanation about his true kingdom, Pilate said to him, “Then you are a king?” Jesus answered, “You say I am a king. For this I was born and for this I came into the world, to testify to the truth. Everyone who belongs to the truth listens to my voice.”
In this second conversation, Jesus affirmed with Pilate that he is the king, not as a worldly king, but a heavenly king; and his way of conquering people is to persuade people to listen and to live according to the truth. Pilate didn’t understand Jesus’ explanation or he had no courage to stand for the truth, he handed Jesus for people to crucify him on the cross.

III. APPLICATION IN LIFE:
– Only Christ can give meaning and happiness to our life because he is given all power, glory and kingship by God. We should invite him in our mind to be our king to guide, to govern and to protect us. To be his citizen, we must learn how to love like him.

– The world is full of lies and wicked traps to deceive us. The truth can only be found in Christ because he is God’s word. If we want to learn the truth, we must come and learn from him.