“Khi ấy, Chúa Giêsu gọi mời hai tông đồ và sai từng hai người đi,
Người ban cho các ông có quyền trên các thần ô uế.”
I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ
Nếu chúng ta hỏi những anh chị em giáo dân sống bên cạnh chúng ta là họ có ý thức về sứ mạng “được sai đi” gắn liền với việc họ “đã được rửa” thì tôi e răng phần đông họ sẽ trả lời là họ không hề ý thức về mối liên hệ giữa hai việc ấy. Thế nhưng đó lại là điều cốt yếu của đời sống đức tin Kitô giáo. Chính vì sự thiếu ý thức và hiểu biết về sứ mạng được sai đi của phần đại đa số giáo dân mà công cuộc loan báo Tin Mừng của Giáo Hội ít hiệu quả. Do đó mà câu chuyện Chúa Giêsu sai từng hai tông đồ đi đên các làng mạc, thị trấn Palestin của bài Phúc Âm Chúa Nhật XV Mùa Thường Niên Năm B hôm nay thúc bách chúng ta tìm hiểu và suy niệm về ơn gọi được sai đi (truyền giáo) của những người đã được rửa (tội) là chúng ta.
II. LẰNG NGHE LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Mc 6,7-13: Khi ấy, Chúa Giêsu gọi mười hai tông đồ và sai từng hai người đi, Người ban cho các ông có quyền trên các thần ô uế. Và Người truyền các ông đi đường, đừng mang gì, ngoài cây gậy, không mang bị mang bánh, không mang tiền trong túi, nhưng chân đi dép, và đừng mặc hai áo. Người lại bảo: “Đến đâu, các con vào nhà nào, thì ở lại đó cho đến khi ra đi. Ai không đón tiếp các con, cũng không nghe lời các con, thì hãy ra khỏi đó, phủi bụi chân để làm chứng tố cáo họ”. Các ông ra đi rao giảng sự thống hối. Các ông trừ nhiều quỷ, xức dầu chữa lành nhiều bệnh nhân.
III. SUY NIỆM LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Mc 6,7-13:
3.1 Các sứ giả của Thiên Chúa:
– Các sứ giả được Thiên Chúa sai đến trước Chúa Giêsu Kitô là các ngôn sứ: Trong thời Cựu Uớc Thiên Chúa đã sai nhiều sứ giả đến với dân Israel để chỉ giáo, nhắc nhờ, răn đe các thành phần dân chúng tuân giữ lề luật Chúa. Dù xuất thân rất khác nhau nhưng các ngôn sứ có chung một sứ mạng là nói lời Chúa cho dân để dân tỉnh ngộ mà hoán cải.
– Sứ giả quan trọng nhất được Thiên Chúa (Cha) sai đến là chính Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa: Thiên Chúa (Cha) đã yêu thương loài người nên đã sai Con Một Người là Chúa Giêsu Kitô xuống thế làm người và cứu độ nhân loại. Chúa Giêsu Kitô đã cứu độ nhân loại bằng nhiều cách: Người đã chia sẻ thân phận và nếp sống của loài người; Người đã rao giảng Tin Mừng và chữa bệnh cho nhiều người; Người đã chịu bách hại và chịu chết trên thập giá; Người đã chọn và đào tạo 12 Tông Đồ để họ tiếp nối sứ mạng được sai đi của Người; Người đã xin Cha ban Thánh Thần cho Hội Thánh để Thánh Thấn bênh vực và bảo vệ Hội Thánh….
– Các sứ giả được Thiên Chúa sai đến sau Chúa Giêsu Kitô là 12 Tông Đố: Các Tông Đồ đã sống và học với Chúa Giêsu Kitô trong khoảng ba năm và đã được Người sai đi từng hai người một, ngay từ khi Chúa còn sống ở trần gian này. Sau khi Chúa Giêsu Kitô chết và phục sinh, các Tông Đồ được sai đi loan bào Tin Mừng cho muôn dân và làm phép rửa cho những người tin theo lời rao ỉang của các ngài. Nhờ đó mà Tin Mừng được lan tỏa và Hội Thánh được mở rộng.
– Các sứ giả được Thiên Chúa sai đến sau mười hai Tông Đồ là các Vị Giáo Hoàng và Giám Mục là những người kế vị các Tông Đồ trong Hội Thánh Công Giáo Roma. Các ngài được chọn lụa và đào tạo bài bản trước khi được phong chức và giao sứ mạng.
– Các sứ giả được Thiên Chúa sai đến sau mười hai Tông Đồ còn là các Kitô hữu của Giáo Hội sơ khai và các Kitô hữu của mọi thế hệ: Các Tông Đồ và các Giám Mục không thể đem Tin Mừng đến mọi nơi mọi chốn mọi người. Chúa Giêsu Kitô còn sai nhiều các sứ giả khác là các Kitô hữu giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân để Tin Mừng được loan báo đến mọi người, mọi dân tộc và mọi thời.
3.2 Quyền và hành trang của những người được sai đi:
a) Chúa Giêsu ban cho các Tông Đồ quyền trên các thần ô uế, tức khả năng chiến thắng các thần ô uế thống trị và ám hại các tâm hồn, để các tâm hồn được tự do thờ phượng kính mến Chúa.
b) Chúa Giêsu chỉ thị cho các Tông Đồ phải ra đi với hành trang gọn nhẹ và tinh thần phó thác tin tưởng vào Đấng đã sai mình đi là Thiên Chúa, là Chúa Giêsu Kitô.
IV. THỰC THI LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Mc 6,7-13:
4.1 Đuợc rửa có nghĩa là được sai đi: Công đồng Vatican II đã khẳng dịnh truyền giáo là bản chất của Giáo Hội, vì tất cả những ai đã lãnh nhận phép rửa đều là những người được sai đi, đếu là các sứ giả của Thiên Chúa, của Chúa Giêsu Kitô: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em….” Phần đông giáo dân chưa ý thức được sứ mạng quan trọng này.
4.2 Quyền và hành trang của các Kitô hữu: Các Kitô hữu cũng được Chúa Giêsu Kitô ban cho quyền trên các thần ô uế như các Tông Đồ xưa. Các Kitô hữu được sai đi để chiến đấu và chiến thắng sự dữ và tội ác đang hoành hành trong thế giới này. Hiện nay toàn nhân loại đang bị khốn đốn vì những căn bệnh trầm trọng khác như chiến tranh, hận thù,phá thai, lừa gạt, tranh giành quyền thống trị và của cải vật chất.
V. CẦU NGUYỆN VỚI LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Mc 6,7-13:
KHAI MỞ: Lạy Thiên Chúa là Cha của Chúa Giêsu Kitô và là Cha của chúng con, chúng con cảm tạ, ngợi khen và chúc tụng Cha vì Cha đã ban cho chúng con Con Một Cha là Chúa Giêsu Kitô là Đấng đã chia sẻ sứ mệnh được sai đi cho các Kitô hữu giáo sĩ và giáo dân. Xin Cha nghe lời chúng con cầu xin.
Ý VÀ LỜI CẦU NGUYỆN
1.- «Khi ấy, Chúa Giêsu gọi mười hai tông đồ và sai từng hai người đi» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Thiên Chúa cho ngày càng có nhiều người được sai đến thế gian này để họ nói lời Thiên Chúa với con người ngày nay.
Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con!
2.- «Người ban cho các ông có quyền trên các thần ô uế» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Thiên Chúa cách riêng cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô, cho các Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế và Tu Sĩ Nam Nữ để các vị ấy đuợc Thiên Chúa ban cho quyền trên các thần o uế để các vị ấy đem chiến thắng về cho Thiên Chúa.
Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con!
3.- «Và Người truyền các ông đi đường, đừng mang gì, ngoài cây gậy, không mang bị mang bánh, không mang tiền trong túi, nhưng chân đi dép, và đừng mặc hai áo» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho các Kitô hữu trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta và trong các cộng đoàn giáo xứ khác, để mọi Kitô hữu mạnh dạn lên đường truyền gíao với hành trang gọn nhẹ khiêm tốn và lòng trông cậy tuyệt đối vào quyến năng cùa Thiên Chúa.
Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con!
4.- «Người lại bảo: “Đến đâu, các con vào nhà nào, thì ở lại đó cho đến khi ra đi. Ai không đón tiếp các con, cũng không nghe lời các con, thì hãy ra khỏi đó, phủi bụi chân để làm chứng tố cáo họ» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho các nhà truyền giáo đang rao giảng về Chúa Giêsu Kitô cho thế giới ngay nay, dù có bị bách hại và hiểu lầm.
Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con!
5.- «Các ông ra đi rao giảng sự thống hối. Các ông trừ nhiều quỷ, xức dầu chữa lành nhiều bệnh nhân» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho các bác sĩ điều dưỡng y tá là những người phòng chống dịch bệnh và chăm lo sức khỏe của dân chúng để những người ấy tin vào quyền năng và tình thương của Đấng Tối Cao.
Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con!
LỜI KẾT:
Lạy Thiên Chúa là Cha của Chúa Giêsu và là Cha của chúng con, chúng con xin chúc tụng ngợi khen và cảm tạ Cha, vì Cha đã ban Con rất yêu dầu của Cha cho chúng con để Người loan báo Tin Mừng cho chúng con và chia sẻ sứ mạng truyền giáo cho chúng con.
Chúng con xin Cha ban cho chúng con một lòng trung kiên trong sứ mạng giới thiệu Chúa Giêsu Kitô và những việc Người làm với những người sống bên cạnh chúng con. Chúng con cầu xin vì Danh Chúa Giêsu Kitô, Con Cha, Chúa chúng con. Amen.
Sàigòn ngày 12 tháng 7 năm 2024
Giêrônimô Nguyễn Văn Nội
BÀI ĐỌC THÊM:
CỘNG TÁC VỚI CHÚA GIÊ SU ĐỂ LOAN BÁO TIN MỪNG
(Suy niệm Tin mừng Mác-cô (6, 7-13) Chúa nhật 15 thường niên năm B)
Để khởi động cho Thế vận hội Olympic được tổ chức tại Tokyo, Nhật Bản năm 2021, ngọn đuốc Olympic từ thành phố cổ Olympia của Hy Lạp được rước đến Nhật Bản và ngay khi vừa đến đây, ngọn đuốc nầy được 10.000 vận động viên tiếp sức nhau, chuyền tay nhau, rước qua toàn bộ 47 tỉnh, xuyên qua 859 thành phố của Nhật Bản, trong suốt 4 tháng trời… và cuối cùng, ngọn lửa thiêng nầy được thắp lên lễ đài trong lễ khai mạc thế vận hội tại sân vận động quốc gia Tokyo vào ngày 23 tháng 7 năm 2021.
Hình ảnh các vận động viên tiếp sức nhau rước đuốc thiêng Olympic qua mọi miền đất của Nhật Bản là một minh họa cho công cuộc loan báo Tin mừng của Chúa Giê-su trên trần gian.
Tin mừng của Chúa Giê-su là Ngọn lửa thiêng được Chúa Giê-su rước từ trời xuống thế gian và Ngài mời gọi đoàn con cái Chúa khắp nơi hãy tiếp sức nhau, người nầy qua người khác, thế hệ nầy tiếp nối thế hệ sau, mang Lửa thiêng nầy đến khắp mọi ngõ ngách, mọi góc khuất trên thế giới để soi sáng tâm hồn mọi người.
Chúa Giê-su là Đấng đầu tiên mang Tin mừng đến cho nhân loại. Trước hết, Ngài chuyển giao cho 12 tông đồ như là những vận động viên đầu tiên và tiếp theo là 72 môn đệ như những vận động viên kế tiếp và cứ thế, mỗi Ky-tô hữu cũng đều là những vận động viên nối tiếp… mang Ngọn Lửa thiêng nầy đến khắp cùng Trái Đất.
Ngọn lửa thiêng được thắp lên trong thế vận hội chỉ là biểu tượng cho tinh thần đoàn kết và hòa bình của nhân loại… Còn Ngọn lửa Tin mừng của Chúa Giê-su mang đến là Ánh sáng tâm linh giúp cho muôn người nhận biết Thiên Chúa là Cha, nhận biết Chúa Giê-su là Đấng cứu độ và Chúa Thánh Thần là Đấng ban sự sống cho muôn người và dẫn đường đưa nhân loại vào cõi phúc đời đời.
Vì thế, nếu chúng ta chểnh mảng, thờ ơ, không tiếp sức nhau để chuyền Ngọn lửa thiêng nầy đến cho người khác, thì sẽ gây ra hậu quả vô cùng tai hại là:
– Rất nhiều người trên thế giới sẽ không nhận biết Thiên Chúa là Đấng tạo dựng và cứu chuộc loài người;
– Và phần đông nhân loại cũng không biết con đường dẫn đưa họ vào cõi trường sinh.
Lạy Chúa Giê-su,
Chúa đã trao Tin mừng như ngọn Đuốc thiêng tận tay chúng con và Chúa hằng thôi thúc chúng con tiếp sức nhau để chuyển giao Lửa thiêng nầy đến mọi người khắp thế giới, như lời Chúa nói: “Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên!” (Lc 12,49).
Xin cho chúng con tích cực làm tròn nhiệm vụ Chúa trao phó, để Chúa khỏi đau buồn vì đoàn con của Chúa lìa đời mà chẳng biết Chúa là ai. Amen.
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà