SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT VIII TN C, 2022 (Lc 6, 39 -45) SO ĐO

So đo là một hành vi kiêu ngạo, tự ty, hoặc tự tôn thái quá. Người nhân đức không bao giờ so đo, từ so đo, con người sẽ coi thường tha nhân, thường không có bạn hữu, vì, không ai thích làm bạn với người so đo.

So đo, vốn không hoàn toàn xấu, nhưng làm cho tha nhân đau khổ, tự y mặc cảm, dẫn đến tuyệt vọng. So đo, vốn dĩ là thi đua, để phấn đấu tốt lên, tốt hơn. So đo, làm cho người ta cạnh tranh nhau. Thương trường, là thị trường, thị trường là chiến trường.

Nhưng, trong chốn tu trì, vẫn có sự so đo,vâng, so đo là hành động bị lên án, nhưng, ai vất bỏ sự so đo, người ấy nên thánh.

Tin Mừng hôn nay (Lc 6, 39 -45) Chúa Giê-su dạy cho chúng ta một chân lý khiêm nhường. Tại sao chúng ta kiêu ngạo, thưa bởi vì, chúng ta không nhìn thấy chính chúng ta, không ai nhìn thấy con ngươi mắt mình. Nhưng, nhìn thấy con ngươi mắt người khác, chân l1y tiếp diễn hằng ngày, nhưng, người môn đệ Chúa cố gắng loại bỏ đei62u ấy, đừng mang theo. Chúng ta bước theo Chúa Giê-su , chúng ta hãy học cùng Người sự khiêm nhường ấy. Chúa Giê-su thật tuyệt vời khi dạy chúng ta khiêm nhường, mọi tội lỗi bắt đầu từ sự kiêu ngạo.

Thương trường cạnh tranh khốc liệt, họ không chấp nhận sự dạy bảo, tức giáo huấn của Đức Ki-tô. Cái xà trong mắt mình thật che lấp ánh sáng Lời Chúa, từ đó, chúng ta chỉ nhìn thấy cái rác trong mắt tha nhân. Nếu chúng ta cứ xét nét, so đo, chúng ta sẽ đánh mất chính mình, đánh mất Thiên Chúa và đánh mất tha nhân.

Người Công giáo phải hơn người vô thần, song, người Công giáo vẫn không hơn người vô thần, vì họ không thực thi Lời Chúa, vì thực tế , vẫn có :” Tin Đaọ chứ đừng tin người có Đạo”.

Tại sao, chúng ta không thể hơn người không có Đức Tin, thưa bởi vì , chúng ta sống trong cộng đồng. Chúng ta lý luận theo cái chung , ai sao tội vậy, ai làm bậy tôi làm theo. Chúng ta không có bản lĩnh sống Đạo, chúng ta không tự chủ theo Lời Chúa.

Sách Huấn Ca chương 27, câu 4 -7 hôm nay cũng cho chúng ta biết “cây nào trái ấy”, Tin Mừng cũng cho biết như vậy. Theo đó NHÂN QUẢ không phải từ ngữ nhà Phật, mà là chân lý, có nhân ắt có quả.Đó là, định luật tự nhiên, siêu nhiên cũng vậy thôi, vì mọi sự đều do bởi một Đấng Tạo thành duy nhất, đó là Thiên Chúa. Không ai trồng nho mà thu ớt, cũng vậy không ai trồng táo mà thu quả chùm ruột bao giờ.

Ki-tô giáo nói chung, Công giáo nói riêng, không đi ngược lại quy luật, chỉ vì, Thiên Chúa quá yêu thương thê gian, đến nỗi đã ban Đấng Cứu Thế cho thế gian. Thế gian, không đáng yêu, nhưng , nếu Thiên Chúa ghét thế gian, thì thế gian không thể tồn tại. Người chỉ cần trở một ngón tay, trái đất nầy lật nhào ngay lập tức.Nhưng, tình yêu dẫn đến sự sống, nếu nói tình yêu chung chung , thì thật trừu tượng, người ta thường nghĩ đến tình dục, hoặc quan hệ luyến ái. Nhưng, thật sự bản chất tình yêu là sự sống .

Vì ,Thiên Chúa muốn cho thế nhân được sống và sống vĩnh hằng giống như Thiên Chúa , nên Ngài mới yêu thương, Yêu thương là bản chất cao thượng và duy nhất bởi Thiên Chúa, vì, yêu thương là THÁNH rồi. Vì, satan không có yêu thương, vì yêu thương chỉ có nơi Thiên Chúa, mà Thiên Chúa là Thánh. Thiên Chúa là gì? Thưa, là Cha, Con và Thánh Thần. Vâng, đó là tìnhh yêu.

Vì, tình yêu đó là CHA và CON, Cha Con là một tình yêu tự bản chất, cũng như Thiên Chúa là một Bản chất tự có và hằng hữu vậy. Khi tách bản chất yêu thương thì không còn là Thiên Chúa nữa.

Thánh Thần là Vị Thần của Tình Yêu trong Cha và Con, Vị Thần Tình Yêu trong Cha và Con, đó là Thiên Chúa. Vì, trong Bản Tính Thiên Chúa không có nghịch lý, là thù nghịch. Khi thù nghịch xuất hiện đó là satan. Nên theo đó, Thiên Chúa là Vị Thần của Tình Yêu là như vậy.

THẦN TÌNH YÊU, đó là Thiên Chúa Ba Ngôi. Từ đó, Thiên Chúa tạo dựng nên sinh vật giống hình ảnh của Người, mang bản chất tình yêu. Như vậy TÌNH YÊU là THÁNH, bởi vì tình yêu duy nhất xuất phát từ Thiên Chúa là Đấng Thánh, Cực Thánh, ngàn trùng Chí Thánh.

Thần tình yêu không phải là một thiên thần cầm cái cung có mũi tên bắn vào hình trái tim. Đó là một hình ảnh tượng hình cho dễ hiểu về định nghĩa tình yêu của ngày lễ tình nhân valentine.

Chúa Cha là Vị Thần Tình Yêu, nhưng ngài không đơn độc, bởi vì như thế sẽ không hoàn hảo bản tính tình yêu nguyên thủy.

Chúa Con không bởi mình Người tự có và hằng hữu, như vậy, không thể có một Chúa, mà là hai Chúa, rõ ràng, không thể hiện bản chấtcủa tình yêu. Tình yêu là một chứ không là hai, hay ba. Một bản thể, một quyền năng, và một nguyên thủy.

Chúa Thánh Thần là Vị Thần minh định bản chất tình yêu từ Ngôi Cha và Ngôi Con, Vì, Ngôi Con là tự bản chất tự có bởi tình yêu từ Ngôi Cha trong Ngôi Vị Thánh Thần là Thần Tình Yêu, phát sinh từ sự sống, khác với sự không sống. Như vậy, SỰ SỐNG là Tình Yêu và tình yêu là sự sống duy nhất từ Thiên Chúa mà ra.

Như vậy, Thiên Chúa là VỊ THẦN TÌNH YÊU có Ba Ngôi, mà người ta gọi tắt THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU. Vị Thần ở trên Trời duy nhất, thÌ đó là THIÊN CHÚA, mà bản chất Thiên Chúa ở trên Trời là TÌNH YÊU. Từ đó, không có Ngôi vị thứ tư , thư năm nào khác là Thiên Chúa.

Rõ ràng, từ đó, Thiên Chúa mặc khải cho biết Ngài không chỉ đơn độc có Ngôi Cha, nhưng , có Ngôi Con và Ngôi Thánh Thần, nhờ Ngôi Thánh Thần, pham nhận được mặc khải cho biết Thiên Chúa là Tình Yêu. Vì thế, Bản Tính Thiên Chúa không rời rạc, độc đoán, và độc vị.

Ngày nay, người ta phân định thứ bậc của tình yêu là Philia, Agape, và Eros. Thật ra, Thiên Chúa đứng trên tất cả các thứ tình nầy. Bởi vì, yếu tố chính của tình yêu là : HY SINH và THA THỨ.

Từ đó, Ngôi Con Cứu Chuộc phàm nhân, để đưa phàm nhân trở về vị trí được yêu thương đó là: “Con người “. Từ đó, Chúa Giê-su dạy phàm nhân phải yêu thương kẻ ghét mình là như vậy. Vì, kẻ thù với thù không bào giờ yêu thương nhau. Hai kẻ thù sẽ chết hết, đứa chết phần xác, kẻ mạnh hơn rồi cũng chết phần hồn. Từ đó, tình yêu đưa đến sự sống, vì, sự sống thân xác cũng do tình yêu kết nối, là eros , agape, và philia. Vì, tình ban, tình yêu và tình dục công chính, tức chính đáng sẽ tạo ra sự sống cho một nhân vị khác.

Vì thế, bản chất tình yêu nơi Thiên Chúa là sự công chính, vì thế ,tình yêu công chính là : HY SINH và THA THỨ, Thánh giá sự nhục nhã của phàm nhân, nhưng , vì muốn tha thứ, thì Ngôi Con Thiên Chúa, Một Ngôi Vị Tình Yêu đã Hy Sinh tột đỉnh trên sự nhục nhã ấy, nên chi trở thành THÁNH GIÁ , là GIÁ THÁNH YÊU THƯƠNG. Vì, Thánh là yêu Thương và Yêu Thương là Thánh, là sự yêu thương đến cùng. Vì, yêu thương không phải chỉ là nụ hôn, hay cục kẹo. mà là :HY SINH và THA THỨ.

Phần kết luận xin mượn lời Thánh Thư (1 Cr 15, 54 -58) của thánh Phao-lô hôm nay, quá tuyệt vời./.

Lạy Chúa Giê-su, Chúa đã dạy chúng con phải lấy cái xà trong mắt mình, trước khi lấy cái rác trong mắt người anh em. Là Chúa muốn dạy chúng con biết nhìn nhận tội lỗi, sự bất xứng của mình chứ không phải sự bất xứng của người khác. Xin Chúa tha thứ cho chúng con vì nhiều lần chúng con bất xứng xúc phạn đến Chúa nhưng, chúng con không biết sám hối, mà chỉ biết chỉ trích người khác. Lạy Chúa, xin cho chúng con chỉ biết làm tràn ngập tâm hồn bằng miệng lưỡi biết ca ngợi Chúa, vì “Lòng đầy, miệng mới nói ra”. Muốn vậy, chúng con phải tâm niệm Lời Chúa mỗi ngày vì, chỉ có Chúa mới là Thánh, Đấng Thánh duy nhất cùng Chúa Cha, và Chúa Thánh Thần muôn đời./. Amen

P.Trần Đình Phan Tiến