Thưa quý vị và các bạn, “Nước” là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống muôn loài, muôn vật,trong đó có loài người, điều nầy , ai cũng biết. Vậy, “Nước” là sự sống, nguồn sống tự nhiên hữu hình. Nhưng, “Nước” là gì? Và nguồn nước do đâu mà có? Ngày nay khoa học chứng minh, và học sinh cấp hai đã nắm được. Nhưng, dù vậy, người ta vẫn “xem nhẹ” nước, nếu không muốn nói là “xem thường” nước.
Nước có tên là Hydro, công thức hóa học là H2o, nghĩa là một nguyên tố nước thì có hai nguyên tố Ôxy. Cho thấy, nước có nguyên lý, tính chất bốc hơi, làm khô, làm cạn tính chất của nước. Cơ thể người ta có tới 70% là nước, trái đất cũng có tới 7/10 diện tích là nước. Tính chất đặc biệt của nước là : Sự tuần hoàn, bởi vì, nước có chất khí là Ôxy.
Có nhiều nới trên thế giới khô hạn rất cần nước, như ở gần đường xích đạo, sa mạc. Ngay cả Nước Dothai cũng thiếu nước, những vùng Trung Đông, Châu Phi,Châu Mỹ Latinh, nhất là nhữ ng vùng Châu Phi và sa mạc Sahara. Ngày nay, gõ trên Google sẽ cho chúng ta biết rõ về tính chất, nguyên lý, sự tuần hoàn của nước.
Như vậy, chúng ta thấy, nước rất hữu ích cho đời sống muôn loài, muôn vật. Nước vừa là hiện tượng tự nhiên, vừa là siêu nhiên, như nước có tính bốc hơi, sự tuần hoàn trong thiên nhiên. Có những nơi, môi trường nước thuận lợi , thì nước dồi dào, những nơi môi trương khắc nghiệt thì nước trở nên thiếu thốn, khan hiếm.
Trong môi trường tự nhiên, không phải nước nào cũng sử dụng được, có nhiều loại nước chứa tạp chất, người ta phải loại bỏ tạp chất ra. Ngày nay, môi trường nước tự nhiên bị ô nhiễm rất nhiều, do sự can thiệp thiếu ý thức của nhân sinh. Vì vậy, muốn có “nước sạch”, người ta phải bỏ tiền ra mua nước, bán nước, như Công ty nước sạch Lavie của Pháp chẳng hạn, người ta đầu tư về ngành nước, cả một sự nghiệp, cả một công trình về nước. Người ta dung từ nhữ là” Lavie”, là “sự sống”. Sự sống mà không có nước, thì không còn là sự sống nữa. Nhịn đói, một tuần không chết, nhưng, nhịn khát ba ngày thì không sống được.
Đặc tính của nước cần thiết và quan trọng đối với nhân sinh nói riêng và muôn loài nói chung. Ngày nay, ai cũng biết, nhưng vì sự thông thường, tự nhiên, vốn phải vậy, mà nước không phải “kim loại quý”, mà là như không khí môi trường.Nước, tuy ở thể lỏng, không ở thể răn, nhưng có hai nguyên tố thể khí, vì vậy, trong môi trường nước có không khí, vì thế , nước rất cần cho sự sống muôn loài , đó là không khí và chất lỏng.
Theo đó, Tin Mừng Chúa Nhật Lễ Chúa Giê-su chịu Phép Rửa hôm nay, (Lc 3, 15-16;21-22)cho chúng ta điều gì? Thưa, cho chúng ta ba điều:
-Một là : Treo gương khiêm nhượng
-Hai là: Treo gương vâng phục
-Bà là: Treo gương bác ái.
Và ý nghĩa Tin Mừng hôm nay là :
Tuy chỉ có 04 câu, nhưng có hai phần rõ ràng:
– Phần thứ nhất : Từ câu 15 – 16 cho chúng ta hoàn cảnh, gia đoạn của dân Israel, và sự rao giảng thống hối của Gioan Tẩy giả, sự giới thiệu Đấng Cứu Thế cho toàn dân, đồng thời giới thiệu Phép Rửa của Chúa Giê-su, Đấng Cứu Thế.
– Phần thứ: Từ câu 21-22 , phần quan trọng, “ĐỨC GIÊ-SU CŨNG CHỊU PHÉP RỬA.”
Tin Mừng thuật lại :” …Người đang cầu nguyện, thì trời mở ra và Thánh Thần ngự xuống trên Người dưới hình dánh như “chim bồ câu”. Lại có tiếng từ trời phán rằng:” CON LÀ CON CHA, NGÀY HÔM NAY CHA ĐÃ SINH RA CON.” (c 22)
Như vậy, Gioan Tẩy Giả, chúng ta thấy phần ở trên, ngài vừa là Tẩy Giả, vừa là Tiền Hô cho Đấng Cứu Thế. Ngài loan báo Đấng Cứu Thế sẽ đến và làm phép Rửa trong Thánh Thần và Lửa. Lửa có tính thanh tẩy,tính nhiệt thành, nhưng mạnh hơn nước , lửa và nước là ”Thủy” và ”Hỏa”, là hai ngũ hành chân sinh. Như chúng ta biết, theo triết học Đông Phương thì có năm (ngũ )hành, là: KIM, MỘC,THỔ,THỦY và HỎA.
Thủy và hỏa gọi là Chân Sinh, có nghĩa là sự sống thật, gốc của sự sống, như vậy,” Kim” là kim loại nói chung, nhưng người ta thường nghĩa là “vàng”, theo đó, “kim” không thuộc chân sinh, mà là “ký sinh”. “Mộc” là cây cỏ, là thảo mộc, loài thực vật, cũng là “ký sinh”. “Thổ”là đất, đá,cát.
Như vậy ,có năm( ngũ) hành tượng trưng cho sự sống, nhưng chỉ có hai “hành “là “ chân sinh”, nghĩa là gốc của sự sống.
Theo đó, Gioan Tẩy giả làm phép rửa cho toàn dân bằng nước và ngài nói:
” Tôi, tôi làm phép rửa cho anh em bằng nước, nhưng có Đấng mạnh thế hơn tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và Lửa.”( c 16)
Như vậy, “Thánh Thần và Lửa” là gì? Khi nghe đến “Lửa” con người thường sợ hãi hơn nước, nhưng, thật ra hai hành ấy đều là” sinh và tử”, tạo ra “sinh và tử”. điều gì, có “sinh “, có “tử”, đó là gốc của sự sống. Chúng ta thấy, ba hành “Kim, Mộc, và Thổ, không có sự chết, vì không có sự sống, riêng hành Mộc tuy có sự sống và sự chết, nhưng là loài thực vật, loài thú vật cũng có sự sống và chết, nhưng không có phần hồn. theo đó, phần hồn mới là “sự sống thật”, gốc của sự sống , đó là THIÊN CHÚA là như vậy.
Như vậy, Đức Tin Công giáo là chân truyền, là có cơ sở, điều gì có cơ sở đó là “khoa học”.
Theo đó, ĐẠO CÔNG GIÁO không phải là đạo đức bình dân, hay mê tín như bị xuyên tạc.
Rõ ràng, lời Gioan Tẩy giả nói về “Phép Rửa“ mà Chúa Giê-su chịu là “Thánh Thần và Lửa”, một thứ Lửa không hề tắt. đó là ”LỬA TÌNH YÊU, LỬA HUYỀN SIÊU”, chỉ về Ngôi Ba Thiên Chúa, là Chúa Thánh Thần. Lửa không hề tắt cũng là Lửa Thiên Đàng, lửa hỏa ngục và lửa luyện ngục. Lửa là TÌNH YÊU , lửa thanh tẩy, và lửa thiêu đốt, thiêu hủy, ngày nay, người ta dùng lửa để hỏa táng, là thiêu xác chết. Sự nhiệt thành của lửa là khủng khiếp, vì thế, lửa tình yêu nơi Thiên Chúa cũng không kém.
Như vậy, “Thánh Thần” là sức mạnh, là sự sống siêu nhiên, vì là THẦN KHÍ của Thiên Chúa, Thần Khí là “SỰ SỐNG “ của Thần Linh là Thiên Chúa. Nên chi, “CHÂN LÝ và TÌNH YÊU “chính là “nguồn gốc” của sự sống. Nếu, Thiên Chúa chỉ có “chân lý” không thôi, nhân loại không có sự sống, ngược lại, nếu Thiên Chúa chỉ có “tình yêu” không thôi, thì sự sống nhân sinh cũng không tồn tại.
Vậy, Chúa Giê-su chịu Phép Rửa là để đem lại “sự sống” vĩnh hằng cho nhân sinh, Người mở ra một Trời mới, đất mới, thế giới mới, đó là “VƯƠNG QUỐC SỰ THẬT và TÌNH YÊU “cho nhân loại. Muốn thế, nhân loại cần có một điều kiện là TIN vào Người. Amen
Lạy Chúa Giê-su,
Chúa muốn thiết lập một Vương Quốc Vĩnh Cửu cho nhân loại,
đó là một Vương Quốc Sự Thật và Tình Yêu.
Vì thế, Chúa đã từ trời xuống thế, và mặc lấy Hình Thể nhân loại,
hầu thiết lập và chu toàn một sứ vụ Cứu Chuộc,vì thế,
Người không nề hà treo gương cho nhân loại qua một nghi thức Thanh Tẩy,
là để bước vào một đời sống mới, và, để nơi đó,
con người nhân loại được phép trở thành con Thiên Chúa, hầu xứng đáng được gọi Thiên Chúa là Cha như Lời Chúa Cha phán cùng Người. Người là Thiên Chúa Hằng Sống và hiển trị muôn đời ./. Amen
Chúng ta thấy, tuy Lễ Chúa Giê-su chịu Phép Rửa, chỉ ở bậc Lễ kính, nhưng, thật quan trọng, bởi vì là”Cửa Ngõ” dẫn vào Đức Tin, mà ngày nay Hội Thánh gọi là “Nghi thức Khai Tâm Ki-tô giáo”.
Lời nguyện Lễ Chúa Giê-su Chịu Phép Rửa.
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, khi Đức Ki-tô chịu phép rửa tại sông Gio-đan và Thánh Thần ngự xuống trên Người, Chúa đã long trọng tuyên bố Người là Con Chí Ái. Xin cho chúng con là đoàn nghĩa tử được tái sinh bởi nước và Thánh Thần, hằng bền vững thi hành ý Chúa. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giê-su- Ki-tô Con Chúa, Chúa chúng con, Người hằng sống và hiển trị cùng Chúa hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn đời./.
06/01/2022
P.Trần Đình Phan Tiến