Tất cả những ai biết chữ đều phải nhờ thầy. Thầy là người hướng dẫn cho chúng ta. Khi nói đến vị thầy, chúng ta thường trực tiếp nghĩ đến người dạy dỗ chúng ta, người đứng trên bục giảng nhà trường. Nhưng, người thầy đầu tiên của buổi đầu đời chúng ta, đó là cha mẹ. Vâng, cha mẹ chính là người thầy đầu tiên của chúng ta, dù các ngài không đứng trên bục giảng, nhưng, trực tiếp dạy dỗ chúng ta nhiều điều, từng ly, từng tý một. Nhưng, ít khi chúng ta nhớ đến “CÔNG ƠN “ấy của cha mẹ chúng ta.
Tiếp đó, khi đến tuổi đến trường, thầy cô giáo, người trực tiếp cầm tay dạy chúng ta từng nét chữ đầu đời, cũng có khi những trường hợp, cha mẹ ở nhà đã dạy trước.
Như vậy, từ lớp mầm non, rồi đến tiểu học, trung học và đại học, mười hai năm đèn sách, nhờ các bậc thầy cô, nhưng, cha mẹ vẫn đóng trọn vai trò “người thầy” trong mỗi bữa ăn hằng ngày.
Gánh nặng cơm áo, sách vở, tiền trường đều do cha mẹ lo toan. Như vậy, việc học để trở nên một “thầy đồ”, tức nhà giáo là nhờ vào người thầy đầu tiên và tron đời, đó là cha mẹ.
Đến khi trưởng thành, thành một người thầy ngoài xã hội. Người con làm thầy ấy, phải gánh trên vai biết bao công lao vất vả của cha mẹ, thầy cô. Và , người thầy ấy, trước đây là một người con, người học trò. Nay, trở thành một người thầy.
Như vậy, đời người là một sự chuyển tiếp, một lớp sóng, cứ lớp sóng nầy vỗ lên, rồi lớp sóng khác tiếp theo. Theo đó, thầy cô lớp nầy biết ơn lớp trước và cứ thế nối tiếp bằng sự tri ân.
Trong một xã hội, chúng ta luôn tri ân thầy cô nối tiếp nhau. Cùng với xã hội, người Công giáo Việt Nam luôn được dạy phải biết tri ân, tri ân Thiên Chúa, tri ân những người cũng đã từng dạy dỗ những câu giáo lý, những lời kinh đơn sơ , căn bản, gọi là kinh bổn.
Bên cạnh, học chữ ở trường, người tín hữu được học giáo lý ở nhà thờ, nhờ các nữu tu, tu huynh, các linh mục. Rồi sau đó, giáo lý là thần học sơ cấp, thần học là giáo lý cao cấp. rồi những trường mầm non Công giáo. Đến những trường Công giáo tư thục, rồi cho đến nay, Công giáo chỉ còn cấp mầm non. Nhưng, rồi ai đi tu, thì họ được vào dòng tu, chủng viện, được gởi ra Nước Ngoài. Đến nay, Công giáo Việt Nam đã có Học Viện Công giáo, đang khởi sắc.
Như vậy, biết bao khó nhọc của biết bao con người, cha mẹ, thầy cô, từ cấp mầm đến đại học, rồi người Công giáo có biết bao vị thầy , nơi nầy , nơi kia.
Như vậy, hằng năm, đến ngày 20/11Ngày Nhớ Ơn Thầy Cô giáo, chúng ta nghiêng mình tri ân tất cả từ cha mẹ, đến thầy cô, từ vị dạy cấp cơ bản , đầu đời, chữ nghĩa văn hóa cũng như kinh sách.Công ơn ấy thật to lớn thay, vì , chúng ta không thể tự nhiên biết chữ, cũng không thể tự nhiên biết Thiên Chúa, trong đó có công ơn Hội Thánh nữa.
Mọi tri ân đều là báo ân và mang ân, vì vậy, mọi ân sủng bắt nguồn từ Thiên Chúa, trong sự bất lực của việc đền ơn, chúng ta dâng lời cầu nguyện lên Thiên Chúa cho tất cả những ai là cha mẹ, thầy cô, tu sĩ, linh mục, giám mục.
Ai ai cũng phải có thầy, dù là nguyên thủ quốc gia, dù là giáo hoàng, giám mục, linh mục, tu sĩ , giáo dân, ai ai cũng phải có ít nhất một người thầy. Vì thế, cổ nhân Việt Nam có câu rất hay :” Trọng thầy mới được làm thầy”, hay là:” Không thầy đố mầy làm nên”.
Mọi công việc đều phải có thầy hướng dẫn, từ sơ cấp, cầm tay rèn chữ, đến tập hát ca, tập làm toán, làm văn, đều phải nhờ thầy cô. Từ lúc học giáo lý vỡ lòng, tập lần chuỗi, tập đọc kinh, học giáo lý xưng tội Rước Lễ lần đầu, đều nhờ các nữ tu dạy bảo. Con nhớ lại cách đây 48 , những ngày học giáo lý Rước Lễ lần đầu tại trường Trinh Vương, bên cạnh Giáo Xứ Chính Tòa Qui Nhơn, để đến ngày chuẩn bị được Rước Chúa Giê-su Thánh Thể, và quà ngày ấy là một cỗ Tràng Hạt màu xanh và một tấm hình có Chúa Giê-su Thánh Lễ đang ngự trên bàn thờ và một linh mục đang dâng Thánh Lễ, sau 48 năm ,con vẫn nhớ như ngày hôm qua, thật cảm động thiết tha và vô cùng tri ân các sơ dòng Mến Thánh Giá Trinh Vương, Qui Nhơn, bên cạnh là dòng Phao-lô Sao Biển.
Rồi sau này, sau này… biết bao bậc thầy, con vô cùng cám ơn tất cả các thầy cô đã dìu dắt, đỡ nâng con, xin Chúa thương cho con đừng bao giờ quên công ơn của các bậc thầy.
Dẫu mặc nhiên, ơn giáo dục là ơn trời bể, ơn cha mẹ ai kể được chăng !?Nhưng, dễ gì ai đền đáp được và ai mong đền đáp. Nhưng, ơn giáo dục lớn hơn nghĩa sinh thành, bởi vì cổ nhân dạy :” Quân, sư, phụ tam can nhã, cùng qua một đò, đò ngã cứu ai?”, hay quá phải không quý vị.! Cổ nhân dạy phải cứu thầy.
Vậy có thơ rằng:
Đố ai biết chữ mà không biết thầy
Đố ai học đếm , mà rày quên ơn
Đố ai chữ nghĩa đầy rương, mà không biết đến công ơn của thầy
Đố ai đèn sách đêm ngày
Mà không có thầy dạy dỗ từ xưa
Đố ai chữ nghĩa sớm trưa
Quên ơn dạy chỗ thầy xưa dạy mình
Đố ai tiến sĩ học trình
Mà quên thầy mình từ lúc ê, a
Đố ai gọi Chúa là Cha
Mà quên công cả của bà sơ xưa
Đố ai học đếm ngày xưa
Mà quên công khó của cô giáo làng
Đó ai chữ nghĩa mênh mang
Mà quên công khó của hàng giáo sư
Ngày xưa cắp sách đến trường
Học cho biết chữ để tường đúng ,sai
Nhớ ơn thầy giáo giảng bài
Để cho hiểu biết, mai ngày sống ngoan
Nhớ ơn cô giáo treo non
Gánh gồng con chữ lên non giảng bài
Công ơn giáo dục mỗi ngày
Nhờ thầy dạy dỗ , mai ngày hiển danh
Nhớ từng trang sách mênh mông
Nhớ từng câu chữ thầy mong hiểu bài
Từng cô giáo nhỏ nhẹ khoan thai
Ngày xưa cô cũng học bài như em
Nhớ từng trang vở lấm lem
Vì bị vấy mực làm lem trang bài
Nhớ từng chiếc bút cán dài
Chấm vào bình mực, chiếc ngòi tè ra
Nhớ khi trưa hè, nắng nóng cháy da
Hớm từng ngum nước mang theo bên mình
Ơn thầy, nghĩa bạn chân tình
Em ghi nhớ mãi chỉ dành trong tim
Thầy em tóc bạc chân kim
Da mồi nâu sậm, lại them lưng còng
Bao năm , bao lớp học trò
Thầy em còn đó, sao mà em quên?
Nhớ ơn thầy , dù vắng tin
Em mong thầy dược an bình tuổi cao
Ơn thầy cô, đẹp biết bao !
Vì ai chẳng có công lao cô thầy
Ngày hai mươi mười một hôm nay
Em luôn ghi nhớ cô thấy công lao
Bầu trời rực rỡ ánh sao
Em luôn ghi nhớ công lao cô thầy
Vì, ai cũng phải có thầy
Rằng ai cũng phải có thầy , có cô
Dù tiến sĩ là thầy thiên hạ
Thì , tiến sĩ cũng phải có thầy cô
Ai ai cũng có người thầy
Nhưng, người linh mục, thì có Thầy Giê-su./.
Xin tri ân tất cả thầy cô giáo.
20/11/2021
P.Trần Đình Phan Tiến